Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến không áp dụng đối với

Đề bài:

A. vi sinh vật.                         B. động vật.                       C. cây trồng.                      D. động vật bậc cao.

D

Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến không áp dụng đối với

45 điểm

Trần Tiến

Vì sao tạo giống bằng phương pháp gây đột biến ít và dường như không áp dụng cho động vật? A. Vì hệ gen của động vật vô cùng phức tạp. B. Khó thực hiện do động vật là loài bậc cao, có khả năng di chuyển và suy nghĩ. C. Do động vật chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể. D. Động vật có số lượng NST nhiều hơn các nhóm phân loại khá

c.

Tổng hợp câu trả lời (1)

C. Do động vật chịu sự điều khiển của hệ thần kinh và cơ quan sinh sản nằm sâu trong cơ thể.

Câu hỏi hay nhất cùng chủ đề

  • Có bao nhiêu ví dụ đúng về những cơ quan nằm ở những vị trí tương ứng trên cơ thể, có cùng nguồn gốc trong quá trình phát triển phôi? 1. Cánh chim và tay người. 2. Cánh dơi và cánh bướm. 3. Tay người và chi trước của chó. 4. Tuyến nước bọt của người và tuyến nộc đọc của rắn. 5. Ruột thừa của người và ruột tịt của thỏ. A. 1 B. 2 C. 3 D. 4
  • Rễ cây chủ yếu hấp thụ nitơ ở dạng nào sau đây? A. và N2. B. và . C. và . D. và .
  • Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về gen cấu trúc? A. Phần lớn các gen của sinh vật nhân thực có mã hóa không liên tục, xen kẽ các đoạn mã hóa axit amin (êxôn) là các đoạn không mã hóa axit amin (intron) B. Vùng điều hòa nằm ở đầu 5’ của mạch mã gốc của gen, mang tín hiệu khởi động và kiểm soát quá trình phiên mã. C. Gen không phân mảnh là các gen có vùng mã hóa liên tục, không chứa các đoạn không mã hóa axit amin (intron). D. Mỗi gen mã hóa protein điển hình gồm ba vùng trình tự nucleotit: vùng điều hòa, vùng mã hóa và vùng kết thúc.
  • Cho các nhận xét sau: (1) Plasmit được xem như một phần hệ gen của tế bào vi khuẩn. (2) Tính trạng có hệ số di truyền cao thường chịu ảnh hưởng nhiều của chế độ canh tác. (3) Giống lúa DT6 được tạo ra bằng phương pháp gây đột biến. (4) Trong công nghệ gen tế bào vi sinh vật, có thể sử dụng muối CaCl2 hoặc xung điện để làm dãn màng sinh chất của tế bào. (5) Để tách dòng tế bào ADN tái tổ hợp, không thể sử dụng các gen đánh dấu là các gen kháng kháng sinh. (6) Để tạo nên giống cà chua có gen sản sinh ra etilen bị bất hoạt, người ta có thể dùng tác nhân đột biến làm khóa gen hoặc mất đoạn gen mã hóa etilen. (7) Do tế bào thực vật có thành tế bào xenlulozo rất dày, nên muốn dung hợp tế bào trần phải phá bỏ hoàn toàn thành này. (8) Trong phương pháp nhân bản vô tính, tế bào nhận nhân bắt buộc phải là tế bào trứng. Có bao nhiêu nhận xét ĐÚNG: A. 2 B. 3 C. 4 D. 5
  • Một người có 48 NST gồm 45 NST thường, NST 21 gồm 3 chiếc giống nhau. NST giới tính gồm 3 chiếc trong đó có 2 chiếc giống nhau. Kết luận nào sau đây đúng? A. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng siêu nữ B. Người này là nam vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Claiphento C. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Claiphento D. Người này là nữ vừa mắc hội chứng Đao vừa mắc hội chứng Tocno
  • Kết luận nào sau đây không đúng về động vật hằng nhiệt? A. Các loài thuộc lớp thú, chim là động vật hằng nhiệt. B. Động vật hằng nhiệt ở vùng lạnh có kích thước nhỏ hơn động vật hằng nhiệt ở vùng nóng. C. Khi ngủ đông gấu vẫn giữ được nhiệt độ cơ thể ổn định. D. Động vật hằng nhiệt có cơ chế tự điều chỉnh được nhiệt độ cơ thể.
  • Đột biến nào trong các loại đột biến sau có khả năng gây hại nhiều nhất? A. Mất ba Nucleotit ở phần giữa của gen B. Mất một Nucleotit trong intron ở giữa gen C. Mất một Nucleotit ở gần đầu cuối của trình tự mã hóa D. Mất một Nucleotit nằm xuôi dòng ngay gần điểm bắt đầu của trình tự mã hóa
  • Ở một loài chim yến, tính trạng màu lông do một cặp gen quy định. Người ta thực hiện ba phép lai thu được kết quả như sau: - Phép lai 1: đực lông xanh X cái lông vàng —> F1: 100% lông vàng. - Phép lai 2: đực lông vàng X cái lông vàng —> F1: 100% lông vàng. - Phép lai 3: đực lông vàng X cái lông xanh —> F1: 50% cái vàng : 50% đực xanh. A. Liên kết với giới tính. B. Tương tác gen. C. Phân li độc lập của Menđen. D. Di truyền qua tế bào chất.
  • trắng, không có gen A nhưng có gen B chuột có lông nâu, không có cả 2 gen chuột cho lông màu xám. Các cặp gen phân li độc lập. Trong các dự đoán sau, có bao nhiêu dự đoán đúng? (1) Cho chuột lông trắng dị hợp về 2 cặp gen lai với nhau, tỉ lệ kiểu hình thu được là: 12 trắng : 3 nâu: 1 xám. (2) Chuột trắng thuần chủng gồm 2 kiểu gen quy định. (3) Cho chuột trắng AAbb giao phối với một chuột bất kì khác luôn cho đời con có kiểu hình lông trắng. (4) Cho chuột lông trắng giao phối với chuột lông xám có thế thu được đời con có 3 loại kiểu hình. A. 1 B. 4 C. 2 D. 3
  • Phân tử nào sau đây trực tiếp làm khuôn cho quá trình dịch mã A. mARN B. ADN C. rARN D. tARN

Tham khảo giải bài tập hay nhất

Loạt bài Lớp 12 hay nhất

xem thêm

Một nội dung quan trọng nữa trong chuyên đề Di truyền học ứng dụng được đề cập đến trong nội dung video bài giảng hôm nay là Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến, mời các em cùng tìm hiểu.  

1. Khái niệm tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

* Mỗi một kiểu gen sẽ có một năng suất nhất định, mỗi giống có một năng suất tối đa trong điều kiện nuôi trồng tối ưu.

 Như vậy, mỗi giống sẽ có một mức trần về năng suất ⇒ sử dụng phương pháp gây đột biến để nâng cao mức trần về năng suất của giống.

  • Tạo giống bằng phương pháp gây đột biến là phương pháp sử dụng tác nhân vật lý hoặc hóa học gây biến đổi vật liệu di truyền của các giống vật nuôi cây trồng nhằm tạo ra các tổ hợp gen mới để đáp ứng nhu cầu thịu hiếu của con người.

2. Quy trình tạo giống bằng phương pháp gây đột biến

2.1. Xử lí mẫu vật bằng tác nhân đột biến

Chú ý:

  • Loại tác nhân, liều lượng, cường độ, thời gian xử lí mẫu vật để mang lại hiệu quả như mong muốn.
  • Cách chọn mẫu vật gây đột biến.

2.2. Lựa chọn các thể đột biến có kiểu hình mong muốn

Dựa trên các đặc điểm có thể nhận biết được

Đối với vi khuẩn: thường phân lập dựa trên môi trường khuyết dưỡng.

Ví dụ: Dòng vi khuẩn khuyết dưỡng với chất A tức là dòng vi khuẩn này không thể sinh trưởng, phát triển trên môi trường nuôi cấy có chất A.

Sau khi gây đột biến, nuôi cấy trên môi trường thiếu chất A, nếu dòng vi khuẩn nào sinh trưởng, phát triển được chính là dòng vi khuẩn cần tìm.

2.3. Tạo dòng thuần chủng

Cho tự thụ hoặc giao phối gần để tạo tổ hợp, đối với vi khuẩn thì hco nhân lên và tạo dòng đột biến.

Lưu ý: phương pháp tạo giống bằng cách gây đột biến có hiệu quả cao đối với vi sinh vật vì:

  • Chúng có tốc độ sinh sản nhanh
  • Dễ dàng phân lập các dòng đột biến (có hệ gen đơn).

3. Một số thành tựu ở Việt Nam

3.1. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân vật lý

Tác nhân vật lý: Tia gama, tia UV, sôc nhiệt...

Ví dụ: Từ giống lúa Mộc tuyền được xử lý bằng tia gama tạo ra giống lúa MT1, có nhiều đặc tính tốt: chịu phèn, chua, chín sớm, thấp cây, năng suất tăng 15-20%.

Ngô M1 được xử lý tạo ra 12 dòng đột biến, chọn ra giống ngô DT1: chín sớm, năng suất tăng, hàm lượng protein tăng khoảng 1,5%.

3.2. Thành tựu trong công tác tạo giống bằng sử dụng tác nhân hóa học

  • Tác nhân hóa học: conxisin, 5BU, EMS, NMU...
  • Ví dụ:
    • Táo Gia Lộc được xử lý bằng NMU để tạo ra giống táo má hồng, quả to, ngọt hơn,...
    • Sử dụng conxisin tạo ra giống nho, dưa hấu không hạt, giống dâu tằm VH13 3n.