Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Chương 6 TIỀN TỆ VÀ CHÍNH SÁCH TIỀN TỆKINH TẾ HỌC VĨ MÔ 2I. Tiền tệ 1.Khái niệm của tiềnTiền là bất cứ phương tiện nào được thừa nhận chung để thanh toán cho việc giao hàng hoặc để thanh toán nợ nần. 32. Chức năng của tiềnPhương tiện trao đổiĐơn vị hạch toán Phương tiện cất trữ giá trịPhương tiện thanh toán 43. Các hình thái của tiềnTiền hàng hóa tồn tại dưới hình thức một hàng hóa có giá trị cố hữu.Ví dụ: Vàng, bạc, thuốc lá, vỏ sò.Giá trị của của tiền = giá trị của vật dùng làm tiền.Tiền pháp định là loại tiền được tạo ra nhờ nghị định của chính phủ.Nó không có giá trị cố hữu.Ví dụ: tiền đồng, tiền giấy, séc.Giá trị của tiền > giá trị của vật dùng làm tiền.Tiền ngân hàng là những tài khoản ngân hàng mà người gửi có thể sử dụng theo nhu cầu bằng cách viết séc. Là những con số mà ngân hàng ghi nợ khách hàng dưới dạng tài khoản séc. 54. Khối lượng tiền tệTheo nghĩa hẹp - M1•Gồm các khoản tiền có thể sử dụng ngay lập tức và không bị hạn chế•M1= Tiền mặt ngoài ngân hàng + Tiền ngân hàng •Tiền mặt bao gồm tiền giấy và tiền kim loại nằm ngoài ngân hàng.Tiền theo nghĩa rộngM2 = M1 + Những khoản gửi có thể nhanh chóng chuyển thành tiền mặt mà hầu như không bị mất mátM3 = M2 + Những khoản gửi có thể chuyển thành tiền mặt nhưng tương đối chậm hoặc phải chịu mất mátM4 = M3 + Chứng khoán kho bạc, thương phiếu, hối phiếu nhận thanh toán ở ngân hàng 6II. Ngân hàng và cung tiềnNgân hàng có thể làm thay đổi lượng cầu về tiền gửi ngân hàng trong nền kinh tế và cung tiền. 71. Hệ thống ngân hàngNGÂN HÀNG TRUNG ƯƠNGNGÂN HÀNG TRUNG GIANNGÂN HÀNG ĐT & PTNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠINGƯỜI CHO VAYNGƯỜI VAYNGƯỜI CHO VAYNGƯỜI VAY 8Hệ thống ngân hàng ở Việt Nam Thời kỳ trước 1986: Ngân hàng 1 cấpThời kỳ 1987 - 1990: Ngân hàng 2 cấpNgân hàng nhà nướcNgân hàng chuyên doanhNH ngoại thươngNH Nông nghiệp và phát triển nông thônNH công thươngNH Đầu tư và xây dựng … Thời kỳ 1991 đến nay: Ngân hàng 2 cấpNgân hàng nhà nướcNgân hàng trung gian 92. Hoạt động của NHTG2.1. Kinh doanhNhận tiền gửi: tiền sử dụng séc, tiền tiết kiệm không kỳ hạn và có kỳ hạnCho vay, đầu tư chứng khoán,…2.2. Dự trữ Dự trữ bắt buộc: là lượng tiền mặt mà NHTG phải ký gửi vào quỹ dự trữ của NHTW.Dự trữ tùy ý: là lượng tiền mà NHTG giữ lại tại quỹ tiền mặt của mình. 10Tỷ lệ dự trữTỷ lệ dự trữ là tỷ số giữa lượng tiền dự trữ trong toàn bộ hệ thống ngân hàng so với tổng lượng tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc) được tạo ra bởi các ngân hàng trung gian.Nếu gọi d là tỷ lệ dự trữ, ta có: Vậy : d = dty + dbbd = Tiền dự trữTiền NH= Dự trữ tùy ý + Dự trữ bắt buộcTiền NHd = Dự trữ tùy ýTiền NHDự trữ bắt buộcTiền NH+ 11Tài khoản chữ T chỉ ra rằng một ngân hàng: • nhận tiền gửi,•một phần để dự trữ, •và cho vay phần còn lại. Giả sử tỷ lệ dự trữ là 10%.Tài sản có Tài sản nợ Ngân hàng thứ nhấtDự trữ$10Cho vay$90Tiền gửi$100Tổng tài sản$100Tổng các khoản nợ$1003. Cách tạo tiền và số nhân tiền3.1. Cách tạo tiền của NHTG 12Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệ thứ nhấtDự trữ$10Cho vay$90Tiền gửi$100Tổng tài sản$100Tài khoản nợ $100Tài sản có Tài sản nợNgân hàng thế hệ thứ haiDự trữ$9Cho vay$81Tiền gửi$90Tổng tài sản$90Tổng các khoản nợ$90 13Quá trình tạo tiền của NHTGCác thế hệ ngân hàngTiền NH tăng thêmSử dụng tiền gửi vàoDự trữ Cho vayThứ 1 100 10 90Thứ 2 90 9 81Thứ 3 81 8,1 72,9Thứ 4 72,9 7,29 65,61…… …… ……. …… Thứ 100 0,00295 0,000295 0,002655……….Tổng số 1.000 100 900 14Gọi M1 là toàn bộ lượng tiền ngân hàng tăng thêm, ta có:M1= 100 + 90 + 81 + 72,9 + …= 100 + (0,9)100 + (0,9)2100 + (0,9)3100 + (0,9)4100 + ….= [1 + 0,9 + (0,9)2 + (0,9)3 + (0,9)4 + …]100Mà 0< r <1 thì 1 + r + r2 + r3 + r4 + …=r−111000100)10(1009,0111==−=∆M 153.2. Số nhân tiềna.Định nghĩa: Số nhân tiền (kM) là hệ số phản ánh khối lượng tiền được tạo ra từ một đơn vị tiền mạnh.Tiền mạnh - H (tiền cơ sở) bao gồm tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền dự trữ trong ngân hàng.H = Tiền mặt ngoài NH + dự trữ trong NHM1= Tiền mặt ngoài NH + tiền gửi SD sécNếu số nhân của tiền là kM, khi phát hành vào nền kinh tế H đồng, khối lượng tiền sẽ là: M1 = kM*H Hay: M1 = kM*H 16b. Cách tính số nhân của tiềnTrong đó:Giá trị của kM:kM > 1kM tỷ lệ nghịch với tỷ lệ dự trữkM tỷ lệ nghịch với tiền mặt ngoài ngân hàngdmmkM++=1d = Tiền dự trữ trong NHTiền NHm =Tiền mặt ngoài NHTiền NH 17 Các công cụ kiểm soát cung ứng tiền tệ của NHTWNghiệp vụ thị trường mởThay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộc Thay đổi lãi suất chiết khấuThay đổi lãi suất tiền gửi sử dụng séc 18Nghiệp vụ thị trường mởĐể tăng cung tiền, NHTW mua trái phiếu chính phủ từ dân chúng.Để giảm cung tiền, NHTW bán trái phiếu chính phủ cho dân chúng.Thay đổi tỷ lệ dự trữ bắt buộcTăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm giảm cung tiền. Giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm tăng cung tiền. 19Thay đổi lãi suất chiết khấuLãi suất chiết khấu là lãi suất mà các ngân hàng trung gian phải trả khi vay tiền từ NHTW.Tăng lãi suất chiết khấu làm giảm cung tiền. Giảm lãi suất chiết khấu làm tăng cung tiền. 20III. Thị trường tiền tệ1. Hàm cung tiền theo lãi suấtCung về tiền (SM) là toàn bộ khối lượng tiền được tạo ra trong nền kinh tế.Khối lượng tiền này bao gồm: Tiền mặt ngoài ngân hàng và tiền ngân hàng (tiền sử dụng séc), được xác định bởi: M1 = kM.HVới giả định: M1 do NHTW quyết định, không phụ thuộc vào lãi suất. Hàm cung tiền theo lãi suất là hàm hằng: SM = f(r) = M1. 21Nếu xem xét thận trọng, SM đồng biến r vì: khi r tăng làm chi phí cơ hội nắm giữ tiền tăng:Các NHTG giảm dbb làm d giảm theoTiền ngoài ngân hàng giảmĐiều này không ảnh hưởng đến phân tích.Lượng tiềnrM1SM=M1 222. Hàm cầu tiền theo lãi suất2.1. Cầu về tiền (DM) là lượng tiền mà mọi người muốn nắm giữ. Có thể tiền mặt ngoài ngân hàng hoặc tiền sử dụng séc.Cầu về tiền bao gồm:Cầu về tiền để giao dịchCầu về tiền để dự phòngCầu về tiền để đầu cơ (đầu cơ chứng khoán)2.2. Hàm cầu tiền theo lãi suất & sản lượng Lãi suất là cái giá phải trả khi vay tiền hay cái giá phải cho việc nắm tiền trong tay 23Dạng hàm cầu tiền tệ: .YD.rDDY)f(r,DYmrm0M++==0DYm>0Drm

(Last Updated On: 13/11/2021)

Mức cung tiền tệ (Monetary Supply = MS)

1. Khái niệm mức cung tiền tệ

Mức cung tiền tệ: là khối lượng tiền tệ đã được cung cấp cho nền kinh tế bởi hệ thống ngân hàng. Nói khác đi mức cung tiền tệ là tổng các phương tiện tiền tệ thực tế trong lưu thông và được nắm giữ bởi các chủ thể trong nền kinh tế.

Ngân hàng trung ương cung ứng tiền mặt, ngân hàng thương mại cung ứng tiến ghi số.

2. Thành phần của mức cung tiền tệ

Thành phần của mức cung ứng với các phép đo tiền tệ là các khối tiền: M1; M2; M3; L.

+ Khối tiền M1: là khối tiền hẹp hay còn gọi là tiền giao dịch bao gồm có tiền mặt (tiền nằm ngoài hệ thống ngân hàng) và tiền gửi,

+ Khối tiền M2: là khối tiền rộng hay còn gọi là chuẩn tệ, bao gồm có khối tiền M1 và tiền gửi có kỳ hạn và tiền gửi tiết kiệm.

+ Khối tiền M3: là khối tiền mở rộng, bao gồm có khối tiền M2 và tiền gửi khác.

+ Khối tiền L: là khối tiền tệ tài sản, bao gồm có khối tiền M3 và các loại chứng khoán ngắn hạn. Phép do tiền tệ L, thực chất không phải là phép đo lượng tiền mà là phép đo các tài sản tài chính có độ “lỏng” cao.

Tùy mỗi nước và theo từng giai đoạn khác nhau, việc thực hiện các phép đo có thể khác nhau. Các quốc gia trên thế giới đều thực hiện phép đo M1, M2 gần như giống nhau.

Việc quản lý cung tiền tệ của ngân hàng trung ương theo khối M1, M2 hay M3 tùy thuộc vào sự phát triển của thị trường tài chính các nước.

Trong thời kỳ lưu thông tiền bản vị vàng, thành phần của cung tiền tệ là tiền vàng thực, nhưng sự cung ứng tiền như vậy đã không còn tồn tại đến ngày nay.

Sự cung ứng tiền ngày nay do ngân hàng trung ương cung ứng, bao gồm tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành và bút tệ do các ngân hàng thương mại tạo ra dưới sự kiểm soát của ngân hàng trung ương.

Ngân hàng trung ương có thể phát hành thông qua việc cho vay các ngân hàng thương mại hoặc tạm ứng tạm thời cho ngân sách Nhà nước chi tiêu.

Như vậy, ứng với phép do tiền tệ hẹp, mức cung tiền tệ bao gồm hai thành phần đó là tiền mặt và tiền gửi thanh toán.

Tiền mặt: tiền mặt trong lưu thông bao gồm có tiền giấy và tiền kim loại:

– Tiền giấy: Do ngân hàng trung ương phát hành và nó có giá trị lưu hành là do Nhà nước quy định bằng pháp luật.

Mặc dù các Nhà nước đều công bố hàm lượng vàng của đồng tiền, song điều đó không có giá trị thực tế, giá trị của tiền giấy so với vàng là do sức mua của tiền giấy quyết định, mà sức mua của tiền giấy thì lại phụ thuộc vào số lượng của tiền giấy lưu thông.

– Tiền kim loại: Đây là loại tiền được đúc bằng kim loại kém giá như kẽm, nhôm…, thường nó có giá trị nhỏ được sử dụng làm tiền xu, tiền lẻ, dùng trong các giao dịch nhỏ hoặc để trả lại tiền thừa.

Tiền gửi thanh toán (tiền tài khoản, tiền séc hay còn gọi là tiền Ngân hàng): Đây là tiền ký gửi của doanh nghiệp hoặc của các tổ chức kinh tế tại ngân hàng thương mại, khi muốn chi tiêu người ta có thể sử dụng các loại séc hoặc giấy nhờ thu, ủy nhiệm chi… Có thể gọi chung là các khoản tiền ký gửi có thể thanh toán theo yêu cầu của chủ tài khoản.

Toàn bộ tiền mặt lưu thông và tiền gửi có thể thanh toán ngay này tạo thành tiến trong lưu thông hay gọi là mức cung tiền tệ (MS).

Mức cung tiền tệ trong nền kinh tề phải giới hạn để bảo vệ giá trị của đồng tiền ở một mức cần thiết. Vì vậy mà ngày nay quyền kiểm soát mức cung tiền tệ thuộc về Chính phủ, và thông thường Chính phủ ủy quyền cho ngân hàng trung ương kiểm soát mức cung tiền tệ.

Nếu đo theo khối tiền hẹp, mức cung tiền tệ M, bao gồm có tiên mặt và tiền gửi thanh toán, khối tiền M, liên quan đến giá trị của đồng tiền và nó trực tiếp làm phương tiện lưu thông trong nền kinh tế được kiểm soát một cách chặt chẽ.

Bên cạnh khối tiền M, còn có các khối tiến khác như tiền gửi tiết kiệm, tiến gửi định kỳ. Những loại tiền này được gọi là chuẩn tệ. Chuẩn tệ có thể được biến thành tiền mặt trong một thời gian ngắn, khi người gửi rút tiền ra. Khối tiền gồm M, cộng với tiền gửi tiết kiệm, tiền gửi định kỳ được gọi là Ma hay là tiền rộng. Mỹ cũng cố một vai trò quan trọng trong hoạt động kinh tế, ví dụ như khi Nhà nước tăng lãi suất tiền gửi tiết kiệm hoặc tiền gửi định kỳ nên người ta gửi tiền vào ngân hàng nhiều hơn. Điều đó làm gia tăng khả năng tiền mặt của các ngân hàng, hoặc khi lãi suất tiền gửi giảm xuống, người ta sẽ rút tiền ra để chi tiêu, nếu thấy rằng gửi tiền không có lợi.

Ngoài ra, một số nhà kinh tế khác còn quan tâm đến khối lượng tín dụng. Vì rằng khối lượng tiền cần thiết cho lưu thông cũng ảnh hưởng đến khối lượng cho vay của các ngân hàng. Tín dụng ở đây bao gồm các trái phiếu, kỳ phiếu, các văn tự cầm cố, tức là các loại công cụ tài chính khác. Khi các loại công cụ này tăng lên và được sử dụng làm tài sản đảm bảo tiến vay thì các ngân hàng sẽ dễ dàng cho vay nợ nhiều hơn.

Như vậy mức tăng trưởng tiền và tín dụng thường kéo theo sự phồn vinh của nền kinh tế và ngược lại.

3. Các yếu tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ M1

Như trên đã trình bày M1 bao gồm tiền mặt và tiền gửi thanh toán. Ở đây chúng ta chỉ quan tâm nghiên cứu đến sự gia tăng hoặc giảm thấp M, mà không quan tâm đến các khối tiền khác, vì M, là tiền thực tế trong lưu thông.

Yếu tố ảnh hưởng đến khối tiền M1 là:

Tiền trung ương hay tiền cơ bản (MB – Monetary Base). Tiến trung ương ở đây bao gồm tiền mặt do các doanh nghiệp, công ty, tổ chức kinh tế, cơ quan, cá nhân nắm giữ và tiền mặt ở quỹ của các ngân hàng thương mại.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (rr). Là tỷ lệ phần trăm tính trên tổng số tiền gửi huy động được mà các ngân hàng thương mại không được sử dụng để kinh doanh.

Tỷ lệ dự trữ bắt buộc làm cơ sở để tính tiền gửi dự trữ bắt buộc, đây là các khoản tiền gửi của ngân hàng thương mại để tại tài khoản tiền gửi thanh toán ở ngân hàng trung ương.

Sự chuyển biến khối tiền M, do sự tác động của tiến cơ bản và sự chuyển hóa giữa tiền mặt và tiền gửi trong nền kinh tế. Tiền mặt do ngân hàng trung ương phát hành và tiền gửi do các ngân hàng thương mại tạo ra.

Các nhà kinh tế phát hiện rằng hệ thống ngân hàng thương mại có thể tạo ra một số lượng tiền gửi lớn hơn nhiều lần so với tiền gửi ban đầu mà họ nhận được từ khách hàng theo công thức số nhân tiền gửi mở rộng.

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Tuy nhiên việc mở rộng tiền gửi như vậy chỉ là một khả năng mà thôi, mà nó còn tùy thuộc vào người đi vay sẽ nhận tiền vay bằng tiền mặt hay nhận chuyển khoản, người thụ hưởng nhận tiền mặt hay chuyển vào tài khoản của mình và ngân hàng thương mại có thể cho vay hết 100% số dư dự trữ hay không.

Như vậy mức cung tiền tệ lệ thuộc vào việc ngân hàng trung ương phát hành thêm tiền mặt hoặc rút bớt tiền mặt thông qua các hình thức như mua bán công trái chẳng hạn. Thứ hai là công chúng gửi nhiều tiền vào tài khoản thanh toán, tài khoản séc cá nhân hay rút ra bằng tiền mặt, chuyển tiền từ tài khoản thanh toán qua tài khoản tiền gửi định kỳ v.v.. Nghiên cứu các vấn đề nói trên, giáo sư P. J. Lehman đã đưa ra công thức:

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Từ công thức trên đây chúng ta có thể tính tiền gửi mở rộng như sau:

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Trong điều kiện của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, nhu cầu tiền mặt rất cao nên mở rộng tiền gửi của hệ thống ngân hàng thương mại là rất hạn chế, gần như không đáng kể.

Ví dụ năm 1991 tổng số vốn ngân hàng trung ương cấp ra cho các ngân hàng thương mại tăng 34%, trong khi đó tổng số phương tiện thanh toán tăng 75% và tổng khối lượng tín dụng trong nền kinh tế tăng tương ứng 72%.

Ở đây chúng ta cần lưu ý là trong ba yếu tố tỷ lệ dự trữ bắt buộc, tỷ lệ tiền mặt, tỷ lệ dự trữ thừa thì chỉ có tỷ lệ dự trữ bắt buộc là tỷ lệ mà ngân hàng trung ương có thể ấn định một cách chủ động, còn tỷ lệ tiền mặt và tỷ lệ dự trữ thừa phụ thuộc vào ý muốn sử dụng tiền mặt của nền kinh tế và khả năng cho vay của ngân hàng thương mại chứ không phụ thuộc vào ngân hàng trung ương.

Do vậy mà tỷ lệ dự trữ bắt buộc là công cụ chủ yếu để ngăn hàng trung ương chủ động điều tiết khối cung tiền tệ.

Giáo sư B. Jr Thomas đã có nhiều phát hiện mới về tính khối lượng tiền tệ trong lưu thông. Ông cho rằng:

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Trong đó:

  • M1: Là tiến trong lưu thông hay còn gọi là tiển cung ứng (Money supply).
  • MB: Tiền cơ bản hay là tiến trung ương (Monetary base).
  • m1: Tỷ lệ mở rộng tiền cung ứng (Money supply multiplier).
  • rr : Tỷ lệ dự trữ bắt buộc (reserve requirement).
  • re: Tỷ lệ dự trữ thừa (excess reserver).
  • rc: Tỷ lệ tiền mặt (currency ratio).
  • t: Tỷ lệ tiền gửi có kỳ hạn (time – deposit ratio)

Trong công thức (1): M1 = B . m1

Ta có B= R + Cp

Trong đó:

  • R là các khoản dự trữ của ngân hàng thương mại.
  • Cp là tiền mặt nằm ngoài ngân hàng, tức là tổng số tiền do ngân hàng trung ương phát hành trừ đi tiền mặt được gửi tại ngân hàng trung ương, tại kho bạc Nhà nước, tại các tổ chức tín dụng khác.

Nên

MB = Fb+ Cb + Cp

  • Fb: Các khoản dự trữ của các ngân hàng thương mại tại ngân hàng trung ương.
  • Cb: Tiền giấy do các tổ chức ký thác tại ngân hàng trung ương.

Như vậy:

M1 = DD0 + Cp

  • DD0 : Tiền gửi theo yêu cầu và tiền gửi séc.
  • Cp : Tiền mặt ngoài ngân hàng.

MB = R + Cp

Với R = Rr + Re

  • R là tổng số dự trữ của các tổ chức tín dụng.
  • Rr là tổng số dự trữ bất buộc của các tổ chức ký thác.
  • Re là tổng số dự trữ thừa của các tổ chức ký thác.

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Với TD là tổng số tiền gửi có kỳ hạn của doanh nghiệp và tiền gửi tiết kiệm của dân cư.

Tiền mặt ngoài ngân hàng là gì

Qua công thức của B.Thomas Jr, ta thấy B.Thomas Jr đã đưa vào số nhân mở rộng tiền gửi thêm một yếu tố là tiền gửi tiết kiệm và tiền gửi có kỳ hạn. Đó là một thực tế, vì rằng các nhà doanh nghiệp, các cá nhân có thể rút tiền gửi của mình ra thành tiền mặt, hoặc chuyển tiền gửi không kỳ hạn thành tiền gửi có kỳ hạn.

Như vậy, có 4 nhân tố ảnh hưởng đến mức cung tiền tệ, đó là:

+ Tiền trung ương hay tiền cơ bản: ảnh hưởng tỷ lệ thuận với mức cung tiền tệ.

+ Tỷ lệ dự trữ bắt buộc: ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với mức cung tiền tệ.

+ Tỷ lệ dự trữ thừa: ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với mức cung tiền tệ.

+ Tỷ lệ tiền mặt: ảnh hưởng tỷ lệ nghịch với mức cung tiền tệ.

(Nguồn tài liệu: TS. Lê Thị Mận, Lý thuyết Tài chính Tiền tệ, 2010)