Nhân định nào sau đây đúng khi nói về hướng quay quanh trục của Trái Đất

Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 5: Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất được VnDoc sưu tầm và tổng hợp xin gửi tới bạn đọc cùng tham khảo, Bài viết được tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tài liệu dưới đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất

Câu 1: Trong Hệ Mặt Trời, từ Mặt Trời trở ra ngoài, Trái Đất nằm ở vị trí thứ

A. Nhất. B. Nhì. C. Ba. D. Tư.

Câu 2: Thiên hà là?

A. Một tập hợp gồm nhiều dải ngân hà trong vũ trụ.

B. Một tập hợp của nhiều hệ mặt trời.

C. Khoảng không gian vô tận còn được gọi là vũ trụ.

D. Một tập hợp của rất nhiều Thiên thể cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

Câu 3: Dải Ngân Hà là?

A. Thiên hà chứa mặt trời và các hành tinh của nó (trong đó có Trái Đất)

B. Một tập hợp của Thiên Hà trong Vũ Trụ.

C. Tên gọi khác của Hệ Mặt Trời.

D. Dài sáng trong Vũ Trụ, gồm vô số các ngôi sao tập hợp lại.

Câu 4: Hệ Mặt Trời bao gồm

A. Các Dải Ngân Hà ,các hành tinh, vệ tinh ,các đám bụi ,khí.

B. Mặt Trời, các thiên thể chuyển động xung quanh mặt trời, các đám bụi, khí.

C. Rất nhiều Thiên thể (các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh,… ) cùng với bụi khí và bức xạ điện từ.

D. Các Thiên Hà, Dải Ngân Hà, hành tinh, vệ tinh, khác đám bụi, khí.

Câu 5: Phát biểu nào sau đây là đúng nhất về vũ trụ?

A. Là khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. Là khoảng không gian vô tận chứa các ngôi sao.

C. Là khoảng không gian vô tận chứa các hành tinh.

D. Là khoảng không gian vô tận chứa các vệ tinh.

Câu 6: Hệ mặt trời có các đặc điểm nào nào dưới đây

A. Mặt Trời chuyển động xung quanh các thiên thể khác trong hệ và chiếu sáng cho chúng.

B. Trái Đất chuyển động xung quanh mặt trời và các thiên thể khác trong hệ.

C. Mặt trời ở trung tâm, Trái Đất và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

D. Trái đất ở trung tâm mặt trời và các thiên thể khác chuyển động xung quanh.

Câu 7: Hệ Mặt trời là

A. Khoảng không gian vô tận chứa các thiên hà.

B. Dải Ngân Hà chứa các hành tinh, các ngôi sao.

C. Một tập hợp các thiên thể trong Dải Ngân Hà

D. Một tập hợp của rất nhiều ngôi sao và vệ tinh.

Câu 8: Hệ Mặt Trời gồm có Mặt Trời ở trung tâm cùng với các

A. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, bụi và các thiên hà.

B. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch và các đám bụi khí.

C. Hành tinh, vệ tinh, sao chổi, thiên thạch, khí và Dải Ngân Hà.

D. Hành tinh, vệ tinh, vũ trụ, các thiên thạch và các đám bụi khí.

Câu 9: Thiên thể nào sau đây hiện nay không được công nhận là hành tinh của Hệ Mặt Trời?

A. Thiên Vương tinh. B. Diêm Vương tinh C. Thổ tinh. D. Kim tinh.

Câu 10: Các hành tinh trong Hệ Mặt Trời có quỹ đạo chuyển động từ

A. Tây sang Đông.

B. Đông sang Tây.

C. Bắc đến Nam.

D. Nam đến Bắc.

Câu 11: Ý nào dưới đây đúng khi nói về Hệ Mặt Trời?

A. Trong Hệ Mặt Trời Chỉ mặt trời có khả năng tự phát sáng.

B. Trong Hệ Mặt Trời các thiên thể đều có khả năng tự phát sáng trừ trái đất.

C. Trong Hệ Mặt Trời có hai thiên thể tự phát sáng là mặt trời và mặt trăng.

D. Tất cả các thiên thể trong hệ mặt trời đều có khả năng tự phát sáng.

Câu 12: Các hành tinh trong hệ mặt trời có đặc điểm là?

A. Đều chuyển động quanh mặt trời theo hướng thuận chiều kim đồng hồ

B. Chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ

C. 4 hành tinh gần mặt trời chuyển động theo hướng thuận chiều kim đồng hồ bốn hành tinh còn lại chuyển động theo hướng ngược lại

D. Chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng không xác định

Câu 13: Nguyên nhân Trái Đất nhận được lượng nhiệt và ánh sáng phù hợp để sự sống có thể phát sinh và phát triển là?

A. Trái Đất có lớp khí quyển dày tới 2000 km và chia thành nhiều tầng khác nhau.

B. Trái Đất có khối lượng tương đối lớn và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

C. Trái Đất nằm cách mặt trời 149,6 triệu km và tự quay quanh trục 1 vòng trong 24 giờ.

D. Trái Đất vừa tự quay quanh trục vừa chuyển động quanh Mặt Trời

Câu 14: Do tác động của lực Côriolit nên ở bán cầu Bắc vật chuyển động bị lệch về

A. Bên phải theo hướng chuyển động.

B. Bên trái theo hướng chuyển động.

C.Hướng Đông.

D. Hướng Tây.

Câu 15: Đề phù hợp với thời gian nơi đến khi đi từ phía Đông sang phía Tây qua kinh tuyến đổi ngày, cần

A. Tăng thêm một ngày lịch.

B. Lùi đi một ngày lịch,

C. Giữ nguyên lịch ngày đi.

D. Giữ nguyên lịch ngày đến.

Câu 16: Theo cách tính giờ múi, trên Trái Đất lúc nào cũng có một múi giờ mà ở đó có hai ngày lịch khác nhau, nên phải chọn một đối tượng làm mốc để đôi ngày. Đối tượng đó là

A. Bán cầu Đông.

B. Kinh tuyến 180 độ

C. Kinh tuyên 0 độ.

D. Bán cầu Tây.

Câu 17: Trên thực tế, ranh giới múi giờ thường được quy định theo

A. Biên giới quốc gia.

B. Vị trí của thủ đô.

C. Kinh tuyến giữa.

D. Điểm cực đông.

Câu 18: Liên bang Nga là một nước có nhiều giờ khác nhau, do

A. Lãnh thổ rộng ngang.

B. Có rất nhiều dân tộc.

C. Nằm gần cực Bắc.

D. Có văn hoá đa dạng.

Câu 19: Trên bề mặt trái đất có hiện tượng ngày đêm luân phiên nhau với nhịp điệu 24 giờ là do?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. Trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 20: Ở cùng một thời điểm người đứng ở các kinh tế khác nhau sẽ nhìn thấy Mặt Trời ở các độ cao khác nhau nên có giờ khác nhau. Nguyên nhân là?

A. Trái Đất tự quay quanh trục.

B. trục Trái Đất nghiêng.

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

D. Trái Đất có dạng hình khối cầu.

Câu 21: Nhận định nào dưới đây chưa chính xác?

A. Các ngôi sao, hành tinh, vệ tinh được gọi chung là các thiên thể.

B. Hệ Mặt Trời nằm trong Dải Ngân Hà.

C. Dải Ngân Hà có phạm vi không gian lớn hơn Thiên Hà.

D. Trong mỗi Thiên Hà có rất nhiều các hành tinh.

Câu 22: Do tác động của lực Côriôlit nên bán cầu Nam các vật chuyển động từ cực về xích đạo sẽ bị lệch hướng

A. Về phía bên phải theo hướng chuyển động.

B. Về phía bên trái theo hướng chuyển động.

C. Về phía bên trên theo hướng chuyển động.

D. Về phía xích đạo.

Câu 23: Do Trái Đất có dạng hình cầu nên có hiện tượng nào dưới đây?

A. luôn có một nửa được Mặt Trời chiếu sáng và một nửa không được chiếu sáng.

B. lúc nào trong ngày cũng nhận được Mặt Trời chiếu sáng suốt 24h.

C. Trái Đất thực hiện nhiều chuyển động trong 1 năm và gây ra nhiều thiên tai.

D. trên Trái Đất bất kì khu vực nào cũng có 4 mùa điển hình với ngày đêm dài bằng nhau.

Câu 24: Khu vực nào dưới đây có vận tốc quay nhỏ nhất khi Trái Đất tự quay quanh trục?

A. Vòng cực.

B. Chí tuyến.

C. Xích đạo.

D. Vĩ độ trung bình.

Câu 25: Trái Đất tự quanh quanh trục sinh ra hệ quả nào dưới đây?

A. Các mùa trong năm.

B. Sự luân phiên ngày, đêm.

C. Chuyển động biểu kiến hằng năm.

D. Ngày, đêm dài ngắn theo mùa và theo vĩ độ.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 5: Vũ trụ - Hệ mặt trời và trái đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của trái đất . Chắc hẳn qua bài viết bạn đọc có thể nắm bắt được những nội dung chính liên quan đến bài học rồi đúng không ạ. Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc có thể học tập tốt môn Địa lý lớp 10. Và để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu học tập hơn nữa, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu học tập được chúng tôi biên soạn và tổng hợp tại các mục: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10

VnDoc xin giới thiệu tới các bạn bài Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất được chúng tôi sưu tầm và tổng hợp. Bài viết tổng hợp gồm các câu hỏi trắc nghiệm về hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất kèm theo đáp án sẽ giúp các bạn học sinh nắm chắc nội dung bài học môn Địa lí 10. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết và tải về tại đây nhé.

Ngoài ra, VnDoc.com đã thành lập group chia sẻ tài liệu học tập THPT miễn phí trên Facebook: Tài liệu học tập lớp 10. Mời các bạn học sinh tham gia nhóm, để có thể nhận được những tài liệu mới nhất.

Trắc nghiệm môn Địa lí bài: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất vừa được VnDoc.com sưu tập và xin gửi tới bạn đọc. Bài viết được tổng hợp gồm có 56 câu hỏi trắc nghiệm có đáp án đi kèm. Mời các bạn cùng tham khảo chi tiết tại đây.

Câu hỏi trắc nghiệm môn Địa lí bài: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất

Câu 1: Những ngày nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh ở xích đạo?

A. 21/3 và 23/9.

B. 23/9 và 22/6.

C. 22/6 và 22/12.

D. 22/12 và 21/3.

Câu 2: Ở nơi mặt trời lên thiên đỉnh, vào đúng giữa trưa, tia sáng mặt trời sẽ tạo với bề mặt một góc là

A. 90o

B. 66o33’’

C. 23o27’

D. 180o

Câu 3: Nhận định nào sau đây đúng, khi Trái Đất không tự quay quanh trục mà chỉ chuyển động quanh Mặt Trời?

A. Ngày – đêm vẫn luân phiên 24 giờ.

B. Trái Đất không có ngày – đêm.

C. Trái Đất không tồn tại sự sống.

D. Sự sống trên Trái Đất vẫn tồn tại

Câu 4: Chuyển động biểu kiến hàng năm của mặt trời là

A. Chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

B. Chuyển động có thực của mặt trời trong năm giữa hai cực.

C. Chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai chí tuyến.

D. Chuyển động do ảo giác của mặt trời trong năm giữa hai cực.

Câu 5: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh 2 lần trong năm là

A. Cực Bắc và cực Nam.

B. Vùng từ chí tuyến nên cực.

C. Vùng nằm giữa hai chí tuyến.

D. Khắp bề mặt trái đất.

Câu 6: Trên bề mặt trái đất nơi được mặt trời lên thiên đỉnh một lần trong năm là

A. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. Các địa điểm nằm trên hai vòng cực.

D. 2 cực.

Câu 7: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21/3

B. 22/6.

C. 23/9

D. 22/12.

Câu 8: Nơi nào sau đậy trọng một năm có hai lần Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Chí tuyến Bắc.

B. Chí tuyến Nam.

C. Xích đạo.

D. Ngoại chí tuyến.

Câu 9: Trên bề mặt trái đất nơi không có hiện tượng mặt trời lên thiên đình trong năm là

A. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

B. Các địa điểm nằm trên hai chí tuyến.

C. Các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm giữa hai chí tuyến đến hai cực.

Câu 10: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 21 – 3.

B. 22 – 6.

C. 23 – 9.

D. 22 – 12.

Câu 11: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Nam vào ngày

A. 21 – 3.

B. 22 – 6.

C. 23 – 9.

D. 22 – 12.

Câu 12: Trong quá trình chuyển động biểu kiến hằng năm, Mặt Trời lên thiên đỉnh ở Xích Đạo vào các ngày

A. 21- 3 và 22 – 6.

B. 22 – 6 và 22 – 12.

C. 21 – 3 và 23 – 9.

D. 22 – 12 và 21 – 3

Câu 13: Nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Nội chí tuyến.

B. Ngoại chí tuyến

C. Xích đạo.

D. Chí tuyến

Câu 14: Nước Việt Nam nằm trong vùng nội chí tuyến Bắc (từ Xích Đạo đến chí tuyến Bắc), nằm trông Mặt Trời lần lượt đi qua thiên đỉnh ở các địa điểm trên đất nước Việt Nam trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 - 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 15: Bốn địa điểm trên đất nước ta lần lượt từ Nam lên Bắc là thành phố Hồ Chí Minh, Nha Trang, Vinh, Hà Nội nơi có 2 lần mặt trời đi qua thiên đình gần nhau nhất là

A. Tp. Hồ Chí Minh.

B. Nha Trang.

C. Vinh.

D. Hà Nội

Câu 16: Nhận định nào sau đây đúng khi nói về mùa đông ở bán cầu Bắc?

A. Ngày dài hơn đêm.

B. Mặt Trời đang ở nửa cầu Bắc.

C. Ngày ngắn hơn đêm.

D. Mặt trời đang ở xích đạo.

Câu 17: Lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời tại mỗi nơi khác nhau, chủ yếu vào nhân tố nào sau đây?

A. Tốc độ quay của Trái Đất quanh Mặt Trời.

B. Thời gian được chiếu sáng của Mặt Trời.

C. Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời.

D. Thời gian được chiếu sáng và góc nhập xạ

Câu 18: Vào mùa xuân ở bán cầu Bắc, xảy ra hiện tượng ngày và đêm như thế nào?

A. Ngày, đêm bằng nhau.

B. Ngày dài, đêm ngắn.

C. Ngày ngắn hơn đêm.

D. Ngày, đêm dài sáu tháng.

Câu 19: Mặt Trời lên thiên đỉnh ở chí tuyến Bắc vào ngày

A. 21/3

B. 22/6.

C. 23/9

D. 22/12.

Câu 20: Nhận định nào sau đây không đúng về ngày, đêm theo mùa và theo vĩ độ ở bán cầu Bắc?

A. Mùa hạ ngày dài hơn đêm.

B. Càng xa xích đạo chênh lệch ngày, đêm càng lớn.

C. Càng gần cực ngày, đêm địa cực càng tăng.

D. Ngày dài nhất trong năm là ngày Đông chí.

Câu 21: Trong năm, khu vực nào sau đây nhận được lượng nhiệt từ Mặt Trời lớn nhất?

A. Vòng cực.

B. Xích đạo.

C. Chí tuyến.

D. Cực.

Câu 22: Ở Lũng Cú (23o23’ Bắc) thuộc tỉnh Hà Giang, nhận định nào đúng về hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh tại Lũng Cú?

A. Không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm hai lần.

C. Mỗi năm Mặt Trời lên thiên đỉnh chỉ một lần.

D. Mặt Trời lên thiên đỉnh tùy từng năm.

Câu 23: Tại bán cầu Bắc, Việt Nam là mùa xuân (21 /3 đến 22/6) thì tại Nam Phi (ở bán cầu Nam) đang là mùa nào sau đây?

A. Mùa thu.

B. Mùa đông.

C. Mùa xuân.

D. Mùa hạ.

Câu 24: Vùng nào sau đây trên Trái Đất đón Giáng sinh Noel (25 tháng 12) toàn là đêm, mà không có ngày?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến Bắc, Nam.

C. Cực Bắc.

D. Cực Nam.

Câu 25: Cho câu ca dao sau:

“Đêm tháng năm, chưa nằm đã sáng
Ngày tháng mười, chưa cười đã tối.”

Câu ca dao trên, phản ánh đúng hiện tượng đêm tháng năm, ngày tháng mười ở khu vực

A. Xích đạo.

B. Nửa cầu Bắc (trừ vòng cực đến cực).

C. Hai cực.

D. Nửa cầu Nam (trừ vòng cực đến cực)

Câu 26: Nhận định nào sau đây không đúng về mùa?

A. Một năm có bốn mùa.

B. Mọi nơi trên Trái Đất đều có mùa như nhau.

C. Có đặc điểm riêng về thời tiết, khí hậu.

D. Hai bán cầu có mùa trái ngược nhau.

Câu 27: Nơi nào sau đây trong năm có hai lần Mặt Tròi lên thiên đỉnh gân nhau nhất?

A. Xích đạo.

B. Chí tuyến,

C. Cận chí tuyến.

D. Cận xích đạo.

Câu 28: Các chuyển động để sinh ra các mùa trên trái đất là

A. Trái đất vừa tự quay quanh mình vừa chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng.

B. Trái đất tự quay quanh mình theo hướng từ tây sang đông trục trái đất nghiêng.

C. Trái đất chuyển động quanh mặt trời trục trái đất nghiêng và không đối phương trong quá trình chuyển động.

D. Trái đất chuyển động quanh mặt trời theo hướng ngược chiều kim đồng hồ trục trái đất nghiêng.

Câu 29: Những nơi nào sau đây trong năm không có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Vòng cực và chí tuyến.

B. Vòng cực và hai cực.

c. Xích đạo và vòng cực.

D. Xích đạo và hai cực.

Câu 30: Những nơi nào sau đây trong năm có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh?

A. Chí tuyến và Xích đạo.

B. Xích đạo và vòng cực.

C. Vòng cục và chí tuyến.

D. Chí tuyến và hai cực.

Câu 31: Một năm trên Trái Đất có độ dài so với một năm trên Thuỷ tinh là

A. Bằng nhau

B. Dài gấp khoảng 3 lần

C. Dài gấp khoảng 4 lần

D. Ngắn hơn

Câu 32: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào ngày

A. 21 – 3.

B. 22 – 6.

C. 23 – 9.

D. 22 – 12

Câu 33: Nguyên nhân tạo nên hiện tượng chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là do

A. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh Mặt Trời.

B. Trái Đất tự chuyển động quanh trục của mình,

C. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất chuyển động.

D. Mặt Trời đứng yên khi Trái Đất quay quanh trục.

Câu 34: Trong năm, bán cầu Bắc ngả về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 35: Trong năm, bán cầu Bắc ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. 21 – 3.

B. 22 – 6.

C. 23 – 9.

D. 22 – 12.

Câu 36: Nguyên nhân sinh ra các mùa trên Trái Đất là do

A. Trái Đất tự chuyển động quanh trục.

B. Trái Đất tự chuyển động tịnh tuyến quanh Mặt Trời.

C. Trục Trái Đất nghiêng và không đổi phương khi tự quay quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất hình cầu và tự quay quanh trục.

Câu 37: Trong năm, bán cầu Nam ngả nhiều nhất về phía mặt trời vào thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

C. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 38: Trong năm, có 2 ngày không bán cầu nào ngả nhiều hơn về phía mặt trời. Đó là các ngày

A. 21 – 3 và 22 – 6.

B. 22 – 6 và 23 – 9.

C. 23 – 9 và 21 – 3.

D. 22 – 6 và 22 – 12.

Câu 39: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Bắc lần lượt là

A. 22 – 12; 23 – 9; 22 – 6; 21 – 3.

B. 21 – 3; 22 – 6; 23 – 9; 22 – 12.

C. 22 – 6; 23 – 9; 22 – 12; 21 – 3.

D. 23 – 9; 22 – 12; 21 – 3; 22 – 6.

Câu 40: Theo dương lịch, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí ở bán cầu Nam lần lượt là

A. 23 – 9; 22 – 12; 21 – 3; 22 – 6.

B. 22 – 12; 21 – 3; 22 – 6; 23 – 9

C. 21 – 3; 22 – 6; 23 – 9; 22 – 12

D. 22 – 6; 23 – 9; 22 – 12; 21 – 3.

Câu 41: Theo dương lịch, mùa hạ ở bán cầu bắc từ ngày 22 – 6 đến ngày 23 – 9. Vậy mùa hạ ở bán cầu Nam theo dương lịch sẽ là

A. Từ 21 – 3 đến 22 – 6.

B. Từ 22 – 6 đến 23 – 9.

C. Từ 23 – 9 đến 22 – 12.

D. Từ 22 – 12 đến 21 – 3.

Câu 42: Ở bán cầu Bắc, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 43: Ở bán cầu Nam, hiện tượng ngày dài hơn đêm diễn ra trong khoảng thời gian

A. Từ 21 – 3 đến 23 – 9.

B. Từ 22 – 6 đến 22 – 12.

C. Từ 23 – 9 đến 21 – 3.

D. Từ 22 – 12 đến 22 – 6.

Câu 44: Nơi nào trên trái đất quanh năm có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ở 2 cực.

B. Các địa điểm nằm trên 2 vòng cực.

C. Các địa điểm nằm trên 2 chí tuyến.

D. Các địa điểm nằm trên xích đạo.

Câu 45: Khu vực nào sao đây có hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm chỉ 1 lần?

A. Tại chí tuyến Bắc, Nam.

B. Cực Bắc, Nam.

C. Nội chí tuyến.

D. Ngoại chí tuyến.

Câu 46: Hiện tượng Mặt Trời ở đúng đỉnh đầu lúc 12 giờ trưa, gọi là

A. Mặt Trời lên thiên đỉnh.

B. Chuyển động biểu kiến của Mặt Trời.

C. Các mùa trong năm.

D. Chuyển động không thật của Trái Đất.

Câu 47: Nơi nào sau đây không có sự chênh giữa ngày và đêm?

A. Chí tuyến.

B. Xích đạo.

C. Hai cực.

D. Vòng cực.

Câu 48: Khu vực có ngày, đêm kéo dài suốt 24 giờ xảy ra tại

A. Xích đạo đến cực.

B. Vòng cực đến cực.

C. Xích đạo.

D. Chí tuyến.

Câu 49: Mặt Trời lên thiên đỉnh mỗi năm 2 lần tại khu vực nào sau đây?

A. Chí tuyến Bắc, Nam.

B. Cực Bắc và Nam.

C. Nội chí tuyến.

D. Ngoại chí tuyến.

Câu 50: Những này nào trong năm ở mọi địa điểm trên bề mặt trái đất đều có ngày và đêm dài như nhau?

A. Ngày 21 – 3 và ngày 22 – 6.

B. Ngày 21 – 3 và ngày 23 – 9.

C. Ngày 22 – 6 và ngày 23 – 9.

D. Ngày 22 – 6 và ngày 22 – 12.

Câu 51: Ở bán cầu Bắc, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm?

A. Ngày 21 – 3.

B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.

D. Ngày 22 – 12.

Câu 52: Ở bán cầu Nam, ngày nào có sự chênh lệch thời gian ban ngày và thời gian ban đêm lớn nhất trong năm?

A. Ngày 21 – 3.

B. Ngày 22 – 6.

C. Ngày 23 – 9.

D. Ngày 22 – 12.

Câu 53: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra, đêm càng ngắn lại?

A. Mùa hạ.

B. Mùa đông.

C. Mùa xuân.

D. Mùa thu.

Câu 54: Mùa nào trong năm có ngày dài hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn lại, đêm càng dài ra?

A. Mùa hạ.

B. Mùa đông.

C. Mùa xuân.

D. Mùa thu.

Câu 55: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng ngắn dần, đêm càng dài dần?

A. Mùa hạ.

B. Mùa đông.

C. Mùa xuân.

D. Mùa thu.

Câu 56: Mùa nào trong năm có ngày ngắn hơn đêm và xu hướng ngày càng dài ra, đem càng ngắn lại?

A. Mùa hạ.

B. Mùa đông.

C. Mùa xuân.

D. Mùa thu.

Câu 57:Chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời là:

A. Một loại chuyển động chỉ có ở Mặt Trời

B. Chuyển động có thực nhưng không nhìn thấy được bằng mắt

C. Chuyển động có thực của Mặt Trời

D. Chuyển động nhìn thấy được nhưng không có thực của Mặt Trời ở giữa 2 chí tuyến.

Câu 58:Nguyên nhân sinh ra chuyển động biểu kiến hàng năm của Mặt Trời là:

A. Trái Đất tự quay quanh trục

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời với trục nghiêng không đổi

D. Trái Đất có dạng hình cầu

Câu 59:Nơi chỉ xuất hiện hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh 1 lần trong năm là:

A. Vòng cực

B. Vùng nội chí tuyến

C. Chí tuyến Bắc và Nam

D. Vùng ngoại chí tuyến

Câu 60:Nguyên nhân sinh ra hiện tượng mùa trên Trái Đất là do:

A. Trái Đất tự quay từ Tây sang Đông

B. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo hướng từ Tây sang Đông

C. Trái Đất chuyển động quanh Mặt Trời theo một trục nghiêng với góc nghiêng không đổi

D. Trái Đất chuyển động tịnh tiến quanh trục

Câu 61:Ý nào sau đây đúng với chuyển động biểu kiến hằng năm của Mặt Trời?

A. Trái Đất quay xung quanh Mặt Trời.

B. Mặt Trời chuyển động xung quanh Trái Đất.

C. Trái Đất chuyển động tịnh tiến xung quanh Mặt Trời.

D. Trái Đất tự quay quanh trục và quanh Mặt Trời.

Câu 62:Hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh không xuất hiện ở nơi nào sau đây?

A. Vùng nội chí tuyến.

B. Xích đạo.

C. Vùng ngoại chí tuyến.

D. Chí tuyến Bắc, Nam.

Câu 63:Tại hai cực, hiện tượng ngày và đêm diễn ra như thế nào?

A. Sáu tháng ngày, sáu tháng đêm.

B. Ngày địa cực, đêm địa cực.

C. Ngày, đêm bằng nhau.

D. Ngày dài, đêm ngắn.

Như vậy VnDoc đã giới thiệu các bạn tài liệu Trắc nghiệm Địa lí 10 bài 6: Hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái đất. Bài viết tổng hợp 63 câu hỏi trắc nghiệm về hệ quả chuyển động xung quanh mặt trời của Trái Đất. Qua bài viết chúng ta có thể thấy được rằng chu kì ngày đêm, hiện tượng Mặt Trời lên thiên đỉnh, lượng nhiệt nhận được từ Mặt Trời, phân bố và đặc điểm khí hậu các mùa trong năm, các ngày xuân phân, hạ chí, thu phân, đông chí... Hi vọng đây là tài liệu hữu ích giúp bạn đọc học tập tốt hơn. Để giúp bạn đọc có thêm nhiều tài liệu để học tập, VnDoc.com mời các bạn tham khảo thêm tài liệu: Trắc nghiệm Địa lý 10, Giải bài tập Địa lí 10, Giải tập bản đồ Địa lí 10, Giải Vở BT Địa Lí 10, Tài liệu học tập lớp 10 được chúng tôi biên soạn và tổng hợp. Mời các bạn tham khảo.