Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh mẹ trẻ nào cũng nên nằm lòng

25/01/21 |
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm là hiện tượng mồ hôi xuất hiện nhiều vào ban đêm, ngay cả khi trời lạnh. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đồng thời đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý đáng lo ngại. Do vậy cha mẹ nên nằm lòng cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Những nguyên nhân gây ra chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Rất nhiều bà mẹ có con nhỏ thắc mắc:"bé nhà tôi ăn ngủ tốt nhưng rất hay ra mồ hôi trộm. Nửa đêm, dù nằm điều hòa và chân tay lạnh, nhưng đầu bé vẫn đổ mồ hôi. Đêm đêm, tôi thường phải dạy 3-4 lần để lau mồ hôi đầu cho bé. Những lúc mệt quá ngủ thiếp đi thì khi tỉnh dậy đã thấy người con ướt sũng nước. Không biết, ra mồ hôi trộm như thế này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả nhất?"

Đầu tiên, chúng ta cần xác định vị trí thường xuất hiện mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng, lưng, gáy và nhiều nhất là đầu... của trẻ. Về bản chất, mồ hôi trộm là hiện tượng mồ hôi toát ra khi cơ thể đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, thậm chí là ra mồ hôi nhiều hơn khi các bé đã chìm sâu vào giấc ngủ, trong một môi trường hoàn toàn mát mẻ. Mặc dù sự tiết mồ hôi này không liên quan gì đến thời tiết, thế nhưng, vào mùa hè, nó thường xảy ra nhiều hơn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở chân tay, bụng, lưng, đầu trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình.

Chia sẻ về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, thạc sỹ, BS Đinh Thạc, đến từ Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng rất thông thường và chúng ta cần phân biệt 2 dạng mồ hôi trộm, đó là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý. Đối với trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Riêng đối với đổ mồ hôi trộm bệnh lý thì chúng ta cần đặc biệt chú ý, những em bé này thường có những biểu hiện bệnh lý kèm theo như là tình trạng còi xương hoặc xơ nhiễm lao. Ví dụ như bé sẽ đổ mồ hôi trong khi ngủ hoặc khi đang bú mẹ. Sự đổ mồ hôi này hoàn toàn không liên quan đến thời tiết, ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì em bé vẫn đổ mồ hôi kèm theo những triệu chứng dễ phát hiện ở em bé như khó ngủ, quấy khóc hoặc bứt rứt trong người, chậm mọc răng, xương thì to, ngực thì nhô lên như ngực gà hoặc thóp trên đầu chậm đóng thì đây là những biểu hiện của tình trạng còi xương, hoặc em bé có biểu hiện ho kéo dài, sụt cân, ăn uống không đảm bảo do đó sự phát triển cân nặng không đúng như sự phát triển bình thường thì đây là đổ mồ hôi trộm bệnh lý. Rất là nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện sớm, bởi vì nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì em bé sẽ bị mất nước và các muối khoáng, dần dần sức khỏe em bé sẽ bị suy kiệt."

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo

Khi mồ hôi trộm ra nhiều, các bé sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới cảm sốt, viêm phổi. Hơn nữa, trong mồ hôi vốn có một lượng canxi nhất định, nên khi mồ hôi thoát ra, lượng canxi này cũng sẽ mất đi. Khi đó, trẻ sẽ phải đối mặt nhiều hơn với hiện tượng thiếu canxi, lâu dần sẽ là còi xương, chậm lớn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm dễ bị nhiễm lạnh, cảm sốt, viêm phổi

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh nhóm sinh lý là chúng ta nên giữ môi trường sống thông thoáng, cho bé nằm trong phòng rộng, thoáng, có gió lùa, mặc quần áo dễ hút mồ hôi, không cho bé chơi ngoài nắng nóng. Đặc biệt những em bé nhỏ chúng ta đừng quấn khăn, quấn quần áo quá kỹ vì sẽ làm em bé toát mồ hôi rất nhiều. Và một trong những biện pháp rất dễ thực hiện đó là nên tắm rửa thường xuyên sạch sẽ cho em bé mỗi ngày làm cho em bé luôn mát mẻ, cho bé bú nhiều hơn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là tắm rửa thường xuyên, cho bé búnhiều hơn

Đối với các bé sơ sinh đổ mồ hôi trộm bệnh lý thì cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là chúng ta cần lưu ý đến tình trạng còi xương của trẻ. Và một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng còi xương là bố mẹ cần bổ sung đầy đủ nguồn vitamin D bằng cách cho bé phơi nắng mỗi ngày trước 9 giờ sáng từ khoảng 15 đến 25 phút hoặc bổ sung bằng các loại thuốc vitamin theo chỉ định của bác sỹ.

Việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến vì tuyến mồ hôi của bé chưa hoàn thiện. Trong trường hợp trẻ bị ra mồ hôi trộm nhưng vẫn bú tốt, ăn ngủ và phát triển bình thường thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Còn trong trường trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm kèm theo những bất thường khác như trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc, tóc rụng, chậm mọc răng... thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Từ khóa:

bình luận

Được tìm kiếm nhiều nhất

#Ăn dặm #An toàn #Hà Nội #Sơ sinh #cho con bú #nuôi con bằng sữa mẹ #bệnh chân tay miệng ở trẻ nhỏ #Kinh nghiệm #trị ho cho trẻ sơ sinh #cách chữa ho

Sản phẩm liên quan

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh mẹ trẻ nào cũng nên nằm lòng

25/01/21 |
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm là hiện tượng mồ hôi xuất hiện nhiều vào ban đêm, ngay cả khi trời lạnh. Nếu tình trạng này xảy ra thường xuyên và liên tục sẽ gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe của trẻ, đồng thời đó cũng có thể là dấu hiệu bệnh lý đáng lo ngại. Do vậy cha mẹ nên nằm lòng cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh để giúp trẻ luôn khỏe mạnh và ngoan ngoãn.

Những nguyên nhân gây ra chứng mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh

Rất nhiều bà mẹ có con nhỏ thắc mắc:"bé nhà tôi ăn ngủ tốt nhưng rất hay ra mồ hôi trộm. Nửa đêm, dù nằm điều hòa và chân tay lạnh, nhưng đầu bé vẫn đổ mồ hôi. Đêm đêm, tôi thường phải dạy 3-4 lần để lau mồ hôi đầu cho bé. Những lúc mệt quá ngủ thiếp đi thì khi tỉnh dậy đã thấy người con ướt sũng nước. Không biết, ra mồ hôi trộm như thế này có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé không? Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh như thế nào là hiệu quả nhất?"

Đầu tiên, chúng ta cần xác định vị trí thường xuất hiện mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là lòng bàn tay, lòng bàn chân, bụng, lưng, gáy và nhiều nhất là đầu... của trẻ. Về bản chất, mồ hôi trộm là hiện tượng mồ hôi toát ra khi cơ thể đang ở trong trạng thái nghỉ ngơi, thậm chí là ra mồ hôi nhiều hơn khi các bé đã chìm sâu vào giấc ngủ, trong một môi trường hoàn toàn mát mẻ. Mặc dù sự tiết mồ hôi này không liên quan gì đến thời tiết, thế nhưng, vào mùa hè, nó thường xảy ra nhiều hơn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh thường xuất hiện ở chân tay, bụng, lưng, đầu trẻ

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ ra mồ hôi trộm nhiều được các bác sĩ cho biết đó là thiếu vitamin D. Các bé sinh sớm, thiếu cân, bị rối loạn tiêu hóa kéo dài cũng thường thiếu vitamin D. Thiếu vitamin D là nguyên nhân chính dẫn tới vấn đề trẻ hay ra mồ hôi trộm, bứt rứt, ngủ không yên, hay giật mình.

Chia sẻ về hiện tượng đổ mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh, thạc sỹ, BS Đinh Thạc, đến từ Bệnh viện Nhi đồng 1, thành phố Hồ Chí Minh cho biết: "Đổ mồ hôi trộm ở trẻ là tình trạng rất thông thường và chúng ta cần phân biệt 2 dạng mồ hôi trộm, đó là mồ hôi trộm sinh lý và mồ hôi trộm bệnh lý. Đối với trẻ bị đổ mồ hôi trộm sinh lý thì hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến sức khỏe của bé. Riêng đối với đổ mồ hôi trộm bệnh lý thì chúng ta cần đặc biệt chú ý, những em bé này thường có những biểu hiện bệnh lý kèm theo như là tình trạng còi xương hoặc xơ nhiễm lao. Ví dụ như bé sẽ đổ mồ hôi trong khi ngủ hoặc khi đang bú mẹ. Sự đổ mồ hôi này hoàn toàn không liên quan đến thời tiết, ngay cả khi thời tiết mát mẻ hoặc lạnh thì em bé vẫn đổ mồ hôi kèm theo những triệu chứng dễ phát hiện ở em bé như khó ngủ, quấy khóc hoặc bứt rứt trong người, chậm mọc răng, xương thì to, ngực thì nhô lên như ngực gà hoặc thóp trên đầu chậm đóng thì đây là những biểu hiện của tình trạng còi xương, hoặc em bé có biểu hiện ho kéo dài, sụt cân, ăn uống không đảm bảo do đó sự phát triển cân nặng không đúng như sự phát triển bình thường thì đây là đổ mồ hôi trộm bệnh lý. Rất là nguy hiểm nếu chúng ta không phát hiện sớm, bởi vì nếu đổ mồ hôi quá nhiều thì em bé sẽ bị mất nước và các muối khoáng, dần dần sức khỏe em bé sẽ bị suy kiệt."

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh bố mẹ có thể tham khảo

Khi mồ hôi trộm ra nhiều, các bé sẽ rất dễ bị nhiễm lạnh, dẫn tới cảm sốt, viêm phổi. Hơn nữa, trong mồ hôi vốn có một lượng canxi nhất định, nên khi mồ hôi thoát ra, lượng canxi này cũng sẽ mất đi. Khi đó, trẻ sẽ phải đối mặt nhiều hơn với hiện tượng thiếu canxi, lâu dần sẽ là còi xương, chậm lớn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Trẻ sơ sinh đổ mồ hôi trộm dễ bị nhiễm lạnh, cảm sốt, viêm phổi

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh nhóm sinh lý là chúng ta nên giữ môi trường sống thông thoáng, cho bé nằm trong phòng rộng, thoáng, có gió lùa, mặc quần áo dễ hút mồ hôi, không cho bé chơi ngoài nắng nóng. Đặc biệt những em bé nhỏ chúng ta đừng quấn khăn, quấn quần áo quá kỹ vì sẽ làm em bé toát mồ hôi rất nhiều. Và một trong những biện pháp rất dễ thực hiện đó là nên tắm rửa thường xuyên sạch sẽ cho em bé mỗi ngày làm cho em bé luôn mát mẻ, cho bé bú nhiều hơn.

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh

Cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là tắm rửa thường xuyên, cho bé búnhiều hơn

Đối với các bé sơ sinh đổ mồ hôi trộm bệnh lý thì cách trị mồ hôi trộm ở trẻ sơ sinh là chúng ta cần lưu ý đến tình trạng còi xương của trẻ. Và một trong những biện pháp giúp cải thiện tình trạng còi xương là bố mẹ cần bổ sung đầy đủ nguồn vitamin D bằng cách cho bé phơi nắng mỗi ngày trước 9 giờ sáng từ khoảng 15 đến 25 phút hoặc bổ sung bằng các loại thuốc vitamin theo chỉ định của bác sỹ.

Việc trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm là tình trạng khá phổ biến vì tuyến mồ hôi của bé chưa hoàn thiện. Trong trường hợp trẻ bị ra mồ hôi trộm nhưng vẫn bú tốt, ăn ngủ và phát triển bình thường thì các mẹ cũng không nên quá lo lắng. Còn trong trường trẻ sơ sinh ra mồ hôi trộm kèm theo những bất thường khác như trẻ sốt, mệt mỏi, quấy khóc, tóc rụng, chậm mọc răng... thì cha mẹ cần đưa trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa để được điều trị kịp thời.

Từ khóa:

bình luận

Bé an toàn

Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Lịch tiêm phòng đầy đủ cho bé, những lưu ý quan trọng mẹ cần nhớ khi cho bé đi tiêm phòng.
20/12/21 |
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Tiêm chủng mang lại cho bé nhiều lợi ích về sức khỏe, giúp bé ngăn chặn nhiều bệnh nguy hiểm....
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Giải mã tiếng khóc của em bé - Con muốn nói điều gì?
17/12/21 |
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Khi chưa biết nói, con dùng cách cười, hoặc khóc để thể hiện mong muốn và trạng thái cảm xúc,...
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Có nên dùng máy hút mũi tự động Comfy Baby cho bé?
15/12/21 |
Cách chữa mồ hôi trộm ở đầu cho trẻ sơ sinh
Máy hút mũi tự động là một trong những sản phẩm công nghệ giúp ích rất nhiều trong việc chăm...