Có gái chống đối người thi hành công vụ

Chống người thi hành công vụ là gì? Tội chống người thi hành công vụ theo Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015? Mức xử phạt đối với tội chống người thi hành công vụ. Chống người thi hành công vụ bị xử lý thế nào? Đi tù bao nhiêu năm?

Hiện nay, tình trạng xảy ra các trường hợp một số bộ phận người dân do nhận thức và thiếu hiểu biết về pháp luật  hay do bị các đối tượng xấu, lôi kéo, xúi giục hoặc khi bị các lực lượng xử lý, ngăn chặn khi có các hành vi vi phạm thì có hành vi không hợp tác, chống trả các lực lượng đang thi hành công vụ, khống chế, chống đối, chống trả, thậm chí gây thương tích, gây tử vong hay là từ phía người thi hành công vụ thực hiện không đúng quy định, có hành vi sách nhiễu, không giải quyết đúng thủ tục, trình tự theo quy định gây bất bình cho người dân gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, tính mạng, uy tín, đến an ninh, trật tự của đất nước.

Trong các văn bản của pháp luật của nước ta, thì mọi hành vi vi phạm đều được xử lý đúng theo quy định của pháp luật của mọi đối tượng khi có hành vi phạm tội trong đó có tội chống người thi hành công vụ thì nước ta đã có chế tài xử lý cụ thể theo đúng các quy định.

1. Chống người thi hành công vụ là gì?

Chống người thi hành công vụ là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài:1900.6568

Về khái niệm thì việc chống người thi hành công vụ được hiểu là những người vi phạm có hành vi cản trở, chống đối bằng hung khí nguy hiểm, công cụ hỗ trợ, hoặc các vật liệu nổ, dụng cụ, phương tiện khác nhằm đe dọa, uy hiếp tinh thần, sức khỏe, tính mạng của người đang thi hành công vụ giải quyết vụ việc sau hoặc trước sự việc của người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ bằng rất nhiều thủ đoạn đe dọa hoặc dùng vũ lực hoặc dùng các thủ đoạn tinh vi khác có tính chất thách thức nhằm mục đích trả thù, cản trở để ép buộc những người thi hành công vụ thực hiện các hành vi không đúng trái với các quy định của pháp luật.

Hiện nay, những người thi hành công vụ khi thực hiện công vụ nhất định để thực hiện chức năng quản lý nhà nước, có nhiệm vụ duy trì, ổn định an ninh trật tự khi được giao trách nhiệm và giao nhiệm vụ thực hiện công vụ. Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.

Tùy theo tính chất, mức độ vi phạm thì việc chống người thi hành công vụ có thể bị xử phạt hành chính hoặc sẽ bị truy cứu hình sự theo quy định của pháp luật.

Khi có hành vi chống người thi hành công vụ để có truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định tại Điều 330 Bộ luật hình sự năm 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội chống người thi hành công vụ thì phải đáp ứng các dấu hiệu cấu thành tội phạm như sau:

Thứ nhất về mặt khách thể của tội chống người thi hành công vụ

Người phạm tội khi có hành vi chống người thi hành công vụ có hành vi tác động vào cơ thể của những người đang thực hiện nhiệm vụ nhằm mục đích cản trở những hoạt động bình thường các cơ quan, tổ chức của cơ quan nhà nước như đánh, chém, khống chế, uy hiếp về mặt thần của người thi hành công vụ vì lợi ích chung.

Xem thêm: Luật sư tư vấn trường hợp chống người thi hành công vụ trực tuyến

Thứ hai về mặt chủ thể của tội chống người thi hành công vụ

Người có hành vi chống người thi hành công vụ là chủ thể thường từ đủ 16 tuổi trở lên vì trong khung hình phạt cơ bản của tội này là 3 năm tù là tội ít nghiêm trọng và tội nghiêm trọng là 7 năm tù ở khoản 2 của Bộ luật hình sự.

Thứ ba về mặt chủ quan của tội chống người thi hành công vụ

Khi có hành vi chống trả, khống chế, uy hiếp những người thi hành công vụ đang thực hiện công vụ hoàn toàn nhận thức được hành vi của mình nhưng vẫn đe dọa, uy hiếp tinh thần những người thi hành công vụ với lỗi cố ý.

Thứ tư về mặt khách quan của tội chống người thi hành công vụ.

Tùy theo tính chất mức độ gây nguy hiểm cho xã hội xâm phạm nghiêm trọng đến các quan hệ xã hội nhất định được nhà nước bảo vệ mà người có hành vi chống người thi hành công vụ phải chịu trách nhiệm hình sự khi có các hành vi dùng sức mạnh vật chất có tính sát thương cao để cản trở tấn công những người thi hành công vụ nhằm ép buộc họ thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định.

+ Những người vi phạm dùng những thủ đoạn uy hiếp về tinh thần như đe dọa làm cho họ sợ mà không thực hiện không theo đúng trình tự, thủ tục mà pháp luật quy định hoặc có những hành vi ép buộc những người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật.

+ Ngoài ra những người có hành vi chống người thì hành công vụ có thể lôi kéo người khác làm nhục, bội nhọ, danh dự, nhân phẩm, uy tín, vu khống những người đang thi hành công vụ nhằm mục đích hạ uy tín của những người này nhằm cản trở những người này thực  hiện những hành vi trái pháp luật.

Xem thêm: Quyền và nghĩa vụ của cán bộ, công chức khi thi hành công vụ

Về các khung hình phạt của tội chống người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt cơ bản thì người có hành vi vi phạm sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm theo quy định nếu có nhiều tình tiết giảm nhẹ theo quy định hoặc sẽ bị phạt tù từ sáu tháng đến ba năm tù theo quy định của Bộ luật hình sự khi có hành vi cản  trở những người thi hành công vụ đang thực hiện công việc của họ nhằm ép buộc họ thực hiện hành vi trái pháp luật bằng vũ lưc đe dọa bằng vũ lực nhằm gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ hoặc dùng những thủ đoạn khác để ngăn cản những người thi hành công vụ.

Về khung hình phạt tăng nặng thì người có hành vi chống người thi hành công vụ sẽ bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm nếu những người vi phạm có sự bàn bạc trước, cấu kết có tổ chức để thực hiện tội phạm nhằm chống đối người thi hành công vụ.

+ Những người phạm tội khi có hành vi chống người công vụ hoặc các hành vi xâm phạm đến an ninh trật tự có liên quan đến những người thi hành công vụ của nhà nước đã thực hiên phạm tội 2 lần trở lên tác động đến những đối tượng công vụ khác nhau hoặc một đối tượng thực hiện công vụ đó.

+ Người phạm tội có tình tiết tăng nặng là tái phạm nguy hiểm khi có lỗi cố ý chưa được xóa án tích mà những người này đã có hành vi tái phạm trước đó về tội chống người thi hành công vụ.

+ Những người phạm tội này lại thực hiện hành vi phạm tội rất nghiêm trọng trở lên do lỗi cố ý trực tiếp mà đã bị kết án về tội phạm nghiêm trọng trở lên chưa được xóa án tích lại phạm tội mới.

+ Những người có hành vi phạm tội chống người thi hành công vụ có hành vi kích động người khác ngăn cản những người thi hành công vụ hoặc có hành vi xúi giục nhằm lôi kéo cản trở việc thực hiện công vụ của cơ quan nhà nước.

+ Người phạm tội gây thiệt hại về các tài sản của cơ quan, tổ chức, cá  nhân về tài sản 50.000.000 đồng trở lên tại thời điểm. vi phạm

Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường thiệt hại do người thi hành công vụ gây ra

Tuy nhiên, trong thực tiễn hiện nay mỗi khi có các hành vi chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo các quy định của pháp luật. Thông thường hành vi chống người thi hành công vụ chỉ bị xử lý khi có các hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng của những người thi hành công vụ thì mới bị xử lý. Vì vậy, nhà nước cần có các biện pháp xử lý những trường hợp này nhằm bảo đảm an ninh trật tự, ổn định xã hội.

2. Chống người thi hành công vụ và hình thức xử lý:

Tình trạng chống người thi hành công vụ ngày càng diễn ra phổ biến. Các đối tượng ngày càng manh động và dùng các thủ đoạn tinh vi hơn. Điều này gây nguy hại lớn cho an ninh, trật tự xã hội. Vậy hành vi như thế nào thì bị coi là chống người thi hành công vụ? Và bị xử lý ra sao?

Các vấn đề chung về hành vi chống người thi hành công vụ

Về khái niệm, chống người thi hành công vụ được hiểu là hành vi chống đối, cản trở, đe dọa, uy hiếp người thi hành công vụ xảy ra trước, trong hoặc sau khi người thi hành công vụ thực hiện công vụ bằng thủ đoạn dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác nhằm cản trở người thi hành công vụ thực hiện nhiệm vụ, trả thù người thi hành công vụ, đe dọa người khác hoặc để ép buộc người thi hành công vụ thực hiện hành vi trái pháp luật

Về mức độ vi phạm: Để xác định bị xử phạt vi phạm hành chính hay xử lý theo pháp luật hình sự.

Về mặt khách quan, chúng đều là những hành vi nguy hiểm cho xã hội ở những mức độ khác nhau, và được thực hiện bằng hành động hoặc không hành động, xâm hại đến các quan hệ xã hội nhất định được nhà nước bảo vệ; về mặt pháp lý, chúng đều là những hành vi trái pháp luật, bị cấm bởi các văn bản quy phạm pháp luật, và chủ thể thực hiện hành vi bị cấm đều phải bị xử lý bởi các biện pháp cưỡng chế nhất định (tùy từng vi phạm mà người thực hiện hoặc phải chịu trách nhiệm hành chính, hoặc phải chịu trách nhiệm hình sự);

Về mặt chủ quan, chúng đều là những hành vi có tính chất lỗi, được thực hiện một cách cố ý bởi người có năng lực trách nhiệm pháp lý được quy định trong Luật hành chính hoặc Bộ Luật Hình sự.

Về thủ tục xử phạt hành vi “chống người thi hành công vụ” : trong Luật Hành chính, thủ tục xử phạt vi phạm hành chính được quy định tại Pháp lệnh xử lý vi phạm hành chính năm 2002, sửa đổi, bổ sung năm 2007 và năm 2008. Thủ tục xử lý hành vi chống người thi hành công vụ khi được coi là tội phạm sẽ tuân theo thủ tục Tố tụng hình sự (hay còn gọi là thủ tục Tòa án), quy trình thủ tục xử lý tội phạm là Bộ luật Tố tụng hình sự hiện hành quy định, tức là tuân thủ theo trình tự của Bộ luật quy định.

Xem thêm: Mức xử phạt hành chính hành vi chống người thi hành công vụ

Hành vi chống người thi hành công vụ và hình thức xử lý

Đối với hành vi phạm tội “ Chống người thi hành công vụ “ thuộc Điều 330 Bộ luật hình sự quy định như sau :

Hành vi khách quan của tội phạm này được thể hiện qua các hành vi dưới đây:

– Dùng vũ lực đối với người thi hành công vụ nhằm cưỡng ép họ thực hiện hành vi trái pháp luật hoặc cản trở người thi hành công vụ thực hiện công vụ. Dùng vũ lực là dùng sức mạnh vật chất tác động lên thân thể người thi hành công vụ, như: cào cấu, đấm đá, đâm chém, giằng xé quần áo, phù hiệu… Nếu việc dùng vũ lực chống người thi hành công vụ mà gây thương tích hoặc gây thiệt hại tính mạng người thi hành công vụ thì xem xét trách nhiệm hình sự theo điểm k, khoản 1, Điều 104 Bộ luật Hình sự về tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe người khác; hoặc điểm d, khoản 1, Điều 93 Bộ luật Hình sự về tội giết người. Trường hợp người phạm tội có hành vi bắt giữ hoặc giam người thi hành công vụ thì bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội bắt, giữ hoặc giam người trái pháp luật theo điểm c, khoản 2, Điều 123 Bộ luật Hình sự.

– Đe dọa dùng vũ lực với người đang thi hành công vụ, như: nói, cử chỉ, hành động dọa sẽ tấn công bằng vũ lực với người thi hành công vụ; đe dọa gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của chính bản thân hoặc thân nhân người thi hành công vụ để cản trở họ thi hành công vụ hoặc cưỡng ép họ làm trái pháp luật. Cụ thể là buộc người thi hành công vụ làm trái với chức năng quyền hạn của họ hoặc không làm những việc mà theo chức năng, nhiệm vụ họ phải làm. Ví dụ buộc người thi hành công vụ thả người phạm pháp, trả tang vật phạm pháp, hủy biên bản xử phạt… Hành vi dùng vũ lực có thể ngay tức khắc hoặc không phải ngay tức khắc nhưng hành vi này cấu thành tội phạm khi mà sự đe dọa đến mức có thể xảy ra thật nếu người thi hành công vụ không hành động theo ý muốn của người phạm tội…

– Người thi hành công vụ là người đang thực hiện nhiệm vụ do cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho vì lợi ích chung của xã hội. Trong một số trường hợp cũng có thể coi một người đang thi hành công vụ mặc dù họ không được các cơ quan Nhà nước, tổ chức xã hội giao cho nhiệm vụ, nhưng họ đã tích cực tham gia vào công tác đấu tranh phòng chống tội phạm, giữ gìn an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội.

Đối với hành vi chưa đủ cấu thành tội phạm theo Bộ luật hình sự thì người vi phạm sẽ phải chịu các biện pháp xử lí hành chính như sau :

Khoản 3 Điều 7 Nghị định 73/2010/NĐ-CP của Chính phủ ngày 12/7/2010 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội quy định phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây: Cản trở, không chấp hành yêu cầu của người thi hành công vụ hoặc có lời nói, hành động lăng mạ, xúc phạm danh sự hoặc chống lại người thi hành công vụ mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xem thêm: Cảnh sát giao thông có được đuổi theo xe vi phạm?

3. Cấu thành tội chống người thi hành công vụ:

Người thi hành công vụ là cán bộ, công chức, nhân viên của các cơ quan Nhà nước hoặc các tổ chức đang thi hành nhiệm vụ được cơ quan, tổ chức đó giao cho hoặc theo quy định của pháp luật vì lợi ích chung. Hành vi chống lại người thi hành công vụ trực tiếp xâm hại đến hoạt động bình thường của các cơ quan, tổ chức, làm giảm hiệu lực quản lý của các cơ quan, tổ chức đó và có thể xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín của chính những người thi hành công vụ.

Khách thể

-Sự hoạt động bình thường của cơ quan nhà nước, tổ chức xã hội

Hành vi

-Người phạm tội có hành vi chống người thi hành công vụ như dùng vũ lực, dùng sức mạnh vật chất tác động vào thân thể người thi hành công vụ cản trở hoạt động bình thường của họ biểu hiện như: đánh, chém, trói..người thi hành công vụ vì lợi ích chung.

-Đe dọa dùng vũ lực, đe dọa dùng sức mạnh vật chất tác động vào tinh thần, tâm lý người thi hành công vụ, cản trở sự hoạt động bình thường của họ biểu hiện: dọa giết, dạo chém..

-Thủ đoạn khác: khống chế về mặt tinh thần

Lưu ý

Xem thêm: Trách nhiệm bồi thường do người thi hành công vụ gây ra thiệt hại?

-Trong thực tế, người thi hành công vụ có hành vi bắt giữ, ngăn cản người vi phạm mà người đó có một số biểu hiện nhưng không được coi là chống người thi hành công vụ như: bắt giữ người vi phạm, người vi phạm vùng vằng chạy. Đó chỉ là phản xạ tâm lý không được coi là chống người thi hành công vụ.

-Tội phạm được coi là hoàn thành khi có một trong các hành vi sau:

+Dùng vũ lực nhưng chưa gây chết người

+Thương tích hoặc tổn hại đến sức khỏe của người thi hành công vụ

-Chủ thể của tội phạm là chủ thể thường

Lỗi

– Lỗi cố ý trực tiếp nhằm mục đích

+ Cản trở người thi hành công vụ

Xem thêm: Không chấp hành hiệu lệnh yêu cầu của người thi hành công vụ

+ Ép buộc người thi hành công vụ thực hiện những hành vi trái pháp luật

Ví dụ: A là tội phạm, bị công an bắt giữ. Vì không muốn bị bắt nên A đã dùng dao nhọn đâm vào ngực của người công an bắt giữ hòng chạy trốn. Như vậy A phạm vào tội chống người thi hành công vụ.

5. Bất cập khi áp dụng pháp luật đối với hành vi chống người thi hành công vụ:

Trong thời gian qua, tình hình tội phạm chống người thi hành công vụ trên phạm vi toàn quốc có nhiều diễn biến phức tạp. Chống người thi hành công vụ là hành vi vi phạm pháp luật được quy định trong Bộ luật hình sự và Nghị định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh và trật tự, an toàn xã hội. Tuy nhiên, trong các văn bản này chưa quy định thật rõ ranh giới xử lý trách nhiệm hành chính, trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ, nên trong thực tiễn nhận thức và áp dụng nhiều khi chưa thống nhất và thiếu chính xác.

Bên cạnh đó tại Nghị định 167/2013 NĐ-CP Điều 20. Hành vi cản trở, chống lại việc thanh tra, kiểm tra, kiểm soát của người thi hành công vụ hoặc đưa hối lộ người thi hành công vụ.

Như vậy, ranh giới để xác định người có hành vi vi phạm khi nào sẽ phải chịu trách nhiệm hình sự, khi nào thì bị xử phạt hành chính. Các quy định không rõ ràng về mức độ cũng như yếu tố xác định cụ thể. Chính việc không phân định được khiến cho các cơ quan điều tra khi áp dụng thực hiện cũng không rõ ràng, xét xử oan cho những trường hợp vi phạm tội chống người thi hành công vụ. Nếu xem xét dưới góc độ hình sự thì phải chứng minh được hành vi đó có tính chất nguy hiểm cho xã hội nhưng khi giải quyết rất ít cơ quan có thẩm quyền áp dụng để phân định một các rõ ràng.

6. Thực tiễn hành vi chống người thi hành công vụ:

Người thi hành công vụ là những người được giao trách nhiệm để tiến hành một công vụ nhất định nhằm bảo đảm thực hiện chức năng của nhà nước, duy trì trật tự, sự ổn định của xã hội. Thực tiễn hiện nay diễn ra hành vi chống người thi hành công vụ diễn ra hết sức phổ biến. Trong các văn bản pháp luật nước ta về trách nhiệm hình sự đối với người có hành vi chống người thi hành công vụ nên trong thực tiễn thực hiện còn hạn chế và chưa đảm bảo quyền lợi ích cho người bị hại.

Với quy định trong Bộ luật hình sự, nhưng trong các văn bản chưa thấy có hướng dẫn như :thế nào là  “ gây hậu quả nghiệm trọng”, “ lôi kéo người khác”?.Vì vậy khi áp dụng vào luật sẽ gây khó khăn. Ngoài ra, theo quy định tại Điều 330 trên  thực sự chưa phân biệt được rõ ràng với các tội có dấu hiệu chống người thi hành công vụ trong luật. Vấn đề thứ hai được đề cập đến trong thực tiễn áp dụng dấu hiệu “chống người thi hành công vụ” đó là sẽ có những trường hợp bị nhầm lẫn trong việc định tội danh cho các hành vi phạm tội. Sự gia tăng của các vụ chống người thi hành công vụ có nhiều nguyên nhân, trong đó nguyên nhân cơ bản là các quy định về xử lý hành chính đối với các hành vi chống người thi hành công vụ còn thiếu, khung hình phạt đối với tội chống người thi hành công vụ còn nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

Ví dụ như thông tin mới nhất: vào lúc 11 giờ ngày 21-4-2015 nhận được tin báo của quần chúng nhân dân tại khu vực phố Thành Mai, phường Quảng Thành xảy ra vụ đánh nhau giữa 2 nhóm thanh niên, Công an phường Quảng Thành đã phân công 2 cán bộ, chiến sĩ là thiếu úy Lương Xuân Thắng và thượng sĩ Nguyễn Đức Thành đến để giải quyết vụ việc.Trong khi đang lập biên bản vụ việc, bất ngờ 2 chiến sĩ công an bị một số đối tượng côn đồ dùng dao, búa tấn công khiến thiếu úy Thắng bị thương nặng vùng đầu, tay và chân bị chém; còn thượng sĩ Thành bị chém một nhát vào tay.

Xem thêm: Trách nhiệm công vụ là gì? Trách nhiệm của công chức khi thi hành công vụ?

Với thực tế như vậy, pháp luật cần có các biện pháp nghiêm khắc hơn nữa để xử lí hành vi chống người thi hành công vụ như trên. Để đảm bảo, an toàn cũng như người đang thi hành công vụ thực hiện tốt công việc được giao.

Tuy nhiên, trong thực tiễn, các vụ chống người thi hành công vụ cũng chưa được xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật, chỉ những vụ gây hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe, tính mạng người thi hành công vụ mới bị xử lý bằng hình sự, còn các vụ gây hậu quả ít nghiêm trọng thường chỉ xử lý bằng biện pháp hành chính.

Bên cạnh đó, quy định về trang bị vũ khí, công cụ hỗ trợ và các quy định về sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ trong phòng vệ, tự vệ và trấn áp các hành vi vi phạm pháp luật nói chung, trong phòng, chống các hành vi chống người thi hành công vụ nói riêng chưa đầy đủ, còn chung chung, khó áp dụng trong thực tiễn đã hạn chế đến khả năng đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật của các lực lượng chức năng. Thực tế cho thấy, khi thực hiện hành vi tự vệ, ngăn chặn trốn chạy hay ngăn chặn hành động chống người thi hành công vụ, có một số trường hợp lực lượng thi hành công vụ đã gây thương tích ở những mức độ khác nhau cho người vi phạm; sau những sự việc như vậy, có trường hợp người bị thương tích ăn vạ, không hợp tác, thậm chí vu khống hoặc tiếp tục có lời lẽ xúc phạm nặng nề hơn, còn người thi hành công vụ thường bị khiển trách hoặc bị kỷ luật; trong khi đó, có cơ quan báo chí tuyên truyền lại đưa tin thiếu khách quan hoặc không đầy đủ gây bức xúc dư luận; mặt khác, việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về lĩnh vực này chưa được tốt, nhận thức pháp luật của một bộ phận quần chúng còn hạn chế…; từ đó, đã dẫn đến tâm lý chán nản, né tránh trong một số cán bộ thi hành công vụ và sự lấn lướt tỏ thái độ coi thường pháp luật từ phía những người chống đối. 

Vì vậy, pháp luật cần có chế tài nghiêm khắc và các quy định pháp luật rõ ràng hơn để xử lý hành vi chống người thi hành công vụ.