Mẫu giấy xác nhận thương binh

"Tôi muốn hỏi để được công nhận bệnh binh thì phải thực hiện theo quy trình như thế nào? Mẫu giấy chứng nhận bệnh binh trình bày như thế nào?" Câu hỏi của anh Hữu Quốc đến từ Tiền Giang.

Quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ?

Căn cứ Điều 10 Thông tư 55/2022/TT-BQP quy định quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ quy định tại Nghị định 131/2021/NĐ-CP như sau:

- Bước 1: Khi quân nhân bị bệnh: Cơ quan, đơn vị trực tiếp quản lý cấp trung đoàn và tương đương trở lên trong thời gian 06 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ quy định tại khoản 1 Điều 51 Nghị định số 131/2021/NĐ-CP, có trách nhiệm kiểm tra, xác lập, hoàn thiện các giấy tờ quy định tại Điều 48 Nghị định; cấp giấy chứng nhận bị bệnh theo Mẫu số 36 Phụ lục I Nghị định và có văn bản kèm theo hồ sơ đề nghị cấp trên trực tiếp kiểm tra, xét duyệt theo phân cấp (cấp sư đoàn và tương đương trong thời gian 03 ngày; cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong thời gian 03 ngày), gửi đến Cục Chính sách.

- Bước 2: Cục Chính sách trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định, có trách nhiệm thẩm định và cấp phiếu thẩm định; chuyển hồ sơ về Cục Chính trị quân khu (đối tượng thuộc thẩm quyền giới thiệu giám định y khoa theo quy định) hoặc cấp giấy giới thiệu (đối tượng còn lại theo quy định) đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.

- Bước 3: Cục Chính trị quân khu trong thời gian 03 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ và thông báo kết quả thẩm định của Cục Chính sách, có trách nhiệm cấp giấy giới thiệu đối với trường hợp đủ điều kiện, kèm theo bản sao hồ sơ đến Hội đồng giám định y khoa có thẩm quyền để xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể do bệnh tật.

- Bước 4: Hội đồng giám định y khoa các cấp thực hiện theo phân cấp, trong thời gian 45 ngày kể từ ngày nhận đủ giấy tờ theo quy định, có trách nhiệm tổ chức khám giám định bệnh tật theo tiêu chuẩn quy định tại Thông tư liên tịch số 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH đối với các bệnh tật theo giấy giới thiệu và giấy chứng nhận bị bệnh, ban hành biên bản giám định y khoa, gửi biên bản về cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định; trường hợp chưa ban hành biên bản giám định y khoa phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, đơn vị giới thiệu giám định và nêu rõ lý do.

- Trường hợp kết quả giám định bệnh tật có vết thương phải sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng theo quy định thì Giám đốc Bệnh viện nơi tổ chức Hội đồng giám định y khoa, có trách nhiệm cấp giấy khám và chỉ định việc sử dụng phương tiện trợ giúp, dụng cụ chỉnh hình, phương tiện, thiết bị chỉnh hình phục hồi chức năng cho đối tượng theo Mẫu số 40 Phụ lục I Nghị định.

- Hội đồng giám định y khoa Bộ Quốc phòng, Hội đồng giám định y khoa Bệnh viện Quân y 175 thực hiện khám giám định phúc quyết theo quy định của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng đối với các đối tượng khám giám định.

- Bước 5: Tư lệnh hoặc Chính ủy quân khu (đối tượng thuộc quân khu quản lý), Cục trưởng Cục Chính sách (đối tượng của các cơ quan, đơn vị còn lại) trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được biên bản giám định y khoa, có trách nhiệm ban hành quyết định cấp giấy chứng nhận bệnh binh và trợ cấp, phụ cấp ưu đãi theo Mẫu số 63 Phụ lục I Nghị định, cấp giấy chứng nhận bệnh binh theo Mẫu số 102 Phụ lục I Nghị định; chuyển về cơ quan, đơn vị đề nghị để di chuyển hồ sơ về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội nơi bệnh binh thường trú để thực hiện chế độ ưu đãi.

Mẫu giấy xác nhận thương binh

Mẫu giấy chứng nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ (Mẫu số 102)? Quy trình công nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ? (Hình từ internet)

Phương pháp xác định tỉ lệ tổn thương cơ thể đối với bệnh binh?

Căn cứ Điều 3 Thông tư liên tịch 28/2013/TTLT-BYT-BLĐTBXH quy định tỉ lệ tổn thương cơ thể đối với bệnh binh như sau:

- Việc xác định tỷ lệ tổn thương cơ thể được tính theo công thức sau:

Tổng tỷ lệ % TTCT = T1 + T2 + T3 +…+ Tn

Trong đó:

- T1: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ nhất; T1 được xác định là tỷ lệ % TTCT cao nhất trong các TTCT.

- T2: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ hai; T2 = (100 - T1) x giới hạn dưới của TTCT thứ 2/100%.

- T3: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ ba; T3 = (100-T1-T2) x giới hạn dưới của TTCT thứ 3/100%.

- Tn: Tỷ lệ % TTCT của tổn thương thứ n, Tn= {100-T1-T2-T3-…-T(n-1)} x giới hạn dưới của TTCT thứ n/100%.

Ví dụ: Ông Nguyễn Văn D được xác định có 03 TTCT:

- Cụt 1/3 giữa cánh tay phải, tỷ lệ % TTCT là 61 - 65%.

- Nghe kém trung bình hai tai mức độ I, tỷ lệ % TTCT là 21 - 25%.

- Mù mắt trái chưa khoét bỏ nhãn cầu, tỷ lệ % TTCT là 41%

Áp dụng phương pháp nêu trên, tổng tỷ lệ % TTCT của Ông Nguyễn Văn D được tính như sau:

T1 = 65%,

T2 = (100 - 65) x 41/100% = 14,35%, làm tròn số thành 14,0 %.

T3 = (100 - 65 - 14,0) x 21/100% = 4,41 %, làm tròn số thành 4,0%.

Tổng tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 65% + 14,0 % + 4 % = 83 %

Tỷ lệ TTCT của ông Nguyễn Văn D là 83 %.

Mẫu giấy chứng nhận bệnh binh đối với quân nhân đang tại ngũ?

Căn cứ Phụ lục I ban hành kèm theo Nghị định 131/2021/NĐ-CP quy định mẫu chứng nhận bệnh binh (mẫu 102) như sau:

Mẫu giấy xác nhận thương binh

Mẫu giấy xác nhận thương binh

Tải mẫu giấy chứng nhận bệnh binh với quân nhân tại ngũ: Tại đây

Ghi chú:

Giấy chứng nhận được in bằng chất liệu giấy cứng, kích thước 9x6 cm, đường diềm và bốn góc bên ngoài đường diềm được trang trí bằng các họa tiết hoa văn, hình nền in hình trống đồng và hình ngôi sao ở giữa. Nội dung, bố cục, phông chữ, cỡ chữ, màu sắc do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định đảm bảo đẹp, trang trọng, đầy đủ nội dung theo quy định.

- Ghi rõ tên đối tượng (ví dụ: người hoạt động cách mạng trước ngày 01 tháng 01 năm 1945, thương binh, thân nhân liệt sĩ,...).

- Số giấy chứng nhận người có công và thân nhân là số ký hiệu của hồ sơ hưởng chế độ ưu đãi, áp dụng đối với cả trường hợp cấp lại.

Thông tư 55/2022/TT-BQP có hiệu lực từ 15/9/2022.