Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Truyện cổ nước mình

(trích)

Tôi yêu truyện cổ nước tôi

Vừa nhân hậu lại tuyệt vời sâu xa

Thương người rồi mới thương ta

Yêu nhau dù mấy cách xa cũng tìm

Ở hiền thì lại gặp hiền

Người ngay thì được phật, tiên độ trì.

Mang theo truyện cổ tôi đi

Nghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưa

Vàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soi.

Đời cha ông với đời tôi

Như con sông với chân trời đã xa

Chỉ còn truyện cổ thiết tha

Cho tôi nhận mặt ông cha của mình.

Rất công bằng, rất thông minh

Vừa độ lượng lại đa tình, đa mang

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm, cửa nhà

Đẽo cày theo ý người ta

Sẽ thành khúc gỗ, chẳng ra việc gì

Tôi nghe truyện cổ thầm thì

Lời cha ông dạy cũng vì đời sau.

(theo Lâm Thị Mỹ Dạ)

Độ trì: (phật, tiên,…) cứu giúp và che chở cho người khác.

Độ lượng: rộng rãi, dễ tha thứ cho người khác.

Đa tình: giàu tình  cảm (nghĩa trong bài)

Đa mang: lo lắng, quan tâm đến nhiều người, nhiều việc (nghĩa trong bài)

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Tiếng Việt giàu đẹp Facebook पर है. Tiếng Việt giàu đẹp के साथ कनेक्ट होने के लिए आज ही Facebook में शामिल हों.

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Tiếng Việt giàu đẹp Facebook पर है. Tiếng Việt giàu đẹp के साथ कनेक्ट होने के लिए आज ही Facebook में शामिल हों.

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

1. Thể thơ lục bát ( 6-8 )

2.Những truyện cổ được nhắc trong đoạn trích trên : 

+ Truyện cổ tích Tấm Cám ( Thị thơm thị giấu người thơm ) 

+ Truyện ngụ ngôn đẽo cày giữa đường ( đẽo cày theo ý … chẳng ra việc gì )

+ Truyện cổ tích Trầu Cau ( đậm đà cái tích trầu cau… tình người )

3. 

Thị thơm thị giấu người thơm

Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

-> " Người thơm " được tác giả nhắc đến là :
+ Bà lão hiền lành , nhân hậu cho cho Tấm ở nhờ , coi Tấm như con ruột .

+ Những người sống tốt bụng và ăn ở hiền lành .

4 . Bài học ý nghĩa nhất với em qua đoạn trích : Phải biết trân trọng , biết ơn và tiếp thu những câu truyện cổ để hoàn thiện tâm hồn và phẩm chất bản thân . 

Lí giải :

+ Vì đây đều là những câu truyện cổ chứa đựng nhiều lối sống tốt đẹp , nhiều phẩm chất đáng quý mà ông cha để lại nên chúng ta phải noi theo và học hỏi nó .

+ Vì truyện cổ giúp nuôi dưỡng tâm hồn ta .

  • lý thuyết
  • trắc nghiệm
  • hỏi đáp
  • bài tập sgk

Thị thơm thì giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà Đẽo cày theo ý người ta Sẽ thành khúc gỗ chẳng ra việc gì Tôi nghe chuyện cổ thầm thì Lời cha ông dạy cũng vì đời sau Đậm đà cái tích trầu cau Miếng trầu đỏ thắm nặng sâu tình người Sẽ đi qua cuộc đời tôi Bấy nhiêu thời nữa chuyển dời xa xôi Nhưng bao chuyện cổ trên đời

Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm.

Câu 1: đoạn thơ trên viết theo thể thơ gì ?

Câu 2: những truyện dân gian được gợi ra từ bài thơ ?

Câu 3: Anh / chị hiểu thế nào về nội dung: "đẽo cày theo ý người ta/gỗ chẳng là việc gì " ?

Câu 4: Anh / chị có đồng ý với quan điểm của tác giả trong câu thơ ? Vì sao ? " Nhưng bao chuyện cổ trên đời Vẫn luôn mới mẻ rạng ngời lương tâm ” .

Các câu hỏi tương tự

Một câu chuyện được tóm lược như sau:
“Trở về sau một ngày làm việc mệt mỏi, người mẹ xách giỏ vào bếp. Đón chị là đứa con trai đang háo hức mách mẹ những gì mà em nó đã làm: “Mẹ ơi,lúc bố đang gọi điện thoại, con đang chơi ngoài sân thì em lấy bút chì màu viết lên tường, chỗ mới sơn trong phòng ấy. Con đã nói nhưng em không nghe”. Người mẹ rên rỉ: “Trời ơi!”,buông giỏ và bước qua phòng, nơi cậu con trai út đang trốn. Đứa bé run lên vì sợ. Trong khoảng mười phút, người mẹ giáo huấn con về công sức, tiền bạc và khoản chi phí vì trò chơi không đúng chỗ của con. Càng la mắng, chị càng giận và lao đến chỗ thằng bé đang sợ sệt lấy thân mình che tác phẩm của nó. Khi nhìn thấy dòng chữ “Con yêu mẹ” được viết nắn nót trên tường, viền bằng một trái tim nguệch ngoạc nhưng rất ngộ nghĩnh, dễ thương, đôi mắt người mẹ nhòa đi”.
( Theo “Hạt giống tâm hồn”-NXB Tổng hợp TP.Hồ Chí Minh,2011,tr.42-43)
Trình bày suy nghĩ ( khoảng hai trang giấy thi) về ý nghĩa của câu chuyện trên.

Câu 3: “Người thơm” được tác giả nhắc đến là ai trong các dòng thơ? Thị thơm thị giấu người thơm Chăm làm thì được áo cơm cửa nhà

Phân tích, tổng hợp