Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật cạnh tranh 2022

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự cạnh tranh khốc liệt để vươn lên các doanh nghiệp, luôn cố gắng giành sự quan tâm của khách hàng bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường liên quan. Sự phát triển đó cũng kéo theo những hành vi hạn chế cạnh tranh ngày càng gia tăng. Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế. Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn tìm mọi cách để giành sự quan tâm của khách hàng với doanh nghiệp của mình bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường liên quan.

- Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí độc quyền của doanh nghiệp; kiểm soát hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh.

Luật Cạnh tranh năm 2018 đưa ra khái niệm chung về hành vi hạn chế cạnh tranh và đưa ra định nghĩa thế nào là hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền. Theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh được hiểu là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm ba nhóm hành vi đó là hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền.

- Lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh (căn cứ vào Khoản 5 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018). Còn tác động làm hạn chế cạnh tranh là những tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Cách xác định sức mạnh thị trường đáng kể của doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp được dựa trên các yếu tố quy định tại Điều 26 của Luật Cạnh tranh năm 2018 và Điều 12 Nghị định số 35/2020/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Cạnh tranh.

- Doanh nghiệp được coi là có vị trí độc quyền nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan.

Chế định về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền để hạn chế cạnh tranh chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp đang có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc vị trí độc quyền nhưng không chống lại vị trí của chúng trên thị trường. Vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền có thể được hình thành từ sự tích tụ trong quá trình cạnh tranh; từ những điều kiện tự nhiên của thị trường như: Yêu cầu về quy mô hiệu quả tối thiểu, sự dị biệt của sản phẩm, sự tồn tại của các rào cản gia nhập thị trường; hoặc sự bảo hộ của quyền lực nhà nước… Trong những trường hợp nói trên, vị trí thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường của doanh nghiệp là hợp pháp và đem lại cho doanh nghiệp khả năng chi phối các quan hệ trên thị trường đó. Nhưng pháp luật cạnh tranh chỉ loại bỏ hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường để trục lợi hoặc để bóp méo cạnh tranh. Một khi doanh nghiệp có sức mạnh thị trường nhưng chưa có biểu hiện của sự lạm dụng thì chúng vẫn là chủ thể được pháp luật bảo vệ.

Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định rõ những hành vi doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hoặc vị trí độc quyền bị nghiêm cấm thực hiện tại Điều 27 trong đó có 06 hành vi áp dụng cho cả trường hợp thống lĩnh và độc quyền và 02 hành vi chỉ áp dụng đối với các doanh nghiệp có vị trí độc quyền. Một hành vi của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền trên thị trường chỉ bị quy kết là lạm dụng để hạn chế cạnh tranh khi nó mang đầy đủ các dấu hiệu của hành vi nào đó đã được luật quy định là lạm dụng. Hành vi lạm dụng không chỉ là những thủ đoạn lợi dụng lợi thế do sức mạnh thị trường đem lại cho doanh nghiệp mà còn là nguyên nhân gây ra những hậu quả không tốt cho tình trạng cạnh tranh trên thị trường hiện tại hoặc tương lai. Căn cứ vào các quy định liệt kê hành vi hạn chế cạnh tranh theo Điều 27 Luật Cạnh tranh, hành vi lạm dụng của doanh nghiệp là việc doanh nghiệp khai thác lợi thế do vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền đem lại nhằm mục đích bóc lột khách hàng hoặc nhằm ngăn cản, loại bỏ đối thủ cạnh tranh.

Mỗi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh, vị trí độc quyền được pháp luật quy định làm cản trở, giảm và sai lệch cạnh tranh ở những mức độ với những cách thức khác nhau. Là một trong những nhóm hành vi hạn chế cạnh tranh, doanh nghiệp thực hiện hành vi lạm dụng với mục đích duy trì, củng cố vị trí hiện có hoặc bóc lột khách hàng. Trong khái niệm về hành vi hạn chế cạnh tranh, Khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh 2018 đã sử dụng hậu quả để mô tả về hành vi hạn chế cạnh tranh, theo đó, hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi của doanh nghiệp gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh. Tuy nhiên, đối với hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền luật không giải thích thế nào là gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, không đưa ra những căn cứ để xác định mức độ thiệt hại gây ra. Do hành vi vi phạm được liệt kê rất đa dạng bao gồm các hành vi về việc định giá bán, giá mua sản phẩm, hành vi hạn chế sản lượng sản xuất, phân phối, hạn chế thị trường; hành vi phân biệt đối xử; áp đặt các điều kiện thương mại bất hợp lí đối với khách hàng,… mỗi hành vi có đối tượng xâm hại khác nhau và mức độ gây thiệt hại có thể gây ra cũn không giống nhau, nên việc đưa ra tiêu chuẩn chung để làm căn cứ xác định hậu quả gây ra của mọi hành vi là không thể.

- Công ty A có vị trí thống lĩnh trên thị trường giày thể thao, ngày 11/11/2021 công ty A kết hợp với idol Hàn Quốc nổi tiếng cho ra mắt phiên bản giày giới hạn mang tên thương hiệu của công ty A và tên idol đó. Công ty A giới hạn số đôi giày bán ra trên thị trường trong khoảng thời gian nhất định, với giá thành không hề nhỏ. Khách hàng muốn mua đôi giày trên phải canh đúng thời gian bán ra thì mới mua được, nếu không mua được trong thời gian đó, mà vẫn muốn sở hữu chúng, khách hàng phải mua lại từ những người sở hữu trước đó với giá thành có thể gấp ba, bốn lần giá ban đầu.

- Doanh nghiệp B có vị trí thống lĩnh trên thị trường điện thoại thông minh, ra mắt sản phẩm mới tuy đã từng có doanh nghiệp M ra mắt cùng dòng sản phẩm này trên thị trường nhưng không thành công thu hút khách hàng nên đã ngừng cung cấp sau một thời gian; doanh nghiệp B ấn định giá sản phẩm cao gấp ba lần giá của phía M từng đưa ra nhưng với các tính năng được hoàn thiện hơn, người tiêu dùng vẫn chấp nhận mua với giá thành đó. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do các doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được. Vì vậy, bằng hành vi này doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền đã có được toàn bộ giá trị thặng dư tiêu dùng của thị trường, mà thực chất là phần giá trị lẽ ra được hưởng của người tiêu dùng nếu có cạnh tranh. Do đó, hành vi này được coi là hành vi điển hình mang tính chất bóc lột khách hàng.

Xem thêm: Tổng hợp các bài viết về Luật Cạnh tranh năm 2018

Luật Hoàng Anh

Luật LawKey Kế toán thuế TaxKey

HN: 

VP1: P1704 B10B Nguyễn Chánh, Trung Hoà, Cầu Giấy

VP2: 3503 toà Thiên niên Kỷ, số 04 Quang Trung , Q.Hà Đông

ĐN: Kiệt 546 (H5/1/8), Tôn Đản, P. Hoà Phát, Q. Cẩm Lệ

HCM: 282/5 Nơ Trang Long, P. 12, Q. Bình Thạnh

E:

Sử dụng dịch vụ:

(024) 665.65.366 | 0967.591.128

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế là sự cạnh tranh khốc liệt để vươn lên các doanh nghiệp, luôn cố gắng giành sự quan tâm của khách hàng bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường liên quan. Sự phát triển đó cũng kéo theo những hành vi hạn chế cạnh tranh ngày càng gia tăng. Cạnh tranh là hệ quả tất yếu của nền kinh tế thị trường và là nhân tố quan trọng tác động đến sự phát triển của nền kinh tế.

Trong bối cảnh đó, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển luôn tìm mọi cách để giành sự quan tâm của khách hàng với doanh nghiệp của mình bằng việc chiếm ưu thế về thị phần trên thị trường liên quan. Trong quá trình giành sự quan tâm của khách hàng đó, doanh nghiệp được tự do cạnh tranh trong khuôn khổ pháp luật; nhà nước bảo hộ quyền cạnh tranh hợp pháp trong kinh doanh. Chỉ những doanh nghiệp lạm dụng vị trí thống lĩnh của mình mà thực hiện nhanh hành vi không phù hợp với các quy định của pháp luật mới bị cấm..

Pháp luật cạnh tranh Việt Nam đã có những quy định cụ thể điều chỉnh các hoạt động cạnh tranh trên thị trường, trong đó có các quy định kiểm soát vị trí thống lĩnh thị trường của doanh nghiệp. Các quy định này phần nào đã đáp ứng được nhu cầu bảo đảm pháp lý về môi trường kinh doanh lành mạnh bình đẳng của một nền kinh tế vận hành theo cơ chế thị trường.

1. Vị trí thống lĩnh thị trường là gì?

+ Theo quy định của Luật cạnh tranh 2018 giải thích về lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, lạm dụng vị trí độc quyền là hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh.

+ Vị trí thống lĩnh thị trường là vị trí của doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp trên thị trường liên quan mà nhờ vào vị trí đó, doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có khả năng quyết định các điều kiện giao dịch trên thị trường độc lập với các đối thủ cạnh tranh và người tiêu dùng ở mức độ đáng kể.

+ Vị trí thống lĩnh thị trường được xác định dựa trên thị phần hoặc khả năng gây hạn chế cạnh tranh của một doanh nghiệp hoặc một nhóm doanh nghiệp.Doanh nghiệp có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có thị phần từ 30% trở lên trên thị trường liên quan. Nhóm doanh nghiệp được coi là có vị trí thống lĩnh thị trường nếu cùng hành động gây tác động hạn chế cạnh tranh và có sức mạnh thị trường đáng kể được xác định theo quy định tại Điều 26 của Luật này hoặc có tổng thị phần thuộc một trong các trường hợp sau đây: hai doanh nghiệp có tổng thị phần từ 50% trở lên trên thị trường liên quan; ba doanh nghiệp có tổng thị phần từ 65% trở lên trên thị trường liên quan, bốn doanh nghiệp có tổng thị phần từ 75% trở lên trên thị trường liên quan; năm doanh nghiệp trở lên có tổng thị phần từ 85% trở lên trên thị trường liên quan.

+ Doanh nghiệp có vụ trí độc quyền được hiểu là trường hợp nếu không có doanh nghiệp nào cạnh tranh về hàng hóa, dịch vụ mà doanh nghiệp đó kinh doanh trên thị trường liên quan thì doanh nghiệp đó được coi là có vị trí độc quyền.

2. Các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Theo quy định của Luật canh tranh 2018 Doanh nghiệp, nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường thực hiện hành vi sau đây:

– Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh. Đây là hành vi doanh nghiệp bán hàng hóa hoặc cung ứng dịch vụ với giá thấp hơn giá thành thực để nhằm mục đích thu hút khách hàng, gây khó khăn cho những doanh nghiệp kinh doanh cùng mặt hàng hoặc cung ứng cùng một loại dịch vụ

– Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng. Với hành vi này, khách hàng là những người bị chịu nhiều thiệt hại bởi giá mà họ phải mua quá cao so với giá trị thực tế của sản phẩm hoặc phải bán hàng hóa với giá thấp hơn giá thành thực. Giá mua, bán sản phẩm trên thị trường không được hình thành từ cạnh tranh mà do doanh nghiệp thống lĩnh ấn định. Mức chênh lệch giữa giá được ấn định với giá cạnh tranh là khoản lợi ích độc quyền mà doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh hay vị trí độc quyền có được

Xem thêm: Cạnh tranh độc quyền là gì? Các lưu ý và ví dụ về cạnh tranh độc quyền?

– Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng.

– Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác. Đây được xem là hành vi phân biệt đối xử thương mại, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã áp dụng cá điều kiện mua, bán, giá cả, thời hạn thanh toán, số lượng khác nhau trong những giao dịch như nhau tạo nên sự bất bình đẳng giữa các khách hàng

– Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;

– Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác. Doanh nghiệp tạo ra rào cản về giá hoặc về nguồn tiêu thụ, nguồn nguyên vật liệu trên thị trường liên quan

– Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định của luật khác.

Về các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền theo quy định của luật trước hết là các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường được trình bày trên. Ngoài ra luật quy định còn cấm các hành vi lạm dụng vị trí độc quyền như

– Áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng. Tức doanh nghiệp độc quyền có thể tự áp đặt trong hợp đồng các điều kiện bất lợi cho khách, gây khó khăn cho khách hàng trong quá trình thực hiện hợp đồng

– Lợi dụng vị trí độc quyền để đơn phương thay đổi hoặc hủy bỏ hợp đồng đang giao kết mà không có lý do chính đáng

Xem thêm: Nhà độc quyền phân biệt đối xử là gì? Biểu diễn bằng đồ thị nhà độc quyền

Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường theo Luật cạnh tranh 2022

Luật sư tư vấn pháp luật trực tuyến qua tổng đài: 1900.6568

3. Đặc điểm của hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và vị trí độc quyền

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường:

Sở dĩ hình thành nên quá trình cạnh tranh là do các doanh nghiệp có được vị trí thống lĩnh sau một thời gia dài tồn tại trên thị trường, sản phẩm của họ đã thu hút, tạo được uy tín với khách hàng và doanh nghiệp đã phát triển vượt trội so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường liên quan bằng chính các hoạt động kinh doanh sản xuất của mình.

Còn đối với các doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh dựa vào sự bảo hộ của quyền lực nhà nước, chính sự ưu ái của các cơ quan quản lý nhà nước thông qua những “ưu đãi đặc biệt” so với các doanh nghiệp khác trên thị trường, những quyền lợi mà các doanh nghiệp này được hưởng trong khi các doanh nghiệp khác thì không đã giúp cho các doanh nghiệp được ưu ái đạt được vị trí thống lĩnh thị trường chứ không hoàn toàn do họ có năng lực cạnh tranh hơn các đối thủ.

Nhưng dù có hình thành bằng con đường nào, một khi đã có vị trí thống lĩnh là doanh nghiệp đã có lợi thế cạnh tranh so với các doanh nghiệp và có khả năng chủ động trong mối quan hệ với khách hàng. Những lợi thế này có thể là khả năng kiểm soát các yếu tố của thị trường (nguyên liệu đầu vào, giá cả…) hoặc có sức ảnh hưởng đến khách hàng, các doanh nghiệp khác trên thị trường. Đôi khi doanh nghiệp đã lợi dụng những lợi thế này để áp đặt các điều kiện bất lợi cho khách hàng và các doanh nghiệp khác nhằm củng cố vị trí thống lĩnh, tăng lợi nhuận.

Thứ hai, hành vi của doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh đã hoặc đang thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh được quy định hoặc mô tả trong pháp luật cạnh tranh.

Các hành vi hạn chế cạnh tranh mà các doanh nghiệp thường thực hiện là các hành vi bóc lột khách hàng, chèn ép đối thủ, ngăn cản sự gia nhập thị trường của các đối thủ tiềm năng nhằm thu được nhiều lợi nhuận, giữ vị trí thống lĩnh trên thị trường. Đó là những hành vi cản trở cạnh tranh lành mạnh, không để cho cạnh tranh phát huy vai trò tích cực của nó trên thị trường. Những hành vi này dần dần sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến khách hàng, các doanh nghiệp và xa hơn nữa là làm cho thị trường mất cân bằng, mất cạnh tranh bình đẳng và không phát triển được.

Xem thêm: Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh và vị trí độc quyền là gì? Dấu hiệu nhân biết

Thông thường, pháp luật cạnh tranh sẽ liệt kê các hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh nhằm hạn chế cạnh tranh để tạo điều kiện cho các cơ quan quản lí xác định hành vi lạm dụng của doanh nghiệp. Ngoài những hành vi đã được liệt kê, do sự phát triển đa dạng, nhanh chóng của thị trường và để điều chỉnh các hành vi mang bản chất lạm dụng vị trí thống lĩnh mà pháp luật chưa kịp quy định, pháp luật một số nước và khu vực như Pháp, Canada, EU… đã có quy định các hành vi có thể bị xem xét về hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường nếu thỏa mãn các đặc điểm hoặc các điều kiện đã được mô tả trong luật nhằm hạn chế tối đa tình trạng lách luật của các doanh nghiệp.

Các hành vi lạm dụng quyền lực thị trường luôn được thực hiện trên một thị trường liên quan và việc xác định thị trường liên quan là một trong những bước quan trọng đầu tiên khi các cơ quan có thẩm quyền xác định vị trí thống lĩnh và hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh của doanh nghiệp. Các hành vi của doanh nghiệp do chính doanh nghiệp thực hiện một cách độc lập, dù trong trường hợp hành vi lạm dụng do nhóm doanh nghiệp thực hiện thì các doanh nghiệp trong nhóm cũng không có sự thỏa thuận trước với nhau về việc cùng thực hiện các hành vi hạn chế cạnh tranh hoặc áp dụng các chính sách giống nhau đối với khách hàng.

Thứ ba, hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường có thể gây hậu quả nghiêm trọng đối với các doanh nghiệp cạnh tranh và khách hàng

Khác với các vụ việc dân sự, kinh tế thông thường luôn yêu cầu phải có một bên đưa ra thì các cơ quan đại diện Nhà nước mới can thiệp vào mối quan hệ giữa các bên, vụ việc liên quan đến hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh có thể được cơ quan nhà nước can thiệp bất kì lúc nào nếu phát hiện ra có dấu hiệu của hành vi. Việc phát hiện này có thể xuất phát từ phản ánh của khách hàng, người dân, các doanh nghiệp khác, các phương tiện truyền thông, hoặc chính từ cơ quan quản lý cạnh tranh. Tùy thuộc vào cách nhìn nhận, sự điều chỉnh và các chính sách đối với nền kinh tế ở mỗi quốc gia, khu vực mà pháp luật cạnh tranh sẽ điều chỉnh hành vi lạm dụng ở các mức độ khác nhau. Muốn đảm bảo tuyệt đối sự cạnh tranh lành mạnh cho nền kinh tế, đảm bảo quyền lợi hợp pháp của doanh nghiệp, cá nhân thì họ có thể áp dụng các biện pháp điều tra, xử lý đối với các hành vi này ngay khi nó xuất hiện, dù nó có mang lại lợi ích kinh tế lớn hơn thiệt hại mà nó gây ra cho các chủ thể khác trên thị trường. Đây được gọi là nguyên tắc xử lý coi hành vi lạm dụng có sự nguy hại tất yếu

4. Quy định về mức xử phạt về hành vi hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường, vị trí độc quyền

Theo quy định tại khoản 1 Điều 8 Nghị định 75/2019/NĐ-CP, doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường hoặc từng doanh nghiệp thuộc nhóm doanh nghiệp có vị trí thống lĩnh thị trường sẽ bị phạt tiền 01% đến 10% tổng doanh thu trên thị trường liên quan trong năm tài chính liền kề trước năm thực hiện hành vi vi phạm thuộc một một trong các hành vi sau đây:

  • Bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ dưới giá thành toàn bộ dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến loại bỏ đối thủ cạnh tranh;
  • Áp đặt giá mua, giá bán hàng hóa, dịch vụ bất hợp lý hoặc ấn định giá bán lại tối thiểu gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
  • Hạn chế sản xuất, phân phối hàng hóa, dịch vụ, giới hạn thị trường, cản trở sự phát triển kỹ thuật, công nghệ gây ra hoặc có khả năng gây ra thiệt hại cho khách hàng;
  • Áp dụng điều kiện thương mại khác nhau trong các giao dịch tương tự dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  • Áp đặt điều kiện cho doanh nghiệp khác trong ký kết hợp đồng mua, bán hàng hóa, dịch vụ hoặc yêu cầu doanh nghiệp khác, khách hàng chấp nhận các nghĩa vụ không liên quan trực tiếp đến đối tượng của hợp đồng dẫn đến hoặc có khả năng dẫn đến ngăn cản doanh nghiệp khác tham gia, mở rộng thị trường hoặc loại bỏ doanh nghiệp khác;
  • Ngăn cản việc tham gia hoặc mở rộng thị trường của doanh nghiệp khác;
  • Hành vi lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường bị cấm theo quy định ca luật khác.

Pháp luật chỉ xử lý hành vi lạnh dụng chứ không xử lý vị trí thống lĩnh hay độc quyền của doanh nghiệp, tức là chỉ tạo ra khuôn khổ để quản lý hành vi lạm dụng mà không tạo ra khuôn khổ cho sự cạnh tranh kinh doanh trên thị trường của các doanh nghiệp. Quyền cạnh tranh của các doanh nghiệp thống lĩnh thị trường, doanh nghiệp độc quyền vẫn được pháp luật bảo hộ.Quy định đặt ra ranh giới các hành vi cạnh tranh của doanh nghiệp thống lĩnh hoặc độc quyền bằng cách đặt ra các hành vi bị coi là lạm dụng.