Dân tộc dao ở viẹt nam là người miền gì năm 2024

(ĐCSVN) – “Không gian văn hoá dân tộc Dao” với các trích đoạn lễ hội truyền thống, trình diễn dân ca, dân vũ đậm đà sắc màu Việt Bắc đã thắp sáng không gian văn hoá Hồ Gươm lịch sử, mở màn Tuần văn hoá du lịch 6 tỉnh Việt Bắc giữa lòng Hà Nội.

Tuần văn hóa du lịch 6 tỉnh Việt Bắc và Hà Nội khai mạc tối ngày 15/4, diễn ra tới ngày 17/4 tại vườn hoa Lý Thái Tổ, Hà Nội.

Dân tộc Dao có các tên gọi khác như: Đông, Trại, Dìu Miền, Kim Miền… Đồng bào Dao là dân tộc có số dân đứng thứ 9 trong cộng đồng 54 dân tộc Việt Nam, với gần 1 triệu người. Người Dao cư trú chủ yếu tại các tỉnh như: Cao Bằng, Hà Giang, Bắc Kạn, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Tuyên Quang…

Dân tộc Dao có đời sống văn hóa, tinh thần phong phú thể hiện qua các lễ hội cổ truyền, các phong tục tập quán, nghi lễ lâu đời. Nền văn hóa có ngôn ngữ, chữ viết, truyện, thơ, tục ngữ, dân ca, dân vũ, mỹ thuật... trong đó có nhiều lễ tục, diễn xướng dân gian được lưu truyền qua nhiều thế hệ, tiêu biểu như: Lễ cúng Bàn Vương, Lễ cấp sắc, Tết Nhảy...

Người Dao ở Hà Giang với các nhóm Dao đỏ, Dao trắng, Dao tiền, Dao áo dài, Dao lô giang sinh sống chủ yếu bằng canh tác nông nghiệp trên các thửa ruộng bậc thang. Nhà ở bao gồm nhà sàn, nhà đất, hoặc nửa đẩt, nửa sàn. Người Dao được đánh giá là dân tộc bảo tồn và lưu giữ nhiều loại hình văn hóa mang đậm nét đặc trưng riêng biệt nhất trong 19 dân tộc sinh sống tại Hà Giang.

Trong chương trình nghệ thuật mở màn Tuần văn hoá du lịch 6 tỉnh Việt Bắc, không gian văn hoá dân tộc Dao mang tới công chúng Thủ đô các tác phẩm dân ca, dân vũ đặc sắc gắn liền với con người, đời sống văn hóa, bản sắc của đồng bào dân tộc Dao do Đoàn nghệ thuật các tỉnh Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Lạng Sơn, Học viện múa Việt Nam, Nghệ nhân dân tộc Dao huyện Hoàng Su Phì tỉnh Hà Giang biểu diễn.

Du khách đến với Tuần văn hoá du lịch 6 tỉnh Việt Bắc. Tại không gian trưng bày các gian hàng giới thiệu sản phẩm được thưởng thức những đặc sản vùng miền, chiêm ngưỡng và trải nghiệm các sản phẩm du lịch tiêu biểu ở các địa phương tham dự Tuần văn hoá giới thiệu. Trong tuần văn hóa cũng tổ chức triển lãm ảnh với 120 bức ảnh phong cảnh đẹp của 6 tỉnh Việt Bắc.

Người Dao ở Việt Nam vốn có nguồn gốc từ Quảng Đông, Quảng Tây (Trung Quốc), di cư đến qua nhiều thế kỷ khác nhau. Do nhiều biến cố lịch sử như sự đàn áp bóc lột dã man của chế độ phong kiến, chiến tranh, hay tình trạng đói kém mất mùa nhiều năm mà một bộ phận người Dao đã phải di cư vào Lạng Sơn và Quảng Ninh (Việt Nam) rồi từ đây lại sang các huyện Sơn Động, Lục Ngạn, Lục Nam và Yên Thế của tỉnh Bắc Giang qua nhiều thời kỳ, bằng nhiều con đường, với nhiều nhóm địa phương khác nhau để sinh cơ lập nghiệp.

Dân tộc Dao ở Bắc Giang chủ yếu thuộc các nhóm Dao Thanh Y, Dao Thanh Phán và Dao Lô Gang. Trong số các nhóm Dao hiện đang có mặt tại tỉnh Bắc Giang thì Dao Thanh Y đến cư trú khoảng thế kỷ XVII, còn Dao Lô Gang đến muộn hơn, có thể từ cuối thế kỷ XVIII đến đầu thế kỷ XIX. Hiện nay, họ sống tập trung thành làng riêng hoặc xen kẽ với một số dân tộc anh em như Tày, Nùng, Sán Chay...

Theo số liệu thống kê năm 2014, người Dao ở Bắc Giang có khoảng hơn 9 nghìn người, tập trung ở các huyện: Sơn Động, Lục Nam, Lục Ngạn.

Khi mới đến Bắc Giang, người Dao sống du canh du cư và đốt rừng làm nương rẫy. Hái lượm lâm thổ sản, săn bắt là nguồn sống chủ yếu của họ. Sau này khi đã định canh định cư, người Dao ở Bắc Giang vẫn làm nương rẫy là chủ yếu. Đồng bào có làm ruộng nước nhưng không phổ biến. Việc canh tác trên các nương rẫy phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên và là hoạt động mưu sinh chính không thể thiếu được trong mỗi gia đình. Tất cả các hoạt động khác như chăn nuôi, các ngành nghề thủ công gia đình, trao đổi buôn bán hay săn bắn hái lượm đều là những hoạt động kinh tế phụ mang tính chất bổ trợ cho hoạt động trồng trọt.

Trang phục phụ nữ dân tộc Dao ở Bắc Giang tùy theo từng nhóm mà có sự khác biệt đôi chút về kiểu thức hoa văn. Áo có màu chàm đen hoặc thẫm. Áo nam người Dao có màu chàm đậm được cắt may đơn giản gồm bốn mảnh vải ghép lại. Quần nam đơn giản, không có họa tiết gì.

Giống như các dân tộc khác ở vùng trung du, nhà ở của người Dao ở Bắc Giang được làm bằng tre, nứa, lá.

Nguồn gốc: Người Dao có nguồn gốc xa xưa ở đảo Hải Nam (Trung Quốc). Người Dao ở Việt Nam có 3 nhóm: Dao Tuyển, Dao Nga Hoàng và Dao Làn Tẻn (còn gọi là Dao Chàm) họ bắt đầu di cư sang Việt Nam vào thời Lê (vào khoảng cuối thế kỷ 17).

Tên tự gọi: Kìm Miền, Kìm Mùn (người rừng).

Tên gọi khác: Mán.

Nhóm địa phương: Dao Ðỏ (Dao Cóc Ngáng, Dao sừng, Dao Dụ lạy, Dao Ðại bản), Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dụ Cùn), Dao Lô gang (Dao Thanh phán, Dao Cóc Mùn), Dao Tiền (Dao Ðeo tiền, Dao Tiểu bản), Dao Quần trắng (Dao Họ), Dao Thanh Y, Dao Làn Tẻn (Dao Tuyển, Dao áo dài).

Ở Thái Nguyên thuộc 3 nhóm địa phương: Dao Đỏ, Dao Quần Chẹt và Dao Lô Gang. Dao Quần Chẹt tập trung chủ yếu ở huyện Đại Từ, Dao Đỏ cư trú phân tán ở huyện Phú Lương và Đồng Hỷ, Dao Lô Gang tập trung ở huyện Võ Nhai. Ngoài ra, người Dao còn cư trú rải rác ở Định Hoá, Phổ Yên... Tuy thuộc 3 nhóm khác nhau nhưng đều tự gọi là Dao Đại Bản (Tầm Mả Miền), cùng nói phương ngữ Kiềm Miền

Ngôn ngữ: Xếp theo ngôn ngữ thì người Dao có hai nhóm chính là Kim Miền và Dìu Miền.

Dân tộc dao ở viẹt nam là người miền gì năm 2024

Đồng chí Hoàng Văn Chính trao đổi, nắm tình hình về dân tộc Dao xóm Cao Biền,

xã Phú Thượng, huyện Võ Nhai

Phân bố: Hiện nay, người Dao ở Thái Nguyên đa số vẫn cư trú ở vùng dân tộc thiểu số và miền núi, vùng đặc biệt khó khăn, đi lại khó khăn. Một số ít cư trú ở ven đường giao thông liên huyện, liên xã. Họ thường lập bản ở gần rừng hoặc tại các chân đồi, núi.

Theo số liệu thống kê của tổng điều tra dân số - nhà ở và số liệu kết quả điều tra thực trạng kinh tế - xã hội 53 DTTS năm 2019, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 32.370 người dân tộc Dao (15.703 nam, 16.667 nữ), là 1 trong 10 dân tộc chủ yếu chiếm số đông trên 2 nghìn người (dân tộc Dao đứng thứ 6) được phân bố trên tất cả 9 huyện, thành phố.

Người Dao đông nhất được tập trung tại huyện Võ Nhai 10.151 người (Liên Minh 1.976 người, Vũ Chấn 1.375 người, Nghinh Tường 1.074 người, Phương Giao 988 người, Phú Thượng 985 ngườiSảng Mộc 833 người ...). Tiếp đến là huyện Đồng Hỷ6.923 người (Hợp Tiến 3.981 người, Cây thị 959 người, Văn Lăng 895 người, Tân long 518 người....). Huyện Đại từ có 5.242 người (xã Quân Chu 1.293 người, xã Hoàng Nông 962 người....). Huyện Phú Lương 3.257 (xã Yên Ninh 1.190 người, Yên Đổ 978 người, Động Đạt 498 người....). Huyện Định Hóa 2.295 người (Phú Đình 458 người, Phúc Chu 306 người)...... Thành phố Thái Nguyên 2.135 người (Thịnh Đán 428 người, Quyết Thắng 342 người....). Thành phố Phổ Yên 1.798 người ( Đồng Tiến 909 người, Phúc Thuận 533 người). Huyện Phú Bình 439 người; thành phố Sông Công 130 người.

Nét văn hóa của dân tộc Dao

Người Dao chia ra thành nhiều nhóm khác nhau, với những nét riêng về phong tục tập quán mà biểu hiện rõ rệt nhất là trên trang phục của họ.Màu sắc trang phục sặc sỡ, màu đỏ là chủ đạo

Dân tộc dao ở viẹt nam là người miền gì năm 2024

Tổ chức Tết nhảy tại xóm Đồng Khuôn, xã Hoàng Nông, huyện Đại Từ

Nhiều nghi lễ đặc sắc trong truyền thống văn hóa của người Dao như lễ cấp sắc, lễ tơ hồng, lễ tết nhảy… Không đơn thuần là phong tục thuần túy, lễ tơ hồng, lễ cấp sắc, lễ tết nhảy của người Dao không chỉ chứa đựng, hội tụ nhiều nét văn hóa độc đáo mà còn mang giá trị nhân văn sâu sắc: Đó là lòng thành kính với tổ tiên, là sự trân trọng bản sắc văn hóa dân tộc, đó cũng là cách mà người Dao thể hiện tình đoàn kết, sợi chỉ đỏ liên kết thống nhất dân tộc, là hồn thiêng của dân tộc Dao ở Thái Nguyên nói riêng và cả nước ta nói chung.