Nợ xấu bao lâu thì xóa được

08:55' - 09/12/2021

BNEWS Khách hàng khi bị nợ xấu thường nôn nóng tìm cách xóa nợ xấu nhanh chóng để được vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, làm sao để xóa nợ xấu ngân hàng trên CIC? Dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng có tin được không?

Khách hàng khi rơi vào tình trạng nợ xấu trên CIC sẽ không thể vay vốn ngân hàng. Do đó, họ thường nôn nóng tìm cách xóa nợ xấu nhanh chóng. Nắm được tâm lý này, dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng trên mạng xuất hiện ngày càng nhiều. Tuy vậy, dịch vụ xóa nợ xấu ngân hàng trên mạng có tin được không? Làm sao để tránh nợ xấu ngân hàng và làm gì để xóa được nợ xấu ngân hàng trên CIC?

CIC là gì?

CIC (Credit Information Center) – Trung tâm Thông tin tín dụng Quốc gia Việt Nam là tổ chức sự nghiệp công lập trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, thực hiện chức năng đăng ký tín dụng quốc gia; thu nhận, xử lý, lưu trữ, phân tích thông tin tín dụng; phòng ngừa và hạn chế rủi ro tín dụng; chấm điểm, xếp hạng tín dụng pháp nhân và thể nhân trên lãnh thổ Việt Nam phục vụ cho yêu cầu quản lý nhà nước của Ngân hàng Nhà nước; cung ứng sản phẩm dịch vụ thông tin tín dụng theo quy định của Ngân hàng Nhà nước và pháp luật.Khi một khách hàng đăng kí một khoản vay bất kỳ trong các nhóm vay tín chấp, vay thế chấp, mua nhà trả góp… hệ thống tín dụng của ngân hàng đó sẽ cập nhật thông tin của khách hàng lên hệ thống CIC để ngân hàng Nhà nước có thể quản lý. Nhờ có hệ thống CIC, Ngân hàng Nhà nước nói chung và các Ngân hàng đơn vị có thể quản lý các hoạt động nợ của đất nước và đánh giá uy tín tín dụng của mọi khách hàng.Khách hàng có nhu cầu đăng ký khoản vay, bên ngân hàng sẽ dựa vào CIC để kiểm tra thông tin, đảm bảo lịch sử vay của người đi vay là đảm bảo và không có nợ xấu tồn đọng trước khi đưa ra quyết định cuối cùng.

Nợ xấu ngân hàng là gì?

Nợ xấu là những khoản vay dù đã đến hạn thanh toán nhưng chưa được khách hàng vay thanh toán đầy đủ và đã quá hạn trên 90 ngày tính kể từ ngày bắt đầu đến hạn trả.Khi bị nợ xấu khách hàng không thể để vay vốn ngân hàng. Mặt khác, các khoản vay cũng không thể được xóa ngay lập tức mà còn phải phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác. 

Cách xóa nợ xấu trên CIC
Trường hợp 1: Nợ xấu do khách hàng chậm trả nợ gốc, lãi.Trước tiên, khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, liên hệ với ngân hàng cho vay để tổng hợp toàn bộ khoản gốc, lãi phải thanh toán và nộp tiền thanh toán. Lưu ý: Khách hàng cần lưu giữ các chứng từ và ghi rõ ngày giờ thanh toán.

Trường hợp 2: Nợ xấu do lỗi của Ngân hàng hoặc lỗi của Trung tâm thông tin tín dụng CIC

Trước tiên, khách hàng cần kiểm tra thông tin rõ tình trạng nợ xấu trên CIC để biết rõ số tiền đang nợ và nhóm nợ. Tiếp đó, cần làm công văn gửi Ngân hàng hoặc CIC để khiếu nại xóa nợ xấu trên CIC.Sau khi ngân hàng hoặc CIC phản hồi, khách hàng cần kiểm tra lại CIC để đảm bảo thông tin đã được cập nhật chính xác.

Mất bao lâu để xóa hoàn toàn nợ xấu trên CIC

Mặc dù lịch sử nợ xấu trên hệ thống CIC có thể xóa được nhưng người vay cũng không nên để mắc nợ quá hạn. CIC sẽ cập nhật thông tin tình hình tín dụng định kỳ hàng tháng. Đối với các khách hàng nợ xấu thuộc nhóm nợ quá hạn từ 10 ngày đến dưới 90 ngày (nợ nhóm 2), thì CIC sẽ xóa bỏ hoàn toàn lịch sử tín dụng nợ xấu của người vay sau 12 tháng kể từ ngày thanh toán hết nợ xấu. Lúc này, bạn sẽ đủ điều kiện để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, vẫn có một số ngân hàng chấp nhận khách hàng có lịch sử tín dụng nợ xấu. Nhưng phải đảm bảo các điều kiện như: người vay phải có kinh tế ổn định, có khả năng trả nợ và nguyên nhân phát sinh nợ xấu là vì lý do khách quan.Nhưng nếu rơi vào các nhóm nợ quá hạn từ 90 ngày trở lên (nợ nhóm 3,4,5) thì khách hàng sẽ không thể tiếp tục vay vốn ngân hàng dưới bất cứ hình thức nào, kể cả vay thế chấp có tài sản giá trị đảm bảo. Và phải mất một thời gian khá dài - sau 5 năm kể từ khi đã thanh toán hết các khoản nợ quá hạn thì tình trạng tín dụng của bạn mới trở về bình thường. Điều đó đồng nghĩa với việc sau khi trả hết nợ phải mất 5 năm thì CIC mới xóa hoàn toàn nợ xấu và ngân hàng mới chấp nhập xét duyệt cho vay vốn tiếp.

Dịch vụ xóa nợ xấu trên mạng có tin được không?

Khách hàng khi bị nợ xấu thường nôn nóng tìm cách xóa nợ xấu nhanh chóng để tiếp tục vay vốn ngân hàng. Tuy nhiên, tất cả lịch sử tín dụng khi đăng ký khoản vay bất kỳ nào cũng đều được ghi lại và quản lý trên hệ thống CIC. Vì thế, những dịch vụ xóa nợ ngân hàng trên mạng sẽ không thể xóa nợ xấu được mà chỉ lợi dụng tâm lý nôn nóng xóa nợ xấu của khách hàng để giở các chiêu trò lừa đảo, trục lợi.

Bởi vậy, người có nợ xấu ngân hàng tuyệt đối không nên tin vào những lời chào mời, giới thiệu các dịch vụ che nợ, xóa nợ xấu như: có người thân làm trong hệ thống CIC, những quảng cáo trên website hay nhóm người lạ mặt từ nơi khác đến để quảng bá dịch vụ.Nếu muốn không phát sinh nợ xấu trên hệ thống CIC thì chỉ có một cách duy nhất là phải liên hệ với tổ chức tín dụng để trả hết nợ gốc và lãi. Trên thực tế, CIC cũng từng đưa ra nhiều cảnh báo người dân cần thận trọng với những dịch vụ xóa nợ xấu tràn lan trên mạng. Lịch sử tín dụng của khách hàng sẽ được lưu trên hệ thống trong vòng 5 năm, nên những đơn vị quảng bá có thể xóa nợ xấu trên CIC là hoàn toàn không đúng và bịa đặt. CIC chỉ có thể sửa thông tin tín dụng của khách hàng trong trường hợp ngân hàng, tổ chức tín dụng cung cấp thông tin sai sót kỹ thuật do ngân hàng gây ra như nhầm ngày trả nợ, chuyển nhầm nhóm nợ của khách hàng từ nợ chú ý sang thành nợ xấu… 

Công văn đề nghị chỉnh sửa thông tin này gửi cho CIC phải do tổng giám đốc của ngân hàng ký. Hơn nữa, dữ liệu thông tin tín dụng của khách hàng chỉ được CIC cung cấp cho các tổ chức tín dụng, hoặc chính khách hàng đó, chứ CIC không cung cấp cho một đơn vị khác hoặc một cá nhân khác./.

>>>Xóa lịch sử nợ xấu thuộc thẩm quyền của tổ chức nào?

Mục lục bài viết

  • 1. Nợ xấu là gì ?
  • 2. Cách phân loạinợ xấu thế nào?
  • 3. Những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu
  • 4. Phát sinh nợ xấu có ảnh gì không?
  • 5. Cách xóa nợ xấu nhanh

1. Nợ xấu là gì ?

Nợ xấu được hiểu là các khoản nợ khó đòi khi người vay không thể trả nợ khi đến hạn phải thanh toán như đã cam kết trong hợp đồng tín dụng.Thời gian quá hạn thanh toán trên 90 ngày thì bị coi là nợ xấu.

Những người dính nợ xấu sẽ bị liệt kê vào danh sách khách hàng nợ xấu trên hệ thống củaTrung tâm Thông tin Tín dụng Quốc gia Việt Nam CIC.

2. Cách phân loạinợ xấu thế nào?

Theo quy định tạiĐiều 10 Thông tư 11/2021/TT-NHNN, các tổ chức tín dụng thực hiện phân loại nợ theo 05 nhóm như sau:

Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài thực hiện phân loại nợ (trừ các khoản trả thay theo cam kết ngoại bảng) theo 05 nhóm như sau:

a) Nhóm 1 (Nợ đủ tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ trong hạn và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ cả nợ gốc và lãi đúng hạn;

(ii) Khoản nợ quá hạn dưới 10 ngày và được đánh giá là có khả năng thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn và thu hồi đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 1 theo quy định tại khoản 2 Điều này.

b) Nhóm 2 (Nợ cần chú ý) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn đến 90 ngày, trừ khoản nợ quy định tại điểm a (ii) Khoản này, khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ được điều chỉnh kỳ hạn trả nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được phân loại vào nhóm 2 theo quy định tại khoản 2,khoản 3 Điều này.

c) Nhóm 3 (Nợ dưới tiêu chuẩn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 91 ngày đến 180 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ gia hạn nợ lần đầu còn trong hạn, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ được miễn hoặc giảm lãi do khách hàng không đủ khả năng trả lãi đầy đủ theo thỏa thuận, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ thuộc một trong các trường hợp sau đây chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi:

-Khoản nợ vi phạm quy định tại cáckhoản 1, 3, 4, 5, 6 Điều 126 Luật Các tổ chức tín dụng(đã sửa đổi, bổ sung);

-Khoản nợ vi phạm quy định tại cáckhoản 1, 2, 3, 4 Điều 127 Luật Các tổ chức tín dụng(đã sửa đổi, bổ sung);

-Khoản nợ vi phạm quy định tại cáckhoản 1, 2, 5 Điều 128 Luật Các tổ chức tín dụng(đã sửa đổi, bổ sung);

(v) Khoản nợ trong thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tra;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian dưới 30 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii)Khoản nợ được phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 2,khoản 3 Điềunày;

(viii) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 3 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

d) Nhóm 4 (Nợ nghi ngờ) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn từ 181 ngày đến 360 ngày, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn đến 90 ngày theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu, trừ khoản nợ quy định tại khoản 3 Điều này;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai còn trong hạn,trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2, khoản 3 Điều này;

(iv) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(v) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tranhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm trađến 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạmthỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi được trong thời gian từ 30 ngày đến 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vii)Khoản nợ được phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 2,khoản 3 Điềunày;

(viii)Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 4 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

đ) Nhóm 5 (Nợ có khả năng mất vốn) bao gồm:

(i) Khoản nợ quá hạn trên 360 ngày;

(ii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần đầu quá hạn từ 91 ngày trở lên theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần đầu;

(iii) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ hai quá hạn theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại lần thứ hai;

(iv) Khoản nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ lần thứ ba trở lên, trừ khoản nợ quy định tại điểm b khoản 2 Điều này;

(v) Khoản nợ quy định tại điểm c(iv) khoản 1 Điều này chưa thu hồi đượctrên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(vi) Khoản nợ phải thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tranhưng quá thời hạn thu hồi theo kết luận thanh tra, kiểm tratrên 60 ngày mà chưa thu hồi được;

(vii) Khoản nợ phải thu hồi theo quyết định thu hồi nợ trước hạn của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài do khách hàng vi phạm thỏa thuận với tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài chưa thu hồi đượctrên 60 ngày kể từ ngày có quyết định thu hồi;

(viii)Khoản nợ của khách hàng là tổ chức tín dụngđangđược kiểm soát đặc biệt, chi nhánh ngân hàng nước ngoàiđangbị phong tỏa vốn và tài sản;

(ix)Khoản nợ được phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 3 Điều này;

(x) Khoản nợ phải phân loại vào nhóm 5 theo quy định tại khoản 4 Điều 8 Thông tư này.

Khoản 2 và khoản 3 Điefu 10 Thông tư 11.2021/TT-NHNN cụ thể như sau:

"2. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Đối với khoản nợ quá hạn, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ phần nợ gốc và lãi bị quá hạn (kể cả lãi áp dụng đối với nợ gốc quá hạn) và nợ gốc và lãi của các kỳ hạn trả nợ tiếp theo trong thời gian tối thiểu 03 (ba) tháng đối với nợ trunghạn,dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi bị quá hạn;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn.

b) Đối với nợ cơ cấu lại thời hạn trả nợ, tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài phân loại lại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn (kể cả nhóm 1) khi đáp ứng đầy đủ các điều kiện sau đây:

(i) Khách hàng đã trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn trả nợ được cơ cấu lại trong thời gian tối thiểu 03(ba)tháng đối với nợ trunghạn,dài hạn, 01 (một) tháng đối với nợ ngắn hạn, kể từ ngày bắt đầu trả đầy đủ nợ gốc và lãi theo thời hạn được cơ cấu lại;

(ii) Có tài liệu, hồ sơ chứng minh việc khách hàng đã trả nợ;

(iii) Tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài có đủ cơ sở thông tin, tài liệu để đánh giá khách hàng có khả năng trả đầy đủ nợ gốc và lãi còn lại đúng thời hạn đã được cơ cấu lại.

3. Khoản nợ được phân loại vào nhóm nợ có rủi ro cao hơn trong các trường hợp sau đây:

a) Các chỉ tiêu về khả năng sinh lời, khả năng thanh toán, tỷ lệ nợ trên vốn, dòng tiền, khả năng trả nợ của khách hàng suy giảm liên tục qua 03 lần đánh giá, phân loại nợ liên tục;

b) Khách hàng không cung cấp đầy đủ, kịp thời và trung thực các thông tin theo yêu cầu của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài để đánh giá khả năng trả nợ của khách hàng;

c) Khoản nợ đã được phân loại vào nhóm 2, nhóm 3, nhóm 4 theo quy định tại điểm a, b Khoản này từ 01 (một) năm trở lên nhưng không đủ điều kiện phân loại vào nhóm nợ có rủi ro thấp hơn;

d) Khoản nợ mà hành vi cấp tín dụng bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật."

Nợ xấu thuộc các nhóm nợ 3, 4, 5và có số ngày quá hạn thanh toán từ 90 ngày trở lên.

3. Những nguyên nhân gây phát sinh nợ xấu

Có khá nhiều nguyên nhân gây phát sinhtình trạng nợ xấukhi vay tiền tại ngân hàng, các tổ chức tài chính. Một vài nguyên nhân chủ yếu có thể kể đến như:

- Người vay không thực hiện thanh toán khoản vay theo đúng với thời hạn được ghi trong hợp đồng vay tiền cho đơn vị cho vay.

- Khách hàng quên, hoặc cố tình thanh toán chậm chi phí phát sinh khi sử dụng thẻ tín dụng

- Không thực hiện thanh toán số tiền tối thiểu khi sử dụng thẻ tín dụng

- Các khoản chi tiêu vượt quá hạn mức của thẻ tín dụng và không có khả năng chi trả

- Thực hiện mua trả góp tại các đơn vị bán lẻ nhưng không thanh toán đúng thời hạn.

4. Phát sinh nợ xấu có ảnh gì không?

Những khách hàng nằm trong các nhóm nợ 3, 4, 5 sẽ rất khó để tiếp tục vay vốn tại các ngân hàng hay một công ty tín dụng nào khác.

Tất cả các thông tin về người vay nợ xấu bao gồm các khoản vay trong quá khứ, khoản vay nợ hiện tại, thời gian nợ quá hạn, họ tên người vay, nơi vay vốn sẽ được lưu lại trên trung tâm tín dụng làCIC trong thời hạn từ 03 - 05 năm sau khi người vay đã thanh toán đủ cả lãi lẫn gốc.

Chính vì vậy khách hàng khi vay nợ cần lưu ý những thông tin trên để tránh rơi vào nhóm nợ xấu và đánh mất cơ hội vay sau này.

5. Cách xóa nợ xấu nhanh

Khi đã hiểu được nợ xấu là gì thì rất nhiều người quan tâm đến cách xóa nợ xấu nhanh chóng, hiệu quả nhất cho những người vô tình rơi vào danh sách nợ xấu và bị lưu trữ thông tin trên CIC có thể thực hiện theo 2 cách sau:

Đối với khoản nợ dưới 10 triệu đồng

Người vay có thể nhanh chóng thanh toán hết số tiền nợ. Sau khi tất toán, lịch sử nợ xấu của khách hàng sẽ được xóa khỏi hệ thống CIC.

Đối với các khoản nợ trên 10 triệu đồng

Người vay cần tất toán sớm nhất khoản nợ cả gốc lẫn lãi cho đơn vị cho vay. Sau khi tất toán, ngươi vay thông báo với người quản lý khoản nợ, yêu cầu xác minh khoản nợ đã được thanh toán.

Sau khi hoàn tất các bước trên, trong khoảng 12 tháng tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ đáp ứng đủ các điều kiện cho vay của các ngân hàng, tổ chức tài chính.

Tuy nhiên, đối với các khoản nợ trong nhóm 3, 4, 5 thì trong 5 năm tiếp theo, khách hàng sẽ không được cho vay dưới bất kỳ hình thức nào theo đúng quy định về nợ xấu. Sau 5 năm tình trạng tín dụng của khách hàng sẽ bình thường trở lại và được xét duyệt các khoản vay vốn khi có nhu cầu.

Mọi vướng mắc bạn vui lòng trao đổi trực tiếp với Luật sư tư vấn pháp luật ngân hàng, tài chính trực tuyến qua điện thoại, gọi số:1900.6162hoặc liên hệ văn phòng để nhận được sự tư vấn, hỗ trợ từ Luật Minh Khuê.

Rất mong nhận được sự hợp tác!

Trân trọng./.

Bộ phận tư vấn pháp luật ngân hàng - Công ty luật Minh Khuê