Bé uống thuốc tẩy giun bị đau bụng

Phụ nữ mang thai sau 3 tháng đầu sinh sống ở khu vực có hai yếu tố sau đây nên sử dụng thuốc tẩy giun để giảm nguy cơ nhiễm giun:

  • Tỷ lệ nhiễm giun móc và/ hoặc giun tóc ở phụ nữ có thai trên 20%
  • Vấn đề thiếu máu nghiêm trọng với tỷ lệ lưu hành ở phụ nữ có thai là 40% hoặc cao hơn

Thuốc sử dụng là albendazole 400mg hoặc mebendazole 500mg với liều duy nhất, tần suất 1–2 lần/ năm.

Những thắc mắc thường gặp

Nên uống thuốc xổ giun lúc nào để có hiệu quả tốt?

Các thuốc tẩy xổ giun ngày nay không cần uống sau khi nhịn đói hay sử dụng thuốc xổ (thuốc nhuận tràng) như trước đây. Bạn có thể uống thuốc vào bất kỳ thời gian nào trong ngày sau khi ăn xong, tốt nhất nên uống sau bữa ăn tối 2 tiếng.

Đối với trẻ nhỏ, bạn nên nghiền viên thuốc và pha với nước cho trẻ uống. Để tăng hiệu quả, bạn cũng nên nhai viên thuốc trước khi uống với nước. Sau khi uống thuốc, bạn vẫn có thể ăn uống bình thường.

Uống thuốc tẩy giun bao lâu có tác dụng?

Sau khi uống, thuốc sẽ bắt đầu được hấp thu và phát huy tác dụng ngay nhưng có thể mất vài ngày để tiêu diệt hết giun. Trường hợp bạn được bác sĩ chỉ định tẩy xổ giun, hãy sử dụng đúng liều lượng và đúng theo thời gian được hướng dẫn.

Albendazole và mebendazole không tiêu diệt được trứng giun nên bạn vẫn có nguy cơ bị tái nhiễm hoặc lây truyền sang cho người khác. Do đó, để đảm bảo hiệu quả tẩy giun và ngăn ngừa tái phát, bạn nên dùng thêm một liều thuốc sau 2 tuần.

Bạn có thể quan tâm: Mách bạn các cách tẩy giun an toàn.

Uống thuốc tẩy giun có đi ngoài ra giun không?

Bình thường, sau khi uống thuốc vài tiếng hay vài ngày, bạn sẽ có cảm giác buồn đi đại tiện để tống xác giun ra ngoài theo phân. Các loại thuốc xổ giun trước đây đào thải xác giun hoặc giun còn nguyên ra ngoài nên bạn có thể nhìn thấy giun trong phân. Ngày nay, các thuốc mới đều tác động làm cho giun tự tiêu trong phân nên bạn sẽ không còn gặp tình trạng “đi ngoài ra giun” sau khi uống thuốc tẩy giun nữa.

Tác dụng phụ của thuốc tẩy giun là gì?

Bất kỳ loại thuốc nào cũng đều có thể gây ra những tác dụng phụ không mong muốn, thuốc tẩy xổ giun cũng không ngoại lệ. Mặc dù các thuốc này tương đối an toàn ở liều dùng khuyến cáo, một số tác dụng phụ được ghi nhận thường gặp bao gồm:

  • Khó chịu ở dạ dày như tăng co thắt
  • Đầy hơi
  • Tiêu chảy
  • Buồn nôn.

Đây không phải là tất cả tác dụng phụ có thể gặp phải khi dùng thuốc và không phải ai cũng gặp phải những phản ứng giống nhau. Để có được thông tin cụ thể hơn, bạn hãy đọc hướng dẫn sử dụng của loại thuốc tẩy giun cụ thể sẽ sử dụng. Nếu gặp phải bất kỳ tác dụng không mong muốn nào, hãy đến gặp bác sĩ.

Trẻ mấy tuổi được uống thuốc tẩy giun sán?

(NLĐO) - Bác sĩ Lê Nguyễn Thanh Nhàn, Trưởng phòng Chỉ đạo tuyến, Bệnh viện Nhi đồng 1 (TP HCM), giải đáp thắc mắc về việc uống thuốc tẩy giun sán ở trẻ em

  • Sau điều trị ung thư, bao lâu thì có thể mang thai?

  • Sơ cứu khi trẻ bị phỏng

  • Gân gót chân có dễ bị đứt không?

  • Các cách tẩy giun đơn giản

Bạn đọc Nguyễn Thị Thanh Loan (Đồng Nai), hỏi: Trẻ bao nhiêu tuổi thì có thể sử dụng thuốc tẩy giun sán, nên dùng liều lượng và loại nào? Khi sử dụng thuốc có những lưu ý gì?

Bác sĩ Lê Nguyễn Thanh Nhàn trả lời:

Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại thuốc tẩy giun sán, trẻ trên 2 tuổi có thể sử dụng được. Trẻ uống theo liều lượng tuỳ mỗi loại, ví dụ dùng một liều duy nhất đối với viên thuốc 500mg hoặc 400mg. Tần suất xổ giun cho trẻ là 2 lần trong một năm.

Ngoài ra, có một số loại thuốc có thể sử dụng cho trẻ dưới một tuổi trong trường hợp bắt buộc dùng, nhưng phải được bác sĩ kê toa, hướng dẫn.

Lưu ý, để thuốc phát huy hiệu quả, phụ huynh nên cho trẻ uống khi lúc bụng đói. Khi trẻ có tình trạng đau bụng, bụng to, căng cứng bất thường, táo bón hoặc tiêu chảy thường xuyên, ngứa hậu môn vào ban đêm… thì phụ huynh nên cho trẻ uống thuốc tẩy giun, sán.

Nguyễn Thuận ghi

Giun là loại ký sinh trùng có thể sống trong đường ruột của con người, đặc biệt thường gặp ở trẻ nhỏ do hệ tiêu hóa yếu, thói quen mút tay, chơi đùa không đảm bảo vệ sinh. Trẻ bị nhiễm giun trong thời gian càng dài thì sức khỏe càng bị ảnh hưởng, gây ra chứng biếng ăn, suy dinh dưỡng, thiếu máu, chậm lớn,… Vậy trẻ bao tuổi có thể tẩy giun và có cần tẩy giun định kỳ không?

1. Dấu hiệu trẻ bị nhiễm giun cha mẹ cần biết

Đến nay, y học đã xác định được rất nhiều loại giun có thể sống ký sinh trong đường ruột của con người bao gồm: giun đũa, giun kim, giun móc, sán,… Những loại giun này ký sinh và phát triển trong đường ruột do trẻ nuốt phải trứng giun từ đồ vật bẩn hoặc thức ăn không đảm bảo vệ sinh. Đường ruột ở trẻ nhỏ còn khá yếu nên là môi trường thuận lợi cho giun ký sinh và gây hại.

Trẻ nhỏ dễ bị giun sán ký sinh dẫn đến sụt cân, kém ăn

Do đó, cha mẹ cần lưu ý kiểm tra trẻ có những dấu hiệu bất thường sau đây không, nếu có khả năng cao trẻ đã bị nhiễm giun và cần được tẩy giun.

  • Thường xuyên đau bụng ở vùng rốn, trẻ gầy yếu, bụng ỏng.

  • Trẻ bị rối loạn tiêu hóa, phân lúc đặc lúc lỏng bất thường, thậm chí có thể nôn ra giun, ỉa ra giun hoặc quan sát thấy giun ở hậu môn của trẻ.

  • Trẻ khó ngủ, hay quấy khóc, đái dầm, có triệu chứng ngứa hậu môn vào ban đêm.

  • Trẻ có triệu chứng thiếu máu, thiếu dinh dưỡng mặc dù ăn uống đầy đủ.

  • Có dấu hiệu thiếu hụt Vitamin và khoáng chất: da xanh xao, hay mệt mỏi, thiếu linh hoạt, sức đề kháng kém.

  • Bé gái bị nhiễm giun có thể bị ngứa, mẩn đỏ quanh vùng âm đạo.

Trẻ từ 2 tuổi nên tẩy giun định kỳ mỗi 6 tháng

Khi có những triệu chứng nghi ngờ này, bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng phân, xét nghiệm tìm trứng giun hoặc giun. Trong một số trường hợp có thể phải siêu âm kiểm tra mức độ nhiễm giun, từ có chỉ định tẩy giun hoặc phương pháp can thiệp thích hợp.

Nhiễm giun trong thời gian càng dài thì triệu chứng càng nặng, các vấn đề sức khỏe cũng nghiêm trọng hơn, đặc biệt là ảnh hưởng đến sự phát triển thể chất và thậm chí nguy hiểm đến tính mạng. Do đó, cha mẹ không nên chủ quan trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn cho trẻ, tẩy giun và đưa trẻ đi khám bệnh khi có dấu hiệu nhiễm giun.

2. Trẻ bao tuổi có thể tẩy giun?

Với trẻ nhỏ, các chuyên gia khuyến cáo chỉ nên tẩy giun khi trẻ 2 tuổi trở lên, các trường hợp trẻ nhỏ tuổi hơn không tự ý cho trẻ dùng thuốc tẩy giun. Thay vào đó, cần đưa trẻ đi khám để bác sĩ xét nghiệm, xác định chính xác tình trạng nhiễm giun. Nếu xác định trẻ bị nhiễm giun, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc tẩy giun và theo dõi để đảm bảo không gây ra tác dụng phụ nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ.

Trẻ nhỏ hơn 2 tuổi bị nhiễm giun cần đi khám bác sĩ

Các chuyên gia khuyến cáo trẻ trong độ tuổi nên tẩy giun định kỳ 6 tháng một lần để đảm bảo sức khỏe cũng như ngăn ngừa nguy cơ nhiễm giun gây ảnh hưởng sức khỏe nghiêm trọng.

Trên thị trường có nhiều loại thuốc tẩy giun khác nhau, cha mẹ nên tham khảo ý kiến của bác sĩ hoặc dược sĩ để lựa chọn loại thuốc phù hợp với độ tuổi và tình trạng của trẻ. Đa phần các loại thuốc tẩy giun được khuyến cáo sử dụng vào buổi sáng trước khi ăn sáng.

Tuy nhiên, 1 số bác sĩ chuyên khoa Nhi cũng khuyên khi uống thuốc tẩy giun, trẻ không cần nhịn đói hay ăn kiêng, cũng không phải dùng thuốc xổ.

Sau khi dùng thuốc, trẻ có thể gặp phải một số tác dụng phụ bất thường như: buồn nôn, nôn, đau đầu, chóng mặt, đau bụng, rối loạn tiêu hóa, tiêu chảy,… Các tình trạng này thường tự hết sau một vài ngày, sau tẩy giun trẻ cũng sẽ khỏe mạnh và ăn uống tốt hơn.

Nhưng cần lưu ý khi trẻ sau khi dùng thuốc tẩy giun có những triệu chứng dị ứng như: ngứa, nổi mề đay, phát ban,… Nếu phản ứng dị ứng nghiêm trọng, cần đưa trẻ đến ngay cơ sở y tế để được xử trí kịp thời.

3. Hướng dẫn chăm sóc để phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ

Nguyên nhân chủ yếu khiến trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị nhiễm giun ký sinh, thậm chí tái phát nhiều lần do trẻ nhỏ chưa có ý thức bảo vệ sức khỏe, đảm bảo vệ sinh tốt, hay có thói quen mút tay và lê la sàn nhà. Việc đưa tay lên miệng mút hoặc bò chơi lê la trên sàn nhà khiến trẻ dễ nuốt phải trứng các loại giun như: giun tóc, giun đũa, giun kim,… Nguy cơ này cao hơn ở những trẻ sống ở vùng nông thôn, vùng có điều kiện y tế còn kém.

Trẻ nhỏ được đảm bảo vệ sinh tốt có nguy cơ nhiễm giun thấp hơn

Nhiễm giun gây nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ, thậm chí còn dẫn đến biến chứng nguy hiểm. Do đó, nên chủ động phòng ngừa nhiễm giun ở trẻ nhỏ kết hợp với tẩy giun định kỳ bằng cách sau:

3.1. Vệ sinh ăn uống

Thực phẩm của trẻ cần được nấu chín, trái cây rửa sạch và gọt vỏ, nước đun sôi để nguội đảm bảo vệ sinh.

3.2. Vệ sinh cơ thể

Cần tập cho trẻ từ sớm thói quen rửa tay với xà phòng sát khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh. Người chăm sóc cũng cần đeo găng tay, vệ sinh tay sạch sẽ khi chuẩn bị thức ăn và chăm sóc cho trẻ. Ngoài vệ sinh tay chân, cha mẹ cần thường xuyên cắt móng tay cho trẻ, không cho trẻ đi đại tiện bừa bãi, ở chuồng hoặc mặc quần thủng đít.

3.3. Vệ sinh đồ chơi

Đồ chơi cho trẻ cần thường xuyên được rửa sạch, quần áo và chăm màn giặt sạch phơi khô dưới ánh nắng tự nhiên. Khu vực vui chơi của bé cha mẹ cũng cần thường xuyên dọn dẹp, lau rửa sạch sẽ.

Nếu gia đình sống ở khu vực nông thôn, trồng rau màu, cần lưu ý xử lý phân đúng cách, xa nơi ở và giếng nước. Với trẻ nhỏ, nên hạn chế cho trẻ vui chơi, bò la trên đất cát gần khu vực nuôi trồng.

Cha mẹ nên thường xuyên vệ sinh đồ chơi và vật dụng cho trẻ

Với thắc mắc trẻ bao tuổi có thể tẩy giun, chuyên gia cho biết nên chủ động tẩy giun cho trẻ từ 2 tuổi trở lên. Những trẻ nhỏ tuổi hơn bị nhiễm giun sẽ cần đi khám và dùng thuốc dưới sự chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.

Nếu cần tư vấn thêm, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.