Mạc thái tông ở đâu

Cuối thời Lê Sơ, các tôn thất nhà Lê lập cát cứ tranh giành ngôi Vua, đất nước loạn lạc. Nhà Lê phải dựa vào Mạc Đăng Dung chinh chiến khắp nơi để đánh dẹp mới giữ được Hoàng vị.

Năm 1527, Mạc Đăng Dung cướp ngôi nhà Lê lập ra nhà Mạc, hiệu là Mạc Thái Tổ. Nhưng đất nước vẫn chưa được yên khi có nhiều lực lượng nổi dậy, đâu đâu cũng có cướp.

Năm 1530, vua Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con, lui về Cổ Trai. Thái tử Mạc Đăng Doanh lên nối ngôi, hiệu là Mạc Thái Tông.

Về lý do Mạc Thái Tổ nhường ngôi cho con, Sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn chép: “Tháng 12 năm Kỷ Sửu, niên hiệu Minh Đức thứ 3 [1529], Đăng Dung thấy nhân tâm trong nước chưa yên, bèn truyền ngôi cho con là Đăng Doanh, rồi tự xưng là Thái thượng hoàng, ra ở điện Tường Quan… Đăng Dung về Cổ Trai ở, là để trấn vững nơi căn bản và làm ngoại viên cho Đăng Doanh, nhưng vẫn định đoạt các việc quốc gia trọng đại”.

Giai đoạn thịnh trị ngắn ngủi

Mạc Thái Tông lên ngôi trong cảnh lòng người ly tán, đám giặc cướp nổi lên khắp nơi. Để đề phòng cướp, người dân ra đường đều mang theo vũ khí, vì thế mà cướp lẫn vào dân không sao phân biệt được.

Nhà Vua đã cất quân trấn áp các nơi, đồng thời nghiêm cấm dân chúng mang vũ khí ra đường. Điều này giúp quân Triều đình trấn áp được trộm cướp. Lê Quý Đôn viết rằng: “Đăng Doanh thấy trong nước còn nhiều trộm cướp, bèn ra lệnh cấm nhân dân các xứ, không được mang gươm giáo, dao nhọn và các đồ binh khí đi ngoài đường. Nếu kẻ nào trái lệnh, cho pháp ty bắt trị tội. Từ đấy, những người đi buôn bán chỉ đi tay không, không phải đem khí giới tự vệ. Trong khoảng mấy năm, trộm cướp biệt tăm, súc vật chăn nuôi, tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm thôi”.

Từ khi Mạc Thái Tông lên ngôi, mùa màng cũng thuận hòa. Lê Quý Đôn chép: “Mấy năm liền được mùa, nhân dân bốn trấn đều được yên ổn.”

Đại Việt Sử ký Toàn thư thì chép rằng: “Ban đêm không còn trộm cướp, trâu bò thả chăn không phải đem về, chỉ cần mỗi tháng xem lại một lần, có khi sinh đẻ cũng không biết được là gia súc nhà mình. Trong khoảng vài năm, người đi đường không nhặt của rơi, cổng ngoài không phải đóng, được mùa liên tiếp, trong cõi tạm yên”.

Mạc Thái Tông chú trọng các kỳ thi khoa bảng nhằm chọn bậc hiền tài phụng sự Giang Sơn Xã Tắc, cứ 3 năm thì tổ chức khoa thi một lần. Các Trạng nguyên thời này đều là những bậc hiền tài giúp nhà Mạc thịnh trị như Trạng nguyên Nguyễn Thiến [khoa thi năm 1532], Trạng nguyên Nguyễn Bỉnh Khiêm [khoa thi năm 1535], Trạng nguyên Giáp Hải [khoa thi năm 1538].

Đặc biệt Nguyễn Bỉnh Khiêm là người đoán việc như thần, suốt 9 khoa thi thời nhà Lê ông đều không tham dự vì biết nhà Lê đã vào giao đoạn suy vong, có thi đậu ra làm quan cũng không giúp được gì. Đến khi Mạc Thái Tổ lên ngôi Vua, qua 2 kỳ thi thời nhà Mạc ông cũng không tham gia. Phải đến thời Mạc Thái Tông, Nguyễn Bỉnh Khiêm mới ra thi và đỗ ngay Trạng nguyên khi đã 45 tuổi. Đây gọi là tôi hiền chọn Chúa.

Mạc Thái Tông cũng khuyến học nhằm có được nhiều hiền tài, năm 1537 Vua đến Văn Miếu-Quốc Tử Giám làm lễ Thích điện, tế Chu Công, Khổng Tử và Tứ phối.

Năm 1540 Mạc Thái Tông qua đời. Vua mất, con trưởng là Mạc Phúc Hải lên ngôi nhưng còn rất nhỏ, vì thế mà quyền thần thao túng Triều đình. Nguyễn Bỉnh Khiêm đã cố gắng để kiềm chế đám lộng thần hại dân hại nước. Trong một nỗ lực cuối cùng, ông dâng sớ xin trị tội 18 kẻ lộng thần, nhưng Vua nhỏ bị đám quyền thần khống chế đã không chấp nhận.

Biết không thể làm gì hơn, năm 1542 Nguyễn Bỉnh Khiêm từ quan về quê.

10 năm ở ngôi Vua, Mạc Thái Tông giúp Đại Việt có một giai đoạn thịnh trị ngắn ngủi sau thời kỳ chiến loạn thời Lê Sơ.

Đánh giá về vua Mạc Thái Tông, các nhà sử học sau này, dù không ủng hộ nhà Mạc, cũng phải ghi nhận đây là thời kỳ thịnh vượng, quốc thái dân an.

Nhà sử học Phan Huy Chú trong “Lịch triều hiến chương loại chí” đã viết rằng: “Mạc Đăng Doanh tính khoan hậu giản dị. Ông giữ pháp độ, cấm hà khắc tàn bạo, ít việc tạp dịch, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà no, người đủ, trong nước gọi thời ấy là trị bình".

Phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông là 2 trong số những tên phố mới được Hội đồng Nhân dân Thành phố Hà Nội chính thức thông qua.

Theo nghị quyết về đặt tên 19 tuyến đường, phố mới đã được HĐND TP.Hà Nội thông qua, có 9 tuyến đường, phố mang tên địa danh, 4 phố mang tên di tích lịch sử văn hóa, 6 đường, phố mang tên danh nhân, trong đó còn có tên phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.

 Phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính. Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kính, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm.

Mạc Thái Tổ [1483-1541], tên húy là  Mạc Đăng Dung, cháu bảy đời của Lưỡng quốc Trạng nguyên  Mạc Đĩnh Chi , quê ở làng Cổ Trai, huyện Nghi Dương [nay là huyện Kiến Thụy, thành phố Hải Phòng]. Ông làm quan võ dưới thời Lê sơ, lập nhiều công lao và được phong đến chức Thái sư An Hưng Vương.

Năm 1527, nhà Lê mục nát, xã hội loạn lạc, triều thần đồng thuận tôn Mạc Đăng Dung làm vua, lập ra nhà Mạc, lấy niên hiệu là Minh Đức. Mạc Đăng Dung trị vì được 3 năm [1527 – 1529], rồi nhường ngôi cho con trưởng là Mạc Đăng Doanh, về Cổ Trai làm Thái Thượng Hoàng.

Mạc Thái Tông [1502-1540], tên húy là Mạc Đăng Doanh, con trưởng của Thái tổ Mạc Đăng Dung. Năm 1530, Mạc Đăng Doanh kế vị Mạc Thái Tổ, đổi niên hiệu là Đại Chính. Mặc Đăng Doanh tính khoan hậu, giản dị. Ông thực hiện chính sách cấm hà khắc, cấm tàn bạo, nhẹ thuế khóa. Bấy giờ được mùa, nhà nhà no ấm, người đời gọi thời ấy là Thái Bình.

Việc đặt tên đường phố theo tên các vị vua họ Mạc cũng đã được đưa ra bàn thảo, đánh giá kỹ lưỡng để đảm bảo việc đặt tên là hợp lý, đạt được sự đồng thuận cao từ phía nhân dân. Trước Hà Nội, 9 tỉnh, thành phố khác đã có những đường, phố mang tên Mạc Đăng Dung, Mạc Đăng Doanh như TP.HCM, Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Quảng Bình, Quảng Ngãi…

Lễ gắn biển tuyến phố Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông ở Hà Nội sẽ diễn ra lúc 9h, thứ ba ngày 25.8.2015 tại phố Mạc Thái Tổ [đối diện tòa nhà Chelsea Park phường Yên Hòa, quận Cầu Giấy, Hà Nội.

Clip các chuyên gia cho ý kiến về việc đặt tên phố ở Hà Nội [Nguồn clip Thể thao- Văn Hóa]

Your browser does not support the video tag.

Thứ ba, 25/08/2015 10:55

Sáng 25/8, UBND Hà Nội đã tổ chức lễ gắn tên phố mang tên các vị vua Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.

Theo đó, phố Mạc Thái Tổ là đoạn đường từ ngã ba giao cắt đường Phạm Hùng đến ngã tư giao cắt phố Trung Kính, đối diện tòa nhà E Chelsea Park dài 900m, rộng 60m.

Phố Mạc Thái Tông là đoạn đường từ ngã ba giao cắt với đường Phạm Hùng [đối diện cổng sau Trung tâm Hội nghị Quốc gia] đến ngã tư giao cắt với phố Trung Kinh, tiếp nối phố Vũ Phạm Hàm, dài 840m, rộng 17m, thuộc địa bàn quận Cầu Giấy, thành phố Hà Nội.

Được biết, trước đó UBND TP. Hà Nội đề nghị đặt tên đường đối với hai vị vua đầu triều Mạc, Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông đã có nhiều ý kiến gây tranh cãi.

Cụ thể, vào năm 2014, UBND TP Hà Nội đã đề xuất đặt tên đường phố mang tên Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông. Tuy nhiên, nhà sử học Dương Trung Quốc đã gửi thư cho lãnh đạo Hà Nội phản đối đề xuất này. Theo ông Dương Trung Quốc, việc đặt tên đường phố Hà Nội mang tên hai nhân vật này chưa thích hợp.

Đến cuối năm 2014, UBND TP Hà Nội đã xin rút tờ trình gửi HĐND TP về việc đặt tên đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông.

Con đường Mạc Thái Tổ, Mạc Thái Tông

Năm 2015, Sở VH,TT&DL Hà Nội tiếp tục tham mưu thành phố đặt tên đường Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông lần 2. 

Ngày 6/7/2015, Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 02/20/NQ-HĐND và ngày 27/7/2015 Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội đã ban hành quyết định số 3517/QĐ-UBND về việc đặt tên và điều chỉnh độ dài một số đường phố trên địa bàn, trong đó nhất trí thông qua đặt tên hai con đường mang tên vị vua đầu triều Mạc, Mạc Thái Tổ và Mạc Thái Tông.

H.Nguyen

Mạc Thái Tông [chữ Hán: 莫太宗 1500 – 25 tháng 01 năm 1540 / 03 tháng 03 năm 1540] là vị Hoàng đế thứ hai của nhà Mạc trong lịch sử Việt Nam. Ông ở ngôi từ năm 1530 đến 1540, trị vì tổng cộng 10 năm.

Mạc Thái Tông
莫太宗Hoàng đế Việt Nam [chi tiết...]

Tượng Mạc Thái Tông

Hoàng đế Đại ViệtTrị vì1530 – 25 tháng 1 năm 1540[1]

Tiền nhiệmMạc Thái TổKế nhiệmMạc Hiến TôngThông tin chungSinh1500, Đại ViệtMất25 tháng 1, 1540[1]3 tháng 3, 1540[2] [40 tuổi]
Nhà Mạc, Đại ViệtTên húyNiên hiệuThụy hiệuMiếu hiệu
Mạc Đăng Doanh [莫登瀛]
Đại Chính [大正]
Khâm Triết Văn Hoàng đế [欽哲文皇帝]
Thái Tông [太宗]
Triều đạiNhà MạcThân phụMạc Thái TổThân mẫuNguyễn Thị Ngọc Tuyền

Trong thời gian trị vì, ông chỉ dùng niên hiệu Đại Chính [大正], nên còn được gọi là Đại Chính đế [大正帝]. Thời kỳ của ông được gọi là Đại Chính chi trị [大正之治].

Ông tên thật là Mạc Đăng Doanh [莫登瀛], là người xã Cao Đôi, huyện Bình Hà [nay là thôn Long Động, xã Nam Tân, huyện Nam Sách], tỉnh Hải Dương. Sử nhà Minh là Minh thực lục ghi ông tên là Mạc Phương Doanh [莫方瀛].[3] Không rõ năm sinh năm mất, nhưng ông được xác định là con trưởng của Thái Tổ Cao Hoàng đế Mạc Đăng Dung, mẹ là con gái của Thông quận công Nguyễn Thì Ung [阮時雍].

Năm 1517, khi Mạc Đăng Dung nắm quyền lực trong triều, muốn câu kết bè phái, đã ra lệnh cho con trai Đăng Doanh nghênh thú con gái của Trần Chân làm vợ. Năm 1522 ông được phong làm Dục Mỹ hầu [毓美侯], chưởng Kim Quang điện [金光殿].

Năm 1527, khi Mạc Thái Tổ lên ngôi, ông được lập làm Thái tử. Ngày Tết Nguyên đán năm Canh Dần [1530], Mạc Thái Tổ truyền ngôi cho ông và lên làm Thái thượng hoàng, sử xưng Mạc Thái Tông.

Thái thượng hoàng lui về Tường Quang điện [祥光殿] tại quê nhà Cổ Trai, ý muốn ngao du tự tại. Tuy nhiên thực tế lúc ấy thế lực họ Lê lại đang rục rịch tự cường, Thái thượng hoàng thường xuyên giúp Thái Tông xử lý triều chính.

Bài chi tiết: Nam-Bắc triều [Việt Nam] và Nhà Mạc

Từ năm 1529, Thái An công nhà Hậu Lê là Lê Ý [黎意] khởi binh ở Thanh Hóa. Mạc Thái Tổ mang quân đi đánh bị thua trận phải rút về.

Tháng 8 năm 1530, sau khi lên ngôi, Mạc Thái Tông hội binh ở huyện Hoằng Hóa đánh Lê Ý, sai Mạc Quốc Trinh lĩnh thủy quân đi trước. Ý đón đánh được cả hai đạo quân Mạc. Mạc Thái Tông phải án binh cố thủ. Tháng 11 năm đó, Thái Tông sai Quốc Trinh ở lại cầm quân còn mình rút về kinh thành. Lê Ý thắng liền mấy trận có ý chủ quan, bị Quốc Trinh bắt được giải về kinh giết chết.

Đầu năm 1531, Nguyễn Kim khởi binh chống Mạc ở Ai Lao, mang quan về đánh Thanh Hóa. Thái Tông sai Tây quốc công Nguyễn Kính vào đánh. Nguyễn Kim đánh thắng được Nguyễn Kính hai trận, chia quân giữ các huyện. Tháng 9, trời đổ mưa nhiều, quân Mạc thừa cơ dùng thủy quân tiến đánh, quân Nguyễn Kim rối loạn phải rút về Ai Lao.

Năm 1533, Nguyễn Kim lập Lê Ninh lên ngôi tại đất Ai Lao, tức là vua Lê Trang Tông, tái lập nhà Lê Trung hưng. Hiệu úy Nguyễn Nhân Liễn khởi binh ở Thuận Hóa chống Mạc. Mạc Thái Tông sai tướng đi đánh không dẹp được.

Năm 1535, ngày 16 tháng 2 cử Hoàng quận công tức Mạc Đăng Lượng cùng em Mạc Đăng Tuấn tức Hoàng Tuấn Ngạn vào trấn thủ Hoan châu, phủ Anh Đô, huyện Nam Đường định đô tại xứ Tiên Đô [Đền Tiên Đô] vùng Đô Đặng, tổng Đặng Sơn [nay thuộc 3 xã Đặng Sơn, Nam Sơn, Bắc Sơn thuộc huyện Đô Lương, tỉnh Nghệ An]

Năm 1537, trấn thủ Thanh Hóa là Tây An hầu Lê Phi Thừa đánh phá tam ty nhà Mạc do Trung Hậu hầu cai quản rồi chạy sang Ai Lao đầu hàng nhà Lê. Năm 1539, quân nhà Lê từ Ai Lao chia đường đánh chiếm huyện Lôi Dương [Thanh Hóa]. Đất nhà Mạc bắt đầu bị chia cắt.

Mạc Thái Tông là người chú trọng việc khoa cử. Ông mở các khoa thi đều đặn 3 năm một lần và chọn được nhiều nhân tài, điển hình là Nguyễn Thiến [đỗ đầu khoa thi năm 1532] và Nguyễn Bỉnh Khiêm [đỗ đầu năm 1535], Giáp Hải [đỗ đầu năm 1538]. Đầu năm 1536, ông sai Khiêm quận công Mạc Đình Khoa tu sửa lại trường Quốc Tử Giám.

Khi mới lên ngôi, Thái Tông thấy trong nước nhiều trộm cướp bèn ra lệnh cấm dân các xứ không được mang gươm giáo, dao nhọn và binh khí đi ngoài đường. Ai trái lệnh sẽ bị trị tội. Từ đó những người buôn bán chỉ đi tay không, không phải mang khí giới tự vệ. Do đó, theo sách Đại Việt thông sử của Lê Quý Đôn, "trong vài năm trộm cướp biệt tăm, súc vật nuôi tối đến không phải dồn vào chuồng, cứ mỗi tháng một lần kiểm điểm lại".

Liên tiếp trong mấy năm được mùa, nhân dân được no đủ, trong nước được yên ổn. Sách Đại Việt Sử ký Toàn thư ghi nhận thời thịnh trị của Mạc Thái Tông: "Đêm ngủ không cần đóng cửa, ngoài đường không nhặt của rơi".

Đối ngoại

Thời Mạc Thái Tông, nhà Minh mấy lần mang quân áp sát biên giới, mượn cớ giúp nhà Lê để đánh Đại Việt. Mạc Thái Tông một mặt tăng cường phòng bị, tập luyện quân đội.

Ngày 14 tháng 5 năm 1539, ông sai Nguyễn Văn Thái và tùy tùng sang Trấn Nam Quan [鎮南關] ở Quảng Tây dâng biểu "xin hàng",[4] biện hộ rằng Lê Ninh là con của Nguyễn Kim được dựng lên, không phải dòng dõi nhà Hậu Lê. Nhà Minh muốn để cho hai phe đánh nhau nên án binh không tiến nữa.

Ngày 25 tháng 1 năm 1540 tức năm Đại Chính thứ 11, Mạc Đăng Doanh qua đời, không rõ thọ bao nhiêu tuổi, thụy hiệu là Khâm Triết Văn Hoàng đế [欽哲文皇帝]. Thượng hoàng Mạc Đăng Dung lập con trai Đăng Doanh là Mạc Phúc Hải lên ngôi, tức là Mạc Hiến Tông.

  • Cha: Thái Tổ Mạc Đăng Dung.[1483-1541]
  • Mẹ: Nguyễn Thị Ngọc Tuyền [阮氏玉璇], con gái lớn của Thông quốc công Nguyễn Thì Ung [阮時雍].
  • Hậu phi:
  1. Trần thị [陳氏], con gái Trần Chân.
  2. Vũ thị [武氏][5]
  3. Đậu Thị Giang, quê Câu Tử Nội, Thủy Nguyên, Hải Phòng.
  • Hậu duệ:
  1. Mạc Hiến Tông[1517-1546] Mạc Phúc Hải [莫福海].
  2. Mạc Phúc Tư [1524-1593], được phong làm Ninh vương [寧王].
  3. Mạc Kính Điển [1525-1580], được phong làm Khiêm vương [謙王], sau trở thành phụ chính trụ cột của nhà Mạc.
  4. Mạc Lý Tường [莫理禪] [1526-?] .
  5. Mạc Lý Hòa [莫理華] [1528-?]
  6. Mạc Hiệp Cung [莫協泰] [1529-?]
  7. Mạc Đôn Nhượng [1539 -1593], được phong làm Ứng vương [應王], sau kế tục Kính Điển làm phụ chính thời Mạc Mậu Hợp. Theo gia phả Mạc tộc khắc bia đá tại Cổ Trai thì Mạc Đôn Nhượng là em trai Mạc Phúc Nguyên
  8. Mạc Cảnh Huống [1540-1677] con út của vua Mạc Thái Tông và là vị hoàng tử sống thọ nhất của nhà Mạc
  9. Mạc Thị Ngọc Lâm [1530-?] con gái trưởng của Mạc Thái Tông và là phu nhân của Đà Quốc Công Mạc Ngọc Liễn

Mạc Thái Tông không phải là vị hoàng đế nhiều võ công nhưng giỏi về văn trị. Ông không có được những chiến công đánh dẹp hiển hách như vua cha Mạc Thái Tổ nhưng đã mang lại cuộc sống no ấm, yên ổn cho nhân dân Đại Việt, nhất là vùng Bắc Bộ sau nhiều năm loạn lạc, binh lửa cuối thời Lê sơ. Do sự trỗi dậy của các lực lượng ủng hộ nhà Hậu Lê, nền thái bình mà ông gây dựng không được kéo dài. Tuy nhiên, các lực lượng chống Mạc lúc đó chưa đủ mạnh, về cơ bản Mạc Thái Tông vẫn nắm quyền cai trị toàn quốc.

Những cảnh thịnh trị thời ông cai trị - khiến các sử sách của nhà Lê đối địch sau này cũng phải ghi nhận - là rất hiếm có trong lịch sử Việt Nam, ngay cả thời được coi là "hoàng kim" của chế độ phong kiến như Lê Thánh Tông cũng không thấy chép những cảnh tương tự. Điều đó được các nhà sử học hiện đại đánh giá rất cao.

  • Nhà Mạc
  • Mạc Thái Tổ
  • Nam Bắc triều
  • Chúa Trịnh

  1. ^ a b Âm lịch.
  2. ^ Dương Lịch
  3. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/entry/2740, accessed ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  4. ^ Geoff Wade, translator, Southeast Asia in the Ming Shi-lu: an open access resource, Singapore: Asia Research Institute and the Singapore E-Press, National University of Singapore, //epress.nus.edu.sg/msl/entry/2740, accessed ngày 13 tháng 7 năm 2016.
  5. ^ Minh sử - An Nam truyện: [Nguyễn] Kính Hữu nữ, giá Phương Doanh thứ tử Kính Điển, nhân thử dữ Phương Doanh thê Vũ thị thông, đắc chuyên binh bính.

  • Đại Việt thông sử.
  • Đại Việt Sử ký Toàn thư.
  • Các triều đại Việt Nam - Quỳnh Cư, Đỗ Đức Hùng, Nhà Xuất bản Thanh niên, 2001.

Lấy từ “//vi.wikipedia.org/w/index.php?title=Mạc_Thái_Tông&oldid=67906500”

Video liên quan

Chủ Đề