Nguyên nhân học sinh không thuộc bài

Các nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh lười học

1/ Môi trường ở gia đình tạo điều kiện học tập cho học sinh chưa được tốt, không ổn định.

2/ Áp lực từ bạn bè,rủ rê mời gọi.

3/ Không hứng thú trong các môn học không thích đi học, không xác định mục tiêu học tập.

4/ Bất ổn về tâm lý và tình cảm ở học sinh: Xa gia đình, bạn bè hay trêu chọc,...

5/ Không có khả năng học tập, mất căn bản lớp dưới.

6/ Thiếu tự tin,khả năng trình bày kém, trí nhớ kém.

7/ Không thích giáo viên.

 Một số biện pháp khắc phục tình trạng học sinh lười học

ĐỐI VỚI GVBM

-Người giáo viên dạy lớp có nhân cách tích cực sẽ ảnh hưởng lớn đến tinh thần và ý thức học của học sinh như: cách nói năng, cách làm việc và thái độ làm bài, cách sử dụng trang thiết bị, quan sát lớp học,...

-Cần có phương pháp giáo dục hiệu quả, thường xuyên đổi mới phương pháp giáo dục gây sự chú ý , hứng thú đối với học sinh, kích thích sự tò mò tìm hiểu của học sinh về lĩnh vực bộ môn mình.Tìm những vấn đề mới có thể áp dụng kiến thức vừa học vào thực tiễn, giúp học sinh thấy được ứng dụng của môn vào đời sống.

-Có những hình thức xử lý đối với học sinh không thuộc bài không làm bài rõ ràng, cập nhật số lần vi phạm và những lỗi vi phạm vào sổ theo dõi bộ môn, để có những công nhận tiến bộ hay cảnh báo kịp thời.

-Với một số học sinh làm bài nhanh hoàn thành sớm,giáo viên cần giao thêm bài tập khác .Với các học sinh yếu ,mất căn bản nhiều giáo viên ra nhiều bài tập tương tự, vừa sức.Tùy từng lớp, từng điều kiện giáo viên cần đặt ra mục tiêu của bài học phù hợp.

ĐỐI VỚI GVCN

-Có nội quy, cách xử lý rõ ràng.

-Thường xuyên liên hệ với gia đình, phụ huynh học sinh.

-Giải quyết tốt những vấn đề tồn tại trong lớp.

-Xây dựng tập thể đoàn kết vững mạnh, tạo nhóm học tập,đôi bạn cùng tiến, những học sinh khá giỏi kèm những học sinh yếu kém để nâng dần kết quả học của từng cá nhân.

-Có những chương trình giúp đỡ,quan tâm đến hoàn cảnh học sinh.

-Sử dụng quỹ động viên khen thưởng đúng phù hợp,có những hình thức khen thưởng xứng đáng đưa ra trước lớp kích thích sự ham học, ý thức phấn đấu của học sinh.

Nguyên nhân học sinh không thuộc bài

TÌM KIẾM LIÊN QUAN:

  • 3 CÁCH HỌC GIỎI TẤT CẢ CÁC MÔN !
  • 7 BÍ QUYẾT HAY GIÚP CON BẠN YÊU THÍCH VÀ HỌC GIỎI MÔN TOÁN !
  • 9 BƯỚC HỌC TẬP HIỆU QUẢ !
  • 9 CÁCH KHUYẾN KHÍCH TRẺ ĐAM MÊ HỌC TẬP LÀM BẠN BẤT NGỜ !
  • BÍ QUYẾT TẬP TRUNG TRONG LỚP HỌC !
  • BÍ QUYẾT TÌM LẠI CẢM HỨNG HỌC TẬP ???
  • LÀM THẾ NÀO ĐỂ CÓ ĐỘNG LỰC HỌC TẬP NGAY TỨC THÌ ???
  • HỌC SINH "MẤT GỐC" CẦN PHẢI LÀM GÌ ???
  • TUYỆT CHIÊU GIÚP CON BẠN CHĂM HỌC BÀI !


Nguyên nhân gây ra bệnh là gì?

Có thể là do trong quá trình học bạn không tập trung, chưa nắm chắc cốt lõi của bài học, không có hứng thú với việc ngồi đọc và cố thuộc những con chữ, hay đơn giản là vì bạn... nuốt không vào.

Như M.Trang (18 tuổi) chia sẻ: “Mình học bài rất lâu thuộc, cũng không biết lý do vì sao. Đã thử học nhiều cách nhưng vẫn không cải thiện được là bao. Vì thế, những môn về lý thuyết này nọ tớ không thích học vì điểm lúc nào cũng thấp lè tè”.

Cái gì cũng thế, biết nguyên nhân thì mới mong có thể cải thiện được tình hình. Vì thế, bạn hãy tự soi bản thân xem đang có “vấn đề” gì với những môn học bài hay không.

Nguyên nhân học sinh không thuộc bài

Hãy học một cách nghiêm túc nhất

Hầu hết lý do khiến bạn không thuộc được bài chính là bạn không tập trung vào việc học của mình. Khi học, hãy bỏ qua tất cả mọi thứ xung quanh đi, như là nhắn tin, check Facebook… Những việc vặt như thế sẽ làm quá trình tiếp thu bài vở bị ngưng giữa chừng nên bạn sẽ khó “nuốt” được sau đó nữa. Nếu muốn tiếp tục thì phải “nhai” lại từ đầu.

Thêm vào đó, là bạn không nên “học chay”. Có nghĩa là chỉ ngồi đọc và đọc như một cái máy. Như thế sẽ rất nhàm chán và… buồn ngủ. Đọc càng nhiều thì càng khó và lâu thuộc vô cùng. Hãy vẽ ra sơ đồ tư duy, viết ra giấy các ý chính bắt buộc phải nhớ, còn lại những chi tiết lan man không cần thiết nhớ thì bạn chẳng cần phải nhớ để làm gì đâu.

Nghe giảng nhiều hơn

“Tớ biết tớ chậm thuộc bài, nhất là Sinh, Sử…Nên trong quá trình cô giáo giảng bài, tớ cố gắng nghe cô nói những chi tiết quan trọng và ghi nháp vào giấy. Sau đó, tối về nhà sẽ đọc lại những gì ngày hôm đó đã được học trên lớp, hôm sau có lại môn đấy thì lại tiếp tục học 1 -2 lần nữa, vài lần như thế thì con chữ sẽ thành quen thôi” – Phương (17 tuổi) cho biết.

Đôi khi, nghe giảng chỉ nửa giờ đồng hồ còn tốt hơn cả mấy lần so với việc bạn ngồi đọc bài hàng giờ đấy. Nghe giảng chính cũng chính là thuốc bổ cho căn bệnh này. Vì trong quá trình nghe giảng, những gì cần nhớ sẽ được giáo viên nhấn mạnh và cụ thể hơn. Với cả việc nghe giảng chính là bước đầu của quá trình học bài, và khi ở nhà, chính nó làm nền tảng để bạn có thể đọc lại những gì đã được nghe, từ đó giúp bạn thuộc bài nhanh hơn, vì khi mãi nhai đi nhai lại một thứ gì đó sẽ khiến bạn dễ ghi nhớ hơn.

Nguyên nhân học sinh không thuộc bài

Không ghét việc học bài

Bạn khó thuộc bài nên bạn ghét việc học bài, ghét luôn cả môn học đấy là dễ hiểu. Nhưng đó chính là điều sai lầm. Vì khi bạn ghét nó, khi học bạn sẽ chẳng bao giờ thấy hứng thú cả. Mà đã bị khó thuộc rồi lại thêm không hứng thú gì nữa thì nguy cơ bị tạch là rất cao. Hãy rèn luyện cho mình tính kiên trì bạn nhé, người ta nhanh thuộc thì họ chỉ cần đọc qua đôi ba lần. Còn mình chưa thể “nuốt” trôi ngay thì có thể “nuốt” từ từ, 5 lần chưa được thì có thể lên 10 lần. Chỉ cần bạn cố gắng là được. Chậm là chắc luôn là khẩu hiệu đứng đầu.

Không có khái niệm học đối phó

Những bạn chậm thuộc bài gọi học đối phó là phương pháp học tập của mình. Nhưng, học đối phó thì rất dễ, và cũng rất dễ để quên ngay sau đó. Vì thế, đừng bao giờ học đối phó với thầy cô, hãy hiểu cốt lõi bài trước khi học để nắm bài chắc chắn. Để khi nhắc đến một vấn đề nào đó bạn đã từng được học thì bạn sẽ nhớ ra điều ấy ngay. Nhưng khi học đối phó thì tất cả núi lý thuyết bạn “nuốt” vào tối nay, sáng mai trả bài xong, trưa tan lớp là sẽ “rơi” đâu mất hết. Thế là bạn phải mất công học lại từ đầu, mất thời gian và công sức vô cùng và còn tự hại bản thân mình.