Mục tiêu của con trong năm học là

Đánh giá lại năm cũ 2021 sắp qua, chúng ta đã làm được những gì và chưa làm được những gì? Trong năm mới 2022 bạn mong muốn trải nghiệm hay đạt được những mục tiêu học tập như thế nào?

Cuộc sống không mục tiêu cũng như một chuyến đi không có điểm đến xác định, rất dễ lạc lối và lãng phí thời gian. Bạn cần dừng ngay tình trạng “nước chảy bèo trôi” này để khai thác tối đa năng lực của bản thân, giữ cho bản thân có trách nhiệm, sự tập trung. Duy trì phong cách sống giúp bạn luôn đạt được phong độ cùng tinh thần tốt nhất.

Để đặc biệt gửi gắm tới các bạn học sinh sinh viên, 4WORDS mong muốn chia sẻ 5 cách hỗ trợ việc lập kế hoạch học tập hiệu quả. Cả nhà cùng tham khảo nhé!

1. Đặt ra các mục tiêu học tập ngắn hạn và dài hạn

Nhiều học sinh thường chỉ đặt 1 mục tiêu học tập duy nhất. Và mục tiêu này chỉ được đặt dựa trên cảm tính hoặc tương quan so sánh với bạn bè. Tuy nhiên, một mục tiêu tốt phải là một mục tiêu thực tế. Mỗi người sẽ có những mục tiêu khác nhau. Vậy nên, đừng chạy theo điểm số hoặc đặt ra mục tiêu quá cao hoặc quá thấp so với bản thân nhé!

Để tối ưu nhất, mỗi học sinh nên chia mục tiêu của mình thành dài hạn và ngắn hạn. Đối với các mục tiêu dài hạn như đạt được chứng chỉ quốc tế, chúng ta sẽ cần phải trải qua quá trình học thi kéo dài. Mặc dù vậy, bạn hoàn toàn có thể chia ra các mục tiêu ngắn hạn hơn theo tuần/tháng để tới gần mục tiêu đó. Ví dụ như hoàn thành tích lũy kiến thức IELTS trong tháng 1; tập trung luyện đề trong tháng 2;…

Đừng quên mục tiêu cá nhân không phải chỉ bao gồm điểm số. Mọi mục tiêu trong cuộc sống còn là nhắm tới sự phát triển khoẻ mạnh, vui vẻ của cá nhân về cả thể chất lẫn tinh thần. Chính vì vậy, ngoài điểm số các môn học, học trò nên có thêm chỉ tiêu liên quan tới sức khoẻ, gia đình hay đam mê của bản thân nhé.

2. Phân loại mục tiêu học tập và đánh dấu thứ tự ưu tiên

Sau khi đã có danh sách các mục tiêu học tập, bạn cần phải định hướng lộ trình cụ thể.

Đối với các mục tiêu liên quan tới chương trình học trên trường, bạn có thể chia nhỏ thành các môn học chính và môn học phụ, các môn học có số tiết học nhiều và các môn học có số tiết học ít hơn,… Từ đó, hãy cân đối thời gian dành cho các môn học. Đừng vì dành thời gian quá nhiều cho môn này mà kết quả môn học khác bị ảnh hưởng.

Đối với các mục tiêu lâu dài, hãy sắp xếp thứ tự thời gian để ưu tiên mục tiêu. Theo dõi ví dụ bên dưới để hiểu hơn nhé!

Ví dụ bạn đang là học sinh lớp 10 và mục tiêu dài hạn là xét tuyển Đại học trong nước và quốc tế. Để chuẩn bị mục tiêu này, bạn cần phải có 3 mục tiêu nhỏ hơn bao gồm:

(1) điểm số GPA tốt; (2) chứng chỉ SAT 1350+;

(3) chứng chỉ IELTS 6.5+.

Về phần GPA, bạn có thể làm theo gợi ý phía trên. Bây giờ bạn sẽ cần cân đối mục tiêu (2) và (3). Nếu tìm hiểu một chút, bạn sẽ biết chứng chỉ SAT có thời hạn tới 5 năm. Trong khi đó, IELTS chỉ có thời hạn 2 năm. Như vậy, để đảm bảo tối ưu cả 2 mục tiêu, bạn có thể học SAT trước. Sau khi hoàn thành mục tiêu (2) bạn sẽ chuyển sang chinh phục mục tiêu (3).

3. Lập bản kế hoạch học tập chi tiết

Như vậy, chúng mình đã có hệ thống các mục tiêu học tập được phân loại rõ ràng. Để tránh trường hợp “lười biếng” hoặc đặt ra mục tiêu nhưng không thực hiện, bạn sẽ cần có cho mình một bản kế hoạch học tập thật cụ thể.

Đối với bản kế hoạch học tập này, bạn có thể trình bày dưới dạng thời gian biểu. Khung thời gian nào dành cho việc học? Trong thời gian học, bạn sẽ dành bao nhiêu thời lượng cho môn A, bao nhiêu cho môn B?

Đối với các môn học trên lớp, giáo viên thường sẽ giới thiệu kế hoạch giảng dạy và cung cấp thời khóa biểu từ buổi học đầu tiên. Vì vậy, việc lập kế hoạch chắc hẳn khá dễ dàng.

Đối với các loại chứng chỉ học thuật, việc lập kế hoạch này cần điều chỉnh đôi chút. Vì phải căn cứ trên năng lực của bạn, mục tiêu điểm số và thời gian học tập chứng chỉ. Do đó, hãy nhờ thầy cô định hướng để đưa ra một bản kế hoạch học tập chi tiết và hữu hiệu nhất nhé!

4. Tạo động lực học tập bằng các hình thức thưởng phạt

Bạn đã có một danh sách mục tiêu và một bản kế hoạch học tập chi tiết. Vậy làm cách nào để thúc đẩy bản thân mình trong hành trình sắp tới? Làm cách nào để hạn chế “vỡ kế hoạch”? bứt phá để vượt kỳ vọng đặt ra?

Cách đơn giản nhất đó là tự đặt ra các phần thưởng và hình phạt cho bản thân. Bạn có thể đưa ra các hình thức thưởng khác nhau cho mỗi lần hoàn thiện mục tiêu hoặc thực hiện đúng kế hoạch đề ra. Ví dụ như xem một bộ phim, chợi game hay đi chơi cùng bạn bè…

Ngược lại, bạn cũng cần nhận hình phạt nếu không thực hiện đúng kế hoạch. Ban đầu bạn có thể cảm thấy điều này hơi khắt khe với bản thân. Nhưng sau một thời gian, bạn sẽ thấy mình học tập có kỷ luật hơn.

5. Tận dụng công nghệ để hỗ trợ theo sát lộ trình học tập

Chắc hẳn chiếc điện thoại sẽ là vật bất ly thân với nhiều bạn. Đôi khi, nó có thể là một nguồn khiến bạn sao nhãng việc học tập. Tuy nhiên, nếu biết tận dụng đúng cách, những chiếc điện thoại thông minh sẽ là cánh tay đắc lực hỗ trợ bạn.

Hiện nay có rất nhiều ứng dụng hỗ trợ bạn quản lý thời gian cũng như lên kế hoạch học tập. Nếu bạn cần một công cụ để lên lịch và thời gian biểu, bạn có thể cân nhắc Google Calendar, Trello hoặc Notion. Nếu bạn cần ứng dụng ghi chú các ý tưởng, câu hỏi, thắc mắc, bạn có thể dùng thử Google Keep, Evernote,…

Ngoài ra, có một số app được thiết kế chuyên dùng cho việc học tập mà bạn cũng có thể tham khảo như Pomodoro apps; myHomework Student Planner; Quizlet;…

5 bước 4WORDS giới thiệu trên đây nghe tưởng chừng đơn giản nhưng quá trình thực hiện lại không hề đơn giản đâu nhé. Hy vọng rằng bạn có thể áp dụng thành công và dứt điểm mọi mục tiêu trong năm mới!

Kết nối với 4WORDS – nhà đào tạo dẫn đầu về thành tích IELTS – SAT! Cùng 4WORDS xóa tan mọi trở ngại để HỌC GỌN GÀNG, THI XUẤT SẮC!
  • Đa dạng hình thức học, ONLINE hoặc OFFLINE.
  • Thi thử MIỄN PHÍ chuẩn format thi thật, chữa bài 1-1 cùng thầy cô và nhận tư vấn về lộ trình học thi hiệu quả nhất.
  • Cam kết mục tiêu – Tận tâm đồng hành – Tối giản chi phí. Nói KHÔNG với việc học dàn trải.
  • Quyền lợi 2 buổi học thử để trải nghiệm và quyết định chính xác.
  • Lớp học sĩ số nhỏ, <=12 học viên.
  • Tối đa thêm các buổi luyện tập, chữa giảng bài hàng tuần.
  • Bổ sung hàng loạt mock-test chuẩn thi thật trong mỗi khóa học, rèn bản lĩnh thi cử, đo sự tiến bộ.
  • Hỗ trợ học viên chữa bài ngay cả khi khoá học đã kết thúc.

Đọc thêm: Làm thế nào khi điểm SAT/ACT không như mong muốn?

Mục tiêu của bạn trong năm học này là gì? Mục tiêu học tập thường được chia làm hai loại chính: mục tiêu ngắn hạn (short-term goal) và mục tiêu dài hạn (long-term goal). Mục tiêu ngắn hạn là mục tiêu mà bạn muốn sớm đạt được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập về nhà hôm nay và làm tốt bài kiểm tra vào sáng hôm sau. Còn mục tiêu dài hạn (long-term goal) là những mục tiêu mà bạn phải ước tính phải mất một khoảng thời gian kha khá mới đạt được, ví dụ như việc hoàn thành bài tập lớn và đạt điểm cao trong kỳ thi cuối kỳ. Tuy nhiên, dù là mục tiêu dài hạn hay ngắn hạn, bạn phải biết rõ điều quan trọng mà bạn cần đạt được là gì. Sau đó, bạn có thể đề ra những mục tiêu cụ thể hơn để biến điều đó thành hiện thực. Nếu bạn không có những mục tiêu cụ thể, những nỗ lực hay cố gắng của bạn sẽ không có phương hướng và thiếu trọng tâm. Mỗi mục tiêu mà bạn đề ra cần nêu rõ những điều bạn sẽ làm và khi nào bạn thực hiện. Bên cạnh đó, mục tiêu học tập phù hợp là những mục tiêu đáp ứng được những yêu cầu dưới đây:  Trong tầm tay của bạn: Mục tiêu phù hợp là mục tiêu bạn có thể thực hiện với các kỹ năng và khả năng hiện có của bản thân. Muốn có những mục tiêu như vậy, việc hiểu rõ thế mạnh cũng như điểm yếu của bản thân là hết sức quan trọng.  Thực tế: ví dụ như việc đề ra mục tiêu học 3 từ mới một ngày là khả thi và thực tế. Cố gắng học 50 từ một ngày là một mục tiêu không thực tế chút nào.  Linh hoạt: Đôi khi mọi thứ sẽ không diễn ra theo cách mà bạn dự liệu và bạn có thể cần phải thay đổi mục tiêu mình đã đề ra trước đó. Hãy linh hoạt để có thể sẵn sàng thay đổi khi bạn nhận thấy việc thay đổi là cần thiết.  Có thể kiểm tra được mức độ tiến bộ: Việc kiểm tra được tiến độ thực hiện mục tiêu thì rất quan trọng. Nhưng việc bạn nhận ra thời điểm mà mình đã đạt được mục tiêu và đã đến lúc dừng lại thì còn quan trọng hơn nữa. Chính vì vậy, việc không thể kiểm tra được tiến độ thực hiện một mục tiêu nào đó hay không nhận ra những thành quả mà mình đã đạt được sẽ khiến bạn mất thời gian vào những việc vô ích.  Trong tầm kiểm soát của bạn: Khác với khi làm việc theo nhóm, những thành quả bạn đạt được khi thực hiện mục tiêu không nên lệ thuộc vào người khác bởi bạn có thể kiểm soát được những gì bạn làm, nhưng bạn không thể kiểm soát nổi những gì người khác làm. Bạn có thể hoàn thành những việc bạn phải làm nhưng người khác có thể không làm được như vậy và bạn sẽ không hoàn thành được mục tiêu của mình nếu mục tiêu của bạn nằm ngoài tầm kiểm soát của bản thân. Đôi lúc cha mẹ, thầy cô hay người bảo hộ sẽ đặt ra những mục tiêu học tập cho bạn. Hãy lắng nghe và chấp nhận những mục tiêu đó vì đây là những người biết rõ điều gì là quan trọng và họ cũng rất quan tâm đến sự thành công của bạn. Họ cũng là những người có thể giúp bạn đạt được những mục tiêu đó.

Giáo dục nói chung là cách học tập kiến thức, kỹ năng và thói quen và kỹ năng của con người có tính chất truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác qua hình thức đào tạo, nghiên cứu và giảng dạy.

Giáo dục có vai trò rất quan trọng đối với mỗi quốc gia và con người. Giáo dục tạo nên sự tiến bộ, tiến hóa của loài người hơn so với các loài động vật khác. Giáo dục giúp con người có trí tuệ, kiến thức và kỹ năng để làm tốt công việc, có khả năng để giải quyết vấn đề, có kiến thức về khoa học – xã hội để thích nghi góp phần đổi mới xã hội để thích ứng với hoàn cảnh tự nhiên và xã hội tốt nhất.

Trong bài viết này, chúng ta đang đề cập tới giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông.

1. Mục tiêu của giáo dục phổ thông:

Mục tiêu chung của giáo dục phổ thông là nhằm phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức, văn hóa, sức khỏe, thẩm mỹ và nghề nghiệp; có phẩm chất, năng lực và ý thức công dân; có lòng yênước, tinh thần dân tộc, trung thành với lý tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; phát huy tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân; nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc và hội nhập quốc tế. Trong đó:

Giáo dục tiểu học nhằm hình thành cơ sở ban đầu cho sự phát triển về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ, năng lực của học sinh; chuẩn bị cho học sinh tiếp tục học trung học cơ sở.

– Giáo dục trung học cơ sở nhằm củng cố và phát triển kết quả của giáo dục tiểu học; bảo đảm cho học sinh có học vấn phổ thông nền tảng, hiểu biết cần thiết tối thiểu về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học trung học phổ thông hoặc chương trình giáo dục nghề nghiệp.

– Giáo dục trung học phổ thông nhằm trang bị kiến thức công dân; bảo đảm cho học sinh củng cố, phát triển kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và có hiểu biết thông thường về kỹ thuật, hướng nghiệp; có điều kiện phát huy năng lực cá nhân để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học chương trình giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp hoặc tham gia lao động, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.

2. Chương trình của giáo dục phổ thông:

* Các nguyên tắc xây dựng chương trình giáo dục

– Phải thể hiện mục tiêu giáo dục; quy định chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực của người học; phạm vi và cấu trúc nội dung giáo dục; phương pháp và hình thức tổ chức hoạt động giáo dục; cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp học, mỗi cấp học hoặc các môn học, mô-đun, ngành học đối với từng trình độ đào tạo.

Phải bảo đảm tính khoa học và thực tiễn; kế thừa, liên thôngiữa các cấp học, trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho phân luồng, chuyển đổi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân để địa phương và cơ sở giáo dục chủ động triển khai kế hoạch giáo dục phù hợp; đáp ứng mục tiêu bình đẳng giới, yêu cầu hội nhập quốc tế. Chương trình giáo dục là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện.

Xem thêm: Giáo dục phổ thông là gì? Cơ sở giáo dục phổ thông bao gồm cấp nào?

– Chuẩn kiến thức, kỹ năng, yêu cầu cần đạt về phẩm chất và năng lực người học quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa đối với giáo dục phổ thông; giáo trình và tài liệu giảng dạy đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học. Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục.

– Được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông; theo niên chế hoặc theo phương thức tích lũy mô-đun hoặc tín chỉ hoặc kết hợp giữa tín chỉ và niên chế đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học.

Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ, mô-đun mà người học tích lũy được khi theo học một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyển đổi cho môn học hoặc tín chỉ, mô-đun tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyên ngành, nghề đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên cấp học, trình độ đào tạo cao hơn.

* Yêu cầu của chương trình giáo dục phổ thông

– Thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông

– Quy định yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh cần đạt được sau mỗi cấp học, nội dung giáo dục bắt buộc đối với tất cả học sinh trong cả nước

– Quy định phương pháp, hình thức tổ chức hoạt động giáo dục và đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học của giáo dục phổ thông

– Thống nhất trong cả nước và được tổ chức thực hiện linh hoạt, phù hợp với điều kiện cụ thể của địa phương và cơ sở giáo dục phổ thông

Xem thêm: Quy định về cấp học và độ tuổi của giáo dục phổ thông

– Được lấy ý kiến rộng rãi các tổ chức, cá nhân và thực nghiệm trước khi ban hành; được công bố công khai sau khi ban hành

* Thẩm định chương trình giáo dục phổ thông:

Chương trình giáo dục phổ thông phải được thẩm định bởi Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo thành lập.

Hội đồng thẩm định chương trình giáo dục phổ thông gồm: Nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục, nhà khoa học có kinh nghiệm, uy tín về giáo dục và đại diện cơ quan, tổ chức có liên quan. Hội đồng phải có ít nhất một phần ba tổng số thành viên là nhà giáo đang giảng dạy ở cấp học tương ứng. Hội đồng và thành viên Hội đồng phải chịu trách nhiệm về nội dung và chất lượng thẩm định.

* Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm về chất lượng chương trình giáo dục phổ thông; ban hành chương trình giáo dục phổ thông sau khi được Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông thẩm định; quy định tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa chương trình giáo dụphổ thông; quy định về mục tiêu, đối tượng, quy mô, thời gian thực nghiệm một số nội dung, phương pháp giáo dục mới trong cơ sở giáo dục phổ thông; quy định nhiệm vụ, quyền hạn, phương thức hoạt động, tiêu chuẩn, số lượng và cơ cấu thành viên của Hội đồng quốc gia thẩm định chương trình giáo dục phổ thông.