Ý nghĩa của học thuyết maslow

1.1. Tiểu sử tác giả Abraham Maslow sinh ngày 1-4-1908, mất năm 8-5-1970. Ông là một nhà tâm lý học nổi tiếng người Mỹ. Ông là người đáng chú ý nhất với sự đề xuất về Tháp nhu cầu và ông được xem là cha đẻ của chủ nghĩa nhân văn trong Tâm lý học. Maslow sinh ra ở Brookly – New York, là con cả trong một gia đình người Do Thái có 7 anh em, nhập cư từ Nga. Bố mẹ ông không được ăn học đến nơi đến chốn nhưng họ quyết tâm đầu tư cho Maslow được học hành và khuyến khích ông nên học ngành Luật. Đầu tiên ông thực hiện lời hứa của bố mẹ mình bằng cách ghi tên vào trường City College of New York. Tuy nhiên, sau 3 học kỳ ông chuyển sang học tại Cornell, sau đó ông quay trở lại CCNY. Sau đó ông cưới một người bà con là Bertha Maslow, ông chuyển đến Wisconsin và theo học tại University of Wisconsin. Tại đây ông đã nhận được B.A [1930], M.A [2011], PHD [1934] về tâm lý học. Trong khi học tại Wisconsin ông đã học với Harry Maslow, người được biết đến với những thí nghiệm gây tranh cãi về hành vi và tập tính xã hội của khỉ. Một năm sau khi tốt nghiệp, Maslow trở lại NewYork và làm việc với E. L. Thorndike tại Đại học Columbia. Maslow bắt đầu sự nghiệp giảng dạy tại Brooklyn College. Trong suốt thời gian này ông đã gặp gỡ nhiều nhà tâm lý học hàng đầu Châu Âu như Alfred Adler và Erich Fromm. Năm 1951, Maslow trở thànhTtrưởng khoa Tâm lý học tại Brandeis University, nơi mà ông bắt đầu với công tác nghiên cứu học thuyết của mình. Ông đã gặp Kurt Goldstein, người đã giới thiệu ông ta về ý tưởng của sự tự nhận thức về nhu cầu. Ông về hưu tại California. Chết vì đau tim năm 1979, thọ 62, sau nhiều năm sức khoẻ kém.

1.2. Nội dung cơ bản của thuyết nhu cầu


– Maslow nhà khoa học xã hội nổi tiếng đã xây dựng học thuyết về nhu cầu của con người vào những năm 1950. Lý thuyết của ông nhằm giải thích những nhu cầu nhất định của con người cần được đáp ứng như thế nào để một cá nhân hướng đến cuộc sống lành mạnh và có ích cả về thể chất lẫn tinh thần.

– Lý thuyết của ông giúp cho sự hiểu biết của chúng ta về những nhu cầu của con người bằng cách nhận diện một hệ thống thứ bậc các nhu cầu. Ông đã đem các loại nhu cầu khác nhau của con người, căn cứ theo tính đòi hỏi của nó và thứ tự phát sinh trước sau của chúng để quy về 5 loại sắp xếp thành thang bậc về nhu cầu của con người tư thấp đến cao.

Nhu cầu sinh lý: Đây là nhu cầu cơ bản để duy trì cuộc sống của con người như nhu cầu ăn uống, ngủ, nhà ở, sưởi ấm và thoả mãn về tình dục.

Là nhu cầu cơ bản nhất, nguyên thủy nhất, lâu dài nhất, rộng rãi nhất của con người. Nếu thiếu những nhu cầu cơ bản này con người sẽ không tồn tại được. Đặc biệt là với trẻ em vì chúng phụ thuộc rất nhiều vào người lớn để được cung cấp đầy đủ các nhu cầu cơ bản này. Ông quan niệm rằng, khi những nhu cầu này chưa được thoả mãn tới mức độ cần thiết để duy trì cuộc sống thì những nhu cầu khác của con người sẽ không thể tiến thêm nữa.

Nhu cầu về an toàn hoặc an ninh:

An ninh và an toàn có nghĩa là một môi trường không nguy hiểm, có lợi cho sự phát triển liên tục và lành mạnh của con người. – Nội dung của nhu cầu an ninh: An toàn sinh mạng là nhu cầu cơ bản nhất, là tiền đề cho các nội dung khác như an toàn lao động, an toàn môi trường, an toàn nghề nghiệp, an toàn kinh tế, an toàn ở và đi lại, an toàn tâm lý, an toàn nhân sự,… Đây là những nhu cầu khá cơ bản và phổ biến của con người. Để sinh tồn con người tất yếu phải xây dựng trên cơ sở nhu cầu về sự an toàn. Nhu cầu an toàn nếu không được đảm bảo thì công việc của mọi người sẽ không tiến hành bình thường được và các nhu cầu khác sẽ không thực hiện được. Do đó chúng ta có thể hiểu vì sao những người phạm pháp và vi phạm các quy tắc bị mọi người căm ghét vì đã xâm phạm vào nhu cầu an toàn của người khác. Vd, nếu nhà tham vấn làm việc với trẻ em lang thang thì phải xác định được rằng đa số trẻ em lang thang đã bị “tắc” ở bậc nhu cầu này bởi những rủi ro mà các em đang phải đối diện ở cuộc sống ngoài đường phố [cướp giật, lạm dụng,…]. Bởi vì các em phải luôn cảnh giác với các rủi ro này nên không thể tập trung vào việc thỏa mãn các nhu cầu ở bậc cao hơn.

Những nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận [tình yêu và sự chấp nhận].

– Do con người là thành viên của xã hội nên họ cần nằm trong xã hội và được người khác thừa nhận. – Nhu cầu này bắt nguồn từ những tình cảm của con người đối với sự lo sợ bị cô độc, bị coi thường, bị buồn chán, mong muốn được hòa nhập, lòng tin, lòng trung thành giữa con người với nhau. – Nội dung của nhu cầu này phong phú, tế nhị, phức tạp hơn. Bao gồm các vấn đề tâm lý như: Được dư luận xã hội thừa nhận, sự gần gũi, thân cận, tán thưởng, ủng hộ, mong muốn được hòa nhập, lòng thương, tình yêu, tình bạn, tình thân ái là nội dung cao nhất của nhu cầu này. Lòng thương, tình bạn, tình yêu, tình thân ái là nội dung lý lưởng mà nhu cầu về quan hệ và được thừa nhận luôn theo đuổi. Nó thể hiện tầm quan trọng của tình cảm con người trong quá trình phát triển của nhân loại. Hãy thử tưởng tượng một ngày kia anh/chị thức dậy và phát hiện ra rằng anh/chị là người cuối cùng trên quả đất này. Trong nhà, cộng đồng và cả thế giới này không còn ai ngoài anh/chị. Điều gì sẽ xảy ra ? Anh/chị sẽ cảm thấy như thế nào ? Hầu hết mọi người nói rằng nếu không còn ai khác – bạn bè, gia đình, tình hữu nghị – cuộc sống sẽ không còn ý nghĩa và giá trị nữa. Anh/chị không thể phát triển được nếu thiếu mối quan hệ giao tiếp với người khác [giao tiếp được coi như là nhu cầu bẩm sinh của con người]. Qua đó chúng ta thấy được sức mạnh to lớn của nhu cầu được quan hệ và được thừa nhận trong sự phát triển của mỗi cá nhân. Nó cũng cho thấy con người cần được yêu thương và thừa nhận hơn là cần thức ăn, quần áo và chỗ ở cho sự tồn tại của mình.

Nhu cầu được tôn trọng

– Nội dung của nhu cầu này gồm hai loại: Lòng tự trọng và được người khác tôn trọng. + Lòng tự trọng bao gồm nguyện vọng muồn giành được lòng tin, có năng lực, có bản lĩnh, có thành tích, độc lập, tự tin, tự do, tự trưởng thành, tự biểu hiện và tự hoàn thiện. + Nhu cầu được người khác tôn trọng gồm khả năng giành được uy tín, được thừa nhận, được tiếp nhận, có địa vị, có danh dự,… Tôn trọng là được người khác coi trọng, ngưỡng mộ. Khi được người khác tôn trọng cá nhân sẽ tìm mọi cách để làm tốt công việc được giao. Do đó nhu cầu được tôn trọng là điều không thể thiếu đối với mỗi con người.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.


– Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức [học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…] nhu cầu thẩm mỹ [cái đẹp, cái bi, cái hài,…], nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

Nhu cầu phát huy bản ngã: Maslow xem đây là nhu cầu cao nhất trong cách phân cấp về nhu cầu của ông. Đó là sự mong muốn để đạt tới, làm cho tiềm năng của một cá nhân đạt tới mức độ tối đa và hoàn thành được mục tiêu nào đó.

– Nội dung nhu cầu bao gồm nhu cầu về nhận thức [học hỏi, hiểu biết, nghiên cứu,…] nhu cầu thẩm mỹ [cái đẹp, cái bi, cái hài,…], nhu cầu thực hiện mục đích của mình bằng khả năng của cá nhân.

1.3. Vận dụng thuyết “nhu cầu” trong tham vấn – Sự hiểu biết về thứ bậc nhu cầu của Maslow giúp nhà tham vấn xác định được những nhu cầu nào trong hệ thống thứ bậc nhu cầu còn chưa được thỏa mãn tại thời điểm hiện tại, đặc biệt là các nhu cầu tâm lý của thân chủ, nhận ra khi nào thì những nhu cầu cụ thể của thân chủ chưa được thỏa mãn và cần đáp ứng. – Qua lý thuyết nhu cầu của Maslow, nhà tham vấn đã hiểu được con người có nhiều nhu cầu khác nhau bao gồm cả nhu cầu vật chất và nhu cầu tinh thần. Ai cũng cần được yêu thương, được thừa nhận, được tôn trọng, cảm giác an toàn, được phát huy bản ngã,… – Nhà tham vấn sử dụng thuyết nhu cầu để hiểu và giúp đỡ thân chủ thỏa mãn các nhu cầu của họ ở các cấp bậc khác nhau. Điều này có nghĩa là nhà tham vấn làm việc với thân chủ để giúp họ xác định các hành động có thể thực hiện được để thay đổi tình huống và tập trung vào các vấn đề tình cảm có thể đang cản trở thân chủ trong việc thỏa mãn nhu cầu của chính họ.

– Trong một số trường hợp, thân chủ không có khả năng thỏa mãn các nhu cầu cơ bản, việc kết nối họ với các nguồn lực là hoàn toàn hợp lý nhưng đây là công việc của nghề công tác xã hội. Còn nhà tham vấn tăng cường năng lực cho thân chủ bằng cách lắng nghe thân chủ, chú ý đến các nhu cầu tinh thần của thân chủ và giúp thân chủ hiểu được các tiềm năng của mình, sử dụng các tiềm năng đó để vượt lên nấc thang nhu cầu cao hơn.

Học thuyết Maslow được ứng dụng rất nhiều ở các lĩnh vực khác nhau như là giáo dục, quản trị, marketing, du lịch, học tập, tình yêu và cả cuộc sống,…. Kim tự tháp này là một trong những công cụ hỗ trợ đắc lực cho các marketers giải quyết bài toán nghiên cứu và ứng dụng hành vi người tiêu dùng. Vậy tháp nhu cầu Maslow là gì? Người làm marketing có thể ứng dụng mô hình này như thế nào cho thương hiệu của mình? Bài viết dưới đây của MarketingAI sẽ giúp các bạn tìm hiểu cụ thể về tháp nhu cầu Maslow và các ứng dụng vào thực tế.

Tháp nhu cầu Maslow là mô hình nổi tiếng về tâm lý và động cơ của con người, được đặt theo tên nhà tâm lý học Abraham Maslow, người đã đưa ra nghiên cứu và phát triển mô hình này bắt đầu từ vào năm 1943 trong bài viết A Theory of Human Motivation. Tháp gồm 5 tầng tương ứng với 5 cấp độ nhu cầu của con người. Mỗi một tầng của kim tự tháp lại phản ánh theo mức độ phức tạp khác nhau, càng lên cao nhu cầu của con người lại càng cao hơn.

Ý nghĩa của kim tự tháp Maslow được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như quản trị kinh doanh, quản trị nhân sự, Marketing và cuộc sống. Kim tự tháp lý giải các hành vi của con người mà ngay chính họ không ý thức được điều đó. Marketing AI xin giới thiệu 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow và những ứng dụng mô hình này trong hoạt động Marketing, quản trị, giáo dục và trong cuộc sống dưới đây:

Tài liệu thuyết nhu cầu của Maslow – 5 cấp độ của thuyết nhu cầu Maslow. [Nguồn: Internet]

Nhu cầu cơ bản nhất nằm ở đáy của kim tự tháp. Đây là những nhu cầu về sinh lý – những đòi hỏi về thể chất cho sự sống còn của con người. Nếu những yêu cầu này không được đáp ứng, cơ thể con người không thể duy trì cuộc sống. Thực phẩm, không khí, nước, ngủ,… nằm trong danh mục này. Các nhu cầu sinh lý học được cho là quan trọng nhất, vì vậy chúng phải được đáp ứng trước tiên.

Khi nhu cầu về thể chất của một người được thỏa mãn, nhu cầu về sự an toàn của họ được ưu tiên. Những nhu cầu này bao gồm an toàn về thể chất, sức khoẻ, an ninh gia đình, an ninh tài chính hoặc việc làm và an toàn trong gia đình.

Sau khi các nhu cầu về sinh lý và an toàn được hoàn thành, con người tập trung sự chú ý vào nhu cầu giao lưu tình cảm. Theo tháp nhu cầu Maslow, con người muốn được hoà nhập trong một cộng đồng nào đó, muốn có một gia đình hạnh phúc, những người bạn bè gần gữi, thân thiết. Con người cần yêu và được yêu, nếu không họ có thể trở nên cô đơn, lo lắng và thậm chí trầm cảm.

Giống như mong muốn nhận được sự yêu thương, chúng ta cũng cần có nhu cầu nhận được sự tôn trọng. Điều này có thể được thực hiện thông qua cảm giác tự trọng, sự tôn trọng của người khác, sức mạnh, năng lực, sự thành thạo, tự tin, độc lập và tự do.

Sau khi tất cả các nhu cầu trước đó đã được đáp ứng một cách thỏa đáng, mọi người bắt đầu tập trung vào việc nhận ra tiềm năng đầy đủ của họ. Tháp nhu cầu của Maslow mô tả mức độ này là “Con người mong muốn đạt được tất cả mọi thứ trong lĩnh vực của mình, đứng đầu và không ngừng hoàn thiện những gì mình đang sở hữu”

Ví dụ, con người mong muốn trở thành những người sếp mẫu mực, hoặc các vận động viên có thành tích tốt nhất trên thế giới. Maslow tin rằng để hiểu mức độ của nhu cầu này, người đó không chỉ phải đạt được các nhu cầu cấp thấp hơn mà còn phải làm chủ được chúng. Thực chất, mục đích con người muốn thỏa mãn nhu cầu ở mức cao hơn là để bảo vệ, duy trì những nhu cầu bên dưới.

>>> Xem thêm: Ảnh hưởng của tâm lý trong tiếp thị hiện đại

Như đã nhắc bên trên, có những hành động chính khách hàng cũng không lý giải được. Các marketers có thể làm gì để có được câu trả lời bên trong tâm trí khách hàng? Đó là lý do các tập đoàn FMCG có riêng một bộ phận nghiên cứu hành vi, tâm lý người tiêu dùng. Vậy, nếu thương hiệu của bạn không có đủ nguồn lực và ngân sách, phương án nào giải quyết được những câu hỏi nằm trong tâm trí khách hàng kia?

Nếu hành vi và các quyết định mua hàng đều nằm ở 1 trong 5 cấp độ của tháp nhu cầu Maslow, các marketers có thể làm gì để tìm ra insight của khách hàng và ứng dụng cho chiến lược marketing?

Ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing như thế nào? Ưu nhược điểm của học thuyết maslow là gì? [Ảnh: Internet]

Trước tiên, phải nắm rõ được khách hàng của bạn là ai? Mô tả khách hàng mục tiêu thật chi tiết để biết được họ đang nằm ở đâu trong 5 cấp độ của tháp, biết được sản phẩm, dịch vụ đang đáp ứng loại nhu cầu nào trong 5 loại nhu cầu.

Nếu bán các hệ thống an ninh gia đình, khách hàng phải nằm ở cấp độ thứ hai của kim tự tháp: Nhu cầu được an toàn. Hay nếu bán xe hạng sang, khách hàng đang nằm trong nhu cầu thứ 4.

Sau khi vẽ xong chân dung khách hàng mục tiêu và ráp vào đúng loại nhu cầu, cần thiết kế thông điệp giải quyết các vấn đề sau:

  • Thông điệp có đánh vào việc giải quyết nhu cầu họ đang quan tâm không?

  • Thông điệp nên xuất hiện ở những kênh nào?

  • Làm thế nào để thuyết phục rằng sản phẩm thỏa mãn nhu cầu của họ?

Vietjet đánh vào phân khúc bình dân, phục vụ nhu cầu đi lại tiện lợi thông thường, thông điệp và định vị đơn giản chỉ là hãng máy bay giá rẻ. Ngược lại, Vietnam Airlines với phân khúc cấp cao sẽ mang thông điệp an toàn của chuyến đi, dịch vụ chất lượng, không ngừng phát triển và hoàn thiện.

Việc ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong công ty khá đơn giản, bởi lẽ nó sẽ ứng với mỗi cấp độ của tháp. Cụ thể như sau:

  • Nhu cầu sinh lý: Nhu cầu sinh lý hay còn gọi là nhu cầu cơ bản. Công ty cần đảm bảo được cho nhân viên của mình có được một mức lương phù hợp, xứng đáng với vị trí. Trong đó, mức lương này phải đảm bảo được một cuộc sống cơ bản cho nhân viên để chi trả cho cuộc sống. Ngoài ra, nhân viên cũng cần được cung cấp một chế độ làm việc và nghỉ ngơi phù hợp.
  • Nhu cầu an toàn: Sau khi nhân viên được nhận vào làm, công ty cần đảm bảo được điều kiện làm việc an toàn cho nhân viên. Nó nằm ở việc ký kết hợp đồng lao động giữa nhân viên và nhân viên. Ngoài ra công ty cần tuân thủ những quy định, luật lao động như việc đóng bảo hiểm cho nhân viên, bao gồm bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế. Ngoài ra, công ty cũng cần có bảo hiểm thất nghiệp cho nhân viên của mình phòng khi trường hợp xấu xảy ra.
  • Nhu cầu xã hội: Nhu cầu xã hội trong tháp nhu cầu Maslow liên quan tới yếu tố tình cảm, cảm xúc. Vậy nên với doanh nghiệp, để đáp ứng được nhu cầu với nhân viên thì phải xây dựng được các phòng ban, tổ chức, hình thành công đoàn và tạo được văn hóa làm việc nhóm. Ngoài ra, doanh nghiệp cần tăng được sự gắn kết giữa nhân viên với nhau, thông qua những hoạt động ngoại khóa, teambuilding hay những chuyến du lịch thường niên. Quy mô của chúng có thể ở cấp độ phòng ban hoặc trên toàn công ty, tùy vào thời điểm và tình hình.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Trong doanh nghiệp, nhu cầu được tôn trọng của nhân viên chính là việc được lắng nghe bởi mọi người. Ngoài ra, họ cần có được con đường thăng tiến rõ ràng trong sự nghiệp [cả về vị trí lẫn mức lương]. Ban lãnh đạo cũng cần có được cơ chế thưởng phạt rõ ràng, công bằng với nhân viên vì nó thể hiện sự tôn trọng, cũng như khích lệ đối với họ.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Mỗi cá nhân trong doanh nghiệp là một cá thể riêng biệt, vì vậy doanh nghiệp cần khai thác được thế mạnh của mỗi người. Hãy trao cơ hội để mỗi nhân viên được phát triển, điển hình như cân nhắc những vị trí lãnh đạo cho nhân viên có đóng góp xuất sắc nhất. Nó đồng nghĩa với việc trao cho nhân viên đó quyền hạn, tiếng nói và đóng góp vào sự phát triển của cả công ty.

Ứng dụng thuyết nhu cầu Maslow trong quản trị

Thoạt nghe qua, để vận dụng kim tự tháp Maslow trong công ty khá đơn giản vì nó rõ ràng với từng mốc nhu cầu riêng. Tuy nhiên có một thực tế cần lưu ý ở đây, một nhân viên tại một công ty sẽ có đồng thời cả 5 nhu cầu trên cùng một lúc. Là một nhà quản trị nhân sự, bạn cần có những chính sách phù hợp cho từng cá nhân ở mỗi thời điểm khác nhau. Không thể nào áp dụng cùng một thứ cho nhiều người, cũng như không thể áp dụng suốt một chính sách cho một người vĩnh viễn được. Tùy từng đối tượng khác nhau, họ sẽ có nhu cầu khác nhau. 

Ví dụ như một sinh viên mới ra trường, nhu cầu về lương thưởng chỉ dừng ở mức vừa đủ để chi trả cuộc sống. Nhu cầu quan trọng nhất sẽ là được học hỏi thêm nhiều kinh nghiệm, nâng cao và phát triển bản thân. Còn đối với một nhân viên có thâm niên dày dạn kinh nghiệm, dĩ nhiên nhu cầu về học hỏi và phát triển sẽ không còn được ưu tiên hàng đầu nữa. Thay vào đó là nhu cầu về sự thăng tiến trong công việc, mức lương thưởng và chế độ đãi ngộ tốt hơn, cũng như nhu cầu được thể hiện bản thân, có tiếng nói trong công ty.

Thuyết Maslow có thể ứng dụng trong dịch vụ du lịch

Về bản chất, tháp nhu cầu Maslow được xây dựng để phân tích nhu cầu của con người, vì vậy không khó để ứng dụng nó vào trong ngành du lịch. Chỉ có điều, những cấp độ nhu cầu sẽ được tùy chỉnh một chút để phù hợp hơn với những yếu tố của ngành. Thế nhưng, chúng vẫn phục vụ chung một mục đích là phân tích được nhu cầu của con người, mà ở đây là của du khách. Từ đó doanh nghiệp sẽ có những thay đổi, chính sách phù hợp để đáp ứng. Cụ thể 5 cấp độ trong tháp Maslow trong dịch vụ du lịch như sau:

  • Nhu cầu sinh học: Đây là nhu cầu cơ bản nhất đối với con người và nó cũng tương tự với du khách. Để du khách có thể tận hưởng được trọn vẹn chuyến đi, dĩ nhiên họ cần phải được đáp ứng về những yếu tố cơ bản như: điều kiện ăn uống, chỗ ở, đi lại. Du khách sẽ không thể hài lòng về chuyến đi nếu những nhu cầu này không được đáp ứng. Chỗ nghỉ có thoải mái không? Bữa ăn có đáp ứng được về chất lượng và số lượng không? Dịch vụ vận chuyển có tốt không? Đó là những câu hỏi mà doanh nghiệp du lịch cần trả lời nếu họ muốn đáp ứng nhu cầu sinh học của du khách.
  • Nhu cầu an toàn: Với lĩnh vực du lịch, tính an toàn là cực kỳ quan trọng. Doanh nghiệp du lịch cần đảm bảo được điều này cho du khách ở tất cả điểm đến, cũng như mọi dịch vụ có trong tour. Chỉ cần bất kỳ một điểm nào khiến du khách cảm thấy bị “đe dọa”, chắc chắn nó sẽ mang lại cảm giác không thoải mái cho cả phía khách hàng và phía doanh nghiệp du lịch. Để thỏa mãn nhu cầu này, doanh nghiệp du lịch cần mang lại cho du khách những giá trị hữu hình. Nó là những điều mang lại sự an tâm cho khách hàng, điển hình như: Bảo hiểm cho khách hàng, đảm bảo an toàn trong phương tiện di chuyển, hướng dẫn viên du lịch chuyên nghiệp, xử lý được tình huống phát sinh.
  • Nhu cầu xã hội: Đáp ứng nhu cầu xã hội cho du khách chính là thỏa mãn được yếu tố tinh thần, mang lại những trải nghiệm du lịch thoải mái. Ngoài ra nó còn là sự đảm bảo về tính cá nhân hóa cho du khách. Hiểu đơn giản, một chuyến du lịch đáp ứng được nhu cầu xã hội của du khách là khi nó mang lại bầu không khí vui vẻ, thoải mái và duy trì được nó trong suốt chuyến đi. Ngoài ra, hướng dẫn viên du lịch cần thể hiện được sự tận tình khi hỗ trợ, khuấy động được bầu không khí và tạo được sự hứng khởi cho du khách. Từ đó mang lại trải nghiệm du lịch tốt nhất cho du khách, giúp họ cảm thấy thích thú và khám phá được thêm điều mới.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Yếu tố này tương ứng với mức 4 trong tháp nhu cầu Maslow. Trong đó, doanh nghiệp/nhà cung cấp dịch vụ du lịch cần đảm bảo được du khách cảm thấy được tôn trọng trong suốt chuyến đi. Nó giống với việc, muốn du khách tôn trọng và quý mến doanh nghiệp thì doanh nghiệp cũng cần thể hiện lại sự tôn trọng với họ. Điều này được thể hiện qua những việc như: hướng dẫn viên thay mặt doanh nghiệp gửi lời cảm ơn tới đoàn du khách sau chuyến đi, hướng dẫn viên tận tình hướng dẫn và giải đáp thắc mắc cho du khách, sự tôn trọng giữa những du khách trong đoàn,.. 
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow, cũng là yếu tố mà mọi doanh nghiệp du lịch muốn hoàn thành. Bởi lẽ chỉ khi đáp ứng được nhu cầu này, doanh nghiệp mới mang lại cho du khách trải nghiệm tuyệt vời nhất. Với nhiều du khách, du lịch không chỉ là nghỉ dưỡng hay trải nghiệm mà nó còn là khám phá bản thân, truyền cảm hứng cho người xung quanh. Chính vì vậy, nếu một doanh nghiệp du lịch có thể cung cấp cho du khách công cụ để thực hiện điều này, đồng nghĩa với việc họ đã đáp ứng và thỏa mãn được nhu cầu này.

>>> Có thể bạn quan tâm: Xu hướng marketing ngành du lịch

Ứng dụng kim tự tháp Maslow vào trong tình yêu

Thật ngạc nhiên khi tháp Maslow – một mô hình thường thấy trong quản trị doanh nghiệp lại có thể ứng dụng trong cả tình yêu. Sở dĩ có thể làm như vậy là vì bản chất của tháp Maslow là phân tích con người. Mỗi cá thể sẽ bị ràng buộc vào trong những nhu cầu trong mô hình này, trong khi tình yêu là hiện tượng xảy ra giữa người với người vậy nên các nguyên lý của tháp vẫn hoàn toàn có thể được áp dụng. Vậy cụ thể ứng dụng tháp nhu cầu Maslow trong tình yêu như nào? Hãy theo dõi bài phân tích dưới đây:

  • Nhu cầu sinh học: Cũng giống như bao thứ khác, nhu cầu sinh học là nhu cầu cơ bản nhất của một con người. Xét ở khía cạnh tình yêu, có nghĩa bạn cần đáp ứng được những nhu cầu về mặt đời sống cho bạn đời của mình. Điều này không quá phức tạp, chỉ đơn giản là bạn có một công việc với mức thu nhập đủ tốt để lo cho cuộc sống của cả hai. Tuy nhiên nó không chỉ dừng ở mức sống đủ mà nó phải hơn như thế, bạn phải tìm cách để nâng cao và cải thiện chất lượng cuộc sống cho nửa kia của mình.
  • Nhu cầu an toàn: Hiểu đơn giản, bạn cần tạo được cảm giác an toàn cho người kia khi ở bên cạnh mình. Nó thể hiện ở việc bạn mang lại cho bạn đời của mình một cuộc sống lành mạnh, an toàn. Yếu tố an toàn ở đây thể hiện ở nhiều khía cạnh trong cuộc sống. Đó là một chỗ ở an toàn, một nơi làm việc an toàn, hay một cuộc sống tinh thần thoải mái.
  • Nhu cầu xã hội: Bất kỳ ai trong cuộc sống cũng đều mong muốn được mọi người yêu quý, có những người bạn tâm giao để sẻ chia, trò chuyện. Trong tình yêu cũng vậy, đáp ứng được nhu cầu này chính là bạn trở thành một người tin cậy với nửa kia của mình. Là một người mà người ấy có thể chia sẻ, tâm sự mọi chuyện với mình.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Mức nhu cầu này cũng khá giống khi áp dụng trong doanh nghiệp. Có nghĩa là mỗi cá nhân họ cần được người khác tôn trọng về danh dự, nhân phẩm và tiếng nói của mình. Kể cả khi đã là bạn đời của nhau, hai người vẫn là hai cá nhân riêng biệt và cần tôn trọng lẫn nhau, đối xử công bằng. Vậy nên, đừng chỉ tập trung những yếu tố bên ngoài mà quên đi việc lắng nghe, chia sẻ để nửa kia cảm thấy được tôn trọng.
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân: Đây là mức cao nhất trong tháp nhu cầu Maslow và nó là nhu cầu thuộc về cá nhân nhiều nhất. Mỗi cá nhân đều có những thế mạnh, ưu điểm riêng biệt vậy nên bạn cần tìm cách đưa ra những lời khuyên, nhận xét để giúp bạn đời của mình phát triển được những khả năng, ưu điểm đó thì nó sẽ giúp bạn chinh phục được trái tim của họ tuyệt đối.

Áp dụng học thuyết Maslow vào trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo

Tháp nhu cầu Maslow được tạo ra là để tìm hiểu và phân tích nhu cầu và động lực của mỗi con người. Vì vậy khi ứng dụng học thuyết này vào trong giáo dục, mục đích là để cha mẹ hiểu được con cái của mình. Từ đó họ có thể đồng hành cùng con trong việc giáo dục và quá trình trưởng thành. Tương ứng với mỗi cấp độ sẽ là nhu cầu khác nhau của con, trong đó:

  • Nhu cầu thiết yếu: Tương ứng với cấp độ một trong tháp, nó là những nhu cầu cơ bản trong cuộc sống như ăn uống, ngủ nghỉ, sinh lý,… Cha mẹ cần dạy cho con cái biết cách tự bản thân đáp ứng được những nhu cầu này, thay vì chiều chuộng và làm hộ cho con. Bởi lẽ nếu cứ tiếp tục bao bọc và chăm sóc quá chu đáo, nó sẽ tạo cho đứa trẻ sự ỷ lại và khả năng sinh tồn của đứa trẻ vô tình bị tước mất.
  • Nhu cầu được an toàn: Nhu cầu an toàn ở đây nó nằm ở khía cạnh cả về thể xác lẫn tinh thần. Cha mẹ cần dạy cho con mình biết cách tự chăm sóc, bảo vệ bản thân và có ý thức về một cuộc sống “an toàn”. Nó nằm ở việc có được một công việc, có gia đình, sức khỏe, tài sản.
  • Nhu cầu hòa hợp: Nó chính là cảm xúc của con với người xung quanh. Cha mẹ cần giúp con mình nhận thức được tầm quan trọng của gia đình, xây dựng được tình cảm gắn kết giữa các thành viên trong nhà. Ngoài ra, nó còn là sự phát triển các mối quan hệ với người ngoài xã hội: bạn bè, đồng nghiệp. Dạy cho con mình biết đối nhân xử thế, xây dựng niềm tin giữa con người với con người.
  • Nhu cầu được tôn trọng: Mỗi cá nhân đều có những suy nghĩ, quan điểm, cái tôi riêng. Vậy nên cha mẹ cần dạy cho con mình biết tôn trọng điều đó với mọi người và ngược lại, bản thân cha mẹ cũng cần thể hiện được sự tôn trọng với con cái. 
  • Nhu cầu thể hiện bản thân: Tương ứng với cấp độ cao nhất trong tháp nhu cầu. Ở cấp độ này, những nhu cầu về vật chất đã không còn quan trọng mà thay vào đó là tinh thần. Thể hiện bản thân ở đây là lòng tự trọng, mong muốn khẳng định bản thân và đạt được thành tựu, đóng góp ý nghĩa vào cho cuộc sống.

>>> Đọc thêm: 5 Chiến thuật marketing trong ngành giáo dục

Như đã đề cập, những học thuyết liên quan tới con người sẽ rất khó để có thể chính xác tuyệt đối và tháp nhu cầu Maslow không phải ngoại lệ. Mặc dù theo đúng học thuyết, nhu cầu của con người sẽ phát triển theo thứ tự từ chân tháp đến đỉnh tháp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng hoàn toàn như vậy, bởi lẽ nó còn phụ thuộc vào hoàn cảnh và tình hình của mỗi người. Chỉ có duy nhất nhu cầu sinh lý sẽ luôn nằm ở vị trí chân tháp, đồng nghĩa đóng vai trò nền tảng để phát triển những cấp độ nhu cầu tiếp theo.

Đa số trong chúng ta đều muốn tăng tiến nhu cầu của mình, đi từ chân tháp lên đỉnh tháp. Tuy nhiên không phải lúc nào cũng có thể thực hiện đúng trình tự như vậy. Bởi lẽ nó có thể bị gián đoạn bởi các yếu tố ngoại cảnh, hoặc tình hình hiện tại bị thay đổi do biến cố trong cuộc sống. Ví dụ như mất việc, nợ nần, ly hôn, tai nạn,… là những tác nhân gây ra sự gián đoạn. Sau khi xảy ra sự việc, trình tự nhu cầu sẽ được thiết lập lại thay vì tăng lên.

Maslow đã từng đề cập rằng, một cấp độ nhu cầu của con người không nhất thiết phải đáp ứng đủ 100% thì mới chuyển sang nhu cầu mới. Thay vào đó, chỉ cần thỏa mãn nhu cầu ở mức độ nhất định thì đã có thể xuất hiện nhu cầu mới.

Tháp nhu cầu mở rộng Maslow [Ảnh: Internet]

Ngoài 5 cấp bậc đã đề cập ở trên, tháp nhu cầu Maslow còn được phát triển thêm với ba nhu cầu mở rộng mang tên: Nhu cầu nhận thức [Cognitive Needs], nhu cầu thẩm mỹ [Aesthetic Needs] và nhu cầu về tự tôn bản ngã [Transcendence]. Trong đó, cấp độ của tháp nhu cầu mở rộng Maslow sẽ có thứ tự như sau:

  • Nhu cầu sinh học
  • Nhu cầu an toàn
  • Nhu cầu xã hội
  • Nhu cầu được tôn trọng
  • Nhu cầu nhận thức
  • Nhu cầu thẩm mỹ
  • Nhu cầu được thể hiện bản thân
  • Nhu cầu về tự tôn bản ngã

Kết luận

Hãy vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong các lĩnh vực khác nhau của cuộc sống như tình yêu, giáo dục, quản trị, marketing,… Mỗi người là một cá thể riêng biệt nhưng lại có những loại nhu cầu giống nhau. Để thuyết phục mọi người và khách hàng làm theo những gì bạn muốn, suy nghĩ những gì chúng ta suy nghĩ, cảm nhận những gì muốn khách hàng, mọi người cảm nhận,…thương hiệu của doanh nghiệp phải cung cấp đúng sản phẩm để giải quyết chính xác nhu cầu của đúng người. Hãy vận dụng tháp nhu cầu Maslow trong Marketing cho thương hiệu của bạn. Nếu thương hiệu có thể làm điều đó coi như đã nắm được thế trận của cuộc chiến giành được chỗ đứng trong tâm trí khách hàng giữa các thương hiệu.

Nguồn: Inneraction Media

Việt hóa bởi: Linh Ngô – Marketing AI

Video liên quan

Chủ Đề