Viêm khớp thái dương hàm là gì

Viêm khớp thái dương hàm là bệnh lý tuy không nguy hiểm đến tính mạng nhưng ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe. Để tìm ra hướng giải quyết dứt điểm căn bệnh này, mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây.

1. Viêm khớp thái dương hàm là gì?

Khớp thái dương hàm là khớp nối giữa xương hàm dưới và xương sọ ở mỗi bên mặt. Nó giúp hàm đóng mở để thực hiện các hoạt động nhai, nói, nuốt… Khớp này di chuyển 3 chiều, được cấu tạo từ xương, sụn khớp, dây chằng, đĩa khớp, bao khớp. Bất kỳ thành phần cấu tạo nào bị tổn thương đều có thể gây ra tình trạng viêm khớp.

Viêm khớp thái dương hàm [còn gọi là rối loạn khớp thái dương hàm] gây đau, co thắt, mất cân bằng khớp, ảnh hưởng tới chức năng của khớp. Bên cạnh đó, bệnh còn gây ra một loạt các biểu hiện khó chịu khác và làm mất thẩm mỹ của người bệnh. Nếu không được điều trị kịp thời, nó có thể dẫn tới các biến chứng nguy hiểm khác.

2. Dấu hiệu viêm khớp thái dương hàm

Triệu chứng của viêm khớp thái dương hàm thường bị nhầm lẫn với dấu hiệu của các bệnh lý khác. Bệnh diễn biến âm thầm sau một thời gian các dấu hiệu bệnh mới rõ ràng. Dưới đây là các triệu chứng cơ bản:

dấu hiệu Triệu chứng cụ thể
Đau vùng khớp thái dương hàm  Đau ở một hoặc cả hai bên mặt

Cơn đau tăng dần từ nhẹ tới dữ dội, đặc biệt là khi nhai

Đau nhức ở các vùng lân cận Đau trong và xung quanh tai, ù tai

Đau nhức mắt, hoa mắt.

Đau đầu

Đau lan xuống cổ, gáy

Khó khăn trong cử động khớp Cử động mở, khép miệng rất khó khăn. Nếu ở tình trạng nặng, người bệnh không thể há miệng
Tiếng lục cục tại khớp Khi há miệng, nhai thức ăn thì có tiếng lục cục
Biến dạng khuôn mặt Viêm khớp thái dương hàm nổi hạch có thể gây phì đại cơ nhai, sưng to mặt, mặt mất cân đối
Sốt Nóng, sốt, khó chịu trong người, đặc biệt là vào chiều tối

3. Viêm khớp thái dương hàm có nguy hiểm không?

Bệnh ảnh hưởng tới chức năng nói, ăn của người bệnh. Điều này gây tác động nghiêm trọng tới sinh hoạt hàng ngày cũng như việc đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể. Nếu bệnh kéo dài, diễn biến ngày trầm trọng hơn sẽ dẫn tới biến chứng như: Giãn khớp do viêm khớp thái dương hàm nổi hạch, khớp giãn có thể gây trật khớp, dính khớp. Cuối cùng bệnh có thể gây thủng đĩa khớp, phá hủy đầu xương, xơ cứng khớp khiến người bệnh không thể há miệng được.

4. Nguyên nhân gây viêm khớp thái dương hàm

Bệnh có thể gây ra bởi nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó đáng chú ý nhất là các yếu tố sau:

4.1. Biến chứng của các bệnh lý khác

Đây được coi là nguyên nhân phổ biến gây viêm khớp hàm thái dương. Một số bệnh lý có thể kể đến là:

– Nhiễm khuẩn

Thoái hóa khớp: Khớp thái dương hàm thường là khớp bị ảnh hưởng sau cùng do thoái hóa khớp. Tình trạng này thường xảy ra ở người cao tuổi.

Viêm khớp dạng thấp: Viêm khớp dạng thấp chiếm tới 50% nguyên nhân gây rối loạn khớp thái dương hàm.

4.2. Biến dạng bẩm sinh

Những biến dạng bẩm sinh của xương mặt có thể gây ảnh hưởng tới khả năng hoạt động của răng, hàm. Lâu dần nó sẽ gây viêm nhiễm. Nó có thể bao gồm khớp cắn lệch, răng mọc không đều…

Lệch khớp cắn có thể gây bệnh

4.3. Chấn thương

Các chấn thương gặp phải trong lao động, tham gia giao thông hoặc sinh hoạt thường ngày cũng có thể là nguyên nhân gây bệnh. Những va đập tại mặt, hàm có thể tạo ra những tổn thương ở khớp thái dương hàm. Đôi khi chấn thương có thể xảy ra do há miệng quá rộng một cách đột ngột.

4.4. Thói quen xấu

Đối với một số trường hợp, khớp thái dương hàm bị tổn thương do một số thói quen xấu của người bệnh. Có thể kể đến như thường xuyên nghiến chặt hàm răng, mài răng vào nhau, để cơ hàm phải làm việc liên tục, nhai một bên, cắn móng tay… Đôi khi người bệnh không tự ý thức được điều này bởi có thể hiện tượng nghiến, mài răng chỉ xảy ra vào lúc ngủ.

Cắn móng tay là một trong những thói quen xấu có thể gây bệnh

5. Khi nào cần tới gặp bác sĩ? Viêm khớp thái dương hàm khám ở đâu?

Khi xuất hiện các triệu chứng sau, người bệnh cần tới gặp bác sĩ để được chẩn đoán chính xác bệnh:

– Đau kéo dài hơn 1 tuần dù đã áp dụng các biện pháp điều trị tại nhà.

– Đau khi mở miệng hoặc đánh răng

– Há miệng có tiếng khớp kêu lục cục

– Không há hoặc đóng được miệng. Nhai khó khăn.

Không há được miệng là một dấu hiệu cần gặp bác sĩ ngay

Việc lựa chọn địa chỉ khám chữa bệnh uy tín sẽ giúp chẩn đoán và đưa ra pháp đồ điều trị chính xác, hiệu quả. Nếu bạn ở tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh cùng các vùng lân cận có thể thăm khám tại một số địa chỉ sau:

– Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương Hà Nội

– Bệnh viện Hữu nghị Việt Đức

– Bệnh viện Quân y 103

– Bệnh viện Răng Hàm Mặt Trung ương thành phố Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Răng Hàm Mặt thành phố Hồ Chí Minh

– Bệnh viện Đại học Y dược thành phố Hồ Chí Minh

6. Chẩn đoán

Để chẩn đoán bệnh, bác sĩ sẽ thực hiện một số phương pháp sau:

– Khám lâm sàng: Xem xét triệu chứng, hỏi người bệnh về tiền sử bệnh, kiểm tra tầm vận động của khớp

– Chụp X-quang

– Chụp CT

– Chụp MRI

– Nội soi khớp

– Xét nghiệm máu

7. Điều trị viêm khớp thái dương hàm

Khi mắc bệnh nhiều người không khỏi lo lắng liệu viêm khớp thái dương hàm có chữa được không? Về cơ bản, bệnh nếu được phát hiện sớm và điều trị kịp thời, đúng hướng sẽ được chữa khỏi. Tuy nhiên nếu bệnh nặng, phức tạp có thể phải điều trị kéo dài một năm, thậm chí là chung sống suốt đời với căn bệnh này. Tùy thuộc vào từng đối tượng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp.

7.1. Chườm giảm đau viêm khớp thái dương hàm

Một trong những biện pháp giảm đau tạm thời mà người bệnh có thể áp dụng là chườm giảm đau. Chườm lạnh sẽ phát huy hiệu quả trong vòng 48 giờ sau chấn thương gặp phải tại mặt và cơ hàm. Chườm nóng sẽ giúp giảm sưng, đau.

Người bệnh có thể dùng khăn, túi chườm, chai nước để chườm vào vị trí đau. Thời gian chườm trong khoảng 15 – 20 phút. Lưu ý là không chườm lên vết thương hở, không để nhiệt độ quá nóng.

Chườm sẽ giúp giảm bớt cơn đau

7.2. Biện pháp nha khoa

Trong một số trường hợp, người bệnh có thể phải áp dụng các biện pháp nha khoa. Phương pháp này sẽ khắc phục nguyên nhân gây bệnh cũng như giảm tối đa cử động làm nghiêm trọng hơn tình trạng bệnh. Người bệnh cần tới gặp nha sĩ để được tư vấn và lựa chọn biện pháp hợp lý.

– Niềng răng: Giúp chỉnh lại khớp cắn, điều chỉnh lại các vị trí răng bị lệch. Có nhiều loại niềng răng như: niềng răng sứ, niềng răng kim loại…

– Đặt đĩa cắn: Đĩa cắn được thiết kế đặc biệt để đeo vào miệng ngăn nghiến răng, cắn chặt hàm vào ban đêm.

– Phục hình thẩm mỹ răng

Niềng răng sẽ giúp khắc phục các biến dạng bẩm sinh

7.3. Thuốc tây trị viêm khớp thái dương hàm

Viêm khớp thái dương hàm uống thuốc gì là câu hỏi được nhiều người đặt ra. Người bệnh chỉ dùng thuốc dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Một số loại thuốc có thể được chỉ định như:

– Thuốc giảm đau: Paracetamol, Codein… Loại thuốc này giúp giảm bớt những cơn đau nhức cho người bệnh. Nó thường được dùng kết hợp với các loại thuốc hoặc phương pháp điều trị khác.

– Thuốc kháng sinh: Penicillin G, Oxacillin… Bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng sinh trong những trường hợp viêm khớp do nhiễm khuẩn giúp tiêu diệt vi khuẩn gây bệnh.

– Thuốc chống viêm không steroid: Diclofenac, Meloxicam… có tác dụng hạn chế tình trạng viêm nhiễm tại khớp. Nó cũng hỗ trợ giảm đau, sưng.

– Thuốc giãn cơ: Eperisone… giúp làm giảm căng cứng, thư giãn cơ hàm cho người bệnh.

Diclofenac giúp giảm viêm tại khớp

7.4. Châm cứu

Việc sử dụng kim châm cứu tác động vào huyệt đạo sẽ giúp giảm tín hiệu dẫn truyền thần kinh gây đau. Nó cũng giúp giãn cơ hàm và đem lại cảm giác dễ chịu hơn cho người bệnh. Đây là phương pháp hỗ trợ điều trị hiệu quả.

Châm cứu giúp giảm cảm giác đau

7.5. Vật lý trị liệu

Các biện pháp vật lý trị liệu có tác dụng tốt trong việc phục hồi lại chức năng của khớp hàm thái dương, cũng như giảm đau, giãn cơ. Bác sĩ vật lý trị liệu có thể chỉ định: xoa bóp, chiếu đèn hồng ngoại, tập vận động hàm dưới, siêu âm trị liệu… Để đạt hiệu quả, người bệnh cần phối hợp tốt trong quá trình điều trị.

7.6. Liệu pháp chọc rửa khớp

Bác sĩ sẽ chèn kim vào khớp và bơm vào khớp loại chất lỏng đặc biệt. Nó sẽ giúp loại bỏ các mảnh vụn và các sản phẩm phụ viêm. Biện pháp này thường đi kèm với các phương pháp trị liệu khác.

7.7. Phẫu thuật

Phẫu thuật là phương pháp được lựa chọn cuối cùng. Tuy nhiên, cũng không nhiều trường hợp cần tới phương pháp này. Bác sĩ hoặc nha sĩ có thể tiến hành mổ mở hoặc nội soi để sửa chữa hoặc thay thế khớp bị hư hại.

Phẫu thuật thường là phương pháp được lựa chọn sau cùng

8. Bài tập giảm đau khớp thái dương hàm

Để cải thiện chức năng cho khớp thái dương hàm, người bệnh có thể thực hiện một số bài tập đơn giản. Để lựa chọn bài tập phù hợp, hãy hỏi ý kiến của bác sĩ.

8.1. Bài tập mở miệng với lực cản

Bài tập này giúp cơ hàm trở nên chắc khỏe hơn. Nó cũng đồng thời cải thiện độ linh hoạt trong vận động của cơ thái dương hàm.

– Ngồi hoặc nằm thẳng

– Nhẹ nhàng đặt một ngón tay cái dưới cằm

– Vừa từ từ mở miệng vừa ấn ngón tay cái vào cằm. Giữ tư thế trong 5 giây rồi trở về tư thế ban đầu

8.2. Bài tập khép miệng với lực cản

Cũng có tác dụng tăng cường độ chắc khỏe cho khớp thái dương hàm, bạn có thể tập khép miệng với lực cản.

– Ngồi hoặc nằm thẳng. Mở miệng

– Lấy ngón trỏ và ngón cái ở cùng một bàn tay bóp trên phần sống hàm nằm giữa cằm và môi dưới.

– Vừa bóp vừa từ từ khép miệng lại.

– Lặp lại động tác 3 lần

8.3. Bài tập thư giãn hàm

Bài tập này giúp cơ hàm giãn ra và khớp được thư giãn. Nó đồng thời cũng tạo sự thư giãn chung cho cơ thể.

– Ngồi thẳng, mở hé miệng sao cho cảm thấy thoải mái nhất

– Ngả lưng ra sau, trán hướng lên trời. Lúc này miệng vẫn hé. Hít sâu và thở ra nhẹ nhàng bằng mũi

– Trở về tư thế ban đầu

– Lặp lại 3 lần

Một số bài tập có thể giúp cải thiện chức năng của khớp thái dương hàm

9. Phòng tránh bệnh

Bạn có thể thực hiện những gợi ý dưới đây để phòng tránh căn bệnh này. Một vài lời khuyên có thể hữu ích đối với người đã mắc bệnh.

– Lựa chọn đồ ăn mềm, dễ nhai. Đối với người bệnh trong 2 – 4 tuần đầu điều trị có thể ăn các món canh, hầm, cháo, súp, sữa…

– Tránh thực phẩm khô cứng, dai gây tăng áp lực lên cơ hàm như: hạt cứng, kẹo cao su, sườn sụn…

– Tránh nhai quá lâu hoặc nhai về một bên làm lệch cơ hàm.

– Hạn chế mở miệng quá to một cách đột ngột, đặc biệt là khi ăn, ngáp.

– Áp dụng các biện pháp để từ bỏ thói quen nghiến răng, cắn chặt răng khi ngủ. Không cắn móng tay, cắn bút…

– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ. Nếu có vấn đề về răng miệng hãy đi khám nha khoa, nhất là khớp cắn lệch, răng mọc chen chúc, mất răng.

– Điều trị tích cực các bệnh lý về xương khớp có nguy cơ gây bệnh.

– Khám sức khỏe định kỳ.

– Giữ tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng.

– Tập thể dục đều đặn, tăng cường vận động để nâng cao sức khỏe toàn thân

Viêm khớp thái dương hàm ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt và tinh thần của người bệnh. Do đó, ngay khi có biểu hiện nghi vấn thì người bệnh nên đi thăm khám để được chẩn đoán chính xác và kịp thời. Nếu như có bất kỳ thắc mắc nào, bạn có thể liên hệ trực tiếp tới số hotline 0343 44 66 99 để được tư vấn.

XEM THÊM

  • Nguyên nhân gây đau quai hàm bạn cần tránh
  • Viêm đa khớp – Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị

Chủ Đề