Ưu điểm phương pháp chọn mẫu theo phi xác suất:

Chọn mẫu phi ngẫu nhiên (hay chọn mẫu phi xác suất) là phương pháp chọn mẫu mà các đơn vị trong tổng thể chung không có khả năng ngang nhau để được chọn vào mẫu nghiên cứu. Chẳng hạn : Ta tiến hành phỏng vấn các bà nội trợ tới mua hàng tại siêu thị tại một thời điểm nào đó ; như vậy sẽ có rất nhiều bà nội trợ do không tới mua hàng tại thời điểm đó nên sẽ không có khả năng được chọn

Việc chọn mẫu phi ngẫu nhiên hoàn toàn phụ thuộc vào kinh nghiệm và sự hiểu biết về tổng thể của người nghiên cứu nên kết quả điều tra thường mang tính chủ quan của người nghiên cứu. Mặt khác, ta không thể tính được sai số do chọn mẫu, do đó không thể áp dụng phương pháp ước lượng thống kê để suy rộng kết quả trên mẫu cho tổng thể chung

Các phương pháp chọn mẫu phi ngẫu nhiên:

Chọn mẫu thuận tiện:

Có nghĩa là lấy mẫu dựa trên sự thuận lợi hay dựa trên tính dễ tiếp cận của đối tượng, ở những nơi mà nhân viên điều tra có nhiều khả năng gặp được đối tượng. Chẳng hạn nhân viên điều tra có thể chặn bất cứ người nào mà họ gặp ở trung tâm thương mại, đường phố, cửa hàng,.. để xin thực hiện cuộc phỏng vấn. Nếu người được phỏng vấn không đồng ý thì họ chuyển sang đối tượng khác. Lấy mẫu thuận tiện thường được dùng trong nghiên cứu khám phá, để xác định ý nghĩa thực tiễn của vấn đề nghiên cứu; hoặc để kiểm tra trước bảng câu hỏi nhằm hoàn chỉnh bảng; hoặc khi muốn ước lượng sơ bộ về vấn đề đang quan tâm mà không muốn mất nhiều thời gian và chi phí.

Chọn mẫu phán đoán:

Là phương pháp mà phỏng vấn viên là người tự đưa ra phán đoán về đối tượng cần chọn vào mẫu. Như vậy tính đại diện của mẫu phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm và sự hiểu biết của người tổ chức việc điều tra và cả người đi thu thập dữ liệu. Chẳng hạn, nhân viên phỏng vấn được yêu cầu đến các trung tâm thương mại chọn các phụ nữ ăn mặc sang trọng để phỏng vấn. Như vậy không có tiêu chuẩn cụ thể “thế nào là sang trọng” mà hoàn toàn dựa vào phán đoán để chọn ra người cần phỏng vấn.

Chọn mẫu định ngạch :

Đối với phương pháp chọn mẫu này, trước tiên ta tiến hành phân tổ tổng thể theo một tiêu thức nào đó mà ta đang quan tâm, cũng giống như chọn mẫu ngẫu nhiên phân tầng, tuy nhiên sau đó ta lại dùng phương pháp chọn mẫu thuận tiện hay chọn mẫu phán đoán để chọn các đơn vị trong từng tổ để tiến hành điều tra. Sự phân bổ số đơn vị cần điều tra cho từng tổ được chia hoàn toàn theo kinh nghiệm chủ quan của người nghiên cứu. Chẳng hạn nhà nghiên cứu yêu cầu các vấn viên đi phỏng vấn 800 người có tuổi trên 18 tại 1 thành phố. Nếu áp dụng phương pháp chọn mẫu định ngạch, ta có thể phân tổ theo giới tính và tuổi như sau:chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 18 đến 40, chọn 400 người (200 nam và 200 nữ) có tuổi từ 40 trở lên. Sau đó nhân viên điều tra có thể chọn những người gần nhà hay thuận lợi cho việc điều tra của họ để dễ nhanh chóng hoàn thành công việc.

Chọn mẫu quả cầu tuyết/ phát triển mầm:

Trong xã hội học và thống kê nghiên cứu, lấy mẫu quả cầu tuyết (hoặc chọn mẫu dây chuyền , chọn mẫu dây chuyền giới thiệu , lấy mẫu giới thiệu) là một mẫu phi xác suất  mà đối tượng nghiên cứu hiện tượng tuyển dụng trong tương lai từ những người quen của họ. Do đó, nhóm mẫu được cho là phát triển như một quả cầu tuyết lăn. Khi mẫu được xây dựng, đủ dữ liệu được thu thập sẽ hữu ích cho nghiên cứu. Kỹ thuật lấy mẫu này thường được sử dụng trong các quần thể ẩn hoặc khó tiếp cận, chẳng hạn như người sử dụng ma túy hoặc người bán dâm, hoặc những người có thu nhập rất cao, hoặc địa vị trong xã hội. Vì các thành viên mẫu không được chọn từ khung lấy mẫu, các mẫu bóng tuyết có thể có nhiều thành kiến . Ví dụ, những người có nhiều bạn bè có nhiều khả năng được tuyển dụng vào mẫu. Khi các mạng xã hội ảo được sử dụng, thì kỹ thuật này được gọi là lấy mẫu quả cầu tuyết ảo.

Nếu có bất cứ thắc mắc gì, các bạn hãy liên hệ với chúng tôi qua:

  • Email:
  • Zalo: 0833.470.470
  • Website: hotroluanvan.com hoặc phantichdulieuspss.com để tham khảo các bài viết
  • Hoặc điền vào Form  thông tin sau:

Chọn mẫu phi xác suất (tiếng Anh: Non-probability sampling) là cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan.

Ưu điểm phương pháp chọn mẫu theo phi xác suất:

Hình minh hoạ (Nguồn: thoughtco)

Khái niệm

Chọn mẫu phi xác suất trong tiếng Anh được gọi là non-probability sampling.

Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu theo phán đoán chủ quan và không dựa theo phương pháp máy móc, khách quan.

Phương pháp chọn mẫu

Trong chọn mẫu phi xác suất thường sử dụng các phương pháp:

- Chọn mẫu theo khối

Chọn mẫu theo khối là việc chọn một tập hợp các mẫu liên tục trong một dẫy nhất định.

Nguyên tắc: Trong trường hợp này, phần tử đầu tiên trong khối đã được chọn thì phần còn lại cũng được chọn tất yếu.

Phương pháp này được sử dụng nếu sai sót trọng yếu phân bố tập trung theo những khối quần thể nhất định hoặc được áp dụng với đám đông với kích cỡ nhỏ.

Ví dụ: Chọn 10 phiếu thu bắt đầu từ số 3472, vậy 10 phiếu thu liên tiếp là 3472 – 3481.

Nhận xét: Mẫu được chọn sẽ có tính đại diện không cao nếu số lượng khối được chọn nhỏ.

- Chọn mẫu theo nhận định

Chọn mẫu theo nhận định là việc chọn mẫu hoàn toàn dựa trên những xét đoán chủ quan của nhà nghề.

Trong nhiều trường hợp, khi có kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có tính huống không bình thường... chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của những mẫu đại diện.

Điều kiện tiến hành

Kiểm toán viên phải nắm được đặc điểm cơ bản của khách thể kiểm toán và ấn định được mẫu đại diện trước khi chọn mẫu.

Ví dụ: Chọn các phiếu thu hay phiếu chi vào các thời điểm thay đổi nhân sự, xem xét việc ghi sổ kế toán khi chuyển đổi cơ chế kinh tế hoặc chế độ kế toán.

Để tăng được khả năng của phương pháp nhận định thường phải tập trung chú ý vào phân bố mẫu chọn theo các hướng khác nhau:

+ Theo loại nghiệp vụ kinh tế chủ yếu

Ví dụ khi xem xét các nghiệp vụ cung ứng và dịch vụ, không nên chỉ xem xét các nghiệp vụ mua nguyên vật liệu mà phải quan tâm đến các nghiệp vụ quảng cáo, sửa chữa.

+ Theo phần việc do các nhân viên khác nhau phụ trách: số lượng nghiệp vụ do mỗi người thực hiện phải được kiểm toán. Nếu có thay đổi nhân viên sẽ dễ có mẫu chọn không đại diện khi giới hạn phạm vi chọn mẫu.

+ Theo qui mô: khi chọn các mẫu có qui mô tiền tệ khác nhau thì các khoản mục, nghiệp vụ, tài khoản... có số dư lớn cần được chọn để kiểm toán.

Ưu điểm: Chi phí cho kiểm toán thấp, do không phải tiến hành các bước chọn mẫu theo các cách trên.

Nhược điểm: Rủi ro lớn, nếu kiểm toán viên không ấn định được mẫu điển hình.

(Tài liệu tham khảo: Đối tượng và phương pháp kiểm toán, ĐH Kinh tế Quốc dân)

Diệu Nhi

Trong điều kiện thời gian và nguồn lực bị giới hạn, kiểm toán viên không thể tiến hành kiểm tra chi tiết toàn bộ dữ liệu kế toán. Chính vì vậy, yêu cầu tất yếu đặt ra là phải áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu vào trong quá trình thực hiện kiểm toán báo cáo tài chính. Việc áp dụng các kỹ thuật chọn mẫu nào và thực hiện ra sao phụ thuộc và đặc điểm, điều kiện cụ thể của từng công ty kiểm toán.

Ưu điểm phương pháp chọn mẫu theo phi xác suất:

Tư vấn luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài điện thoại: 1900.6568

1. Chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán là gì?

Chọn mẫu kiểm toán trên cơ sở sử dụng các đặc trưng mẫu để suy rộng cho đặc trưng của toàn bộ tổng thể. Như vậy, yêu cầu cơ bản của chọn mẫu là phải chọn được mẫu đại diện. Một mẫu đại diện là mẫu mà các đặc điểm của mẫu cũng giống như những đặc điểm của tổng thể. Trong quá trình thực hiện chọn mẫu kiểm toán viên thường đặc biệt quan tâm tới tính hiệu quả của thủ tục kiểm soát, tính chính xác của quá trình xử lý nghiệp vụ và tính chính xác của các số dư tài khoản, tính đầy đủ của các loại chi phí.

Trên thực tế, kiểm toán viên không biết mẫu có tính đại diện hay không dù sau đó tất cả các thử nghiệm đều được thực hiện. Tuy nhiên, kiểm toán viên có thể tăng khả năng đại diện của mẫu bằng cách thận trọng khi thiết kế, lựa chọn và đánh giá mẫu.

Chọn mẫu phi xác suất là cách chọn mẫu được thực hiện theo phán đoán chủ quan, đồng thời các phân tử không có cơ hội như nhau để được lựa chọn vào mẫu mà kiểm toán viên dựa vào nhận định nhà nghề để xét và quyết định chọn phần tử nào vào mẫu. Phương pháp này thường được sử dụng trong trường hợp các sai sót trọng yếu phân bố tập trung theo những khối quần thể xác định, hay tổng thể có kích cỡ nhỏ. Chọn mẫu phi xác suất bao gồm chọn mẫu theo khối (lô), chọn bất kỳ và chọn mẫu theo nhận định nhà nghề.

2. Phương pháp chọn mẫu phi xác suất trong kiểm toán:

Phương pháp chọn mẫu kiểm toán là các quy tắc, cách thức, thủ thuật, các bước mà kiểm toán viên thực hiện trong quá trình chọn mẫu nhằm chọn ra được mẫu có tính đại diện cao, thu thập được bằng chứng kiểm toán có tính thuyết phục.

Trong chọn mẫu kiểm toán thì loại hình, phương pháp và quy mô tương ứng của mẫu chọn là vấn đề quan trọng nhất. Có nhiều phương pháp chọn mẫu kiểm toán, nhưng nhìn chung người ta phân loại ra chọn mẫu thống kê và chọn mẫu phi thống kê. Ngoài ra, theo các căn cứ phân loại khác nhau thì có các phương pháp chọn mẫu khác nhau:

– Căn cứ vào hình thức biểu hiện của đối tượng kiểm toán có thể chọn mẫu theo đơn vị tiến tệ hoặc chọn mẫu theo đơn vị hiện vật.

– Căn cứ vào cách thức cụ thể đề chọn mẫu có thể có chọn mẫu ngẫu nhiên và chọn mẫu phi ngẫu nhiên.

Xem thêm: Kiểm toán là gì? Bản chất, chức năng, ý nghĩa và tác dụng của kiểm toán?

– Căn cứ vào cơ sở của chọn mẫu có chọn mẫu xác suất và chọn mẫu phi xác suất.

Thứ nhất, về chọn mẫu theo khối (lô).

Chọn mẫu theo khối (lô) Chọn mẫu theo khối (lô) là việc chọn một tập hợp các đơn vị kế tiếp nhau trong một tổng thể. Trong trường hợp này, phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu. Mẫu chọn có thể là một khối liền hoặc nhiều khối rời gộp lại. Chẳng hạn, chọn ra một mẫu bao gồm tất cả các phiếu nhập kho trong tháng 7 và tháng 9 để kiểm tra nghiệp vụ nhập kho hàng hóa vật tư trong năm. Hoặc kiểm toán viên cũng có thế lấy tất cả các nghiệp vụ trong quý 3 để kiếm tra sau đó suy rộng kết quả cho cả năm.

Việc chọn mẫu theo lô đối với các cuộc khảo sát nghiệp vụ chỉ được chấp nhận nếu số lượng lô là hợp lý. Nếu quá ít lô thì khả năng có một mẫu không có tính đại diện là rất lớn, có xét đến khả năng của những điều như những thay đổi của hệ thống kế toán, và bản chất thời vụ của rất nhiều ngành nghề kinh doanh.

Số lượng lô chính xác không được cụ thể theo nghề nghiệp nhưng con số hợp lý của hầu hết tình huống có lẽ ít nhất là 09 lô lấy từ 09 tháng khác nhau.

Chọn mẫu theo khối là phương pháp được các kiểm toán viên của nhiều công ty sử dụng nhiều nhất. Mẫu được chọn thường là các khối nghiệp vụ phát sinh theo thời gian như tháng hoặc quý. Ưu điểm của việc làm này là giúp kiểm toán viên có thể kiểm tra tính liên tục của nghiệp vụ phát sinh đồng thời tìm kiếm chứng từ cũng đơn giản hơn, tiết kiệm được thời gian vì nếu phần tử đầu tiên trong khối được chọn thì các phần tử còn lại cũng được chọn tất yếu.

Khi thực hiện chọn mẫu theo khối, kiểm toán viên thường chọn khối các tháng có nghiệp vụ phát sinh nhiều, có thể là các tháng cuối năm hoặc các tháng theo mùa kinh doanh tùy đặc điểm cụ thể của đơn vị. Lúc này, cỡ mẫu chính là số lượng các phần tử được chọn trong khối.

Thứ hai, về chọn bất kỳ.

Xem thêm: Các trường hợp kiểm toán viên hành nghề không được thực hiện kiểm toán

Chọn bất kỳ là chọn mẫu không theo một trật tự nào. Kiểm toán viên nghiên cứu một tổng thể và chọn lựa các phần tử của mẫu mà không xét đến qui mô, nguồn gốc, hoặc các đặc điểm phân biệt khác của chúng thì kiểm toán viên cố gắng lựa chọn một cách vô tư.

Khi thực hiện chọn mẫu bất kỳ kiểm toán viên cần tránh bất cứ một sự thiên lệch hay dự đoán chủ quan nào để đàm bảo tất cả các phần tử trong tổng thể đều có cơ hội được chọn như nhau.

Thứ ba, về chọn mẫu theo nhận định nhà nghề.

Chọn mẫu theo nhận định nhà nghề là việc kiểm toán viên dựa vào kinh nghiệm nghề nghiệp của mình để lựa chọn các phần tử của mẫu trong các trường hợp kích cỡ mẫu nhỏ hoặc có các tình huống không bình thường thì chọn mẫu theo nhận định sẽ tạo cơ hội tốt cho sự xuất hiện của những mẫu đại diện. Khi đó, kiểm toán viên thường tập trung vào các hướng sau:

– Theo nội dung kinh tế của nghiệp vụ: Nếu có nhiều loại nghiệp vụ trong phạm vi kiếm toán thì mỗi loại nghiệp vụ đều nên có mặt trong mẫu được chọn.

– Theo người phụ trách công việc: Nếu có nhiều người phụ trách về nghiệp vụ trong kỳ thì mẫu được chọn nên bao gồm nghiệp vụ của mỗi người.

– Theo quy mô của nghiệp vụ kinh tế: Các nghiệp vụ, khoản mục có số tiền lớn cần được chọn nhiều hơn đề kiểm tra.

Các tiêu thức thường được sử dụng bao gồm:

Xem thêm: Cơ sở dẫn liệu là gì? Ý nghĩa của cơ sở dẫn liệu trong kiểm toán?

– Các phần tử có khả năng sai phạm nhất: khi kiểm toán viên nhận định một số phần tử tổng thể có khả năng sai phạm rõ ràng (ví dụ: khoản phải thu quá hạn thanh toán đã lâu, các giao dịch có giá trị lớn bất thường hay có tính phức tạp cao) thì các kiểm toán viên sẽ chọn ngay các phần tử đó để kiểm tra chi tiết. Cụ thể, nếu các phần tử được chọn để kiểm tra không có sai phạm thì hầu như không có khả năng tổng thể có sai phạm trọng yếu.

– Các phần tử có đặc trưng của tổng thể: khi các kiểm toán viên muốn có mẫu đại diện cho tổng thể sẽ sử dụng tiêu thức này. Ví dụ: mẫu các khoản chi tiền mặt có thể bao gồm một số khoản chi tiền mặt của từng tháng, một số khoản chi tiền cho từng loại giao dịch.

– Các phần tử có quy mô tiền tệ lớn: khi mẫu bao gồm các phần tử có quy mô tiền tệ lớn thì rủi ro của kết luận sai lầm do bỏ qua không kiểm tra các phần tử nhỏ sẽ trở thành không đáng kể.

Mẫu được chọn theo nhận định sẽ dựa trên các tiêu thức được xác lập bởi các kiểm toán viên. Các công ty thường, tiêu thức thường được sử dụng nhất là lựa chọn các phần tử có quy mô tiền tệ lớn. Chẳng hạn, khi chọn mẫu các phiếu chi để kiểm tra sự phê duyệt, kiểm toán viên sẽ lựa chọn các phiếu cho có giá trị lớn theo một mức nhất định tùy thuộc quy mô đơn vị. Lúc đó, rủi ro của kết luận sai lầm do bỏ qua không kiểm tra các phần tử có giá trị nhỏ sẽ trở thành không đáng kể.

Hai phương pháp chọn mẫu này có ưu điểm chung là dễ dàng thực hiện, có thể tiết kiệm được thời gian, nhược điểm lớn nhất là mẫu được chọn có thể là một mẫu thiên lệch. Tuy nhiên, thông thường thì các kiểm toán viên của công ty xác định cỡ mẫu khá lớn nên mẫu được chọn vẫn có thể đảm bảo tính địa diện cho tổng thể.

Kiểm toán viên tiến hành chọn mẫu theo khối các phiếu xuất kho trong tháng 2 và tháng 6. Đây là 2 tháng mà lượng xuất kho nhiều nhất trong năm. Kiểm toán viên kiểm tra tác giả các phiếu xuất kho được đánh số liên tục hay không đồng thời cũng kiểm tra tác giả trên phiếu xuất có đầy đủ các nội dung cũng như là chữ ký hay không. Việc chọn khối các phiếu xuất kho tháng 2 tháng 6 là theo nhận định của kiểm toán viên, tuy nhiên có thể các tháng khác cũng xảy ra sai phạm. Sau đó, kiểm toán viên sẽ chọn từ 12 tháng mỗi tháng 30 phiếu xuất kho để kiểm tra tác giả các đơn đặt hàng đính kèm phiếu xuất kho đã được phê duyệt có chữ ký của người phê duyệt hay không, đồng thời kiểm toán viên còn kiểm tra luôn số liệu giữa phiếu xuất kho với chứng từ kèm theo tác giả đã khớp đúng chưa.