Nhận biết phòng tránh và xử lý bệnh về hô hấp ở trẻ em

3 bệnh hô hấp dưới thường gặp ở trẻ nhỏ

Ngoài 5 bệnh đường hô hấp trên kể trên, trẻ nhỏ cũng thường rất dễ gặp phải 3 bệnh đường hô hấp dưới sau:

1. Bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ em: Bệnh viêm phế quản

Viêm phế quản là tình trạng viêm các ống thở lớn trong phổi. Bệnh này thường do virus gây ra và có thể phát triển sau khi bé bị cảm lạnh hoặc cúm. Một triệu chứng thường thấy của chứng viêm phế quản là ho liên tục trong từ 3 – 4 tuần sau khi cơ thể không còn virus gây bệnh. Ngoài ho, bé còn có thể gặp các triệu chứng khác như:

  • Sổ mũi
  • Đau và tức ngực
  • Sốt và ớn lạnh
  • Cảm thấy khó chịu hoặc mệt mỏi
  • Thở khò khè
  • Đau họng.

Các triệu chứng viêm phế quản ở người lớn và trẻ em phần lớn là giống nhau. Tuy nhiên, trẻ bị viêm phế quản có thể sẽ nuốt chất nhầy xuống chứ không ho ra như người lớn.

Đôi khi, bệnh hen suyễn và viêm phế quản có thể bị nhầm lẫn với nhau nên khi bé có triệu chứng, bạn hãy đưa bé đi khám sớm để xác định đúng bệnh. Việc điều trị viêm phế quản thường tập trung vào giảm nhẹ các triệu chứng.

2. Hen suyễn: Bệnh đường hô hấp dưới ở trẻ cần chữa trị sớm

Nhận biết phòng tránh và xử lý bệnh về hô hấp ở trẻ em

Hen suyễn là một bệnh về phổi có thể tiến triển rất nặng nếu ba mẹ không chú ý chữa trị sớm cho con. Bệnh này có thể dẫn đến các tình trạng như:

  • Ho
  • Tức ngực hoặc nặng ngực
  • Thở gấp hoặc khó thở
  • Thở khò khè hoặc thở rít

Một số yếu tố có thể khiến bé lên cơn hen suyễn là hít phải bụi, phấn hoa hoặc các chất gây dị ứng như vảy từ da thú cưng.

Các triệu chứng hen suyễn ở người lớn thường khá giống ở trẻ em nhưng có thể kéo dài hơn. Trẻ em lại có nhiều nguy cơ bị dị ứng khi mắc bệnh hen suyễn hơn người lớn.

Bệnh hen suyễn có thể làm tăng nguy cơ viêm phế quản hoặc viêm phổi ở trẻ. Theo Hiệp hội Phổi Hoa Kỳ, đây cũng là nguyên nhân đứng thứ ba trong số các nguyên nhân khiến trẻ dưới 15 tuổi phải nhập viện. Bạn cần đưa con đi khám sớm nếu thấy bé có các dấu hiệu:

  • Ho nhiều, ho khi vận động
  • Thở hụt hơi
  • Thở khò khè hoặc thở rít
  • Hay bị viêm phế quản

8. Viêm phổi Pneumonia

Viêm phổi Pneumonia là do phổi bị nhiễm trùng và có thể tiến triển thành một tình trạng nguy hiểm. Các triệu chứng của bệnh hô hấp ở trẻ em này có thể là:

  • Thở gấp
  • Sốt cao và ớn lạnh
  • Ho
  • Mệt mỏi
  • Đau ngực, đặc biệt là khi thở.

Các triệu chứng ở trẻ có thể ít rõ ràng hơn ở người lớn nên cũng sẽ khó chẩn đoán hơn.

Bệnh viêm phổi Pneumonia có thể phát triển sau khi con bị cảm lạnh, cúm hoặc viêm họng do liên cầu khuẩn. Viêm phổi do vi khuẩn có thể điều trị bằng thuốc kháng sinh. Tuy nhiên, không có loại thuốc cụ thể nào để chữa bệnh viêm phổi do virus mà bác sĩ có thể chỉ kê đơn thuốc kháng virus để bé nhanh khỏi. Bạn cũng nên cho bé nghỉ ngơi và uống nhiều nước để con thoải mái hơn.

Các biện pháp giúp phòng ngừa các bệnh hô hấp ở trẻ em thường gặp

Nhận biết phòng tránh và xử lý bệnh về hô hấp ở trẻ em

Khi thấy trẻ có các dấu hiệu mắc phải các bệnh lý đường hô hấp kể trên, bạn có thể thử các phương pháp giúp giảm các triệu chứng tại nhà như dùng thuốc giảm đau, hạ sốt, cho bé nghỉ ngơi, chú ý uống nhiều nước. Tuy nhiên, tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám và tránh tự ý dùng kháng sinh khi chưa biết rõ bé đang bị bệnh gì và nguyên nhân gây ra. Tùy thuộc vào kết quả chẩn đoán mà bác sĩ có thể kê toa các loại thuốc phù hợp.

Trong quá trình chăm sóc trẻ, để giúp trẻ bớt khó chịu do các triệu chứng của bệnh, mẹ có thể nhờ đến sự “hỗ trợ” của các loại máy có sự kết hợp giữa máy hút mũi và máy xông khí dung. Loại máy này có thể giúp loại bỏ chất nhầy ở mũi để giảm bớt tắc nghẽn, từ đó giúp bé giảm nghẹt mũi, bớt khó chịu và ngủ ngon hơn. Ngoài ra, nếu bé được chỉ định dùng thuốc xông để điều trị các bệnh đường hô hấp, việc sử dụng máy còn giúp tăng hiệu quả điều trị và hạn chế tác dụng phụ do máy có thể giúp chuyển thuốc từ dạng lỏng sang dạng hơi để dễ đi vào đường hô hấp.

Khi chọn mua, bạn nên ưu tiên chọn các sản phẩm có 2 loại đầu xông riêng biệt để phù hợp điều trị các bệnh đường hô hấp trên và dưới. Bên cạnh đó, máy cần được sản xuất bởi những thương hiệu uy tín, được thiết kế dành riêng cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ để có thể loại bỏ dịch nhầy dễ dàng mà không làm trẻ khó chịu. Bên cạnh đó, bạn cũng nên cân nhắc đến tính tiện lợi và chất liệu, cần ưu tiên chọn máy dễ sử dụng, lắp ráp, phụ kiện máy nên được làm bằng nhựa để đảm bảo an toàn, không bám thuốc và dễ vệ sinh.

Đối với các bệnh hô hấp ở trẻ em, điều quan trọng là ba mẹ cần phòng ngừa cho bé khi con chưa mắc bệnh. Nếu con đã bệnh, bạn cũng cần dạy bé những cách tránh lây bệnh cho người. Nhìn chung, bé có thể thực hiện một số cách để tránh bị lây và lây bệnh hô hấp cho người khác như sau:

  • Rửa tay thường xuyên: Các bệnh hô hấp lây truyền qua nước bọt và dịch tiết từ mũi khi bé có tiếp xúc trực tiếp như nắm tay hay chạm vào các bề mặt chung như tay nắm cửa, mặt bàn, đồ chơi. Vậy nên, bạn hãy đảm bảo bé rửa tay trong ít nhất 20 giây bằng nước ấm và xà phòng để tiêu diệt virus hoặc vi khuẩn bám trên da.
  • Che miệng khi ho hoặc hắt hơi: Những bệnh hô hấp ở trẻ em thường lây qua đường ho và hắt hơi nên bé cần che miệng khi ho hoặc hắt hơi. Khi che, bé nên là dùng khuỷu tay hoặc khăn giấy thay vì dùng tay.
  • Tránh chạm vào mắt, mũi và miệng: Đây là điểm xâm nhập chung của nhiều loại virus vào cơ thể.
  • Hạn chế tiếp xúc với người bệnh: Các bé cần tránh tiếp xúc với người bệnh và cũng nên tránh tiếp xúc với người khác khi đang bị bệnh. Vậy nên, ba mẹ hãy cho bé nghỉ học ở nhà nghỉ ngơi khi bé bệnh nhé.