Asiad 2023 có bao nhiêu nước tham gia năm 2024

Hà Nội (TTXVN 9/10/2023) Sau hơn 2 tuần tranh tài, Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2023) đã kết thúc với lễ bế mạc hoành tráng tại Sân vận động trung tâm Olympic của thành phố Hàng Châu, tỉnh Chiết Giang (Trung Quốc) vào tối ngày 8/10/2023. Khép lại kỳ đại hội lần thứ 19, những khoảnh khắc tuyệt vời, những hình ảnh vui tươi và những công nghệ thông minh trong và ngoài sân vận động đã cho thấy ASIAD 2023 không chỉ là nơi giao lưu thể thao hiện đại và văn hóa thể thao truyền thống châu Á mà còn là bữa tiệc lớn chứa đầy sự đam mê, sức sống, niềm vui và sự sẻ chia.

* Những dấu ấn tại ASIAD 19 Chỉ đứng sau Đại hội Thể thao Thế giới (Olympic) mùa Hè về quy mô tổ chức và thành tích thi đấu, ASIAD từ lâu đã trở thành niềm tự hào, thậm chí là biểu tượng của thể thao châu Á. Tiền thân của ASIAD là Giải vô địch các quốc gia Viễn Đông. Năm 1913, lần đầu tiên 3 nước Trung Quốc, Nhật Bản và Philippines tổ chức giải đấu này. Năm 1938, do ảnh hưởng Chiến tranh thế giới thứ II, giải đấu bị hủy và từ đó ngừng tổ chức. Sau khi Chiến tranh thế giới thứ II kết thúc, một số quốc gia ở châu Á giành được độc lập và mong muốn có một sân chơi phi bạo lực để hiểu biết lẫn nhau. Vì vậy, tháng 2/1949, Liên đoàn đại hội thể thao châu Á (AGF) được thành lập và thống nhất ASIAD sẽ được tổ chức 4 năm một lần tại các quốc gia khác nhau. Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 19) được tổ chức tại thành phố Hàng Châu, Trung Quốc từ ngày 23/9 đến 8/10/2023. ASIAD 19 được coi là Đại hội Thể thao châu Á lớn nhất từ trước đến nay với sự tham gia của 12.407 vận động viên đến từ 45 quốc gia và khu vực. Đây cũng là lần thứ 3 Trung Quốc đăng cai ASIAD, sau khi đã là chủ nhà của sự kiện này vào các năm 1990 và 2010. Trong 16 ngày qua, các vận động viên đã thi đấu 40 môn thể thao (với 61 phân môn), 481 nội dung, tại thành phố Hàng Châu và 5 thành phố vệ tinh: Ninh Ba, Ôn Châu, Kim Hoa, Thiệu Hưng và Hồ Châu - cùng ở tỉnh Chiết Giang, một trong những khu vực thịnh vượng nhất Trung Quốc. Các vận động viên đã dốc toàn lực, thách thức giới hạn và vượt lên chính mình, lập nhiều kỷ lục thi đấu và kỷ lục thế giới, xây dựng cầu nối thông qua thể thao, thể hiện sự gắn kết giữa con người với con người. Kết quả chung cuộc sau hơn 2 tuần tranh tài tại ASIAD 19, trong 45 đoàn tham dự, có 41 đoàn có huy chương. Đoàn thể thao Trung Quốc đã dẫn đầu đại hội trên bảng xếp hạng thành tích huy chương với 201 HCV, 111 HCB, 71 HCĐ, vượt xa các đoàn xếp sau, trong đó nhiều hơn gần 4 lần so với đoàn Nhật Bản xếp thứ hai có 52 HCV, 67 HCB, 69 HCĐ. Đoàn Hàn Quốc xếp thứ ba với 42 HCV, 59 HCB, 89 HCĐ… Nổi bật trong thành tích của các vận động viên Trung Quốc là 28 HCV môn bơi và 19 HCV điền kinh. Đoàn thể thao Trung Quốc cũng đã phá kỷ lục 199 HCV họ từng giành được ở ASIAD Quảng Châu 2010. Trong lịch sử, Trung Quốc hiện là quốc gia giàu thành tích tại Á vận hội, khi luôn giữ vị trí đầu bảng tổng sắp huy chương trong 10 kỳ đại hội gần đây nhất; Nhật Bản đứng ở vị trí thứ 2; tiếp đó là Hàn Quốc. Ngoài các môn thể thao, kỳ ASIAD năm nay tại Hàng Châu (Trung Quốc) cũng đã tạo nên ấn tượng sâu đậm với các kỷ lục thế giới. Đó là những kỷ lục về số lượng người tham gia chiến dịch bảo vệ môi trường nhiều nhất ở các đại hội thể thao trong khoảng thời gian một năm; là kỷ lục hơn 1 tỷ người từ 130 nước và vùng lãnh thổ tham gia lễ rước đuốc. Sở dĩ như vậy là bởi lễ rước đuốc ASIAD 19 tiếp sức và thắp sáng trên đài lửa đại hội được áp dụng thành phần kỹ thuật số cho phép mọi người có thể tham gia qua mạng internet; Đó còn là kỷ lục "thông minh" nhất khi công nghệ kỹ thuật số và tự động hóa được áp dụng triệt để, mang lại nhiều tiện dụng. Đặc biệt là việc sử dụng những chú "chó robot" tại các trung tâm thể thao, làng đại hội khi làm nhiệm vụ thu hồi và mang thiết bị cho các vận động viên hoặc có thể khiêu vũ, giao lưu với mọi người…

* Ấn tượng lễ khai mạc và bế mạc ASIAD 19 Ấn tượng khó quên của ASIAD 19 cũng không thể không nhắc đến lễ khai mạc và bế mạc kỳ đại hội thể thao lần này. Lễ khai mạc diễn ra vào tối ngày 23/9/2023 tại sân vận động Trung tâm thể thao Olympic ở thành phố Hàng Châu, Trung Quốc. Với chủ đề "Hướng về châu Á", lễ khai mạc được chia làm 3 chương, bao gồm "Phong cách dân tộc và Vần điệu tao nhã", "Thủy triều sông Tiền Đường" và "Cùng nhau bước đi". Các nghệ sĩ cùng những công nghệ kỹ thuật số ấn tượng đã tái hiện, lồng ghép những biểu tượng và hình ảnh đặc trưng của tỉnh Chiết Giang nói chung và thành phố Hàng Châu nói riêng trong những màn trình diễn thể hiện văn hóa Trung Hoa, tinh thần thể thao châu Á và sự hội nhập trong kỷ nguyên mới. Lễ khai mạc ASIAD 2023 quả thực là một “bữa tiệc” về âm thanh và ánh sáng trên sân vận động được mệnh danh là “Bông sen lớn”, với sức chứa lên đến 100.000 người. Nhằm mục tiêu “xanh hoá" mọi hoạt động, lễ khai mạc không có màn bắn pháo hoa như truyền thống mà thay vào đó là hàng triệu tia lửa ảo thắp sáng bầu trời, biểu trưng cho những người đã tham gia rước đuốc tại Á vận hội năm nay. Những tia lửa này sau đó hợp nhất tạo thành một hình người bước xuống sân khấu và cùng thắp sáng vạc lửa ASIAD 2023 cùng 6 vận động viên tiêu biểu rước đuốc ngoài đời thực. Buổi lễ khai mạc còn áp dụng nhiều mô hình nghệ thuật độc đáo như phun nước toàn cảnh, công nghệ kết hợp nghệ thuật, đồng thời lồng ghép văn hóa truyền thống đặc sắc Trung Quốc vào toàn bộ lễ khai mạc thông qua những ý tưởng nghệ thuật tranh thủy mặc, sương khói Giang Nam. Thông qua đó, lịch sử và văn hóa lâu đời của thành phố Hàng Châu và tỉnh Chiết Giang đã được kể lại thông qua hình ảnh sống động dựa trên công nghệ 3D, khán giả có thể theo dõi mà không cần kính hỗ trợ. Tại lễ khai mạc, bài hát chính thức của ASIAD 2023 "The love we share" (Tình yêu chúng ta cùng chia sẻ) và linh vật là bộ 3 robot Chenchen, Congcong, Lianlian đều xuất hiện trong buổi lễ. Trong khi đó, lễ bế mạc Đại hội Thể thao châu Á lần thứ 19 (ASIAD 2023) vào tối ngày 8/10/2023 đã biến sân vận động hình “Bông sen lớn” thành một “Khu vườn ASIAD”. Nhiều khoảnh khắc tuyệt vời, cảm động cùng những kỷ niệm khó quên ở ASIAD Hàng Châu cũng được tái hiện lần lượt dưới dạng phim ngắn tại lễ bế mạc. Toàn bộ sự kiện bế mạc bao gồm 2 tiết mục “Thời khắc rực rỡ”, “Sen quế đua nở” và tiết mục tổng kết “Từ trái tim đến trái tim” cùng 4 trích đoạn: “Gặp gỡ tại ASIAD", "Khoảnh khắc tuyệt vời", "Khoảnh khắc cảm động" và "Hồi ức Hàng Châu". Trong đó, "Khoảnh khắc tuyệt vời" tuy chỉ dài 120 giây nhưng có sự góp mặt của tất cả các vận động viên đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ. Chương trình cũng đặc biệt tôn vinh những vận động viên đã đạt thành tích ấn tượng tại Đại hội năm nay, đặc biệt lễ bế mạc còn dành phần tri ân đặc biệt đến 376.000 tình nguyện viên, những người đã góp phần không nhỏ vào thành công của sự kiện năm nay. Tại sự kiện này, thông qua sự kết hợp giữa thực và ảo, vẻ đẹp nhờ công nghệ cũng tiếp tục được phát huy, một thảm cỏ kỹ thuật số lần đầu tiên xuất hiện với gần 40.000 điểm phát sáng ẩn trong thảm cỏ, màn trình diễn tạo ra các mô hình như hoa, sóng và các họa tiết kết hợp với màn trình diễn, tạo ra khu vườn rộng và đẹp vào mùa Thu vàng tháng 10. Đồng thời, Ban tổ chức cũng sử dụng công nghệ AR để khán giả ngồi trước TV có thể thực sự nhìn thấy khu vườn xinh đẹp này. Chương trình biểu diễn của lễ bế mạc ASIAD 2023 được hơn 2.100 người tham gia, tập luyện liên tục suốt từ tháng 7, trải qua hơn 200 buổi diễn tập và sơ duyệt…, mang đến một sự kiện trình diễn ấn tượng vào đêm ngày 8/10. Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch Ủy ban Olympic Trung Quốc Cao Chí Đan, đồng thời cũng là Trưởng ban tổ chức ASIAD 19 và Chủ tịch Hội đồng Olympic châu Á (OCA) Raja Randhir Singh đã gửi lời cảm ơn đến các vận động viên, huấn luyện viên, trọng tài, tình nguyện viên đã đóng góp vào thành công của đại hội, khẳng định, Trung Quốc đã tổ chức thành công một kỳ ASIAD với quy mô lớn nhất về số lượng vận động viên và số môn thi đấu một cách hoàn hảo, để lại những dấu ấn khó quên với người hâm mộ thể thao châu lục. Thành công này có sự chung tay của thể thao các nước và vùng lãnh thổ châu Á, thể hiện tinh thần thể thao, tình hữu nghị, đoàn kết và khao khát vươn lên chinh phục những đỉnh cao mới. Cũng trong lễ bế mạc ngày 8/10 đã diễn ra lễ bàn giao cho nước chủ nhà đăng cai ASIAD 2026 là Nhật Bản. Tiếp nối sau ASIAD 2023, Đại hội thể thao người khuyết tật châu Á (Asian Paralympic Games) 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22 đến 28/10/2023.

* Đoàn thể thao Việt Nam tại ASIAD 2023 Việt Nam lần đầu tiên cử đoàn thể thao tham dự ASIAD là vào kỳ ASIAD lần thứ 9, tổ chức tại New Delhi (Ấn Độ) vào năm 1982. Tính đến ASIAD 19, Việt Nam góp mặt ở 10 kỳ ASIAD (không tham dự ASIAD 10, năm 1986). Mang trong mình tình yêu và lòng tự hào dân tộc, Đoàn Thể thao Việt Nam tham dự ASIAD 2023 với quyết tâm cao nhất. Đoàn tham dự ASIAD 2023 với 504 thành viên, trong đó có 337 vận động viên, 90 huấn luyện viên và 11 chuyên gia. Đoàn thi đấu 31/40 môn thể thao, 202/483 nội dung của đại hội, với mục tiêu giành 2-5 HCV tập trung vào nhóm môn điền kinh, cờ tướng và võ thuật, đồng thời nỗ lực giành nhiều vé tham dự Olympic Paris 2024 (Pháp). Khép lại hành trình ở ASIAD 2023, đoàn Thể thao Việt Nam đã hoàn thành chỉ tiêu đề ra khi giữ vị trí 21 trên bảng tổng sắp với thành tích 3 HCV, 5 HCB và 19 HCĐ. Các môn thể thao đem về HCV cho đoàn thể thao Việt Nam là cầu mây nội dung 4 nữ, karatedo nội dung quyền biểu diễn và 10m súng ngắn hơi nam. Trải qua hơn 2 tuần thi đấu, đoàn thể thao Việt Nam đã tham gia các cuộc tranh tài với tinh thần đoàn kết, tự tin, bình tĩnh, sáng tạo, phát huy hết khả năng, sở trường, thi đấu bằng toàn bộ quyết tâm, biến tình yêu và niềm tự hào dân tộc thành sức mạnh để chiến thắng, giành thành tích tại Đại hội lần này./.

Asiad 2023 tổ chức tại đâu?

AFC Asian Cup 2023: Qatar một lần nữa đón "bữa tiệc bóng đá" Giải vô địch châu Á (Asian Cup) lần thứ 18 sẽ được tổ chức tại Qatar từ ngày 12-1 đến 10-2. Đây là lần thứ hai Qatar trở thành chủ nhà của một giải bóng đá sau hơn 1 năm đăng cai thành công World Cup.

Asiad khởi tranh ngày nào?

Lịch thi đấu và trực tiếp: Asian Cup 2023 chính thức khởi tranh. Vòng Chung kết Asian Cup 2023 sẽ chính thức khởi tranh vào hôm nay (12/1), được mở màn bằng trận đấu giữa chủ nhà Qatar và Liban trong khuôn khổ bảng A.

Các cuộc thi thể thao điện tử tại Đại hội thể thao châu Á gần đây được tổ chức ở đâu?

Tất cả các bộ môn Thể thao điện tử tại Đại hội Thể thao châu Á 2022 sẽ được tổ chức tại Trung tâm Thể thao điện tử quận Hạ Thành, sau được đổi tên thành Trung tâm Thể thao điện tử Hàng Châu. Trung tâm khởi công xây dựng ngày 24 tháng 9 năm 2020, và chính thức đi vào hoạt động ngày 15 tháng 3 năm 2022.

Á vận hội có bao nhiêu nước?

ASIAD 19 là kỳ Á vận hội có số lượng VĐV tham dự đông nhất trong lịch sử, với gần 13.000 VĐV đến từ 45 quốc gia và vùng lãnh thổ tranh tài 40 môn thi đấu với 61 phân môn, 461 nội dung thi đấu tổ chức tại thành phố Hàng Châu và 5 thành phố vệ tinh: Ninh Ba, Ôn Châu, Kim Hoa, Thiệu Hưng và Hồ Châu - cùng ở tỉnh Chiết ...