Tại sao vàng ăn được

Những ngày qua, giới trẻ Sài Gòn đang phát cuồng trước món ăn mới là kem dát vàng tại La Vanille Paris (tầng B2, trung tâm thương mại Takashimaya). Mỗi phần kem vị trà xanh hoặc vanilla sẽ được phủ một lá vàng mỏng 24K lên và có giá 150 nghìn đồng. Món ăn mới lạ này khiến không ít thắc mắc liệu lá vàng có ăn được không hay chỉ để trang trí, nếu ăn được thì mùi vị ra sao mà đắt khách đến vậy?

Cận cảnh món kem dát vàng đang khiến giới trẻ “phát sốt”

Vàng có ăn được không?

Câu trả lời là có bởi trong danh sách phụ gia thực phẩm được sử dụng tại EU, vàng được coi như chất tạo màu. Trước món kem dát vàng ở Sài Gòn, đã có rất nhiều nhà hàng trên thế giới đưa vào thực đơn những món ăn dát vàng lá, bụi vàng hoặc phục vụ đồ uống có nguyên liệu từ vàng tán với mức giá vô cùng đắt đỏ từ vài trăm đến vài nghìn USD. 

Trên thực tế, vàng nguyên chất 24k gần như không gây ngộ độc hay kích thích với con người nhưng muối vàng (vàng bị oxy hóa trong axit) lại có thể gây ngộ độc cấp tính. Tuy nhiên, người ta hiếm khi ăn vàng 24K mà sẽ sử dụng các hợp chất rẻ hơn như vàng 22K và 18K để trang trí các món ăn dát vàng.

Ăn vàng có tác dụng gì?

Mặc dù đã có lời giải cho câu hỏi “Vàng có ăn được không?”, thực khách cũng chớ nên lầm tưởng về những món ăn dát vàng. Dù đã được sử dụng bởi vua chúa, quý tộc và giới nhà giàu từ hàng thế kỷ trước song thực chất vàng không có mùi vị gì, không thể dung nạp qua đường tiêu hóa thông thường vào cơ thể dưới bất kỳ hình thức chế biến nào.

Về mặt bản chất, vàng là kim loại quý gần như không biến chất trước các tác động bên ngoài. Do đó một khi ăn vàng 24k vào cơ thể, nó sẽ lại ra ngoài khi bạn “hành sự” trong toilet. Tuy nhiên không phải vì vậy mà bạn có thể hoàn toàn yên tâm thưởng thức các món ăn dát vàng.

Những món ăn dát vàng trên thế giới có giá vô cùng đắt đỏ và được trang trí tinh xảo

Lý do là bởi, vàng có khả năng kết hợp với các protein có trong hệ miễn dịch của cơ thể người. Điều này sẽ dẫn tới 2 hiệu ứng: vừa tăng cường hệ miễn dịch một chút nhưng lại thay đổi cấu trúc protein. Khi đó, hệ miễn dịch sẽ coi những protein này là “kẻ ngoại xâm” và phản ứng lại bằng các biểu hiện dị ứng, mẩn ngứa, kích ứng hoặc khó thở.

Đặc biệt, nếu thứ bạn ăn không phải vàng nguyên chất thì thật thảm họa. Lúc này, vấn đề ở đây không chỉ đơn thuần là “vàng có ăn được không” mà sẽ là “vàng ăn vào có chết người không” bởi độc tính của muối vàng rất cao, có thể gây tử vong nếu liều lượng đủ lớn.

Ý nghĩa thực sự của những món ăn dát vàng

Theo một nghiên cứu của Đại học Oxford (Anh), việc bày biện và trang trí thực phẩm ít nhiều tác động đến vị giác và trải nghiệm trong từng bữa ăn. Hiểu theo một cách nào đó, có thể nói vàng giúp món ăn ngon hơn nhưng chỉ dưới góc độ tâm lý.

Nếu món ăn được bay biện đẹp mắt và nghệ thuật, con người sẽ có xu hướng thưởng thức bữa ăn trọn vẹn hơn. Điều này đồng nghĩa rằng nếu coi việc dát vàng lên thực phẩm là đẹp thì trải nghiệm của người ăn vàng 24K cũng nhờ thế mà tăng lên.

Việc món ăn dát vàng được yêu thích không liên quan gì đến việc vàng có ăn được không

Tuy nhiên, hiệu ứng này vẫn có thể xảy ra ngay cả khi người đầu bếp không dùng vàng, miễn là họ phục vụ món ăn có vẻ ngoài hấp dẫn. Vậy, ăn vàng có tác dụng gì? Câu trả lời là không có lợi ích nào, cả về hương vị và sức khỏe ngoài chút kích thích về mặt thị giác và tâm lý.

Lý do duy nhất khiến món ăn dát vàng đắt đỏ đến vậy chỉ đơn giản bởi chúng được trang trí bằng vàng, thứ kim loại quý hiếm có giá trị kinh tế cao và tượng trưng cho sự chịu chơi cũng như quyền lực của khách hàng. Ngoài ra, món ăn dát vàng cũng có giá “cắt cổ” nếu bản thân nguyên liệu chính của món ăn là thực phẩm thượng hạng như gan ngỗng vỗ béo foie gras hay trứng cá caviar.

Có thể nói, những món ăn dát vàng như món kem Sài Gòn nói trên được săn lùng đến vậy không liên quan đến chuyện “Vàng có ăn được không?” hay “Ăn vàng có tác dụng gì?”. Việc ăn vàng 24k chỉ là một cách để tận hưởng sự giàu sang của giới lắm tiền nhiều của hay thích thử những điều mới lạ mà thôi.

Vàng có ăn được không? Tại sao nhiều món ăn lại được dát vàng? Thức ăn dát vàng liệu có gây hại gì cho sức khỏe không?... Sau đây Maydopro.com sẽ lý giải chi tiết cho bạn. 

Vàng có ăn được không?

Bạn có biết, vàng là một chất tạo màu trong danh sách phụ gia thực phẩm, được phép sử dụng tại EU. Như vậy, câu trả lời cho câu hỏi “Vàng có ăn được không?” chính là có các bạn nhé. 

Tại sao vàng ăn được
Vàng nguyên chất có thể ăn được

Vàng không có vị gì khi ăn và giá trị dinh dưỡng của nó gần như bằng không.  Là một kim quý loại quý, nó rất bền và không bị biến đổi bởi các hóa chất khác. Sau khi vàng đi vào cơ thể, nó không bị tiêu hóa và cứ thế được bài tiết ra bên ngoài. 

Sự khác nhau giữa vàng trang sức và vàng làm món ăn

Ở Nhật Bản, từ lâu người dân đã biết dùng vàng lá để trang trí cho món ăn, rượu uống. Luật pháp Nhật cũng đã xác nhận vàng là một chất phụ gia cho vào thực phẩm. Vai trò chính của nó là tạo màu cho vẻ ngoài món ăn trông hấp dẫn và sang chảnh hơn.

Vàng để làm trang sức và vàng để dát lên thực phẩm không hề giống nhau. Bởi vàng dùng để làm bánh là vàng nguyên chất 100%, chúng phải thực sự tinh khiết mới có thể đảm bảo an toàn cho người ăn. 

Tại sao vàng ăn được
Dát vàng sẽ giúp tăng độ sang trọng cho món ăn

Xem thêm:

Các món ăn dát vàng cũng chỉ được dát một lớp tương đối mỏng, được rắc vụn để trang trí. Quá trình tạo hình cũng không dễ dàng. Để dát được vàng lên món ăn, đầu bếp phải có kỹ năng tay nghề thành thạo mới có thể làm thành công được. 

Như đã chia sẻ ở trên, vàng dát vào thức ăn không làm tăng độ thơm ngon cho món ăn, cũng không biến món ăn của bạn thêm đậm đà hơn về hương vị. Vai trò chính của chúng chỉ là làm tăng thêm phần “lấp lánh” và tăng giá trị hơn cho món ăn đó. 

Ăn vàng có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không?

Dẫu có thể ăn được nhưng bạn cũng không nên thường xuyên ăn món ăn dát vàng, bởi nó khá đắt đỏ. Ngoài ra, vàng có thể kết hợp với các protein có trong hệ miễn dịch của cơ thể và dẫn tới hai hiệu ứng đồng thời là tăng cường hệ miễn dịch và thay đổi cấu trúc protein. Khi cấu trúc protein bị thay đổi, hệ miễn dịch có thể hiểu nhầm nó là tác nhân ngoại xâm nhập nên sẽ phản ứng lại và gây ra tình trạng dị ứng, mẩn ngứa. 

Chưa kể, nếu bạn ăn phải vàng không nguyên chất với một lượng lớn thì có thể dẫn tới chết người, bởi một số muối của vàng vốn là chất cực kỳ độc. 

Tại sao vàng ăn được
Dù ăn được bạn cũng không nên thường xuyên ăn món ăn dát vàng nhé

Thường thì thứ gì càng quý thì sẽ càng đắt, càng bổ. Thế nhưng vàng quý thì có quý thật đấy nhưng lại không hề bổ chút nào. Nó hoàn toàn không có giá trị về mặt dinh dưỡng và chỉ có vai trò kích thích thị giác người nhìn, đem đến cảm giác xa xỉ, đẳng cấp hơn mà thôi. 

Vậy là bài viết trên Maydopro.com đã cho bạn biết đáp án của câu hỏi vàng có ăn được không. Dù có thể ăn được nhưng bạn cũng không nên tự ý ăn vàng nhé, bởi món ăn dát vàng phải được thực hiện bởi các đầu bếp có kinh nghiệm. Đặc biệt, chúng phải tuân thủ các tiêu chuẩn chất lượng rất nghiêm ngặt nếu không sẽ gây hại cho sức khỏe của bạn. 

Đồ ăn dát vàng có đáng 'đồng tiền bát gạo'?

Lan Anh

09:00 22/02/2021

Dù vàng không có hương vị nhưng giới thượng lưu lại sẵn lòng bỏ ra từ hàng ngàn tới hàng chục ngàn USD để thưởng thức những món ăn dát vàng. Liệu ăn vàng có như người ta bảo là tốt cho sức khỏe mà lại đẹp da?

Vàng không chỉ được dát lên các công trình kiến trúc, nội thất, siêu xe để thể hiện đẳng cấp sang trọng mà còn được tô điểm thêm cho món ăn xa xỉ. Thứ kim loại quý này sẽ được cán thành từng lá mỏng, vảy nhỏ hay vụn để rắc lên đồ ăn, giúp thực khách an toàn khi tiêu hóa, đồng thời nâng tầm giá trị.

Thậm chí, những chiếc kem đúng chuẩn kem dát vàng của Nhật Bản, với một lá vàng 24k nguyên chất được đắp lên trên mà theo quảng cáo, vàng này "tốt cho sức khỏe, đồng thời có tác dụng làm đẹp da".

Tại sao vàng ăn được
Ảnh minh họa

Tác dụng thì chưa thấy rõ nhưng việc dát vàng lên đồ ăn đã phổ biến trong giới thượng lưu từ rất lâu. Những lá vàng dát mỏng, phủ lên những món ăn đắt tiền như gan ngỗng vỗ béo foie gras, cá ngừ đại dương, trứng cá carvia hay chỉ đơn giản là những que kem vốn luôn chiếm một vị thế đặc biệt đối với giới nhà giàu và siêu giàu trên thế giới.

Ở Việt Nam, trào lưu đồ ăn dát vàng thực sự nở rộ vào năm 2017. Nhiều cửa hàng thực phẩm từ Sài Gòn tới Hà Nội đồng loạt bán kem dát vàng 24k với giá chỉ 89.000-150.000 đồng/cây. Tiếp sau đó, một thương hiệu bánh nổi tiếng cũng mở bán các loại bánh bông lan phủ vàng 24k có giá 250.000 đồng. Đến nay, món ăn dát vàng còn được người dân Việt Nam biến tấu thành lẩu cá dát vàng hay trà sữa rắc vàng.

Tại sao vàng ăn được
Ảnh minh họa

Người ta vẫn thường nói “đắt sắt ra miếng”, cái gì đắt thì ngon, quý và bổ. Nhưng vàng thì không hẳn vậy. Ăn vàng chẳng có vị gì cả, giá trị dinh dưỡng cũng gần như bằng không; thậm chí, ăn vàng còn có thể khiến bạn gặp tai họa.

Tuỳ tiện ăn vàng sẽ gây ra 2 hiệu ứng: tinh thể vàng kết hợp với protein trong hệ miễn dịch, giúp hệ miễn dịch mạnh hơn một chút, nhưng đồng thời thay đổi cấu trúc protein. Khi đó, hệ miễn dịch hoàn toàn có thể coi nhóm protein khác lạ kia là tác nhân ngoại xâm, từ đó gây dị ứng, mẩn ngứa. Ngoài ra, nếu ăn phải vàng không nguyên chất thì thực sự tai hại, vì một số muối của vàng là chất cực độc, có thể gây chết người nếu tích tụ liều lượng đủ lớn.

Một chuyên gia ngành hóa học chia sẻ, vàng dát vào đồ ăn thường được tán rất nhỏ và mỏng. Về mặt cơ học, nó sẽ không ảnh hưởng gì đến các cơ quan nội tạng khi ăn uống. Về mặt hóa học, vàng cũng không độc hại.

Về cơ bản, vàng được xem là một kim loại quý vì nó bền, gần như không bị biến chất bởi bất kỳ hóa chất nào khác. Vậy nên khi đi vào cơ thể, nó sẽ được đào thải khi bạn giải quyết nỗi buồn trong toilet.

Tại sao vàng ăn được
Ảnh minh họa

Nhiều người cho rằng dát vàng lên thực phẩm có thể khiến món ăn ngon hơn nhờ vào tác động tâm lý bởi theo một nghiên cứu từ ĐH Oxford, việc bày biện và trang trí thực phẩm có tác động đến vị giác và trải nghiệm trong bữa ăn. Tuy nhiên, hiệu ứng này xảy ra ngay cả khi không cần dùng đến vàng, nên có thể nói vàng ở đây không đóng nhiều vai trò. Có lẽ, lý do duy nhất chính là vàng là biểu tượng của sự xa xỉ.

Trên thực tế, dát vàng lên thức ăn chỉ nhằm mục đích tận hưởng cảm giác có tiền, vì tò mò, muốn thưởng thức các món ăn sang chảnh mà trước nay giới nhà giàu vẫn ăn chứ chẳng vì lợi ích gì khác.

Chủ đề: dát vàng đồ ăn dát vàng tác dụng của việc dát vàng ăn vàng