Vì sao bị xước da tay

Vào mùa lạnh, hiện tượng xước măng rô xảy ra có phần thường xuyên hơn, do thời tiết hanh khô.

Xước măng rô là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị xước măng rô ở rìa móng tay thì đau, rát, khó chịu.

Vào mùa lạnh, hiện tượng xước măng rô xảy ra có phần thường xuyên hơn, do thời tiết hanh khô, nhiều người không có thói quen bổ sung đầy đủ lượng nước cần thiết, da khô, nứt nẻ sẽ dẫn đến việc vùng da xung quanh móng tay, móng chân bị xước.

Nguyên nhân khiến bạn bị xước măng rô có thể do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C, trong nhiều trường hợp được xác định còn do thiếu calci, acid folic… khiến da tay, chân bong tróc.

Hay trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau dọn… tay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa.

Việc làm đẹp, thường xuyên làm móng của chị em cũng là một trong những nguyên nhân.

Do bị viêm da, nấm da, bệnh Eczema, gây tổn thương phần da quanh móng tay, làm tổn thương gốc móng tay, làm xuất hiện những đường gờ ngang.

Một số khác thì có hiện tượng xước móng rô mỗi khi sắp tới kỳ nguyệt san, nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến giãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt.

Để tránh bị xước măng rô, nên bổ sung các chất giàu vitamin C [cam, quýt, bưởi, dưa bở, rau cải, mùi tây, dâu tây…], thực phẩm giàu acid folic [cá, các loại rau có màu xanh thẫm, hoa lơ xanh, gan động vật [bò, gà, lợn], các hạt nảy mầm [mầm lúa mì, mầm lúa, giá đỗ…].

Nếu bị xước măng rô, không được dùng tay để dứt phần da bong mà cần sử dụng bấm móng tay hay kìm bấm da tay để cắt tận gốc của phần da chết.

Theo Theo Ngày Nay

Thực đơn ngừa xước móng tay

Móng tay phản ánh chế độ ăn uống. Nếu thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ dễ gãy. Nếu thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước măng rô

Xước măng rô [xước da quanh chân móng tay] là hiện tượng thường gặp, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Khi bị xước măng rô ở rìa móng tay thì đau, rát, khó chịu, nhiều người thường nói rằng đó là do thiếu vitamin C. Thực ra, xước măng rô không chỉ đơn giản là do thiếu vitamin C mà việc lột da ở bàn tay trong nhiều trường hợp được xác định còn do thiếu calci, acid folic...

Ngoài ra, do quá trình làm việc và rửa tay tiếp xúc với nhiều loại hóa chất tẩy rửa như nước rửa chén, xà phòng, nước gội đầu, nhuộm tóc… nên da tay khô cũng sẽ dễ dẫn đến trầy xước. Lúc này, nên dùng chất tẩy rửa có độ kiềm nhẹ hoặc dùng bao tay khi tiếp xúc với các chất tẩy rửa trên.

Khi sắp đến ngày “đèn đỏ” hoặc do nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi gây mẩn ngứa, thậm chí da nổi mụn cũng có hiện tượng xước măng rô. Nếu ở vào trường hợp này, bạn không nên can thiệp, chỉ cần hết “đèn đỏ” hoặc buồng trứng ổn định, tay bạn sẽ khỏi xước măng rô.

Ăn nhiều loại trái cây sẽ giúp cơ thể không thiếu vitamin A. Ảnh: HỒNG THÚY

Khi thấy tay bị xước măng rô, bạn nên dùng một cây kìm cắt da hoặc đồ bấm móng tay để cắt sát vào phần da xước. Cần lấy dụng cụ cắt sạch phần da chai sần và khô ở hai bên khóe móng, sau đó dùng giũa mài cho nhẵn nhụi vì nếu không, đôi khi vô tình quệt lên mặt sẽ làm trầy xước da mặt. Móng tay phản ánh chế độ ăn uống. Nếu thiếu vitamin A và calci, móng tay sẽ dễ gãy. Nếu thiếu protein, acid folic và vitamin C, móng tay sẽ bị xước măng rô.

Những vệt trắng ngang móng tay cho thấy hiện tượng thiếu protein. Cơ thể thiếu vitamin B12 có thể dẫn đến móng tay bị quá khô, chân móng bị tròn và cong đồng thời móng có màu xỉn tối. Thiếu chất kẽm khiến các đốm trắng xuất hiện trên móng. Móng tay dễ gãy cũng có thể do thiếu nước.

Để giúp móng tay khỏe, nên ăn nhiều trái cây và rau tươi để cung cấp đủ lượng vitamin, chất khoáng và enzim cần thiết. Nên ăn nhiều bông cải xanh, cá, hành và uống đủ nước hằng ngày. Nên bổ sung vào bữa ăn với sữa ong chúa, tảo spirulina và tảo bẹ vì những thứ này giàu silic dioxide, kẽm và vitamin B có tác dụng làm móng tay khỏe hơn. Uống nước cà rốt tươi mỗi ngày sẽ cho cơ thể nhiều calci và phosphor.

Không sơn móng quá 1 - 2 lần/tuần

Để tránh cho móng tay bị gãy, giòn nên cẩn thận trong các hoạt động hằng ngày. Tránh để móng tay tiếp xúc nhiều với những chất chứa cồn, kiềm và acid đậm đặc, đặc biệt là mỹ phẩm dưỡng da có mùi thơm vì chúng có thể khiến móng tay dễ gãy hơn. Nên dùng găng tay cao su khi làm việc nhà hoặc khi rửa chén.

Trước khi sơn móng tay, nhớ dùng chất tẩy để tẩy đi lớp sơn cũ trên móng. Hãy để cho lớp véc-ni có thời gian khô hoàn toàn rồi hãy sơn lớp kế tiếp, khi đó, bề mặt móng tay mới bóng và căng đều.

Nên nhớ rằng sơn nhiều lớp màu mỏng tốt hơn là sơn một lớp dày, vì nó sẽ khô nhanh hơn và bám móng lâu hơn. Đừng tẩy và sơn quá 1 - 2 lần/tuần, nếu không muốn móng tay dễ bị khô. Nên chọn chất tẩy móng có đặc tính giữ ẩm để giảm sự hư hại móng.

Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh, chúng ta nên thường xuyên vệ sinh bằng cách ngâm tay vào nước muối pha loãng mỗi tối. Ngoài ra, nên sử dụng một số loại kem dưỡng da có độ ẩm giúp da tay mềm hơn. Thói quen cắn móng tay của nhiều người cũng sẽ khiến da bị rách, nham nhở, vì thế nên loại bỏ thói quen không tốt này.

Lương y HOÀI VŨ [Hội Đông y Hà Nội]

Khắc phục ngón tay xước

Ai cũng muốn có một đôi tay xinh xắn. Thế nhưng, trước khi làm đẹp cho tay, cần chú ý tới sức khỏe của chúng. Một trong những tình trạng khó chịu ở ngón tay mà nhiều người gặp phải là xước móng rô, còn gọi là xước măng rô. Đó là tình trạng da ở quanh móng tay bị bong ra, rồi xước thành từng sợi

Khi bị tình trạng này, bạn không nên xé những sợi da bong ra. Khi kéo ngược chiều, những sợi da chết này vẫn dính liền với lớp da khỏe mạnh nên sẽ khiến rách da, chảy máu. Đầu ngón tay là nơi hay hoạt động, làm việc nên khi bị thương sẽ gây trở ngại cho hoạt động. Khi thấy tay bị xước móng rô, bạn nên đi tìm một cây kìm cắt da, hoặc đồ bấm móng tay để cắt sát vào phần da chết. Nếu phần da ở hai bên khóe móng cũng chai sần và khô lại khiến đôi khi vô tình quệt lên mặt sẽ làm trầy xước da mặt. Bạn cũng cần lấy dụng cụ cắt sạch phần da này đi, sau đó dùng giũa mài cho nhẵn nhụi. Xét về góc độ dinh dưỡng, nguyên nhân của xước móng rô là do cơ thể thiếu vitamin, đặc biệt là vitamin C. Thiếu vitamin này không chỉ gây xước móng rô nói riêng mà còn gây lột da ở khắp bàn tay, bàn chân nói chung. Vì thế, cần ăn nhiều loại trái cây có vitamin C như cam, chanh, bưởi... Ngoài ra, có một nguyên nhân khác là do trong quá trình làm việc nhà như rửa chén, giặt đồ, lau nhà... tay hay phải tiếp xúc với các loại hóa chất tẩy rửa nên da tay bị khô, dễ bong tróc. Giải pháp cho tình trạng này là chú ý chọn các loại chất tẩy rửa có kiềm nhẹ, không gây hại cho da tay.

Ở một số người, thói quen cắn móng tay cũng gây nên tình trạng da tay bị rách nham nhở, cần loại bỏ thói quen xấu này. Một số trường hợp khác thì có hiện tượng cứ sắp tới kỳ kinh nguyệt là da tay lại bị xước móng rô. Nguyên nhân là do nội tiết buồng trứng tăng cao đột ngột dẫn đến dãn mao mạch, có khi còn gây mẩn ngứa da hoặc nổi mụn trên mặt. Với trường hợp này thì không nên can thiệp nhiều, chỉ cần chờ qua kỳ kinh nguyệt hoặc khi buồng trứng trở nên ổn định hơn, nhất là sau khi lập gia đình, sinh con thì sẽ hết.

Để giữ gìn da tay luôn khỏe mạnh, cũng cần thường xuyên làm vệ sinh, ngâm nước muối vào buổi tối, sử dụng một số loại sữa dưỡng da có tác dụng tạo độ ẩm, làm mềm da tay.

Thái Hằng

Video liên quan

Chủ Đề