Đường trong máu bình thường là bao nhiêu

Chỉ số đường huyết dao động ở người mắc bệnh tiểu đường có thể gây ra các hậu quả nghiêm trọng. Do đó việc kiểm soát chỉ số tiểu đường ở mức bình thường và ổn định giúp người bệnh sống khỏe mạnh và ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Vậy chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu?

Đường trong máu bình thường là bao nhiêu

Chỉ số đường huyết là gì?

Chỉ số đường huyết là chỉ số thể hiện nồng độ đường trong máu của bạn. Dựa vào chỉ số này bác sĩ có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường hay không.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là bình thường?

Đường huyết sẽ tăng lên khi bạn nạp thức ăn và giảm đáng kể khi bạn vận động, tập thể dục thường xuyên. Chỉ số đường huyết có thể đo đươc bằng nhiều cách, bao gồm: Xét nghiệm glucose lúc đói, đo đường huyết sau ăn, nghiệm pháp dung nạp Glucose và HBA1C. Mức này được xác định là bình thường khi:

  • Trước khi ăn: <100mg/dl
  • Sau khi ăn: <140 mg/dl
  • Trước khi ngủ: 110 - 150 mg/dl

Đường huyết bao nhiêu được chẩn đoán tiểu đường?

Để chẩn đoán hay xác định một người có bị tiểu đường hay không, các bác sĩ sẽ dựa vào mức đường huyết đo được bằng các phương pháp và thời điểm sau

Xét nghiệm đường huyết trước khi ăn

Đây là xét nghiệm được thực hiện khi người bệnh ngủ qua đêm

  • Nồng độ đường huyết khi đói bình thường là < 100mg/dl (5.6 mmol/l)
  • Đường huyết khi đói nếu đạt từ 100 mg/dl đến 150mg/dl (5.6 - 6.9 mmol/l) có thể chẩn đoán là tiền tiểu đường
  • Nếu đường huyết đo được trong máu lớn hơn hoặc bằng 126mg/dl (7 mmol/l) sau 2 lần xét nghiệm liên tiếp thì có thể chẩn đoán bạn mắc bệnh tiểu đường type 2

Xét nghiệm đường huyết ngẫu nhiên, không kể thời gian

Xét nghiệm này được thực hiện bất cứ lúc nào, không liên quan đến bữa ăn của bạn. Mức đường huyết được cho là bình thường của xét nghiệm này <140 mg/dl (7.8 mmol/l)

Nếu kết quả này lớn hơn hoặc bằng 200mg/dl (11.1 mmol/l) sẽ cho thấy bạn bị bệnh tiểu đường

Nếu chỉ số đường huyết được đo trong khoảng 140 - 199 mg/dl ( 7.8 - 11.0 mmol/l) sẽ đươc gọi là giai đoạn tiền tiểu đường

Nghiệm pháp dung nạp Glucose

Để có thể thực hiện phương pháp này bệnh nhân bắt buộc phải nhịn đói qua đêm. Sau đó, bệnh nhân sẽ được cho uống một cốc nước đường. Sau hai giờ, các bác sĩ sẽ tiến hành đo lượng đường trong máu

  • Mức đường huyết bình thường của phương pháp này là <140 mg/ld ( 7.8 mmol/l)
  • Chỉ số đường huyết >200 mg/dl ( 11.1 mmol/l) thì sẽ chẩn đoán mắc bệnh tiểu đường
  • Đường huyết: từ 140 mg/dl - 200 mg/dl: giai đoạn tiền tiểu đường.

Chỉ số đường huyết bao nhiêu là nguy hiểm

Chỉ số đường huyết cao hoặc thấp quá đều gây nguy hiểm cho người bệnh

Đường trong máu bình thường là bao nhiêu

Đường huyết thấp

  • Hạ đường huyết: <2.8 mmol/l
  • Nguy cơ cao bị hạ đường huyết < 3.5 mmol/l

Đường huyết cao

  • Đo trước ăn: > 7 mmol/l
  • Đo sau ăn: > 11 mmol/l

Bài viết trên là những kiến thức cơ bản về chỉ số đường huyết. Hi vọng bài viết đã giúp các bạn trả lời được câu hỏi: Chỉ số đường huyết bình thường là bao nhiêu. Để phòng tránh và điều trị tiểu đường, bạn cần có một chế động vận động thường xuyên và chế độ ăn hợp lý. Cám ơn các bạn đã theo dõi bài viết.

SKĐS - Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là đường huyết giúp chẩn đoán một số bệnh lý về sức khỏe trong đó có tiểu đường.

Glucose là nguồn năng lượng chính của các tế bào, nó được sản sinh ra từ những loại thực phẩm mà con người tiêu thụ mỗi ngày. Khi thiếu glucose, các cơ quan trong cơ thể không được cung cấp đủ năng lượng sẽ dẫn đến tình trạng hoa mắt, chóng mặt, ớn lạnh. Trong nhiều trường hợp có thể bị ngất, đây là tình trạng hạ đường huyết, thường xảy ra khi đói. Việc thiếu hụt hay dư thừa glucose đều có thể gây ra các vấn đề gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe. Vì vậy việc định lượng glucose trong máu bất thường cần được phát hiện sớm.

Định lượng glucose trong máu có thể cho biết nồng độ glucose trong máu là bao nhiêu. Điều này giúp bác sĩ có thể hỗ trợ chẩn đoán, theo dõi điều trị bệnh tiểu đường. Ở những thời điểm khác nhau, kết quả định lượng glucose cũng sẽ khác nhau.

TS.BS Trần Thị Thúy Hằng giải đáp thông tin về chỉ số glucose trong máu.

Chỉ số glucose trong máu giúp chẩn đoán bệnh gì?

Chỉ số glucose trong máu hay còn gọi là chỉ số đường huyết. Nếu thông qua kết quả định lượng glucose cho thấy người bệnh mắc tiểu đường, bác sĩ sẽ lên kế hoạch điều trị phù hợp nhằm kiểm soát tốt bệnh đường huyết. Đồng thời phòng tránh nguy cơ nhiễm toan ceton hay tăng áp lực thẩm thấu máu và rất nhiều vấn đề sức khỏe nguy hiểm khác. Các phương pháp điều trị chủ yếu là thay đổi chế độ ăn uống và điều trị bằng thuốc.

Glucose trong máu bao nhiêu là bình thường?

Ở những thời điểm khác nhau, chỉ số glucose trong máu cũng có thể khác nhau. Theo Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, định lượng glucose máu được đánh giá ở mức bình thường khi kết quả nằm trong khoảng 3.9 mmol/l−5.6 mmol/l khi đói. Trong trường hợp đường máu bất kỳ nhỏ hơn 7.8mmol/l cũng được xem là bình thường. Khi đường máu bất kỳ lớn hơn 11mmol/l thì có thể chẩn đoán bệnh nhân mắc đái tháo đường.

Khi chỉ số glucose trong máu bất thường, có thể là tăng đường máu hoặc hạ đường máu.

Những nguyên nhân gây tăng nồng độ glucose máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây tăng nồng độ glucose máu bao gồm:

- Lấy bệnh phẩm xét nghiệm sau khi bệnh nhân ăn.

- Bệnh nhân đái tháo đường.

- Bệnh nhân có bệnh lý tuyến tụy như viêm tụy cấp hay mạn hay có khối u tụy.

- Bệnh nhân gây mất bù tạm thời như nhiễm trùng, chấn thương, stress có thể gây tăng đường huyết.

- Các nguyên nhân liên quan đến hormone như thừa adrenalin, thừa hormone tăng trưởng.

Đường trong máu bình thường là bao nhiêu

Một số đối tượng nên xét nghiệm chỉ số glucose theo chỉ định của bác sĩ.

Những nguyên nhân gây giảm nồng độ glucose trong máu

Các nguyên nhân chính thường gặp gây giảm nồng độ glucose máu bao gồm:

- Người ăn uống kém, hoặc suy dinh dưỡng

- Tăng tiết insulin

- Giảm đường máu

- Dùng quá liều thuốc

Ai nên xét nghiệm Glucose?

Theo khuyến cáo của Hiệp hội Đái tháo đường Hoa Kỳ, với những người lớn trên 35 tuổi không có yếu tố nguy cơ nên được sàng lọc tiền đái tháo đường và đái tháo đường type 2.

Hoặc với những phụ nữ có kế hoạch mang thai cũng nên được xét nghiệm đường máu để dự đoán nguy cơ đái tháo đường thai kỳ hay không.

Trong trường hợp một số bệnh nhân khi thăm khám lầm sàng có dấu hiệu nghi ngờ, bác sĩ sẽ chỉ định xét nghiệm glucose để có thể chẩn đoán bệnh.