Đề bài - bài 1 trang 92 sbt sử 7

- Thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Lê Thánh Tông được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặ hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã.

Đề bài

Trình bày tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ. Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ có điểm gì khác so với thời Trần?

Phương pháp giải - Xem chi tiết

Xem lại mục 1. Tổ chức bộ máy chính quyền thời Lê sơ

Lời giải chi tiết

* Tổ chức bộ máy nhà nước thời Lê sơ:

- Sau khi đánh đuổi quân Minh ra khỏi đất nước, Lê Lợi lên ngôi Hoàng đế, khôi phục lại quốc hiệu Đại Việt.

- Tiến hành củng cố tổ chức bộ máy chính quyền: Đứng đầu triều đình là vua, vua trực tiếp nắm mọi quyền hành, kể cả chức tổng chỉ huy quân đội. Giúp việc cho vua có các quan đại thần. Ở triều đình có 6 bộ: Lại, Hộ, Lễ, Binh, Hình, Công.

- Ngoài ra còn có một số cơ quan chuyên môn như Hàn lâm viện, Quốc sử viện, Ngự sử đài.

- Thời Lê Thái Tổ, Lê Thái Tông, Lê Nhân Tông, cả nước chia làm 5 đạo; từ thời Lê Thánh Tông được chia thành 13 đạo thừa tuyên. Đứng đầu mỗi đạo thừa tuyên là ba ti phụ trách ba mặ hoạt động khác nhau của mỗi đạo. Dưới đạo có phủ, châu, huyện, xã.

* Điểm khác so với nhà Trần:

- Bộ máy nhà nước được tổ chức chặt chẽ, hoàn chỉnh hơn so với thời Trần

- Đây là một nhà nước quân chủ trung ương tập quyền, mọi quyền hành đều tập trung vào triều đình, đứng đầu là vua.