Nghiên cứu về stress của sinh viên

Luận văn Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội.Thế giới hiện đại, được cho là một thế giới của những thành tựu, cũng là một thế giới của sự căng thẳng (stress) [1]. Người ta tìm thấy căng thẳng ở khắp mọi nơi, cho dù đó là trong các gia đình, tổ chức kinh doanh/doanh nghiệp hoặc bất kỳ hoạt động xã hội hoặc kinh tế khác. Stress là một vấn đề mà con người khó tránh khỏi trong cuộc sống, mà con người phải đối mặt trong đời sống hiện đại ngày nay, nó tồn tại và có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của con người. Con người luôn đứng trước các những biến cố hay những thay đổi trong cuộc sống như: điều kiện sống khó khăn, làm việc quá tải và căng thẳng, thất vọng trong sự nghiệp, mâu thuẫn gia đình, vợ chồng, con cái, mâu thuẫn với hàng xóm, với đồng nghiệp.. ..đều có thể tạo nên stress đối với cá nhân họ [2],[3].


Trong cuộc sống hiện đại thì ở mọi lứa tuổi, ngành nghề khác nhau đều có nguy cơ bị stress, trong độ tuổi từ 18-25 đây là lứa tuổi chịu nhiều tác động hay những sự kiện, biến cố trong học tập, gia đình, công việc và cuộc sống, đặc biệt là sinh viên nói chung và sinh viên các khoa ngành kỹ thuật, công nghệ và điện tử viễn thông nói riêng [1]. Sinh viên cũng là lực lượng lao động chính trong tương lai gần, điều đáng lo ngại ở đây nếu không được phòng ngừa và điều trị kịp thời thì stress sẽ để lại một hậu quả rất nghiêm trọng đối với bản thân sinh viên, gia đình và toàn xã hội. Stress không những ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và thể chất, mà nó có thể ảnh hưởng tới các mối quan hệ trong xã hội (MQHXH) như quan hệ gia đình (QHGĐ), quan hệ bạn bè. và ảnh hưởng tới khả năng học tập cũng như lao động của con người, làm cản trở sự phát triển xã hội [1],[2],[4],[5]. Bởi vậy việc nhận thức và xác định rõ nguy cơ của stress, để phòng ngừa và điều trị stress cho sinh viên phải được đẩy mạnh và phát triển. Tại Mỹ, theo nghiên cứu của R. Beiter và cộng sự tại Đại học Franciscan, bang Ohio, cho thấy có tới 38% số sinh viên báo cáo là có stress, đặc biệt 11% số sinh viên ở mức stress nặng và rất nặng [6]. Một nghiên cứu khác tại trường Đại học Uludag, Thổ Nhĩ Kỳ của Nuran Bayram và Nazan Bilgel, cho thấy có tới 48,2% số sinh viên có stress, (6,9%) là stress nặng [7]. Tại Việt Nam, Theo kết quả của điều tra thanh thiếu niên (SAVY 2), Kết quả cho thấy có 73,1% người từng có cảm giác buồn chán. Trên một phần tư vị thành niên và thanh niên (27,6%) đã trải qua cảm giác rất buồn hoặc thấy mình là người không có ích đến nỗi không thể hoạt động như bình thường [8]. Tại Đại học Quốc gia Hà Nội, một nghiên cứu của Nguyễn Hữu Thụ về: “Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009”, cho thấy có tới 79,01% sinh viên có stress ở mức độ nhẹ. Số sinh viên bị stress trước mùa thi cao hơn số sinh viên bị stress đầu năm học [9].

Với đặc trưng là khối các khoa/ngành kỹ thuật, công nghệ và điện tử viễn thông, sinh viên ĐHCN luôn luôn tìm tòi, học hỏi và nâng cao kiến thức khoa học tiên tiến một cách liên tục, chịu nhiều sức ép trong học tập và kỳ vọng của nhà trường và phụ huynh. Do đó sinh viên ĐHCN rất dễ mắc phải stress. Tuy nhiên trên thực tế, tại ĐHCN vẫn chưa có nhiều nghiên về thực trạng stress trong sinh viên ĐHCN. Các tỷ lệ hiện mắc và sự ảnh hưởng của các yếu tố gia đình, bản thân, áp lực học tập và các mối quan hệ xã hội đến sự phân bố tỷ lệ hiện mắc trên sinh viên các khoa/ngành của ĐHCN chưa được rõ ràng và cụ thể. Chính vì vậy chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội” với hai mục tiêu:

1.    Mô tả thực trạng stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015.

2.    Mô tả các yếu tố liên quan đến thực trạng stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2015. 

TÀI LIỆU THAM KHẢO Thực trạng và các yếu tố liên quan đến stress của sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Công nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội 1.    Đặng Phương Kiệt (2004), "Chung sống với stress", Nhà xuất bản Thanh Niên. 2.    Đặng Phương Kiệt (2004), "Stress và sức khỏe", Nhà xuất bản Thanh niên Hà Nội. 3.    Nguyễn Văn Nhận (2005), "Stress và vấn đề vệ sinh tâm lý", Tâm lý học đại cương, Nhà xuất bản Y học. 4.    Phạm Thanh Hương (2006), "Stress và sức khỏe", Tạp chí tâm lý học. 4(85), tr. 4. 5.    Pastsy Westcott (1998), "Vượt qua stress trong cuộc sống ", Nhà xuất bản trẻ. 6.    R. Beiter, R. Nash, M. McCrady và các cộng sự (2015), "The prevalence and correlates of depression, anxiety, and stress in a sample of college students", J Affect Disord. 173, tr. 90-6. 7.    N. Bayram và N. Bilgel (2008), "The prevalence and socio-demographic correlations of depression, anxiety and stress among a group of university students", Soc Psychiatry Psychiatr Epidemiol. 43(8), tr. 667-72. 8.    Bộ Y tế (2004), "Điều tra quốc gia về vị thành niên và thanh niên Việt Nam- SAVY II, Hà Nội". 9.    Nguyễn Hữu Thụ (2009), "Nguyên nhân stress của sinh viên Đại học Quốc gia Hà Nội năm 2009", Tạp chí tâm lý học 3(120), tr. 1-5. 10.    Trần Viết Nghị "Stress, sự đối phó và các rối loạn sự thích nghi", Tài liệu giảng dạy sau đại học, Nhà xuất bản Y học. 11.    Trần Viết Nghị (2003), "Stress và các rối loạn liên qua đến stress trong lâm sàng tâm thần học", Các rối loạn liên quan tới stress và điều trị trong tâm thần, Tài liệu giảng dạy sau đại học. 12.    Nguyễn Thị Huệ (2014), Khảo sát cơ cấu các phản ứng với stress trầm trọng và rối loạn sự thích ứng điều trị nội trú tại viện sức khỏe tâm thần từ năm 2011-2013. 13.    Lê Thu Huyền và Huỳnh Hồ Ngọc Quỳnh (2010), "Tình trạng Stress của sinh viên y tế công cộng Đại học Y Dược thành phố Hồ Chí Minh và các yếu tố liên quan năm 2010", Y học Tp.Hồ Chí Minh. 1(tập 15), tr. 87-92. 14.    Lê Minh Thuận (2011), "Sức khỏe tâm lý của sinh viên: Nghiên cứu cắt ngang", Y học thực hành 7(774), tr. 72-75. 15.    Phạm Thị Huyền Trang (2013), Thực trạng Stress của sinh viên Đại học Y Hà Nội 16.    Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội (2015), "Đào tạo Đai học". 17.    Z. J. Osman, F. Mukhtar, H. A. Hashim và các cộng sự (2014), "Testing comparison models of DASS-12 and its reliability among adolescents in Malaysia", Compr Psychiatry. 55(7), tr. 1720-5. 18.    A. Osman, J. L. Wong, C. L. Bagge và các cộng sự (2012), "The Depression Anxiety Stress Scales-21 (DASS-21): further examination of dimensions, scale reliability, and correlates", JClin Psychol. 68(12), tr. 1322-38. 19.    M. Szabo (2010), "The short version of the Depression Anxiety Stress Scales (DASS-21): factor structure in a young adolescent sample", J Adolesc. 33(1), tr. 1-8. 20.    Shannon E. Ross, Bradly C. Niebling và Teresa M. Heckert, "Sources of stress among college students", College Student Journal. 33(2), tr. 312. 21.    Tổng cục thống kê (2011), Dân số và lao động, truy cập ngày 21/05-2015, tại trang web https://gso.gov.vn/default.aspx?tabid=387&idmid=3&ItemID=12874. 22.    S. P. Behere, R. Yadav và P. B. Behere (2011), "A comparative study of stress among students of medicine, engineering, and nursing", Indian J Psychol Med. 33(2), tr. 145-8. 23.    Đại học Công Nghệ-ĐHQGHN (2015), Đào tao và sinh viên, truy cập ngày 22/05- 2015, tại trang web http://www2.uet.vnu.edu.vn/coltech. 24.    C. T. Sreeramareddy, P. R. Shankar, V. S. Binu và các cộng sự (2007), "Psychological morbidity, sources of stress and coping strategies among undergraduate medical students of Nepal", BMC Med Educ. 7, tr. 26. 25.    A. Waqas, S. Khan, W. Sharif và các cộng sự (2015), "Association of academic stress with sleeping difficulties in medical students of a Pakistani medical school: a cross sectional survey", PeerJ. 3, tr. e840.

 ĐẶT VẤN ĐỀ    1

Chương I. TỔNG QUAN TÀI LIỆU    3 1.    Tổng quan về stress    3 1.1.    Khái niệm về stress    3 1.2.    Cơ chế và các giai đoạn của phản ứng stress    5 1.2.1.    Cơ chế của phản ứng stress    5 1.2.2.    Các giai đoạn của phản ứng stress    6 1.3. Các thành phần của phản ứng stress    8 1.3.1.    Tình huống stress    8 1.3.2.    Hoàn cảnh xung quanh    9 1.3.3.    Nhân cách chủ thể    9 1.3.4.    Những tập tính của chủ thể    10 1.3.5.    Sự nhạy cảm của chủ thể    10 2.    Các nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam    11 1.1.    Trên thế giới    11 1.2.    Tại Việt Nam    12 3.     Khái quát về Đại học Công Nghệ – Đại học Quốc gia Hà Nội    13 Chương II. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP    15 1.    Địa điểm và thời gian nghiên cứu    15 2.    Thiết kế nghiên cứu    15 3.    Đối tượng nghiên cứu    15 3.1. Tiêu chuẩn lựa chọn    15  3.2.    Tiêu chuẩn loại trừ    15 4.    Cỡ mẫu và chọn mẫu    15 5.    Biến số và chỉ số    17 6.    Kỹ thuật và công cụ thu thập số liệu    20 7.    Quy trình thu thập số liệu    21 8.    Sai số và cách khống chế sai số    21 9.    Xử lý và phân tích số liệu    22 10.    Đạo đức trong nghiên cứu    22 Chương III. KẾT QUẢ    23 1.    Thông tin chung về đối tượng nghiên cứu    23 2.    Thực trạng stress của SV ĐHCN-ĐHQGHN    24 3.    Một số yếu tố liên quan tới stress của đối tượng nghiên cứu    33 Chương IV. BÀN LUẬN    40 KẾT LUẬN    51 KHUYẾN NGHỊ    53 PHỤ LỤC  Bảng 1.1 .Đặc điểm thông tin chung của đối tượng nghiên    cứu    23 Bảng 2.1. Phân bố mức độ stress theo giới    25 Bảng 2.2. Phân bố mức độ stress theo người sống cùng    25 Bảng 2.3. Tỷ lệ các sự kiện liên quan đến thay đổi trong mối quan hệ của đối tượng nghiên cứu    27 Bảng 2.4. Tỷ lệ các sự kiện liên quan đến thay đổi do bản thân của đối tượng nghiên cứu    28 Bảng 2.5. Tỷ lệ các sự kiện liên quan đến thay đổi trong học tập của đối tượng nghiên cứu.     30 Bảng 2.6. Tỷ lệ các sự kiện liên quan đến thay đổi từ môi trường xung quanh của đối tượng nghiên cứu    31 Bảng 3.1. Mối liên quan giữa đặc điểm nhân khẩu học với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu    33 Bảng 3.2. Mối liên quan giữa sự thay đổi trong mối quan hệ với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu      34 Bảng 3.3. Mối liên quan giữa sự thay đổi do bản thân với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu    35 Bảng 3.4. Mối liên quan giữa sự thay đổi trong học tập với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu    36 Bảng 3.5. Mối liên quan giữa sự thay đổi về môi trường xung quanh với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu    37 Bảng 3.6. Mô hình hồi quy đa biến của một số yếu tố với nguy cơ stress của đối tượng nghiên cứu    38 Biểu đồ 2.1. Tỷ lệ stress của đối tượng    24 Biểu đồ 2.2. Tỷ lệ mức độ stress của đối tượng    24 Biểu đồ 2.3. Phân bố mức đọ stress theo nhóm khoa    ngành học    26 Biểu đồ 2.4. Phân bố mức độ stress theo sự thay đổi    liên quan đến mối quan hệ    27 Biểu đồ 2.5. Phân bố mức độ stress theo sự thay đổi liên quan đến bản thân đối tượng nghiên cứu    29 Biểu đồ 2.6. Phân bố mức độ stress theo sự thay đổi liên quan đến học tập    30 Biểu đồ 2.7. Phân bố mức độ stress theo sự thay đổi liên quan đến môi trường xung quanh     32

Biểu đồ 3.1. Mối liên quan giữa các sự kiện thay đổi với điểm stress của đối tượng nghiên cứu    39