Làm thế nào để bớt lo lắng

Hồi hộp, khó thở, căng thẳng,… là những triệu chứng mà người mắc các rối loạn lo âu, rối loạn hoảng sợ thường gặp phải. Bệnh làm cản trở cuộc sống sinh hoạt thường ngày của người bệnh. Vậy làm thế nào để khống chế cơn rối loạn lo âu mà bạn không hề mong muốn? Bí quyết "kiểm soát" cơn hoảng sợ sẽ chỉ hiệu quả khi bạn "hiểu" về nó.===Bác sĩ tham vấn thông tin và hỗ trợ khám bệnh:

✍ Sài Gòn: Các bác sĩ Bv Tâm Thần HCM, Đại Học Y Dược, Đại học Phạm Ngọc Thạch

✍ Hà Nội: Viện Tâm Thần Bạch Mai- Đại Học Quốc Gia (khoa Y) - Đại Học Y Hà Nội.

✍ Đà Nẵng: Bệnh viện tâm thần Đà Nẵng.

☎ Gọi điện tư vấn miễn phí và hẹn khám Bác sĩ: 19001246

⌨ CHAT FACEBOOK

===

Các dạng rối loạn lo âu

Rối loạn lo âu được chia làm 6 dạng chính:

- Ám ảnh sợ hãi: khoảng 5-12% dân số thế giới mắc chứng bệnh này. Có một số dạng ám ảnh sợ hãi như ám ảnh sợ màu sắc hoặc ám ảnh sợ xã hội.

- Rối loạn lo âu lan tỏa: Đặc điểm cơ bản là sự lo âu lan tỏa dai dẳng trong bất cứ tình huống nào. Người bệnh thường có những triệu chứng như: bất an, mệt mỏi, run rẩy, căng thẳng bắp thịt, vã mồ hôi, choáng váng, hồi hộp, chóng mặt,... . Ở trẻ em biểu hiện kèm thường kèm theo triệu chứng nhức đầu, hiếu động, đau bụng và hồi hộp. Bệnh có thể bắt đầu từ 8-9 tuổi.

- Cơn hoảng loạn kịch phát: người bệnh thường run rẩy, lú lẫn, hoa mắt, cảm thấy buồn nôn hoặc thấy khó thở. Cơn kịch hoảng thường xảy ra nhanh, đạt đỉnh chỉ trong 10 phút và có thể kéo dài vài giờ, dễ xuất hiện khi gặp phải những tình huống căng thẳng (stress), lo lắng hoặc ngay cả khi tập thể dục.

- Rối loạn ám ảnh cưỡng chế: Người bệnh không làm chủ được các ý nghĩ lặp đi lặp lại một cách vô lý, và để giảm bớt độ thôi thúc gây khó chịu cho bản thân họ buộc phải thực hiện hành vi cưỡng chế như là nhìn đồng hồ hoặc rửa tay liên tục, sưu tầm các vật vô giá trị, ngăn nắp quá mức, tìm kiếm sự cân đối.

- Rối loạn stress sau sang chấn: Tình trạng này thường xảy ra sau khi trải qua một sang chấn tâm lý lớn. Sau một trải nghiệm đau buồn chẳng hạn như người thân mất, bị ngược đãi... ở một số người nỗi buồn trở thành sự bất an dai dẳng. Các triệu chứng thường gặp là người bệnh hay nhớ lại hoàn cảnh sang chấn ngoài ý muốn hoặc nó có thể đến trong cơn ác mộng.

- Chứng sợ khoảng rộng: người bệnh cảm thấy vô cùng lo lắng khi ở nơi mà lối thoát hiểm khó khăn hoặc nhận thấy không có sự bảo bọc, trợ giúp. 

_____________________________

    HELLO DOCTOR- MANG SỨC KHOẺ ĐẾN CUỘC SỐNG

BÁC SĨ TƯ VẤN QUA ĐIỆN THOẠI: 19001246

HỖ TRỢ TRÊN FACEBOOK: CLICK LINK

_____________________________

7 điều giúp bạn vượt qua cơn hoảng sợ

Nếu các bạn đã đi khám, siêu âm tim, điện tim, điện não và mọi chỉ số đều bình thường mà vẫn bị những triệu chứng kể trên, bạn nên làm theo những điều dưới đây:

Làm thế nào để bớt lo lắng
Bị rối loạn lo âu nên làm gì

Rối loạn lo âu gây ra nhiều những hệ lụy nguy hiểm cho người bệnh một trong số đó là những ảnh hưởng về sức khỏe thể chất và tinh thần, khả năng giao tiếp, các mối quan hệ xã hội. Vậy khi có những biểu hiện của bệnh chúng ta cần làm gì? Dưới đây là một số lời khuyên người bệnh và gia đình cần biết để thoát khỏi chứng bệnh rối loạn lo âu đang dần phổ biến hiện nay.

Cần hiểu rõ về rối loạn lo âu vui lòng đọc tại bài viết: Bệnh rối loạn lo âu – nguyên nhân và điều trị

Mục lục bài viết

  • 1 Hiểu được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu của bản thân
  • 2 Học cách quản lý căng thẳng
  • 3 Biết chấp nhận những thứ không thể kiểm soát
  • 4 Chăm sóc bản thân
  • 5 Suy nghĩ tích cực
  • 6 Nhờ sự giúp đỡ của người thân xung quanh mình
    • 6.1 Sự hỗ trợ và điều trị của chuyên gia tâm lý
    • 6.2 Nói chuyện với bạn bè, người thân, những người tin tưởng

Hiểu được nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu của bản thân

Tìm hiểu những nguyên nhân gây ra chứng rối loạn lo âu cho bản thân là cách để đưa ra cách điều trị tâm lý phù hợp nhất giúp người bệnh thoát khỏi chứng bệnh nhanh nhất.

Làm thế nào để bớt lo lắng

 

Thường thì nguyên nhân gây ra rối loạn lo âu là những áp lực công việc và những vấn đề cuộc sống. Việc bản thân phải xử lý quá nhiều việc một lúc khiến những căng thẳng xuất hiện và đánh gục người bệnh bất cứ lúc nào. Hiểu được những nguyên nhân này người bệnh có thể đưa ra cách quản lý công việc, điều chỉnh cách làm việc để giảm bớt những lo âu, căng thẳng và tránh những rối loạn tâm lý cho bản thân.

>> Tìm hiểu các triệu chứng rối loạn lo âu qua bài viết: Biểu hiện của chứng rối loạn lo âu

Học cách quản lý căng thẳng

Hầu hết chúng ta đều đã từng phải trải qua những căng thẳng và mệt mỏi. Khi những căng thẳng xảy ra nếu không biết cách quản lý, điều chỉnh thì sẽ rất dễ mắc phải các chứng rối loạn về tâm lý. Vậy làm thế nào để quản lý những căng thẳng mệt mỏi. Những việc chúng ta cần:

  • Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân gây căng thẳng cho bản thân. Ví dụ phải ôm đồm quá nhiều công việc cùng một lúc thì hãy điều chỉnh thời gian để quản lý công việc, hoặc có thể nhờ đến sự giúp đỡ khi bản thân thấy việc đó là quá sức, việc chia sẻ nhận sự trợ giúp có thể giảm những suy nghĩ tiêu cực, giảm căng thẳng và mệt mỏi.

Làm thế nào để bớt lo lắng
Biết cách từ chối với những vấn đề khiến bản thân căng thẳng

  • Biết cách chia sẻ những căng thẳng lo âu với người phù hợp. Nếu một ai đó luôn làm mình có những suy nghĩ, lo lắng thì việc gặp gỡ người này cần có sự cân nhắc từ phía bản thân.
  • Tăng cường kết nối với những người lạc quan để giúp bản thân giữ được sự vui vẻ, suy nghĩ tích cực trong việc đối mặt với các vấn đề của cuộc sống.

Biết chấp nhận những thứ không thể kiểm soát

Đối với những người cầu toàn thì bản thân luôn luôn ép mình theo chủ nghĩa hoàn hảo. Việc đặt cho mình những mục tiêu quá cao kỳ vọng quá mức sẽ đẩy chúng ta vào những bế tắc và thất vọng khi kết quả đạt được không như mong muốn. Tất nhiên để phát triển bản thân thì cần phải có mục tiêu và cố gắng đạt được mục tiêu mình đưa ra. Nhưng cầu toàn và cố gắng hết mình là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Khi những mục tiêu quá sức, ngoài tầm kiểm soát thì việc biết chấp nhận những những kết quả không mong muốn là cách giúp bản thân tránh những căng thẳng, lo âu và những rối loạn tâm lý nghiêm trọng.

Chăm sóc bản thân

Làm thế nào để bớt lo lắng
Việc chăm sóc bản thân là điều cần làm khi bị rối loạn lo âu

Chăm sóc bản thân là việc làm cần thiết đối với tất cả mọi người đặc biệt là với những người mắc chứng rối loạn lo âu. Việc chăm sóc bản thân và cơ thể không chỉ nâng cao sức khỏe về thể chất mà còn giảm những căng thẳng và lo âu không cần thiết. Một số việc người bệnh cần làm:

  • Thay đổi thói quen sinh hoạt khoa học như: Ngủ đủ giấc, ăn uống lành mạnh tránh rượu bia và các chất kích thích…
  • Rèn luyện thể dục thể thao để nâng cao sức khỏe thể chất
  • Tập cho bản thân hít thở sâu giúp bản thân bình tĩnh hơn, giảm lo lắng và căng thẳng
  • Tham gia các hoạt động yêu thích
  • Nuôi dưỡng đam mê
  • Học những điều mới mẻ để phát triển bản thân và quên đi những lo lắng, suy nghĩ tiêu cực.

Suy nghĩ tích cực

Làm thế nào để bớt lo lắng
Suy nghĩ tích cực giúp người bệnh sống vui và thoải mái hơn

Những suy nghĩ tiêu cực kéo dài cũng là nguyên nhân gây ra chứng rối loạn về tâm lý. Vi thế việc điều chỉnh suy nghĩ tích cực hơn là điều vô cùng cần thiết trong việc điều trị rối loạn lo âu. Một số những phương pháp để suy nghĩ tích cực hơn:

  • Viết nhật ký với cái nhìn tích cực
  • Luôn nói những lời khẳng định, tin tưởng vào bản thân để tạo động lực trong mọi vấn đề
  • Tạo những ghi chú nhắc nhở bản thân
  • Thay đổi những cái mác của bản thân để trở nên tốt hơn
  • Suy nghĩ, hình dung về chiến thắng.
  • Đặt ra những mục tiêu giúp bản thân không bị mất phương hướng và giảm những lo âu suy nghĩ về tương lai.

Nhờ sự giúp đỡ của người thân xung quanh mình

Sự hỗ trợ và điều trị của chuyên gia tâm lý

Các chuyên gia điều trị tâm lý sẽ giúp cho người bệnh có thể giải tỏa những vấn đề của bản thân tránh được những triệu chứng lo âu căng thẳng. Các chuyên gia có thể đánh giá và xác định được mức độ bệnh từ đó đưa ra những phương pháp điều trị phù hợp nhất với bệnh nhân.

Làm thế nào để bớt lo lắng
Nhờ sự giúp đỡ của người thân xung quanh mình

Nói chuyện với bạn bè, người thân, những người tin tưởng

Tìm một người tin tưởng để chia sẻ về những vấn đề của bản thân giúp thuyên giảm chứng rối loạn lo âu, việc chia sẻ kịp thời những lo âu căng thẳng giúp người bệnh kiểm soát được những suy nghĩ tiêu cực, lo lắng nhờ những lời khuyên và cách nhìn nhận khách quan từ những người xung quanh, ngăn chặn kịp thời những hành vi gây tổn hại cho bản thân gia đình và xã hội.

(Đối với các trường hợp không muốn dùng thuốc tham khảo bài viết sau: Chữa rối loạn lo âu không dùng thuốc)

Trên đây là những gì cần làm khi bị rối loạn lo âu. Bệnh không thể khỏi sau một đêm mà cần điều trị tâm lý và loại bỏ những suy nghĩ tiêu cực dài ngày. Hãy chuẩn bị cho mình kiến thức tốt nhất và tinh thần bền bỉ kiên trì để chống lại căn bệnh này nhé.