Hoa lư là kih đô trong bao nhiêu năm năm 2024

Vùng đất Hoa Lư trước đây trải rộng hơn 10 làng xã của hai huyện Gia Viễn và Gia Khánh, bây giờ là đất huyện Hoa Lư tỉnh Ninh Bình. Thuở xưa, các vua chúa gọi đất này là châu Trường Yên. Ngược dòng lịch sử năm 967, sau khi dẹp tan loạn 12 sứ quân, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, lập ra nhà Đinh, đặt tên nước là Đại Cồ Việt, lấy động Hoa Lư làm kinh đô đầu tiên ở nước ta. Khi Lê Hoàn lên ngôi, tiếp nối nhà Đinh lập ra triều đại mới – nhà Tiền Lê – vẫn lấy Hoa Lư làm kinh đô. Năm 1009, Lê Long Đĩnh chết, triều thần tôn Lý Công Uẩn lên ngôi lập ra nhà Lý. Vua Lý Thái Tổ vẫn lấy Hoa Lư làm kinh đô, cho đến năm 1010 mới dời đô đến Thăng Long, một vị trí trung tâm của cả nước lúc bấy giờ, đồng bằng phì nhiêu, dân cư đông đúc, giao thông thuận tiện.

Hoa lư là kih đô trong bao nhiêu năm năm 2024

Hoa Lư có nghĩa là “hoa lau”. Theo Hán Tự, lư đọc thành lô, có nghĩa là lau (sậy). Phải chăng người xưa muốn kỷ niệm nơi này bằng cách lấy cái tên rất có ý nghĩa và cũng rất nên thơ. Bởi lẽ, Đinh Bộ Lĩnh vốn là vị anh hùng dân tộc xuất thân từ mục đồng thích chơi cờ lau tập trận ngay từ thuở ấu thơ. Kinh đô Hoa Lư nằm giữa một vùng sơn thủy hữu tình, núi non trùng điệp. Những núi đồi vòng đai như tấm bình phong, sông Hoàng Long uốn khúc và cánh đồng Nho Quan, Gia Viễn mênh mông là hào sâu thiên nhiên rất thuận lợi về mặt phòng thủ, tiến thoái cũng dễ dàng. Hoa Lư nằm ở ngã ba đường, phía đông có đường thiên lý ra Bắc vào Nam, phía tây có đường Thượng đạo đi vào Thanh Hóa, phía bắc có sông Hoàng Long thông ra sông Đáy. Chọn Hoa Lư, Đinh Bộ Lĩnh đã khéo kết hợp được cả thiên thời, địa lợi và nhân hòa. Khu thành Hoa Lư có qui mô rộng lớn, có nhiều tuyến liên hoàn, rộng đến 300 ha. Thành chia làm hai khu là khu trong và khu ngoài. Hai khu thông với nhau bằng một lối đi nhỏ hẹp và hiểm trở. Mỗi khu còn chia ra làm nhiều vòng, nhiều tuyến nhỏ. Theo truyền thuyết thì cung điện được xây ở thành ngoài. Ở phía đông có lối đi chính vào thành. Sách Việt sử lược có chép: “Năm Giáp Thân (964), niên hiệu Thiên phúc thứ tư, xây dựng Bát Bảo Thiên Tuế ở núi Hỏa Vân, phía đông xây điện Trường Lưu, phía tây xây điện Vinh Hoa, bên trái xây điện Bồng Lai, bên phải xây điện Cực Lạc, rồi lại dựng lầu Hỏa Vân và điện Trường Xuân…”. Sách Đại Nam nhất thống chí lại chép: “Đô cũ nhà Đinh, nhà Lê ở xã Trường Yên Thượng, Trường Yên Hạ về phía tây bắc huyện Gia Viễn, có nội thành và ngoại thành, có cửa xây bằng đá, lại có các danh hiệu: Cầu Đông, cầu Dền, cầu Muống, Tràng Tiền, chùa Tháp, chùa Nhất Trụ… nền cũ vẫn còn. Khi Lý Thái Tổ dời đô về Thăng Long đều dùng các danh hiệu ấy”. Ở Hoa Lư còn lưu hai di tích: đền vua Đinh và đền vua Lê, là những công trình kiến trúc nổi tiếng từ thời nhà Lý. Đền vua Đinh ở làng Trường Yên Thượng và còn gọi là đền Thượng. Đền quay về hướng đông. Trước mặt đền là núi Mã Yên có hình dạng giống như cái yên ngựa. Trước cửa đền có sạp đá chầu được chạm trổ rất khéo. Ngôi đền chia làm ba gian với những mái ngói ống màu xám phủ đầy rong rêu trông càng cổ kính. Gian giữa có tượng vua Đinh bằng đồng sơn son thếp vàng. Hai bên có tượng Đinh Liễn, Đinh Toàn và Đinh Hạng Lang. Trước đây, hằng năm xuân thu nhị kỳ có mở hội Trường Yên, diễn lại trận cờ lau và có tục đánh đòn Đỗ Thích, kẻ đã ám sát nhà vua. Cách đền vua Đinh một quãng là đền vua Lê Đại Hành. Vì đền dựng ở làng Trường Yên Hạ cho nên còn gọi là đền Hạ. Đền vua Lê cũng xây từ thời nhà Lý, phong cách trang trí rất giống đền vua Đinh. Năm 1929, đền vua Lê được tu sửa lại như ngày nay. Còn lăng vua Đinh và lăng vua Lê đều ở trên núi Mã Yên, xây từ năm 1840 (đời Minh Mạng thứ 21) và được trùng tu vào năm Hàm Nghi thứ nhất (1885). Muốn lên thăm lăng, du khách phải bước lên 150 bậc đá núi. Đứng ở lăng hai vua, du khách có thể nhìn rõ toàn cảnh cố đô Hoa Lư: phía trước núi Mã Yên là dãy núi Rú bao quanh đền vua Đinh và vua Lê; rặng Phi Vân trông như đám mây bay, đó là núi Kiến chót vót, núi Cột Cờ sừng sững khiến cho kẻ hậu sanh mường tượng đến quang cảnh đoàn quân Vạn Thắng đang rầm rập trẩy quân. Ngày nay, về thăm lại đất Hoa Lư lịch sử cũng là dịp để chúng ta chiêm ngưỡng các công trình kiến trúc, những nét đẹp hoành tráng của toàn bộ khu di tích, ghi dấu một thời mở nước huy hoàng, độc lập, tự chủ của đất nước Đại Cồ Việt từ ngàn năm trước…

Nguyễn Nhân Thống

Nằm trong vùng lõi của Quần thể di sản thế giới Tràng An, khu di tích Cố đô Hoa Lư với vẻ đẹp thanh bình, trầm mặc ghi sâu dấu ấn của thời gian, nhưng vẫn đầy uy nghi gợi nhớ về một thuở vàng son rực rỡ..

Cách Hà Nội chừng 100km về phía Nam theo Quốc lộ 1A, cố đô Hoa Lư thuộc địa phận xã Trường Yên, huyện Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình.

Năm 968, Đinh Bộ Lĩnh lên ngôi hoàng đế, gọi là Đinh Tiên Hoàng, đặt tên nước là Đại Cồ Việt. Đinh Tiên Hoàng chọn Hoa Lư, một vùng núi non kỳ vĩ và hiểm trở làm thủ đô - "kinh đô đá".

Đại Việt sử lược ghi: "Đến năm thứ nhất niên hiệu Khai Bảo (968) đời vua Triệu là Tống Thái Tổ, vương xưng hoàng đế ở động Hoa Lư. Rồi dựng cung điện, chế triều nghi, sắp đặt trăm quan, lập xã tắc và tôn hiệu là Đại Thắng Minh Hoàng đế".

Tại đây, ông cho xây cung điện, đặt triều nghi, đắp thành, đào hào, dựa vào thế núi xây dựng một công trình phòng ngự kiên cố như một pháo đài hiểm, biệt lập với bên ngoài. Kinh đô Hoa Lư được bao quanh bởi hàng loạt núi đá vòng cung cảnh quan hùng vĩ.

Khoảng trống giữa các sườn núi được xây kín bằng đất ken gạch, chân thành có gạch bó, đắp cao từ 8 - 10m, hiện vẫn còn dấu vết của nhiều đoạn tường thành.

Vua Đinh Tiên Hoàng đã biết khai thác triệt để thiên nhiên phục vụ cho con người. Lối kiến trúc này tiết kiệm tối đa sức người sức của.

Có thể nói, kinh đô Hoa Lư là một quân thành vững chắc do thiên nhiên và con người làm nên. Phía bắc thành nằm bên sông Hoàng Long nên đường giao thông thủy rất thuận tiện. Khu vực Thành Ngoại, nay thuộc địa phận thôn Yên Thượng, Yên Thành, xã Trường Yên, là cung điện chính, nơi vua Đinh cắm cờ nước, hiện là đền thờ vua Đinh, vua Lê. Trước cung điện có núi Mã Yên, tương truyền, vua Đinh Tiên Hoàng lấy núi này làm án.

Tại thôn Yên Thành hiện vẫn còn nhiều đền, chùa là một phần kiến trúc trong khu cung điện chính. Đó là chùa Nhất Trụ, được xây từ đời vua Lê Đại Hành, trước của chùa có cột Kinh bằng đá, cao 4,16m hình tám cạnh, khắc bài kinh Lăng Nghiêm do nhà vua làm để dâng nhà Phật, tạo nên vẻ đẹp tâm linh, thánh thiện và để chuyển tải sinh lực vũ trụ. Liền đó là đền Phất Kim - thờ con gái thứ ba của vua Đinh Tiên Hoàng, nàng công chúa thà nhảy xuống giếng tự vẫn chứ không chịu theo người chồng phản tặc chống lại vua cha.

Trong khu Thành Ngoại xưa hiện vẫn còn nhiều chùa cổ khác, đều được xây dựng từ thời nhà Đinh như chùa Đìa, chùa Tháp, Bà Ngô.

Khu Thành Nội rộng hơn, ăn thông với Thành Ngoại bằng một ngách núi, gọi là Quèn Vòng với những cầu Đông, cầu Rền... bằng đá, làm nơi nuôi trẻ em và kho chứa. Bên ngoài thành có nhiều trạm gác bảo vệ. Kinh thành nằm giữa những quả núi lớn bao bọc chung quanh, mang nặng tính chất quân sự, vị trí kín đáo, thuận lợi cho việc phòng thủ, tiến công, lại xa biên thùy khó khăn trong việc giặc phương Bắc tìm hiểu, mở những đợt tấn công chớp nhoáng.

Phía đông bắc thành có núi Cột Cờ, xưa là nơi vua Đinh cắm cờ nước, gần đó là nơi vua đứng để duyệt thủy quân trên sông Sào Khê. Phía đông nam khu Thành Ngoại còn có động Am Tiên trên lưng chừng núi, xưa là nơi vua Đinh nuôi nhốt hổ báo để trừng trị những kẻ có tội, còn ngay dưới chân núi là Ao Giải, nơi vua nuôi giải để ném những kẻ có tội xuống ao cho giải ăn thịt. Ngoài ra còn có hang Muối, hang Tiền... là nơi vua cất giữ lương thực, ngân khố...

Tất cả núi sông và khu vực thành cổ nhấp nhô do thiên tạo và nhân tạo, giống như một vịnh Hạ Long trên cạn đã hình thành một quần thể kiến trúc trang nghiêm, đồ sộ, khoáng đạt mà không một kinh đô cổ nào có được.

Tới đời Tiền Lê, khi Thái Hậu Dương Vân Nga thấy hiểm họa giặc ngoại xâm đang đe dọa mà vua Đinh Toàn còn ít tuổi, không thể lãnh đạo cuộc kháng chiến đã suy tôn Lê Hoàn lên làm vua, vua Lê Đại Hành đã cho xây thêm nhiều cung điện lộng lẫy, làm kinh đô Hoa Lư càng hoàn chỉnh.

Suốt 42 năm tồn tại (968-1010), kinh đô Hoa Lư chủ yếu là đại bản doanh của hai vị vua kiêm Tổng tư lệnh quân đội: Đinh Tiên Hoàng và Lê Đại Hành. Đó cũng là nơi ra đời của một vương triều mới: nhà Lý.

Khi dời đô ra thành Đại La (Thăng Long), để tưởng niệm công lao đặt nền móng xây dựng độc lập tự chủ của đất nước và nhớ đến cố đô Hoa Lư, Lý Thái Tổ đã lấy tên một số cầu, chùa ở kinh đô Hoa Lư đặt cho nhiều khu vực ở Thăng Long và vẫn tồn tại đến tận ngày nay như: Ô Cầu Dền, phố Tràng Tiền, chùa Một Cột...

Ngày nay, đến cố đô Hoa Lư, du khách không những được thăm lại những đền chùa cũ, những động xưa còn nguyên vẹn đến ngày nay mà còn thấy cả nhiều vết tích của kinh đô đá. Khu vực chính trong kinh thành xưa, nhân dân ta đã xây dựng đền thờ vua Đinh, vua Lê với những kiểu kiến trúc độc đáo, tinh xảo, gợi nhớ cung điện xưa lộng lẫy vàng son nhưng vẫn đậm chất dân gian; nghệ thuật chạm khắc trên gỗ, đá rất đêu luyện, công phu.

Ngày trước đền Đinh, trên đỉnh Mã Yên Sơn cao tới 265 bậc là lăng mộ vua Đinh, nơi nhân dân đã đưa thi hài vua lên an táng để con người bất tử đó vẫn như còn ngồi trên yên ngựa để cứu dân, cứu nước. Từ đây, du khách có thể phóng tầm mắt bao quát hết cả cố đô, thấy rõ từng ngọn núi, dòng sông với bao huyền thoại kỳ bí.

Cùng với những di tích trên mặt đất, gần đây ngành khảo cổ đã phát hiện và khai quật dưới tầng đất giữa hai đền vua Đinh, vua Lê vốn là nền cung điện cách đây trên 1.000 năm nhiều hiện vật quý giá, minh chứng cho những công trình kiến trúc của cố đô Hoa Lư và trình độ phát triển về kiến trúc, nghệ thuật kinh tế, văn hóa xã hội của dân tộc Việt thời bấy giờ.