Thuốc điều trị huyết áp thấp của Nhật

Midodrine thường là phương pháp điều trị cuối cùng sau khi bệnh nhân đã thực hiện nhiều phương pháp điều trị tự nhiên tại nhà, thậm chí mang vớ ép y khoa mà vẫn không thuyên giảm.

Tác dụng phụ của thuốc điều trị huyết áp thấp midodrine

Các tác dụng phụ của thuốc midodrine thường hiếm thấy song không phải là không có.

Thuốc có thể khiến bạn gặp một số phản ứng nhẹ như ớn lạnh người, đau dạ dày, thường xuyên đi tiểu hoặc tiểu buốt. Các tác dụng phụ ít gặp hơn là khô miệng, chóng mặt, buồn ngủ hoặc chuột rút ở chân. Nếu bạn thấy các triệu chứng này có xu hướng xấu hoặc tệ đi, bạn hãy báo cho bác sĩ để được kịp thời điều trị.

Ngoài ra, bạn có thể gặp một số tác dụng phụ trầm trọng hơn như nhịp tim chậm, khó thở, lo lắng, mờ mắt, nhầm lẫn… Lúc này, bạn nên nhanh chóng báo cho bác sĩ biết nếu gặp bất cứ các triệu chứng nguy hiểm nào của thuốc.

Tương tác thuốc

Thuốc điều trị huyết áp thấp midodrine có thể tương tác với một số thuốc khác và làm thay đổi cách thuốc hoạt động. Thậm chí bạn cũng có nguy cơ gặp một số các tác dụng phụ nghiêm trọng.

Bạn nên nói với các bác sĩ về tất cả các thuốc mà bạn đang sử dụng dưới đây:

Bạn nên uống thuốc midodrine theo sự chỉ dẫn của các bác sĩ và không nên bắt đầu, dừng hoặc thay đổi liều lượng của bất kỳ loại thuốc nào mà không có sự chấp thuận của bác sĩ.

>>> Bạn có thể quan tâm: Tụt huyết áp nên làm gì? Mẹo chữa tụt huyết áp tại nhà

3. Thuốc tiêm chữa huyết áp thấp norepinephrine

Tác dụng của thuốc điều trị huyết áp thấp norepinephrine

Thuốc dành cho người huyết áp thấp norepinephrine hoạt động bằng cách co hẹp các mạch máu để làm tăng huyết áp và mức đường huyết. Thuốc thường được sử dụng trong những trường hợp huyết áp của người bệnh hạ xuống mức có thể đe dọa đến tính mạng.

Thuốc norepinephrine được tiêm vào tĩnh mạch của bệnh nhân để chữa huyết áp thấp trong các trường hợp khẩn cấp do một số bệnh lý nhất định hoặc do phẫu thuật. Thuốc cũng thường được sử dụng trong CPR (hồi sức tim phổi).

Tác dụng phụ

Mặc dù là hiếm gặp, nhưng bạn có thể thấy một số tác dụng phụ và thậm chí là tử vong khi dùng thuốc norepinephrine. Bạn hãy nói bác sĩ ngay lập tức nếu có bất kỳ dấu hiệu nào dưới đây.

• Dấu hiệu phản ứng thuốc điều trị huyết áp thấp: Bạn có thể sẽ bị phát ban, ngứa hoặc bong tróc da, đau thắt ngực hoặc cổ họng, khó thở, khàn giọng bất thường, sưng miệng, mặt, môi, lưỡi hoặc cổ họng.

• Dấu hiệu của cao huyết áp: Bạn có thể gặp tình trạng cao huyết áp khiến bạn đau đầu, chóng mặt, ngất xỉu hoặc thay đổi thị lực.

Một số các dấu hiệu khác bạn có thể gặp phải là tim đập chậm, lo lắng, đau đầu, khó thở, tăng cân đột ngột…

Tương tác thuốc

Thuốc huyết áp thấp Norepinephrine có thể tương tác với một số loại thuốc dưới đây:

Một số loại thuốc khác cũng ảnh hưởng norepinephrine là thuốc kê đơn và thuốc không kê đơn, vitamin và các sản phẩm thảo dược.

Bạn không nên tự ý điều chỉnh hoặc ngưng bất kỳ loại thuốc nào đang uống mà phải thông báo với bác sĩ để được hỗ trợ điều trị.

Bạn cần nói với các bác sĩ nhanh chóng nếu cảm thấy da sưng tấy, có vết đỏ, nóng rát, phồng rộp, lở loét da trong quá trình tiêm thuốc norepinephrine vào tĩnh mạch. Norepinephrine có thể làm hỏng da hoặc các mô xung quanh vị trí tiêm nếu thuốc vô tình rò rỉ ra khỏi tĩnh mạch.

>>> Bạn có thể quan tâm: 12 nguyên nhân gây huyết áp thấp bạn không nên bỏ qua

Khi được các bác sĩ yêu cầu dùng thuốc điều trị huyết áp thấp, bạn nên tuân thủ uống thuốc theo đúng liều lượng đã được chỉ định. Ngoài ra, bạn cũng nên nói với bác sĩ về các tình trạng bệnh khác bạn đang mắc phải hoặc đề cập về tất cả các các loại thuốc bạn đang dùng để tránh những rủi ro khi dùng thuốc. Bạn cũng cần thường xuyên theo dõi chỉ số huyết áp của mình để có những phương pháp ổn định huyết áp kịp thời nhé.

Huyết áp thấp là một chứng bệnh khá phổ biến. Tỷ lệ người mắc đang ngày càng gia tăng nhưng vẫn chưa có thuốc điều trị đặc hiệu mà chỉ có thuốc chữa triệu chứng. Các thuốc này ngoài tác dụng chính còn có những lưu ý mà người bệnh cần biết để dùng đúng và hiệu quả.

Hậu quả khi bị huyết áp thấp

Khi một người có trị số huyết áp tâm thu dưới 90mmHg và huyết áp tâm trương dưới 60mmHg được gọi là huyết áp thấp. Huyết áp càng thấp, khả năng bị mất trí nhớ càng cao, nó gắn liền với bệnh mất trí do Alzheimer gây ra. Những người có mức huyết áp thấp kéo dài liên tục trong 2 năm có khả năng bị mất trí nhớ cao gấp 2 lần so với người mới bị huyết áp thấp. Huyết áp thấp có thể làm nhịp tim nhanh, gây choáng, ngất. Huyết áp thấp cũng là nguyên nhân gây tai biến mạch máu não. Một số tác giả cho biết có khoảng 30% số người nhồi máu não và 25% số người nhồi máu cơ tim là do huyết áp thấp.

Thuốc điều trị huyết áp thấp của Nhật

Luyện tập đều đặn là một biện pháp phòng ngừa bệnh huyết áp thấp. Ảnh: TM

Các thuốc thường dùng

Hiện nay chưa có một loại thuốc nào có hiệu quả lâu dài đối với chứng huyết áp thấp mà chủ yếu là thuốc điều trị triệu chứng. Các thuốc thường dùng là:

Ephedrin: Đây là thuốc có tác dụng co mạch, làm tăng huyết áp do tăng lưu lượng tim và co mạch ngoại vi. Thuốc có thể được đưa vào cơ thể qua tiêm, khí dung hoặc dùng đường uống. Ngoài ra còn có dạng nhỏ mũi (nồng độ 3%).

Heptaminol: Đây là thuốc có tác dụng trợ tĩnh mạch và bảo vệ mạch máu kèm theo ức chế tại chỗ đối với vài hóa chất trung gian gây đau như histamin, serotonin... Thuốc được sử dụng điều trị triệu chứng trong hạ huyết áp tư thế, đặc biệt trong trường hợp do dùng thuốc hướng tâm thần.

Caffeine: Là thuốc thuộc dẫn xuất xanthin được chiết từ cà phê, ca cao hay tổng hợp từ acid uric. Thuốc hấp thu nhanh qua đường uống và tiêm. Cafeine có tác dụng trên nhiều cơ quan trong cơ thể như trên hệ thần kinh trung ương, hệ tuần hoàn, hệ hô hấp, hệ tiêu hóa... Trong đó có tác dụng trợ tim, làm tăng lượng máu do tim phát ra, từ đó nâng huyết áp ở những người bị huyết áp thấp.

Pantocrin: Thuốc được bào chế dưới dạng cồn nước chế từ nhung hươu có tác dụng kích thích tim mạch.

Bioton hay vitamin B8, vitamin H: Thuộc loại vitamin tan trong nước và dung dịch kiềm có tác dụng chống suy nhược cơ thể, tăng trí lực, thể lực được dùng cho người bị huyết áp thấp thường với các biểu hiện hoa mắt, chóng mặt, mệt mỏi, thở dốc...

Thuốc điều trị huyết áp thấp của Nhật

Hiện nay chưa có thuốc điều trị mà chỉ có thuốc chữa triệu chứng huyết áp thấp.

Lưu ý khi dùng

Để sử dụng ephedrin điều trị chứng huyết áp thấp cần phải có chỉ định của bác sĩ điều trị, vì thuốc kích thích hệ thần kinh trung ương, gây rối loạn giấc ngủ (khó ngủ, mất ngủ), đánh trống ngực, nhất là ở người bệnh nhạy cảm, ngay cả với liều thấp có thể gây mất ngủ, lo lắng và lú lẫn, đặc biệt khi dùng đồng thời với cafein. Người bệnh không được lạm dụng, có nghĩa là không được dùng thuốc quá 7 ngày liên tục, vì dùng kéo dài có thể gây quen thuốc và phụ thuộc vào thuốc, nghiện thuốc. Thuốc không được dùng đối với trẻ dưới 3 tuổi, người bệnh suy tim, đau thắt ngực, đái tháo đường, cường giáp và người bệnh đang dùng digitalis. Người cao tuổi lại càng phải thận trọng hơn khi sử dụng ephedrin trong chứng huyết áp thấp. Không nên dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Không dùng ephedrin cho người phì đại tuyến tiền liệt (gây khó tiểu tiện).

Đối với thuốc heptaminol, không dùng cho người bị tăng huyết áp mạn tính, cường giáp trạng, phù não, động kinh phối hợp với IMAO (nhóm thuốc chống trầm cảm) do gây nguy cơ tăng huyết áp đột ngột. Thuốc có chứa hoạt chất gây kết quả dương tính trong các xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích. Trong trường hợp người bệnh vô tình sử dụng quá liều heptaminol cần được điều trị tại bệnh viện để theo dõi nhịp tim, tình trạng huyết áp.

Khi dùng thuốc cafein cần tuân thủ theo liều lượng chỉ định cụ thể của bác sĩ. Cần lưu ý, thuốc có thể gây tác dụng phụ như rối loạn tiêu hóa, chuột rút, mất ngủ, hồi hộp... Vì vậy, khi thấy xuất hiện các hiện tượng này cần thông báo cho bác sĩ biết ngay. Bên cạnh đó, thuốc không được dùng cho người mắc bệnh lý tim mạch như suy mạch vành, nhồi máu cơ tim, nhịp tim nhanh...

Mặc dù pantocrin có nguồn gốc tự nhiên và biotin là vitamin nhưng cơ địa mỗi người khác nhau nên liều lượng sử dụng cũng khác nhau, vì vậy người bệnh không tự ý sử dụng mà cần theo chỉ định của bác sĩ.

Hiện nay, với việc sử dụng rộng rãi máy đo huyết áp cá nhân, người bệnh có thể tự xác định mức huyết áp của mình. Tuy nhiên, cần phân biệt huyết áp thấp (bao gồm huyết áp thấp tiên phát và thứ phát) với tụt huyết áp (hiện tượng xảy ra do chấn thương, phẫu thuật, mất máu...). Và khi đã được xác định huyết áp thấp, người bệnh cần dùng thuốc theo chỉ định điều trị của bác sĩ, tuyệt đối không tự mua thuốc để chữa bởi làm như vậy không chỉ gây ra những tác dụng bất lợi cho bệnh mà còn nguy hiểm cho sức khỏe.