Bị cúm bao lâu thì khỏi

Cơn cúm của bạn có thể kéo dài bao nhiêu lâu?

Cúm là một tình trạng mà bạn vô cùng dễ gặp phải trong mùa lạnh. Bắt đầu với việc mũi của bạn cảm thấy hơi ngột ngạt. Sau đó, bạn có thể ho khan tới mức khiến bạn cảm thấy đau đầu. Và bạn sẽ nhận ra rằng cơn đau đầu của bạn vào lúc này khác hoàn toàn so với bất cứ cơn đau đầu nào khác bạn hay gặp phải. Sau đó, bạn sẽ nhận thấy chân tay của bạn trở nên rất kỳ lạ - bạn cảm thấy vô lực đối với chân tay của mình, và nhiều lúc thậm chí bạn còn cảm thấy đau nhức toàn thân.

Nếu bạn không biết rằng đây là những triệu chứng ban đầu của bệnh cúm, bạn có thể sẽ hoang mang. Nhưng nếu bạn đã biết các triệu chứng của bệnh cúm, bạn sẽ vô cùng tự nhiên mà chào đón nó. “À, cúm đang đến rồi.”

Nhưng sau khi chào đón cơn cúm rồi thì sao? Tôi sẽ phải chịu đựng những khó chịu này trong bao nhiêu lâu nữa? Bao giờ thì tôi mới có thể trở lại những ngày tháng tươi đẹp trước đây? Và, dường như nững năm gần đây, có những loại cúm vô cùng nguy hiểm, thậm chí gây chết người? Khi nào tôi phải đến bác sỹ? Đây hẳn là những câu hỏi mà bạn sẽ nghĩ đến đầu tiên khi bạn nhận ra mình bị cúm.

Bị cúm bao lâu thì khỏi

Bệnh cúm là gì?

Bệnh cúm là một bệnh nhiễm virus lây lan rất nhanh vì lây truyền qua không khí (nghĩa là bạn sẽ bị nhiễm bệnh từ những giọt bắn rất nhỏ của người mang virus cúm khi họ ho, sổ mũi hoặc nói chuyện với bạn), và trên các bề mặt (tức là bạn chạm vào các tay nắm cửa, nút bấm thang máy, vòi nước...có dính virus cúm).

Nếu bạn tiếp xúc với virus cúm, có khoảng 50/50 cơ hội mắc bệnh và khiến bạn bị ốm, mặc dù nếu bạn có thể đã tiêm vaccine trước đó, bạn vẫn có thể bị cúm, nhưng bạn sẽ mắc bệnh cúm nhẹ hơn và nhanh khỏe lại hơn. Thông thường, bạn sẽ không xuất hiện tình trạng cúm ngay sau khi tiếp xúc với virus, các triệu chứng cúm có thể xuất hiện từ từ trong vòng từ hai đến bảy ngày.

Bệnh cúm kéo dài bao lâu?

Theo các chuyên gia y tế, bệnh cúm thông thường mất khoảng 5 - 7 ngày để biến mất, và "khoảng thời gian tồi tệ nhất" sẽ bao gồm các triệu chứng: nhức đầu, đau cơ thể, và các triệu chứng liên quan đến đường tiêu hóa (bao gồm buồn nôn, nôn và/hoặc tiêu chảy).

Tuy nhiên, hầu hết bệnh nhân cúm có thể mất ít nhất hai tuần để tất cả các triệu chứng được giải quyết và biến mất hoàn toàn. Thời gian biến mất các triệu chứng của bệnh cúm như sau:

  • Các vấn đề về dạ dày: từ một đến ba ngày
  • Nhức đầu: từ một đến ba ngày
  • Sốt: từ ba đến bảy ngày
  • Đau cơ thể: từ ba đến năm ngày
  • Mệt mỏi: từ một đến hai tuần
  • Ho: từ một đến hai tuần

Một số bệnh nhân có thể phục hồi nhanh hơn những người khác cũng mắc bệnh cúm. Những người đã tiêm vaccine ngừa cúm cũng có thể phục hồi nhanh hơn. Nếu một người bị mắc các bệnh cơ bản (như khí phế thũng hoặc các bệnh mãn tính khác), người đó có thể mất nhiều thời gian hơn để hồi phục so với những người còn lại.

Bạn sẽ có thể trở lại làm việc bình thường sau khi bạn đã hết sốt (mà không dùng thuốc hạ sốt) trong 24 giờ. Khi bị cúm, việc ở nhà cũng không đơn thuần chỉ là chăm sóc bản thân mình. Đó còn là việc giữ cho người khác khỏi bị bệnh, điều này có thể xảy ra nhiều nhất trong vòng 24 đến 48 giờ đầu sau khi các triệu chứng bắt đầu.

Khi nào phải đi khám bác sỹ?

Nếu nguwoif mắc bệnh cúm là trẻ em, người cao tuổi, hãy đến khám bác sỹ sớm, một số loại thuốc có thể giúp giảm triệu chứng nếu bắt đầu điều trị sớm.

Ngoài ra, nếu bạn bị đau ngực hoặc khó thở, hãy tới gặp bác sĩ ngay vì đó có thể là dấu hiệu cảnh báo viêm phổi.

Tham khảo thêm thông tin tại bài viết: 10 hiểu lầm về bệnh cúm - Phần 1

Cúm là một bệnh về đường hô hấp, ảnh hưởng đến các bộ phận của cơ thể liên quan đến hô hấp như mũi, họng, phổi, v.v. Trẻ bị cúm thường bị đau họng, ho và sốt. Trong số các nguyên nhân gây ra bệnh cúm, virus cúm A là phổ biến nhất và thường xuất hiện trong các dịch bệnh cúm mùa. Trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi là câu hỏi mà nhiều bà mẹ quan tâm khi con mình mắc phải sốt cúm A. Cùng tìm hiểu thêm qua bài viết sau đây nhé.

  • Sốt. Trẻ thường bị sốt cao từ 38.5 đến 39 độ C trong vài ngày đầu bị bệnh. Tuy nhiên, nếu trẻ không hạ sốt thì phải cho trẻ đi bệnh viện ngay chứ ko được để sốt tới 40-41 độ C.
  • Ớn lạnh. Trẻ có thể cảm thấy rất lạnh, ngay cả khi bé đang ở trong một căn phòng ấm áp. Đôi khi trẻ cũng sẽ có thể rùng mình và run rẩy.
  • Nhức đầu và đau nhức cơ thể. Đau đầu do cúm A gây ra đau hơn nhiều so với khi bị cảm lạnh. Bé cũng có thể cảm thấy cơn đau khắp người.
  • Mệt mỏi. Bé có thể sẽ cảm thấy kiệt sức, yếu ớt và không hứng thú với việc vui chơi vận động. Đó là lý do ba mẹ nên cho bé nghỉ ngơi nhiều hơn.
  • Đau họng và ho. Sốt cúm A có thể gây đau họng và ho, tuy nhiên cơn ho thường nghiêm trọng hơn bình thường.
  • Ăn mất ngon. Nếu trẻ bị cúm, chúng có thể không muốn ăn trong một hoặc hai ngày đầu bị bệnh. Cho trẻ ăn những thức ăn đơn giản như bánh mì hoặc cháo. Không sao nếu trẻ không ăn nhiều, nhưng điều rất quan trọng là ba mẹ phải đảm bảo trẻ uống đủ nước. Nước trái cây hoặc nước súp có thể giúp làm dịu cổ họng, giảm ho và giữ cho cơ thể đủ nước.
  • Nôn mửa và tiêu chảy. Các triệu chứng này ít phổ biến hơn, tuy nhiên trẻ bị sốt cúm A vẫn có thể bị buồn nôn, nôn mửa hoặc tiêu chảy.

Không dễ để có thể trả lời ngay câu hỏi “trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi” do thời gian virus cúm A tồn tại còn phụ thuộc vào hệ miễn dịch và sức đề kháng của từng trẻ.

Trẻ bị sốt cúm A nếu được chăm sóc tốt có thể hồi phục nhanh hơn. Ngược lại, nếu các triệu chứng sốt cúm A trở nên nặng hơn, thời gian hồi phục của bé sẽ lâu hơn.

Bị cúm bao lâu thì khỏi

Trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi?

Hầu hết trẻ em mắc cúm A sẽ phục hồi trong vòng một tuần, nhưng các triệu chứng nhẹ có thể kéo dài đến một tháng. Mỗi đứa trẻ sẽ có phản ứng khác nhau với virus cúm A, nhưng nhìn chung đây là những gì ba mẹ có thể kỳ vọng:

  • Sốt kéo dài trong 5-7 ngày.
  • Chảy nước mũi hoặc nghẹt mũi kéo dài từ một đến hai tuần.
  • Ho trong hai đến ba tuần.
  • Cảm thấy mệt mỏi cho đến tuần thứ tư.

Vậy là ba mẹ đã có đáp án cho câu hỏi “trẻ bị cúm A sốt bao lâu thì khỏi” rồi nhé.

3. Trẻ bị cúm A phải làm sao?

  • Sử dụng thuốc hạ sốt cho bé

Sử dụng thuốc hạ sốt trẻ em không kê đơn là cách nhanh nhất giúp trẻ hạ sốt. Ba mẹ có thể cho bé uống các loại thuốc hạ sốt như paracetamol (Hapacol) hoặc ibuprofen. Tuy nhiên, cần hết sức lưu ý là không cho trẻ bị sốt cúm A uống aspirin, vì điều này có thể dẫn đến một tình trạng hiếm gặp nhưng rất nguy hiểm gọi là hội chứng Reye.

Bị cúm bao lâu thì khỏi

Paracetamol (Hapacol) giúp trẻ hạ sốt khi bị cúm A

Ngoài việc sử dụng thuốc hạ sốt cho bé, ba mẹ còn có thể giúp làm giảm nhiệt độ cơ thể cho bé bằng cách cho bé mặc quần áo nhẹ và thoáng mát, tránh đắp cho bé quá nhiều chăn, cho bé tắm bằng nước ấm (nước lạnh sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé tăng lên thay vì hạ xuống), sử dụng quạt trong phòng để không khí lưu thông,…

Nếu trẻ bị sốt cúm A, ba mẹ nên cho bé tạm rời xa bài vở và nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt. Cho bé ngủ đủ giấc từ 8-9 tiếng mỗi đêm. Điều này sẽ góp phần thúc đẩy nhanh quá trình phục hồi của bé. Mặt khác, cho bé nghỉ ngơi trong phòng còn giúp làm hạn chế sự lây nhiễm virus cho những người xung quanh.

Sốt sẽ khiến nhiệt độ cơ thể bé cao hơn bình thường. Điều này sẽ kích hoạt tuyến mồ hôi của bé hoạt động mạnh hơn để cố gắng hạ nhiệt, dẫn đến tình trạng mất nước. Ngoài ra, các triệu chứng như nôn mửa hay tiêu chảy cũng làm bé bị mất nước. Vì vậy, ba mẽ hãy cho bé uống nhiều nước khi bé bị cúm A để bổ sung lượng chất nước đã mất.

Nguồn tham khảo:

https://www.medicinenet.com/how_long_do_flu_symptoms_last_in_toddlers/article.htm

  • 22:32 15/06/2022
  • Xếp hạng 4.89/5 với 20549 phiếu bầu

Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi là câu hỏi được nhiều phụ huynh có con nhỏ quan tâm. Cúm là một tình trạng dễ gặp trong mùa lạnh, với các triệu chứng ngạt mũi, ho khan, đau đầu, nhức cơ và yếu chân tay. Vậy bệnh cảm cúm bao lâu khỏi? Nếu cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao?

Cúm là một bệnh nhiễm trùng đường hô hấp rất dễ lây lan do virus cúm gây ra. Trẻ bị cảm cúm bao lâu thì khỏi? Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), hầu hết mọi người bị cảm cúm không biến chứng sẽ kéo dài từ 3 - 5 ngày, bao gồm cả trẻ em. Tuy nhiên, ho và cảm giác mệt mỏi có thể tồn tại dai dẳng đến 2 tuần hoặc lâu hơn.

Nhìn chung, các chủng cúm khác nhau thường không ảnh hưởng đến thời gian mắc bệnh, nhưng các loại cúm A (như H3N2) có thể gây bệnh nặng hơn. Theo CDC, vi-rút cúm A (H3N2) có liên quan đến tỷ lệ nhập viện và tử vong ở cả trẻ em lẫn người già cao hơn so với các phân nhóm hoặc chủng cúm khác ở người, như cúm A (H1N1)cúm B. Ngoài ra, hiệu quả vắc-xin đối với vi-rút cúm A (H3N2) cũng thường thấp hơn.

Mặc dù có một số triệu chứng tương tự chồng chéo nhau, nhưng cảm lạnh và cúm mùa là hai căn bệnh riêng biệt. Cụ thể cảm lạnh sẽ nhẹ hơn bị cảm cúm. Các triệu chứng của cảm lạnh thường hết sau khoảng 7 - 10 ngày và có xu hướng không diễn tiến nhanh như cúm. Trong khi đó, các triệu chứng cúm có thể kéo dài đến một vài tuần.


Các triệu chứng cúm mùa thường sẽ phát triển sau 1 - 4 ngày kể từ khi người bệnh tiếp xúc với vi-rút cúm. Nếu bạn bị cảm cúm, thời gian lây lan cho người khác sẽ là 1 ngày trước khi xuất hiện các triệu chứng và tối đa 5 - 7 ngày sau khi mắc bệnh. Trẻ nhỏ hoặc những người có hệ miễn dịch suy yếu có thể kéo dài giai đoạn truyền nhiễm lâu hơn.

Bên cạnh đó, virus cúm cũng có khả năng tồn tại trên các bề mặt, chẳng hạn như tay nắm cửa và mặt bàn, trong tối đa 24 giờ. Virus sống lâu hơn trên các vật liệu như thép không gỉ, nhựa và các bề mặt cứng khác. Do đó, cần rửa tay thường xuyên và tránh chạm vào vùng mặt hoặc miệng để hạn chế lây truyền và nhiễm virus cúm mùa.

Các triệu chứng cúm mùa khiến người bệnh thấy mệt mỏi

Một số người có nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến cúm, bao gồm:

  • Viêm phổi;
  • Viêm phế quản;
  • Viêm xoang;
  • Nhiễm trùng tai.

Những biến chứng này có thể là do virus cúm tự gây ra hoặc do nhiễm vi khuẩn thứ cấp. Bệnh nhân bị các biến chứng nghiêm trọng liên quan đến cúm có thể phải nhập viện, thậm chí dẫn đến tử vong.

Ngoài ra, nhiễm cúm cũng có thể làm cho tình trạng các bệnh mãn tính có sẵn trước đây trở nên tồi tệ hơn. Ví dụ, nếu bạn bị hen suyễn, bạn sẽ trải qua các cơn hen nặng hơn trong khi đang bị cảm cúm. Những đối tượng có nguy cơ gia tăng các biến chứng liên quan đến cúm bao gồm:

  • Người già từ 65 tuổi trở lên;
  • Trẻ nhỏ hơn 5 tuổi, đặc biệt là các bé nhỏ hơn 2 tuổi;
  • Người gốc Mỹ (thổ dân da đỏ hoặc Alaska);
  • Phụ nữ đang mang thai hoặc vừa sinh con cách đây ít hơn 2 tuần;
  • Béo phì nặng (BMI từ 40 trở lên);
  • Được chăm sóc dài hạn trong nhà dưỡng lão hoặc cơ sở y tế;
  • Có hệ miễn dịch suy yếu, chẳng hạn như bệnh nhân ung thư hoặc nhiễm HIV;
  • Mắc bệnh mãn tính, chẳng hạn như hen suyễn, tiểu đường hoặc COPD;
  • Rối loạn chức năng gan hoặc thận.

GS.TS.BS Phạm Nhật An chia sẻ triệu chứng cúm A ở trẻ em

Hầu hết các triệu chứng khi bị cảm cúm thường sẽ hết trong vòng 1 tuần. Tuy nhiên, cúm có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng ở nhóm có yếu tố rủi ro như đã liệt kê ở trên. Nếu bệnh nhân gặp bất kỳ triệu chứng nào sau đây thì cần đến bác sĩ khám ngay lập tức:

4.1. Ở người lớn

  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Đau tức ngực hoặc bụng;
  • Chóng mặt đột ngột;
  • Mất ý thức;
  • Nôn.

Ngoài ra, khi các triệu chứng dường như đã thuyên giảm, nhưng sau đó lại tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cũng là một dấu hiệu đáng lưu ý.

4.2. Ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

  • Khó thở hoặc thở gấp;
  • Cơ thể mất nước;
  • Không ăn được;
  • Mê man;
  • Không có phản ứng hoặc không muốn được ôm ấp;
  • Da tái xanh;
  • Sốt đi kèm với phát ban;
  • Tã lót ít ướt hơn bình thường;

Tương tự như ở người lớn, nếu các triệu chứng của trẻ dường như đã thuyên giảm, nhưng sau đó lại tái phát hoặc trở nên nghiêm trọng hơn thì cần đến gặp bác sĩ ngay.

Khi thấy trẻ mê man, khó thở,.. cần đến gặp bác sĩ ngay

Ngoài câu hỏi cảm cúm bao lâu khỏi, nhiều người cũng quan tâm đến vấn đề cảm cúm lâu ngày không khỏi phải làm sao? Theo các bác sĩ, bệnh nhân cần uống nhiều chất lỏng và dành thời gian nghỉ ngơi dưỡng sức. Nên ở nhà trong khi đang bị cảm cúm và ít nhất 24 giờ sau khi hết sốt. Bạn cũng có thể dùng thuốc giảm đau và hạ sốt không cần kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen (Advil) hoặc acetaminophen (Tylenol), để làm dịu đi các triệu chứng.

Trong một số trường hợp, bác sĩ có thể kê toa thuốc kháng virus để rút ngắn thời gian bị cảm cúm của bạn cũng như ngăn ngừa các biến chứng. Tuy nhiên, các loại thuốc này không có khả năng giết chết virus cúm.

Thuốc kháng vi-rút phải được uống trong vòng 48 giờ kể từ khi bắt đầu xuất hiện triệu chứng thì mới phát huy hiệu quả tối đa. Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã phê duyệt một số loại thuốc kháng vi-rút phổ biến bao gồm:

  • Zanamivir (Relenza);
  • Oseltamivir (Tamiflu);
  • Peramivir (Rapivab);
  • Baloxavir marboxil (Xofluza).

Tóm lại, các triệu chứng của bệnh cảm cúm thường sẽ tự hết trong vòng 1 tuần. Thuốc chống vi rút được kê đơn có thể rút ngắn thời gian mắc bệnh. Tuy nhiên nếu bạn có nguy cơ cao gặp biến chứng hoặc bắt đầu xuất hiện các dấu hiệu nghiêm trọng hơn như được nêu ở trên, cần liên hệ với bác sĩ ngay lập tức để được theo dõi kịp thời.

Tiêm phòng cúm được xem là cách thức phòng ngừa nhiễm vi rút cúm hữu hiệu nhất. Hiện nay, trên hệ thống Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec đang cung cấp các dịch vụ tiêm phòng cúm cho các đối tượng từ từ 6 tháng tuổi trở lên.


Video đề xuất:

Các loại vắc-xin cho trẻ đang có mặt ở Vinmec

Dịch vụ tiêm vắc-xin tại Bệnh viện Vinmec đem lại cho khách hàng những lợi ích sau:

  • Trẻ được thăm khám, sàng lọc đầy đủ các vấn đề về thể trạng và sức khỏe, tư vấn về vắc-xin phòng bệnh và phác đồ tiêm, cách theo dõi và chăm sóc trẻ sau tiêm chủng trước khi ra chỉ định tiêm vắc-xin theo khuyến cáo mới nhất của Bộ Y tế & Tổ chức Y tế Thế giới nhằm đảm bảo hiệu quả tốt nhất và an toàn nhất cho trẻ.
  • Đội ngũ bác sĩ và điều dưỡng nhi giàu kinh nghiệm, chuyên nghiệp, hiểu tâm lý trẻ và áp dụng cách giảm đau hiệu quả cho trẻ trong quá trình tiêm chủng.
  • 100% trẻ tiêm chủng được theo dõi 30 phút sau tiêm và đánh giá lại sức khỏe trước khi ra về.
  • Được theo dõi đa khoa trước, trong và sau tiêm chủng tại Hệ thống y tế Vinmec và luôn có ekip cấp cứu sẵn sàng phối hợp với phòng tiêm chủng xử trí các trường hợp sốc phản vệ, suy hô hấp - ngừng tuần hoàn, đảm bảo xử lý kịp thời, đúng phác đồ khi có sự cố xảy ra.
  • Phòng tiêm chủng thoáng mát, có khu vui chơi, giúp trẻ có cảm giác thoải mái và tâm lý tốt trước và sau khi tiêm chủng.
  • Vắc-xin được nhập khẩu và bảo quản tại hệ thống kho lạnh hiện đại, với dây chuyền bảo quản lạnh (Cold chain) đạt tiêu chuẩn GSP, giữ vắc-xin trong điều kiện tốt nhất để đảm bảo chất lượng.
  • Bố mẹ sẽ nhận tin nhắn nhắc lịch trước ngày tiêm và thông tin tiêm chủng của bé sẽ được đồng bộ với hệ thống thông tin tiêm chủng quốc gia.

Để bảo vệ sức khoẻ toàn diện, phòng ngừa cúm và tăng sức đề kháng, tiêm vắc xin là một phương pháp chủ động được ưu tiên hàng đầu.

Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec hiện đang cung cấp Chương trình tiêm chủng trọn gói với nhiều loại vắc-xin đa dạng cho các đối tượng khác nhau, từ trẻ sơ sinh, trẻ nhỏ, người lớn, phụ nữ trước và trong khi mang thai.
Riêng trong tháng 12/2019, Vinmec miễn phí tiêm Vắc-xin Viêm gan B sơ sinh (tiêm ngay sau khi sinh) cho bé khi đăng kí Gói tiêm chủng trọn gói dành cho trẻ từ 0-1 tuổi hoặc từ 0-2 tuổi.
Để đăng ký tiêm phòng cho trẻ, Quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp đến Hệ thống Y tế Vinmec trên toàn quốc hoặc đặt hẹn TẠI ĐÂY.

Nguồn tham khảo: mayoclinic.org; healthline.com

XEM THÊM: