Từ tốt đến vĩ đại review năm 2024

Jim Collins là nhà văn, giảng viên và cố vấn người Mỹ, ông đã từng giảng dạy tại Khoa Kinh doanh cao học Đại học Stanford và là cộng tác viên thường xuyên của tạp chí Fortune, Business Week và Harvard Business Review. Cuốn sách trước đó của ông Xây dựng để Trường tồn đã bán được 4 triệu bản.

Cảm hứng để tác giả viết cuốn Từ Tốt đến Vĩ Đại là khi một người quen trong kinh doanh nói với ông rằng cuốn sách trước đó của ông chỉ tìm hiểu cách các công ty lớn duy trì sự lớn mạnh, chứ không tìm hiểu các công ty này đã trở lên vĩ đại như thế nào.

2001 - 2018, hơn mười lăm năm kể từ “Tốt đến vĩ đại” lần đầu tiên được xuất bản mình mới được cầm trên tay quyển sách này và mình cũng không quá ngạc nhiên khi đây “là một trong những cuốn sách có giá trị dành cho giới kinh doanh được nói đến nhiều nhất và bán chạy nhất thế giới trong suốt năm năm” từ 2001.

Xét về mặt thời gian thì các thông số và xu hướng nhóm phân tích đưa ra có thể không còn phù hợp với tình hình hiện nay, đặc biệt là so với sự bùng nổ của hàng loạt start-up công nghệ. Tuy nhiên, vẫn còn đó nhiều giá trị đáng tham khảo và học hỏi trong hành trình khám phá “điều gì diễn ra bên trong chiếc hộp đen” để đi từ “tốt đến vĩ đại”. Bên cạnh đó, mình cũng đánh giá cao quan điểm tác giả chia sẻ “hãy thử nghĩ xem, trong khi các ứng dụng cơ khí vẫn liên tục thay đổi và phát triển, thì các định luật vật lý vẫn không thay đổi… Dĩ nhiên, cách áp dụng cho từng trường hợp cụ thể sẽ thay đổi, nhưng những định luật bất biến và hiệu suất về tổ chức vẫn không thay đổi”.

“Khả năng lãnh đạo cấp độ 5” - Với mô tả của nhóm nghiên cứu mình có cảm giác đây là giới underground trong lĩnh vực kinh doanh bởi lẽ họ “ít khi xuất hiện trên vị trí cao nhất của các tổ chức”. Bản tính khiêm nhường, ôn hòa, lãnh đạm nhưng ý chí quyết liệt và luôn “đứng mũi chịu sào tại mọi công ty nhảy vọt trong giai đoạn chuyển đổi” với tham vọng trước hết vì công ty, vì lợi ích chung chứ không phải vì bản thân họ, trên hết họ luôn có mong muốn truyền cho những người kế nhiệm cơ hội tỏa sáng và thành công. Có lẽ không hình ảnh nào có thể phản ánh hai mặt của “khả năng lãnh đạo cấp độ 5” chính xác hơn “cửa sổ và tấm gương”. Thật vậy, “nhà lãnh đạo cấp độ 5 nhìn ra ngoài cửa sổ và gán công lao cho những yếu tố nằm ngoài bản thân họ khi mọi thứ tiến triển tốt đẹp (và nếu họ không tìm được ai hay sự kiện gì để gán công thì họ cho rằng nhờ may mắn). Trong khi đó, nếu mọi sự không suôn sẻ thì họ không đổ lỗi cho vận xui mà nhìn vào tấm gương để nhìn nhận trách nhiệm”.

“Con người đi trước - Công việc theo sau” - “Ai” rồi mới tới “cái gì” là điểm chính đưa ra các quyết định nhân sự của các công ty “từ tốt đến vĩ đại”. Khác với quan điểm “một thiên tài, vạn người giúp việc”, sự phân biệt này rất quan trọng trong việc xây dựng văn hóa doanh nghiệp, tạo dựng đội ngũ điều hành “vĩ đại” và đầu tư cho đội ngũ lãnh đạo kế thừa giúp cho “những người giỏi nhất không phải lo lắng về công ăn việc làm của họ và có thể tập trung hoàn toàn cho công việc”. Họ không ngại tiếp tục tìm kiếm, chờ đợi để tuyển được đúng người “hãy dành thời gian khắc nghiệt tuyển những người A+ ngay từ đầu”, nhưng sẽ hành động ngay khi biết cần phải thay đổi nhân sự “các công ty nhảy vọt không có nhiều người ra đi hơn, mà là ra đi tốt hơn”... Tất cả đơn giản là vì những người giỏi nhất cần được giao cho những cơ hội tốt nhất chứ không phải những rắc rối lớn nhất. “Đây là một trong những bí mật của sự thay đổi. Nếu bạn tạo dựng một nơi mà người giỏi bao giờ cũng được đảm bảo một vị trí trên chuyến xe, họ sẽ dễ dàng ủng hộ việc bạn thay đổi hướng đi”.

Đối mặt với sự thật phũ phàng (nhưng đừng mất niềm tin) - Các nhà lãnh đạo nhảy vọt nhìn nhận “sự thật tốt hơn giấc mơ”, “lãnh đạo một công ty từ tốt đến vĩ đại không có nghĩa là lúc nào cũng có câu trả lời” ... “nên họ tạo ra một văn hóa cho mọi người được quyền lắng nghe, và nhất là thật sự phải được lắng nghe” dựa trên bốn hành động cơ bản: . “Lãnh đạo bằng câu hỏi, không phải bằng câu trả lời”, bằng hành động liên tục đốc thúc, tìm hiểu, khơi gợi thông qua nhiều phương pháp hỏi khác nhau trong các cuộc họp chính thức và không chính thức. . “Tham gia vào các cuộc đối thoại và tranh luận, đừng ép buộc”, họ “không lợi dụng thảo luận như một quá trình giả tạo để mọi người có quyền phát biểu rồi sau đó đồng ý với quyết định đã được đưa ra trước. Quá trình thảo luận được xem như một cuộc tranh luận khoa học, trong đó mọi người tham gia để tìm ra câu trả lời tốt nhất”. . “Thực hiện các cuộc phân tích, không đổ lỗi” mà tìm kiếm sự thấu hiểu, học tập kinh nghiệm . “Thiết lập chế độ cờ đỏ” để xác định các thông tin không thể bỏ qua. Và dù sự thật có phũ phàng thì nhóm nghiên cứu cũng giúp người đọc có được tâm lý vững tin hơn bằng việc đưa ra thêm Nghịch lý Stockdale, với lòng tin tuyệt đối rằng cuối cùng rồi cũng sẽ chiến thắng.

Khái niệm con nhím - Sự đơn giản trong ba vòng tròn giao nhau khi bạn biết mình có thể giỏi trong lĩnh vực nào, “điều gì thúc đẩy bộ máy kinh tế của bạn” và “bạn đam mê điều gì nhất”

Văn hóa kỷ luật - Bằng việc bắt đầu một danh sách “những việc cần ngừng ngay” các nhà lãnh đạo nhảy vọt xây dựng doanh nghiệp một cách tự do và trách nhiệm trong khuôn khổ, nâng các chuẩn mực lên một tầm cao mới. Họ luôn cố gắng thiết lập một nền văn hóa chứ “không phải một nhà độc tài”, và kiên định với sự phù hợp của ba vòng tròn đã đặt ra trước đó.

Bàn đạp công nghệ - dù tránh “mốt thời thượng” hay không chạy theo số số đông về công nghệ, nhưng các công ty nhảy vọt vẫn sử dụng công nghệ có chọn lọc như việc tạo đà chuyển đổi nếu thích hợp với ba vòng tròn.

Tóm lại, từ “tốt” lên “vĩ đại”, từ “vĩ đại” lên “trường tồn” là cả một quá trình đẩy bánh đà liên tục và một khi đã có đà rồi sẽ tạo nên hiệu ứng. Và cũng như một lẽ tự nhiên, kết quả sẽ rõ ràng như con gà miệt mài phá vỏ trứng và đón nhận khí trời vậy. Ở đây, mình cũng đồng tình với nhận định “Những người xây dựng công ty vĩ đại hiểu rõ rằng nút thắt quan trọng trong quá trình phát triển công ty không phải là thị trường hay công nghệ, hay sự cạnh tranh, hay sản phẩm. Có một thứ vượt qua tất cả: khả năng tuyển người và giữ được đúng số người phù hợp”.

Sign into Goodreads to see if any of your friends have read Từ tốt đến vĩ đại.

Từ tốt đến vĩ đại bao nhiêu chương?

“Từ tốt đến vĩ đại” có tổng cộng chín chương, trải qua mỗi chương sách là mỗi thông điệp mà tác giả muốn gửi gắm đến bạn đọc bằng chính sự trải nghiệm và hiểu biết của mình trong quá trình sống, làm việc và giảng dạy tại Khoa Kinh doanh cao học Đại học Stanford.

Từ tốt đến vĩ đại nói về gì?

Từ tốt đến vĩ đại của Jim Collins là cuốn sách quản trị kinh doanh kinh điển, nằm trong số 20 tác phẩm có ảnh hưởng nhất thế giới về quản trị trong vòng 20 năm qua theo bình chọn của Tạp chí Forbes. Cuốn sách đưa ra một mô hình để chuyển một công ty chỉ ở mức bình thường, hay ở mức tốt, thành một công ty vĩ đại.