Điểm chuẩn Đại học truyền thông

Điểm chuẩn Đại học truyền thông
Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện có xu hướng tăng những năm gần đây. (Nguồn: TTXVN)

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh

Trường Đại học Khoa học - Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh luôn là đại học có điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện cao nhất cả nước. Trong những năm gần đây, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện của trường liên tục tăng.

Năm ngoái, điểm trúng tuyển ngành Truyền thông đa phương tiện của Khoa học Xã hội và Nhân văn TP. Hồ Chí Minh là 27,7 điểm, cao hơn năm 2020 là 0,7 điểm và hơn năm 2019 tới 3,4 điểm.

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Đây là ngôi trường có mức điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện ở mức cao. Chỉ riêng năm 2020, mức điểm chuẩn ngành này của trường 26,57, chênh gần 4 điểm so với năm 2019. Năm 2021, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện của Học viện Báo chí và Tuyên truyền là là 27,6.

Trường Đại học Hà Nội

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện của Trường Đại học Hà Nội cũng liên tục tăng đều qua các năm. Năm 2021, điểm chuẩn của ngành này là 26,75, trong khi mức điểm tương ứng của năm 2019 và năm 2020 lần lượt là 22,8 và 25,4.

Trường Đại học Thăng Long

Điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện luôn ở mức cao nhất trong khối ngành Khoa học xã hội và nhân văn của trường và tăng mạnh trong 4 năm qua. Năm ngoái, ngành này có mức điểm chuẩn là 26, cao hơn 2 điểm so với năm 2020 và hơn 6,3 điểm so với năm 2019.

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

Mức điểm chuẩn ngành Truyền thông của Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh khá dễ chịu qua các năm, dao động từ 17-21 điểm.

Học viện phụ nữ Việt Nam

Trong 4 năm vừa qua, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện thường nằm dưới mức 20. Điểm chuẩn của ngành năm ngoái là 19 điểm, trong khi mức điểm chuẩn của năm 2019 và 2020 lần lượt là 16 và 16,5 điểm.

Điểm chuẩn của một số trường đại học đào tạo ngành Truyền thông Đa phương tiện 4 năm qua như sau:

STT

Tên trường

Điểm trúng tuyển 2018

Điểm trúng tuyển 2019

Điểm trúng tuyển 2020

Điểm trúng tuyển 2021

I. Khu vực miền Bắc

1

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

21.75

23.75

26.57

27.6

2

Trường Đại học Hà Nội

x

22.8

25.4

26.75

3

Trường Đại học Thăng Long

x

19.7

24

26

4

Học viện Phụ nữ Việt Nam

17.5

16.5

16

19

5

Trường Đại học Công nghệ thông tin và Truyền thông- Đại học Thái Nguyên

13

13

16

16

II. Khu vực miền trung

6

Trường Đại học Duy Tân

13

14

14

14

III. Khu vực miền Nam

7

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - ĐHQG TP. Hồ Chí Minh

22.6

24.3

27

27.7

8.

Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh

15

17

18

21

9

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

14

15

15

15

10

Trường Đại học Nguyễn Tất Thành

x

15

15

15

Học viện Báo chí và Tuyên truyền

Năm 2018, mức điểm chuẩn của ngành Truyền thông đa phương tiện là 23 điểm, năm 2021 mức điểm chuẩn là 28,6 điểm - tăng hơn 5 điểm so với 4 năm về trước.

Mức học phí dự kiến tại Học viện Báo chí và Tuyên truyền đối với sinh viên chính quy trong năm 2022 hệ đại trà là 440.559 đồng/tín chỉ, hệ chất lượng cao là 1.321.677 đồng/tín chỉ.

Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia TPHCM

Trong 4 năm gần đây, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện tại trường có xu hướng tăng. Năm 2018, mức điểm chuẩn là 22,6 nhưng đến 2021, mức điểm đã lên tới 27,7 điểm khối D01. Cao hơn năm 2019 là 3,4 điểm và 2020 là 0,7 điểm.

Học phí dự kiến năm 2022 với chương trình đại trà là 19,2-24 triệu/năm và học phí chương trình chất lượng cao là 60 triệu/năm.

Trường Đại học Hà Nội

Năm 2019 và năm 2020, mức điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện lần lượt là 22,8 và 25,4 điểm, tới năm 2021 mức điểm chuẩn đã là 26,75 điểm.

Học phí dự kiến đối với sinh viên chính quy Trường Đại học Hà Nội năm 2022 dao động từ 600.000 - 1.300.000 đồng/tín chỉ đối với nhóm ngành dạy chuyên bằng ngoại ngữ và từ 600.000 - 940.000 đồng/tín chỉ đối với nhóm ngành ngôn ngữ.

Học viện Phụ nữ Việt Nam

Ngành Truyền thông đa phương tiện tại Học viện Phụ nữ những năm gần đây đều có mức điểm dưới 20. Mức điểm chuẩn ngành học này tại trường vào năm 2019 là 16 điểm và tới 2021 mức điểm chuẩn là 19 điểm.

Học phí dự kiến năm 2022 là từ 318.000 - 400.000 đồng/tín chỉ, tùy thuộc từng ngành đào tạo và mức học phí mỗi năm học tăng không quá 15%.

Trường Đại học Thăng Long

Năm 2021, mức điểm chuẩn của ngành Truyền thông đa phương tiện là 26 điểm, cao hơn 6,3 điểm so với năm 2019. 

Năm 2022, mức học phí dự kiến của ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học Thăng Long là 29,7 triệu đồng/năm, các ngành còn lại dao động từ 24,2 - 27 triệu đồng/năm.

Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng

Tại trường đại học này, ngành Truyền thông đa phương tiện có mức điểm chuẩn các năm 2021, 2020, 2019 lần lượt là 15 điểm và 2018 là 14 điểm.

Học phí dự kiến cho ngành Truyền thông đa phương tiện tại Trường Đại học Quốc tế Hồng Bàng là khoảng 27,5 triệu đồng/học kỳ.

Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông

Năm 2021, điểm chuẩn ngành Truyền thông đa phương tiện của trường là 26,55 cao hơn 2019 là 3,85 điểm và 2018 là 5,65 điểm.

Học phí trình độ đại học hệ chính quy chương trình đại trà năm học 2022 - 2023 là khoảng 22 triệu đồng đến 24 triệu đồng/năm tùy theo từng ngành học.

STT Tên trường Chuyên ngành Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 Đại Học Đại Nam 7320104 A00, A01, D01, C14 0
2 Đại Học Nguyễn Tất Thành 7320104 XDHB 6 Học bạ
3 Đại Học Hà Nội Truyền thông đa phương tiện 7320104 DGNLHCM, DGNLQGHN 16.32
4 Đại Học Kinh Tế -Tài chính TPHCM 7320104 A00, A01, D01, C00, XDHB 18 Học bạ
5 Đại học Công Nghệ TPHCM Truyền thông đa phương tiện 7320104 A01, C00, D01, D15, XDHB 18 Học bạ
6 Đại Học Đông Á 7320104 A00, A01, D01, C01, XDHB 18 Học bạ
7 Đại học Thủ Dầu Một 7320104 D01, C00, D09, V01, XDHB 20 Học bạ
8 Đại Học Đại Nam 7320104 A00, A01, D01, C14, XDHB 21 Học bạ
9 Khoa Quốc tế - Đại học Huế 7320104 A00, D01, C00, C15, XDHB 22 Học bạ
10 Học Viện Phụ Nữ Việt Nam 7320104 A00, A01, D01, C00, H00, V00, XDHB 25 Học bạ

Ngành truyền thông đa phương tiện là ngành thực hiện các công việc của truyền thông (quảng cáo, truyền hình, bản tin...) dựa trên các ứng dụng công nghệ sáng tạo, thiết kế những sản phẩm mỹ thuật có tính ứng dụng. Ngoài ra ngành truyền thông đa phương tiện còn có thể hoạt động trong nhiều lĩnh vực khác như giải trí, y học,giáo dục...

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện, sau khi tốt nghiệp, sinh viên ngành truyền thông đa phương tiện có thể làm các công việc liên quan đến truyền thông, giải trí, quảng cáo, giáo dục, kinh doanh:

+ Quản lý, xây dựng và biên tập các nội dung báo trí, bìa sách, ấn phẩm tại các công ty truyền hình, hãng phim + Thiết kế, tư vấn quảng cáo, thiết kế bao bì và nhãn hiệu sản phẩm, hệ thống nhận diện thương hiệu + Thiết kế đồ họa, mô phỏng ứng dụng y học, công nghệ, du lịch

+ Giảng dạy tại các trường Đại học, Cao đẳng

STT Tên trường Mã ngành Tổ hợp môn Điểm chuẩn Ghi chú
1 Đại Học Tây Đô 7320104 A01, D01, C00, D15 0
2 Đại Học Văn Hiến 7320104 A00, A01, D01, C01 0
3 Đại Học Dân Lập Duy Tân 7320104 A00, D01, C00, C15 0
4 Đại Học Gia Định 7320104 XDHB 5.5 Học bạ
Tổng điểm trung bình (điểm trung bình lớp 10 + điểm trung bình lớp 11 + điểm trung bình học kỳ 1 lớp 12)/3
5 Đại Học Nguyễn Tất Thành 7320104 XDHB 6
6 Học Viện Báo Chí – Tuyên Truyền 7320104 XDHB 9.63 Học bạ
7 Đại Học Đại Nam 7320104 A00, A01, D01, C14 15 Điểm thi TN THPT
8 Đại Học Nguyễn Tất Thành 7320104 D01, C00, D14, D15 15 Điểm thi TN THPT
9 Đại Học Gia Định 7320104 A00, A01, D01, C00 15 Điểm thi TN THPT
10 Đại Học Đông Á 7320104 A00, A01, D01, C01 15 Điểm thi TN THPT