Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên đồ vật

KẾ HOẠCH HOẠT ĐỘNG HẰNG NGÀY

CHỦ ĐỀ: Động vật nuôi trong gia đình

Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ

NH: Gà trống, mèo con và cún con

Trò chơi Nghe âm thanh đoán tên đồ vật

NỘI DUNG

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

CHUẨN BỊ

TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CHUNG

Nghe âm thanh đoán tên nhạc cụ

NH: Gà trống, mèo con và cún con

TCAN: Ai nhanh nhất

- Trẻ nhớ các dạng âm thanh của các nhạc cụ như đàn organ, kèn, xắc xô, trống

- Trẻ biết tên các nhạc cụ

- Trẻ hứng thú nghe hát và tham gia chơi trò chơi

- Các nhạc cụ: Đàn organ, trống, xắc xô, kèn bày trí ở một góc lớp.

- Loa, nhạc chủ điểm

- Ghi âm nhạc không lời các âm thanh của 4 nhạc cụ trên vào máy tính

- Ảnh các nhạc cụ trên

- Mũ chóp

*Gây hứng thú:

Các con ơi, nghe tin lớp chúng mình ai cũng ngoan, ai cũng giỏi nên bác nhạc sĩ gà trống mời lớp chúng mình tới tham quan phòng âm nhạc của bác đấy. Chúng mình cùng đi nào.

Đã đến phòng âm nhạc của bác gà trống rồi, chúng mình cùng xem trong phòng có những nhạc cụ gì nào?

- Cô hỏi trẻ về các nhạc cụ: Trống, kèn, đàn organ, xắc xô.

- Những nhạc cụ này dùng để làm gì?

Cô cùng trẻ quay trở lại lớp học

*Nội dung:

Hôm nay cô sẽ cùng các con chơi trò chơi “Ai thông minh hơn” nhé:

Cách chơi và luật chơi nhứ sau: Cô sẽ cho các con nghe âm thanh của một trong các nhạc cụ chúng ta vừa xem, nhiệm vụ của chúng ta là đoán xem đó là âm thanh của nhạc cụ nào. Khi đoán được âm thanh của nhạc cụ nào thì các con cầm hình ảnh của nhạc cụ đó và dơ lên, đồng thời nói tên nhạc cụ.

Các con rõ chưa nào?

Cô tổ chức cho trẻ chơi.

Cô động viên, khen trẻ và gợi ý cho trẻ khi chơi.

*Nghe hát: Gà trống, mèo con và cún con

Các con chơi trò chơi rất giỏi, cô sẽ tặng cho các con bài hát “Gà trống, mèo con và cún con”

- Cô hát lần 1, ngồi gần trẻ để hát

- Lần 2, cô hát và biểu diễn vỗ tay theo tiết tấu kết hợp.

Các con vừa nghe cô hát bài gì?

Bìa hát nói đến những con vật nào?

*TCAN: Ai nhanh nhất

Cô phổ biến cách chơi và luật chơi

Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt, các lượt sau thêm số vòng và số bạn chơi.

*Kết thúc: Cô cùng trẻ cất đồ dùng, đồ chơi

DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI

Biểu diễn âm nhạc về chủ đề

TCVĐ: Tập tầm vông

- Chơi theo ý thích.

- Trẻ năng động, mạnh dạn và tự tin biểu diễn

- Trẻ hứng thú cùng cô hoạt động

- Trẻ ngoan, nề nếp

- Loa, máy tính, nhạc chủ điểm

- Xắc xô, sân khấu, phông biểu diễn.

Chào mừng tất cả các bạn đến với buổi liên hoan văn nghệ lớp 3 tuổi A ngày hôm nay. Xin mời lên sân khấu ban nhạc “gà trống”

Hãy giành mộ tràng vỗ tay thật to để cổ vũ cho ban nhạc của chúng ta nào.

- Mở đầu cho chương trình hôm nay là tiết mục múa hát “Một con vịt của nhóm nghệ sĩ nhí “Vịt bầu” thể hiện.

- Tiếp theo chương trình là tiết mục điệu nhảy gà trống của nhóm bạn trai thể hiện.

- Để thay đổi không khí cho buổi biểu diễn, ngay sau đây xin mời các con cùng hướng lên sân khấu để thưởng thức màn biểu diễn rối “Gà trống và vịt bầu” do cô Phương Nga thể hiện

- Tiếp theo chương trình là tiết mục hát “Gà trống,mèo con và cún con” của các ca sĩ nhí thể hiện.

- Để không khí buổi biểu diễn thêm hấp dẫn, hãy cùng thưởng thức màn biểu diễn trò chơi “tập tầm vông”  của tập thể lớp 3 tuổi A. (Cho trẻ chơi 3-4 lượt)

Màn đồng diễn trò chơi tập tầm vông đã khép lại chương trình văn nghệ của lớp 3 tuổi A ngày hôm nay. Một lần nữa chúc các con sức khỏe, vui và ngoan ngoãn. Chào tạm biệt các con.

*Chơi theo ý thích:

Cô bao quát trẻ chơi, hướng dẫn và gợi ý cho trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG GÓC

GC: - Làm album về chủ đề

GKH:

- Pha màu nước, cuốc xới đất

- Xếp hột hạt hình chú bộ đội

- Làm nem, ram, dò , chả

- Xây công viên

(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Hướng dẫn trẻ quàng khăn và đeo khẩu trang

- Chơi tự do

- Trẻ biết quàng khăn ở đúng vị trí và đúng cách

- Biết cách đeo khẩu trang

- Biết khi đi ra ngoài cần đeo khẩu trang và vào mùa đông thì quàng khăn

- 10 chiếc khăn quàng cổ

- Mỗi trẻ 1 khẩu trang

-Loa, nhạc chủ điểm

*Gây hứng thú:

các con ơi, mùa đông đã đến rồi đấy, vào mùa đông các con thường cảm thấy thời tiết như thế nào?

*Nội dung:

- Vào mùa đông, khi ra đường chúng ta phải mặc như thế nào?

- Ngoài quần áo ấm thì các con còn phải mang thêm gì nữa?

À, còn phải quàng thêm khăn và đeo khẩu trang, đi tất nữa.

- Mời hai -3 trẻ lên tự quàng khăn và đeo khẩu trang cho cô và cả lớp xem.

Cô cùng cả lớp nhận xét về cách quàng khăn và đeo khẩu trang của mỗi bạn.

Cô cũng biết một cách quàng khăn rất dễ mà lại đẹp đấy, các con cùng xem cô quàng khăn nào.

Cô làm mẫu cho trẻ xem lần 1

Lần 2, cô vừa quàng khăn vừa phân tích các động tác quàng khăn cho trẻ hiểu.

Làm tương tự như vậy với cách đeo khẩu trang.

- Mời nhóm trẻ lên tập quàng khăn và đeo khẩu trang, mỗi lần 10 trẻ. Cô động viên, sửa sai và khuyến khích trẻ thực hiện.

*Trò chơi: Ai nhanh nhất

Cách chơi: Mỗi lượt chơi chọn ra 3 bạn để chơi, Nghe hiệu lệnh bắt đầu thì người chơi quàng khăn và sau đó đeo khẩu trang vào.

Luật chơi: Ai nhanh nhất, đúng nhất và đẹp nhất là người thắng cuộc.

Cô tổ chức cho trẻ chơi sao cho mỗi trẻ đều được chơi ít nhất 1 lượt.

Cô cổ vũ, động viên trẻ chơi.

*Chơi tự do:

Cô bao quát trẻ chơi và chơi cùng trẻ.

*Đánh giá trẻ cuối ngày:

....................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

Thứ 6, ngày 03 tháng 02 năm 2017

NỘI DUNG

KẾT QUẢ MONG ĐỢI

CHUẨN BỊ

TIẾN HÀNH

HOẠT ĐỘNG CHUNG

Xé dán con gà

- Trẻ biết cách xé theo đường cong để tạo thành các hình dạng các bộ phận của con gà

- Trẻ biết cách bôi hồ dán và dán vào chính giữa tờ giấy.

- Trẻ hứng thú hoạt động.

- Giấy màu

- Hồ dán

- Tranh mẫu

- Con gà thật

- Loa, máy tính, nhạc chủ điểm

*Gây hứng thú:

Cô cho trẻ quan sát con gà thật. Trò chuyện cùng trẻ về con gà.

- Đây là con vật gì?

- Con gà có mấy chân?

- Màu của nó như thế nào?

- Con gà có những bộ phận nào?

*Nội dung:

Cô cho trẻ xem tranh con gà cô đã xé dán. Trò chuyện cùng trẻ về cách xé dán con gà:

- Các con có nhận xét gì về bức tranh?

- Con gà trong tranh có những bộ phận nào?

- Thân gà hình gì?

- Đầu gà cô xé hình gì?

- Cô dán con gà vào vị trí nào của tờ giấy?

- Các con có muốn mình cũng có bức tranh con gà đẹp như vậy không nào?

- Cô mở nhạc trẻ về bàn ngồi. Cô đến từng bàn hỏi trẻ về ý tưởng của trẻ.

- Cô khuyến khích, gợi ý cho trẻ xé dán con gà.

- Đồng thời cô nhắc nhở trẻ khi dán cần lấy ít hồ dán, khong bôi hồ dán quá nhiều làm hòng giấy màu.

- Nhắc nhở trẻ dán vào chính giữa tờ giấy.

*Kết thúc:

Cô mở nhạc trẻ lên đứng thành hình vòng tròn cầm tranh dơ trước ngực.

Cô mời một vài trẻ nhận xét về các bức tranh và chọn ra bức tranh đẹp nhất.

Cô nhận xét chung và khen những trẻ có tranh đẹp và cho trẻ trưng bày tranh ở góc sản phẩm.

DẠO CHƠI NGOÀI TRỜI

QS tranh trang trại chăn nuôi

 TCVĐ: Cáo ơi ngủ à

- Chơi theo ý thích.

- Trẻ trả lời các câu hỏi mạch lạc

- Trẻ biết cách quan sát các chi tiết trong tranh

- Trẻ biết tên gọi các con vật nuôi trong gia đình

- Trẻ hứng thú chơi trò chơi

- Tranh trang trại chăn nuôi gà, lợn, bò sữa.

- Xắc xô, loa, nhạc chủ điểm

*Gây hứng thú:

Trẻ cùng cô hát “Gà trống, mèo con và cún con” trẻ đứng tự do quanh cô. Cùng cô trò chuyện về những vật nuôi trong gia đình mà trẻ biết.

*Nội dung: Quan sát tranh trang trại chăn nuôi.

Cô chia lớp thành 3 nhóm chơi, mỗi nhóm có nhiệm vụ quan sát một bức tranh về trang trại, trong khoảng thời gian nhất định. Cô nêu yêu cầu quan sát cho trẻ rõ: Các thành viên trong nhóm cần quan sát kĩ các chi tiết, con vật, đồ vật ... có trong tranh, khi nhạc kết thúc thì tất cả các nhóm đều tập trung về bên cô.

Cô cho trẻ đi quan sát, bao quát trẻ, gợi ý cho trẻ quan sát.

Đàm thoại cùng trẻ:

- Bức tranh của nhóm con quan sát có những gì?

- Trang trại ấy nuôi con vật gì?

- Nó ăn thức ăn gì?

- Có có ích gì cho con người chúng ta?

Cô khen ngợi, động viên trẻ các nhóm.

*TCVĐ: Cáo ơi, ngủ à

Cô cùng trẻ trò chuyện và nhắc lại luật chơi cách chơi cho trẻ nhớ

Cô tổ chức cho trẻ chơi 3-4 lượt.

*Chơi theo ý thích:

Cô đảm bảo an toàn cho trẻ chơi.

HOẠT ĐỘNG GÓC

GC: - Cuốc,  xới đất, quan sát sự nảy mầm của hạt.

GKH:

- Gắn hột hạt hình con mèo

- Làm tranh cát về các nghề.

Chơi bán hàng, bác sĩ, mẹ - con

- Xây lắp mô hình ngôi nhà

(Xem kế hoạch góc chơi buổi sáng)

HOẠT ĐỘNG CHIỀU

Chơi “Ô cửa bí mật” đóng chủ đề con.

- Nêu gương cuối tuần

- Trẻ nhớ tên các bài thơ, bài hát học trong tuần qua

- Trẻ biết tên, đặc điểm các con vật nuôi trong gia đình

- Trẻ yêu quý, bảo vệ và biết chăm sóc vật nuôi.

- Giáo án E- learrning trò chơi

- Loa, máy chiếu, máy tính

- Sân khấu để chơi.

*Chào mừng tất cả các con đến với trò chơi “Ô cửa bí mật” ngày hôm nay.

Để trò chơi được bắt đầu, cô sẽ thông qua cách chơi và luật chơi như sau:

Mỗi lượt chơi, mỗi đội được chọn một ô cửa bất kì. Khi mở ô cửa ra thì sau ô cửa có số mấy thì cô sẽ mở nội dung của số đó ra và đội đó sẽ phải trả lời câu hỏi đó.

Luật chơi: Đội nào trả lời đúng sẽ được nhận một hoa bé ngoan.

Đội nào trả lời sai thì đội bạn sẽ giành quyền trả lời.

Tất cả các con đã rõ chưa nào.

Cô chia lớp làm 3 đội chơi.

Cô tổ chức cho trẻ chơi. Cô gợi ý cho trẻ khi có những câu hỏi trẻ chưa trả lời được.

Cô cổ vũ, động viên trẻ chơi.

Kết thúc trò chơi, cô cùng trẻ đếm hoa bé ngoan của các đội và tuyên dương đội thắng cuộc

*Nêu gương cuối tuần:

Cô tuyên dương những bạn tích cực hoạt động và đi học chuyên cần trong tuần

- khuyến khích những trẻ còn chậm hơn và nhắc nhở những trẻ hay vắng học cần đi học chuyên cần hơn.

*Đánh giá trẻ cuối ngày:

......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................