Phương pháp dạy học kể chuyện trong dạy học khxh ở TH

Tóm tắt nội dung tài liệu

  1. Mục lục. Các chủ đề, Tiểu chủ đề , hoạt động Tác giả Trang Chủ đề 1: Những vấn đề chung ( 30 tiết). TS. Nguyễn 3 Tiểu chủ đề 1: Mục tiêu, nội dung chương trình, cấu trúc SGK, SGV Tuyết Nga 3 môn TN -XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí (6 tiết). Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu và nội dung chương trình môn 3 TN -XH (1tiết) Hoạt động 2 : Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn 5 TN&XH lớp 1, 2, 3 (2tiết) Hoạt động 3 : Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn 10 Khoa học lớp 4,5 (1 tiết) Hoạt động 4 : Tìm hiểu chương trình và sách giáo khoa môn 13 Lịch sử và Địa lí lớp 4,5 (1tiết) Hoạt động 5: Phân tích SGV các môn TN-XH, Khoa học, Lịch 17 sử và Địa lí (1 tiết) Tiểu chủ đề 2: Một số phương pháp , hình thức dạy học đặc trưng các TS. Nguyễn 20 môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học (24 tiết) Tuyết Nga I. Một số phương pháp dạy học đặc trưng các môn TN - 20 XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học (15 tiết) Hoạt động 1 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp quan sát (2 tiết) 20 Hoạt động 2 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp đàm thoại (2 tiết) 22 Hoạt động 3 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp điều tra (1 tiết) 24 Hoạt động 4 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp thực hành 26 (1tiết) Hoạt động 5 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp thí nghiệm 27 (2 tiết) Hoạt động 6 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp kể chuyện 29 (1tiết) Hoạt động 7: Nghiên cứu và sử dụng phương pháp thảo luận (2 tiết) 31 Hoạt động 8 : Nghiên cứu và sử dụng phương pháp đóng vai ( 2 tiết) 33 Hoạt động 9: Nghiên cứu và sử dụng trò chơi học tập (1 tiết) TS. Nguyễn 35 Hoạt động 10. Nghiên cứu và sử dụng phương pháp động não Quốc Tuấn 36 (1 tiết) II . Một số hình thức tổ chức dạy học môn tự nhiên và xã hội 43 (2 tiết). Hoạt động1: Tìm hiểu hình thức dạy học trong lớp (1 tiết). 43 Hoạt Động 2: Tìm hiểu hình thức dạy học ngoài lớp và tham 47 quan (1 tiết).
  2. III. Đồ dùng dạy học các môn TN-XH ở tiểu học (2 tiết). 51 Hoạt động 1: Tự làm và sưu tầm đồ dùng dạy học (1tiết) Hoạt động 2 : Sử dụng các phương tiện dạy học (1 tiết) TS. Nguyễn 54 IV. Kiểm tra, Đánh giá trong dạy học các môn TN-XH, Quốc Tuấn 60 khoa học, lịch sử và địa lí ở Tiểu học (5 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu mục đích, nội dung và ý nghĩa của đánh giá 60 trong dạy học Tự nhiên và Xã hội (1 tiết) Hoạt Động 2: Tìm hiểu đánh giá môn TN-XH lớp 1,2,3 (1tiết) 61 Hoạt động 3: Tìm hiểu đánh giá môn Khoa học, Lịch sử và 67 Địa lí lớp 4, 5 (1 tiết). Hoạt động 4: Tìm hiểu các công cụ đánh giátrong dạy học Tự 69 nhiên và Xã hội (2 tiết). Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo chủ đề (60 tiết). TS. Nguyễn 77 Tiểu chủ đề 1: hướng dẫn dạy học các chủ đề: Kim Tiến 77 con người và sức khoẻ, thực vật, động vật (22 tiết). TS. Nguyễn I. Hướng dẫn dạy học chủ đề Con người và sức khoẻ (7 tiết ). Song Hoan 77 Hoạt động I. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề 77 Con người và sức khoẻ (1 tiết) Hoạt động 2: Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức dạy 79 học chủ đề con người và sức khoẻ (2 tiết) Hoạt động 3. Thực hành soạn kế hoạch bài học và tập giảng ( 85 2 tiết) Hoạt động 4. Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng trong dạy 87 học chủ đề con người và sức khoẻ. (2 tiết ) II. Hướng dẫn dạy học chủ đề thực vật (8 tiết) 90 Hoạt động 1- Tìm hiểu hệ thống kiến thức chủ đề thực vật ở 90 tiểu học (1 tiết) Hoạt động 2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức 93 dạy học chủ đề thực vật (3 tiết). Hoạt động 3. Thực hành soạn kế hoạch bàI học và tập giảng 98 (2 tiết) Hoạt động 4. Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng dạy học chủ 99 đề thực vật (2 tiết) III. Hướng dẫn dạy học chủ đề động vật (7 tiết) 102 Hoạt động 1. Tìm hiểu hệ thống kiến thức chủ đề động vật ở 102 tiểu học ( 1 tiết ). Hoạt động 2. Tìm hiểu phương pháp và hình thức tổ chức dạy 103 học kiến thức động vật (2 tiết) Hoạt động 3. Thực hành soạn kế hoạch bài học và tập giảng 109 (2 tiết) Hoạt động 4: Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng dạy học chủ 109 đề động vật ( 2tiết )
  3. Tiểu chủ đề 2 : hướng dẫn dạy học chủ đề Vật chất và Năng lượng (8 ThS. Nguyễn 113 tiết). Văn Thoại Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu chương trình và nội dung chủ 113 đề vật chất và năng lượng lớp 4, lớp 5 (1tiết) Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp và hình thức dạy học các 115 bài chủ đề vật chất và năng lượng lớp 4, 5 (3 tiết) Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng và làm thiết bị dạy học (2tiết) 121 Hoạt động 4: Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học và thực hành 123 tập dạy (3 tiết). Tiểu chủ đề 3: hướng dẫn dạy học chủ đề xã hội (9 tiết) TS. Lê Văn 127 Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình chủ đề xã Trưởng 127 hội trong SGK TN-XH Lớp 1, 2, 3 (1 tiết) Hoạt động 2. Tìm hiểu các phương pháp và hình thức dạy học các 130 bài có nội dung về xã hội trong SGK TN-XH lớp 1, 2, 3 (4 tiết) Hoạt động 3 . Hướng dẫn cách sử dụng và làm một số đồ dùng 138 dạy học trong dạy học chủ đề xã hội ở các lớp 1, 2, 3 (1 tiết) Hoạt động 4. Tìm hiểu cách lập kế hoạch dạy học các bài có 144 nội dung về xã hội (1 tiết). Hoạt động 5. Thực hành tập dạy (2 tiết) 145 Tiểu chủ đề 4 : hướng dẫn dạy học chủ đề Địa lí (12tiết) TS. Nguyễn 149 I. Phương pháp dạy học các bài có nội dung địa lí các lớp 1, Quốc Tuấn 149 2, 3 (3 tiết) Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình, 149 phương pháp, phương tiện và các hình thức tổ chức dạy học các bài có nội dung địa lí (1tiết) Hoạt động 2: Lập kế hoạch dạy học và Thực hành tập dạy các 154 bài có nội dung địa lí các lớp 1,2,3 (2 tiết). II. Phương pháp dạy học các bài có nội dung địa lí các lớp 4, 155 5 (9 tiết). Hoạt động 1. Tìm hiểu mục tiêu, nội dung chương trình (1 tiết) 155 Hoạt động 2: Sử dụng phương pháp, phương tiện và các hình 157 thức tổ chức dạy học ( 3 tiết). Hoạt động 3: Hướng dẫn lập kế hoạch dạy học (2 tiết). 162 Hoạt động 4: Thực hành tập dạy (3tiết) . 165
  4. Tiểu chủ đề 5: hướng dẫn dạy học chủ đề lịch sử (9 tiết). TS. Hoàng 170 Hoạt động 1: Tìm hiểu mục tiêu, chương trình, sách giáo khoa Thanh Hải 170 phần Lịch sử lớp 4 và lớp 5 tiểu học (2 tiết ) Hoạt động 2: Tìm hiểu và thực hành các phương pháp dạy học 174 chủ yếu chủ đề lịch sử (3 tiết) Hoạt động 3: Hướng dẫn sử dụng và làm đồ dùng trực quan 178 trong dạy học các bài có nội dung lịch sử (2 tiết) Hoạt động 4. Tìm hiểu các hình thức tổ chức dạy học lịch sử ở 182 tiểu học (2 tiết). Mục lục. Các chủ đề, tiểu chủ đề, hoạt động Tác giả Trang Chủ đề 1:Tự nhiên TS.Nguyễn 5 Tiểu chủ đề 1: Sinh học. Kim Tiến 5 I. Thực vật học. 9 (LT: 6 tiết; TH: 3tiết) TS. Nguyễn 5 Hoạt động 1. Tìm hiểu Khái quát về giới thực vật. (1 tiết) Song Hoan 5 Hoạt động 2. Tìm hiểu Các cơ quan sinh dưỡng của thực vật. (2 7 tiết) Hoạt động 3.Tìm hiểu Sự sinh sản và các cơ quan sinh sản của 16 thực vật. (2 tiết) Hoạt động 4. tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh đến đời 20 sống thực vật. (2tiết). II.. Động vật ( 5tiết ) TS.Nguyễn 26 Hoạt động 1.Tìm hiểu khái quát về giới động vật. (1 tiết) Kim Tiến. 26 Hoạt động 2. tìm hiểu Đặc điểm sinh học của một số động vật TS. Nguyễn 30 thường gặp ( 2 tiết). Song Hoan Hoạt động 3.Tìm hiểu ảnh hưởng của các nhân tố vô sinh lên đời 37 sống động vật và sự thích nghi của chúng. ( 2 tiết ) III. con người và sức khoẻ (5 tiết) TS.Nguyễn 41 Hoạt động 1. Tìm hiểu khái quát về cơ thể người và hệ vận động ( Kim Tiến 41 1 tiết). TS. Nguyễn Hoạt động 2. tìm hiểu hệ tuần hoàn máu, hệ tiêu hóa, hệ hô hấp và Song Hoan 45 hệ bài tiết (2 tiết) Hoạt động 3. Tìm hiểu hệ thần kinh. (1 tiết) 51 Hoạt động 4. Tìm hiểu một số bệnh thông thường 54
  5. Tiểu chủ đề 2: Vật chất và năng lượng (9tiết) ThS.Nguyễn 61 Hoạt động 1- Tìm hiểu về nước và tầm quan trọng của nước Văn Thoại 61 (1tiết) Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò và đặc điểm của khí quyển, ánh 63 sáng, âm thanh(1tiết) Hoạt động 3: Tìm hiểu một số chất khí trong khí quyển (1tiết) 65 Hoạt động 4: Nhận biết một số kim loại thông dụng (2tiết) 68 70 Hoạt động 5: Những hiểu biết về thuỷ tinh, đồ gốm và vật liệu thông dụng khác (2tiết) 72 Hoạt động 6: Tìm hiểu về các nguồn năng lượng (2 tiết) Tiểu chủ đề 3: Địa lí (15 tiết) TS. Nguyễn 80 I. Địa lí Tự nhiên Đại cương ( 6 tiết) Quốc Tuấn Hoạt động 1: Tìm hiểu Vũ trụ và hệ Mặt Trời (1tiết) 80 Hoạt động 2: Tìm hiểu Trái Đất: Hình dạng và cấu tạo bên trong 83 (1 tiết) Hoạt động 3: Tìm hiểu Trái Đất: Vận động tự quay quanh trục và 86 hệ quả (1tiết). Hoạt động 4: Tìm hiểu Trái Đất: Vận động của Trái Đất quanh 88 Mặt Trời và hệ quả (1 tiết). Hoạt động 5: Thực hành sử dụng: Quả Địa cầu và bản đồ (1 tiết). 92 Hoạt động 6. Tìm hiểu một số thành phần của Lớp vỏ Địa lí (1 tiết). 92 II. Khái quát về địa lí các Châu lục (4 tiết). TS. Nguyễn 99 Hoạt động 1. Tìm hiểu châu Phi và châu Mĩ (1 tiết) Quốc Tuấn 99 Hoạt động 2. Tìm hiểu châu á (1 tiết) 103 Hoạt động 3. Tìm hiểu châu âu, châu Đại dương và châu Nam Cực 106 (2 tiết) III. Địa lí Việt Nam (5 tiết). TS. Nguyễn 112 Hoạt động 1. Tìm hiểu Vị trí địa lí và các điều kiện tự nhiên (2 tiết). Quốc Tuấn 112 Hoạt động 2:Tìm hiểu Địa lí dân cư và các ngành kinh tế (1tiết) 115 Hoạt động 3: Tìm hiểu Thiên nhiên, con người và hoạt động kinh 118 tế ở các vùng (2 tiết) .
  6. Chủ đề 2: Xã hội ( 20 tiết) TS. Lê Văn 130 Tiểu chủ đề 1. Một số kiến thức chung về xã hội (10 tiết) Trưởng 130 I. Gia đình (3 tiết) Hoạt động 1 - Tìm hiểu khái niệm về gia đình và các loại hình gia đình (1 tiết) 130 Hoạt động 2. Tìm hiểu vai trò và chức năng của gia đình (1 tiết) 130 Hoạt động 3- Tìm hiểu mối quan hệ trong gia đình, qui mô gia đình, chất lượng cuộc sống và những thay đổi đang diễn ra trong 132 các gia đình ở Việt Nam (1 tiết) 135 II. trường học (4 tiết) TS. Lê Văn 139 Hoạt động 1- Tìm hiểu vai trò, mục tiêu và nhiệm vụ của trường Trưởng 139 Tiểu học (1 tiết) Hoạt động 2. Tìm hiểu lớp học (1 tiết) 140 Hoạt động 3. Tìm hiểu nhiệm vụ của người giáo viên Tiểu học (1 142 tiết) Hoạt động 4. Tìm hiểu nhiệm vụ của HS Tiểu học (1 tiết) TS. Lê Văn 143 III. Quê hương (3 tiết) Trưởng 146 Hoạt động 1: Xác định đề cương tìm hiểu quê hương (1 tiết) 146 Hoạt động 2: Tìm hiểu quê hương (2 tiết hay 1 buổi) 148 Tiểu chủ đề 2 : lịch sử (10 tiết). TS. Hoàng 150 Hoạt động 1. Tìm hiểu buổi đầu dựng nước và giữ nước của dân Thanh Hải 150 tộc (1 tiết) Hoạt động 2. Tìm hiểu thời kỳ Bắc thuộc 154 Hoạt động 3. Tìm hiểu thời kỳ buổi đầu giành độc lập. (1 tiết.) 158 Hoạt động 4. Tìm hiểu về nước Đại Việt (1010-1858) (1,5 tiết) 161 170 Hoạt động 5. Tìm hiểu thời kì hơn 80 năm kháng chiến Chống thực dân Pháp (1858-1945) (1 tiết ). 173 Hoạt động 6: Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Pháp 176 Hoạt động 7. Tìm hiểu về cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước (1954-1975) .1tiết 180 Hoạt động 8. Tìm hiểu thời kỳ cả nước đi lên chủ nghĩa xã hội Từ 1975 đến nay (1 tiết). Hoạt động 9: Tìm hiểu về Lịch sử địa phương 181
  7. TIỂU MÔ ĐUN MCD - 9A.2: PPDH MÔN TỰ NHIÊN VÀ XÃ HỘI , KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ Ở TIỂU HỌC. I.MỤC TIÊU: Bằng tự học, qua thảo luận nhóm và sự hướng dẫn của giảng viên, SV đạt được những mục tiêu sau: 1. Về kiến thức : - Phân tích được nội dung chương trình, cấu trúc SGK, SGV, môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học . - Xác định được một số phương pháp đặc trưng, hình thức tổ chức dạy học, cách đánh giá môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. 2. Về kĩ năng : - Lựa chọn và sử dụng các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học nhằm phát triển năng lực HS trong môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. - Lập kế hoạch bài học môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học theo hướng tích cực. - Sử dụng có hiệu quả và tự làm một số đồ dùng dạy học đơn giản phục vụ môn học. - Đánh giá kết quả học tập của HS theo định hướng mới 3. Về thái độ : - Có ý thức cập nhật phương pháp, hình thức dạy học mới và thường xuyên rèn luyện năng lực sư phạm. II. GIỚI THIỆU VỀ TIỂU MÔ ĐUN : Thời gian cần thiết để hoàn thành: 90 tiết Danh mục các chủ đề và tiểu chủ đề của tiểu mô đun. Tiểu Mô đun MCD - 9A2: PPDH TNXH, Khoa học, Lịch sử, Địa lí ở tiểu học. 90 tiết Tổng quan và mục tiêu chung Chủ đề 1: Những vấn đề chung 30 Chủ đề 2: Hướng dẫn dạy học theo các chủ đề ở tiểu học 60 - Mối quan hệ giữa các tiểu mô đun Tiểu môđun 2 học sau tiểu môđun 1. III. TÀI LIỆU VÀ THIẾT BỊ ĐỂ THỰC HIỆN TIỂU MÔ ĐUN. 1. Một số tài liệu. - Lê Thị Thu Dinh, Bùi Phương Nga, Nguyễn Minh Phương, Nguyễn Anh Dũng: PPDH Tự nhiên - xã hội. NXB GD. Hà Nội. 1997. - Hồ Ngọc Đại. Giải pháp giáo dục. NXB GD. Hà Nội. 1991. - Đặng Văn Đức (chủ biên). PPDH địa lí. NXB GD. Hà Nội. 2000. 1 Bản thảo 17/4/2005
  8. - Nguyễn Thượng Giao. PPDH tự nhiên và xã hội. NXB GD. Hà Nội -1998. - Trần Bá Hoành. Dạy học theo phương pháp tích cực. Tài liệu bồi dưỡng GV. Hà Nội. 1998-2003. -Phan Ngọc Liên (chủ biên). Phương pháp dạy học lịch sử. NXB ĐHSP. 2003. 2. Một số thiết bị. - Băng hình: 7 trích đoạn băng hình minh hoạ (Kèm theo tài liệu hướng dẫn học tập): + Rèn luyện kỹ năng sử dụng bản đồ + Tổ chức cho HS tham quan (bảo tàng) + Thực hành sử dụng quả Địa cầu + Phương pháp đóng vai + Phương pháp kể chuyện trên lược đồ + Phương pháp quan sát + Phương pháp thí nghiệm - Các loại máy chiếu, bản trong... - Tiêu bản sinh vật, sa bàn lịch sử, bản đồ, dụng cụ thí nghiệm... IV. CÁC CHỮ VIẾT TẮT: GV: Giáo viên HS: Học sinh SGK: Sách giáo khoa SGV: Sách giáo viên SV: Sinh viên TN-XH: Tự nhiên và Xã hội 2 Bản thảo 17/4/2005
  9. Chủ đề 1: NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG ( 30 tiết). Tiểu chủ đề 1: MỤC TIÊU, NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH, CẤU TRÚC SGK, SGV MÔN TN -XH, KHOA HỌC, LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ (6 tiết). Tiểu chủ đề này cung cấp cho người học nội dung cơ bản của chương trình, cấu trúc SGK, SGV các môn TN-XH, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. Đây là cơ sở để SV xác định và vận dụng tốt các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học các chủ đề. HOẠT ĐỘNG 1: TÌM HIỂU MỤC TIÊU VÀ NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH MÔN TN -XH (1tiết) Thông tin cho hoạt động 1. 1. Mục tiêu của chương trình. TN-XH là một môn học quan trọng trong chương trình tiểu học. Môn học này có mục tiêu chung là: Về kiến thức: Giúp HS lĩnh hội một số tri thức ban đầu và thiết thực về: - Một số sự vật, hiện tượng tự nhiên tiêu biểu trong môi trường sống và mối quan hệ giữa chúng trong tự nhiên (giới vô sinh: đất, đá, nước...; giới hữu sinh: thực vật, động vật và con người...), trong đời sống và sản xuất. - Một số sự kiện, hiện tượng xã hội tiêu biểu (gia đình, nhà trường, lịch sử, quê hương, đất nước, các nước trên thế giới...) và mối quan hệ giữa chúng trong môi trường sống hiện tại. Về kĩ năng. Hình thành và phát triển ở HS các kĩ năng: - Quan sát, mô tả, thảo luận, thí nghiệm, thực hành... - Phân tích, so sánh và đánh giá một số mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng, sự kiện trong tự nhiên, con người và xã hội. - Vận dụng một số tri thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. Về thái độ: Khơi dậy và bồi dưỡng tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước, con người; hình thành thái độ quan tâm tới bản thân, gia đình, cộng đồng và môi trường sống. 2. Nội dung của chương trình: Chương trình môn TN-XH được sử dụng trong toàn quốc từ năm 1996 và hoàn chỉnh dần đến Chương trình Tiểu học năm 2000. Nội dung của chương trình được chia thành 2 giai đoạn: 2.1.Giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3), gồm 3 chủ đề: - Con người và sức khỏe. 3 Bản thảo 17/4/2005
  10. - Xã hội. - Tự nhiên. 2.2. Giai đoạn 2 ( các lớp 4, 5), có 2 môn học: Khoa học, Lịch sử và Địa lí. - Môn Khoa học gồm 4 chủ đề: + Con người và sức khỏe (lớp 4, 5). + Vật chất và năng lượng (lớp 4, 5). + Thực vật và động vật (lớp 4, 5). + Môi trường và tài nguyên thiên nhiên (lớp 5). - Môn Lịch sử và Địa lí gồm 2 chủ đề chính như tên gọi của môn học (SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 còn có thêm phần Mở đầu). 3. Đặc điểm chung của chương trình môn Tự nhiên –Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí. 3.1. Các chương trình được xây dựng theo quan điểm tích hợp. Thể hiện ở ba điểm chính: a) Các chương trình xem xét Tự nhiên – Con người – Xã hội trong một thể thống nhất, có quan hệ qua lại và tác động lẫn nhau. b) Kiến thức trong các chương trình là kết quả của việc tích hợp kiến thức của nhiều ngành như: Sinh học, Vật lí, Hóa học, Y học, Địa lí, Lịch sử, Môi trường, Dân số. c) Tùy theo trình độ nhận thức của HS ở từng giai đoạn của giáo dục tiểu học, chương trình có cấu trúc phù hợp: * Giai đoạn 1 (các lớp 1, 2, 3). Ở giai đoạn này, nhận thức của các em thiên về tri giác trực tiếp đối tượng mang tính tổng thể, khả năng phân tích chưa cao, khó nhận ra mối quan hệ giữa các sự vật, hiện tượng. Vì vậy, chương trình mỗi lớp có cấu trúc dưới dạng các chủ đề theo quan điểm tích hợp. * Giai đoạn 2 (các lớp 4, 5). Ở giai đoạn này, khả năng phân tích và tư duy trừu tượng của HS tiểu học phát triển hơn, thay thế một phần cho tri giác mang tính tổng thể và trực giác. Vì vậy, chương trình được cấu trúc theo các môn học tích hợp: Khoa học, Lịch sử và Địa lí. Như vậy, so với giai đoạn 1, mức độ tích hợp ở giai đoạn 2 đã giảm đi, các môn học dần dần có xu hướng tách riêng, làm cơ sở cho HS tiếp tục học tập các môn học ở các lớp trên (Trung học cơ sở và Trung học phổ thông). 3.2. Chương trình có cấu trúc đồng tâm và phát triển dần qua các lớp. Cấu trúc đồng tâm của chương trình thể hiện: các chủ đề chính được lặp lại sau mỗi lớp của cấp học và được phát triển hơn. Các kiến thức trong mỗi chủ đề được nâng cao dần, từ cụ thể đến trừu tượng, từ gần đến xa, từ dễ đến khó, tăng dần mức độ phức tạp, khái quát, tạo điều kiện để HS dễ thu nhận kiến thức . 3.3. Chương trình chú ý tới những vốn sống, vốn hiểu biết của HS trong việc tham gia xây dựng các bài học. 4 Bản thảo 17/4/2005
  11. Ngày nay, sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, giúp HS trước khi tới trường đã có những hiểu biết nhất định về thiên nhiên, con người và xã hội. Các nguồn thông tin về thiên nhiên, con người và xã hội gần gũi, bao quanh HS ngày càng nhiều và càng dễ tiếp nhận. Vì vậy, bằng những PPDH tích cực, dưới sự hướng dẫn của GV, HS có khả năng tự phát hiện kiến thức và áp dụng kiến thức vào cuộc sống. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1 : Làm việc cá nhân. SV đọc các tài liệu: - Chương trình môn TN-XH năm 2000, trang 49-65 . - Nguyễn Thượng Giao: Giáo trình PPDH tự nhiên và xã hội, NXB GD, Hà Nội,1998. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm. Các nhóm trao đổi về những vấn đề: - Mục tiêu chương trình môn TN - XH (về kiến thức, kỹ năng và thái độ). - Nội dung chính của chương trình môn TN-XH. - Quan điểm tích hợp trong việc xây dựng chương trình TN-XH ở tiểu học. Nhiệm vụ 3: Đại diện các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, GV kết luận. Đánh giá hoạt động 1. 1. So sánh nội dung chương trình môn TN-XH các lớp 1, 2, 3 và chương trình Khoa học, Lịch sử và Địa lí các lớp 4, 5. 2. Trình bày những biểu hiện của quan điểm tích hợp trong môn TN-XH. HOẠT ĐỘNG 2 : TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN TN-XH LỚP 1, 2, 3 (2tiết) Thông tin cho hoạt động 2. 1. Quan điểm xây dựng chương trình TN-XH các lớp 1, 2, 3. 1.1. Dựa vào quan điểm hệ thống Tuy phát triển theo những quy luật riêng nhưng tự nhiên - con người –xã hội là một thể thống nhất, giữa chúng có mối quan hệ qua lại, tác động lẫn nhau, trong đó con người là yếu tố trung tâm. Quan điểm này được thể hiện trong chương trình qua các yêu cầu: - HS có những hiểu biết ban đầu về con người ở các khía cạnh: + Khía cạnh sinh học: sơ lược về cấu tạo, vai trò và sự hoạt động của các cơ quan trong cơ thể. + Khía cạnh nhân văn: tình cảm đối với những người trong gia đình, bạn bè, xóm giềng và với thiên nhiên… 5 Bản thảo 17/4/2005
  12. + Khía cạnh sức khoẻ: giữ vệ sinh thân thể, môi trường sống xung quanh, phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. - HS có những hiểu biết ban đầu về xã hội trong phạm vi các hoạt động của con người ở gia đình, trường học và cộng đồng nơi HS sống. - HS có những hiểu biết ban đầu về thế giới tự nhiên qua việc tìm hiểu một số thực vật, động vật và vai trò của chúng đối với con người, một số hiện tượng tự nhiên (nắng, mưa, gió, bão, ngày đêm, các mùa…) 1.2. Gần với địa phương: Môn Tự nhiên và Xã hội được dạy trong khung cảnh thực, nhằm giúp HS có những hiểu biết ban đầu về bản thân, gia đình, trường học, về cảnh quan tự nhiên và hoạt động của con người ở địa phương các em sinh sống. GV có thể áp dụng linh hoạt các nội dung trong SGK qua tình huống thực tế để đáp ứng các nhu cầu học tập cụ thể của HS. Đặc biệt đối với nội dung giáo dục sức khoẻ, GV cần đưa những kiến thức gắn liền với những điều kiện, hoàn cảnh của địa phương vào bài học, giúp HS có thể áp dụng những kiến thức đã học vào việc thay đổi hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản thân. - Nội dung lựa chọn thiết thực, gần gũi và có ý nghĩa đối với HS, giúp các em dễ thích ứng với cuộc sống hàng ngày. - Tăng cường tổ chức cho HS quan sát, thực hành để tìm tòi phát hiện ra kiến thức và biết cách thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ cá nhân, gia đình và cộng đồng. 2. Mục tiêu chương trình TN-XH các lớp 1, 2, 3. Môn Tự nhiên và Xã hội ở các lớp 1, 2, 3 nhằm giúp HS: 2.1. Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: - Con người và sức khoẻ (cơ thể người, cách giữ vệ sinh cơ thể và phòng tránh bệnh tật, tai nạn). - Một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội xung quanh. 2.2. Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: - Tự chăm sóc sức khoẻ cho bản thân, ứng xử và đưa ra quyết định hợp lí trong đời sống để phòng tránh một số bệnh tật và tai nạn. - Quan sát, nhận xét, nêu thắc mắc, đặt câu hỏi, diễn đạt những hiểu biết của mình (bằng lời nói hoặc hình vẽ) về các sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên và xã hội. 2.3. Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và hành vi: - Có ý thức thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Yêu thiên nhiên, gia đình, trường học, quê hương. 3. Cấu trúc và nội dung của chương trình Chương trình Tự nhiên và Xã hội 1, 2, 3 gồm 3 chủ đề lớn, được phát triển đồng tâm và mở rộng dần theo nguyên tắc từ gần đến xa, từ đơn giản đến phức tạp. Ba chủ đề đó bao gồm những nội dung chính như sau: - Con người và sức khoẻ: các cơ quan trong cơ thể, cách giữ vệ sinh thân thể, cách ăn, ở, nghỉ ngơi vui chơi điều độ và an toàn, phòng tránh bệnh tật. Thực hành chăm sóc răng miệng, đầu tóc, rửa tay, chân … 6 Bản thảo 17/4/2005
  13. - Xã hội: các thành viên và các mối quan hệ của các thành viên đó trong gia đình, lớp học và nhà trường ; cảnh quan tự nhiên và hoạt động của con người ở địa phương nơi HS sống. - Tự nhiên: đặc điểm cấu tạo và môi trường sống của một số cây, con phổ biến; ích lợi hoặc tác hại của chúng đối với con người. Một số hiện tượng tự nhiên (thời tiết, ngày, đêm, các mùa …); sơ lược về Mặt Trời, Mặt Trăng, sao và Trái Đất. - Trong từng nội dung, chương trình đã chú ý “giảm tải”. “Giảm tải” được hiểu theo nghĩa giảm những khái niệm khoa học chưa phù hợp với trình độ nhận thức của HS. - Chương trình chú ý tăng tính thực hành và được xây dựng theo phương án “mở”. Ví dụ: Chương trình đã có các bài thực hành riêng và các yêu cầu thực hành ngay ở mỗi bài học. Nhiều câu hỏi, bài tập trong bài thường yêu cầu HS phát hiện, vận dụng kiến thức. Như vậy, GV phải chú ý tới trình độ HS, những điều kiện thực tế về địa phương mình để hướng dẫn HS học tập mà vẫn đảm bảo được mục tiêu của bài học. 4. Sách giáo khoa. 4.1. Cấu trúc nội dung. SGK Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 gồm ba chủ đề với số lượng các bài học, được thể hiện trong bảng: Chủ đề Con người Số bài Xã hội Số bài Tự nhiên ôn tập, và sức khỏe học mới SGK kiểm tra SGK lớp 1 10 11 14 32 3 SGK lớp 2 10 13 12 31 4 SGK lớp 3 18 21 31 63 7 4.2. Cách trình bày SGK môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 có một số đặc điểm được thể hiện cụ thể trong bảng : Đặc điểm Ưu điểm 1. Khổ sách :17 cm x 24 cm - Tăng kênh hình, tăng cỡ chữ. - Thu gọn bài học trong 2 trang mở, thuận lợi để in những bức tranh to, mang tính tổng thể. 2. Cách trình bày chung của cuốn sách Tạo điều kiện cho 2.1. Kênh hình GV tổ chức các hoạt - Hình ảnh phong phú, bao gồm ảnh chụp và hình vẽ. động học tập, giúp 7 Bản thảo 17/4/2005
  14. - Kênh hình làm nhiệm vụ kép: HS tự khám phá, tự + Đóng vai trò cung cấp thông tin, là nguồn tri thức cho HS phát hiện tìm tòi được học tập. kiến thức mới, hướng + Đóng vai trò chỉ dẫn các hoạt động học tập thông qua từ 4 HS tới việc liên hệ đến 6 kí hiệu (tùy theo mỗi lớp, ): với đời sống thực tế. * “Kính lúp”: Quan sát và trả lời câu hỏi. * “Dấu chấm hỏi”: Liên hệ thực tế và trả lời. * “Cái kéo và quả đấm”: Trò chơi học tập. * “Bút chì”: Vẽ. * “Ống nhòm”: Thực hành. * “Bóng đèn toả sáng”: Bạn cần biết. (Các kí hiệu chỉ dẫn học tập tăng dần từ lớp 1 đến lớp 3, cụ thể: lớp 3 có cả 6 kí hiệu trên; lớp 2 bớt kí hiệu “bóng đèn toả sáng” và lớp 1 bớt kí hiệu “ống nhòm”.) 2.2. Kênh chữ - Các câu hỏi, các lệnh yêu cầu HS làm việc, trả lời câu hỏi. - Chú thích ở một số hình. - Phần kiến thức HS cần biết được thể hiện ở kí hiệu “Bóng đèn toả sáng”. 3. Cách trình bày chủ đề - Giúp cho HS dễ tìm - Có một trang riêng giới thiệu chủ đề bằng hình ảnh thể hiện bài học, lưu ý GV nội dung cốt lõi của chủ đề. trong việc lựa chọn - Mỗi chủ đề được phân biệt bằng: PPDH cho phù hợp + Một dải màu khác nhau, theo thứ tự từ chủ đề 1 đến chủ đề với chủ đề. 3 là: hồng, xanh lá cây. xanh da trời. + Mỗi một chủ đề có một hình ảnh khác nhau theo thứ tự là: Cậu bé, Cô bé, Mặt Trời. 4. Cách trình bày bài học - Trình bày trình tự - Mỗi bài học được trình bày gọn trong 2 trang mở liền nhau các hoạt động trong 2 để HS tiện theo dõi. trang mở, giúp cho - Cấu trúc một bài linh hoạt hơn: HS dễ dàng có cái + Có thể bắt đầu bằng việc yêu cầu HS làm thực hành hoặc nhìn hệ thống toàn liên hệ thực tế rồi mới quan sát các hình ảnh trong SGK để bài. phát hiện những kiến thức mới. - Cấu trúc bài học + Có thể bắt đầu bằng việc HS quan sát tranh ảnh trong linh hoạt tạo điều SGK hay quan sát ngoài thiên nhiên, học ngoài hiện trường để kiện cho GV có thể tìm ra những kiến thức mới rồi tới những câu hỏi nhằm áp sáng tạo sử dụng các dụng những điều đã học vào thực tế cuộc sống. PPDH và hình thức + Kết thúc bài học thường là trò chơi hay giao nhiệm vụ cho dạy học phù hợp với HS sưu tầm các tranh ảnh, mẫu vật để làm phong phú thêm điều kiện địa phương, 8 Bản thảo 17/4/2005
  15. những kiến thức HS đã học trên lớp. trình độ HS nhưng - Ngôn ngữ giao tiếp trong SGK cũng có đổi mới. Cuốn sách vẫn đảm bảo mục tiêu được coi là người bạn của HS. Vì vậy, cách xưng hô với người bài học. học là “bạn”. Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1 : Làm việc cá nhân. SV đọc các tài liệu sau : - Phần thông tin cho hoạt đông 1. - Chương trình môn TN -XH (trang49-53, chương trình tiểu học mới ) - Sách GV môn TN-XH các lớp1, 2, 3. - SGK môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1, 2, 3. Chú ý những vấn đề: - Phân biệt các mảng màu ở mỗi chủ đề. - Nhận dạng các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập của HS. - Quan sát các hình ảnh trong SGK và nhận xét vai trò của kênh hình trong SGK - Tìm hiểu các câu hỏi, các lệnh, trò chơi...trong các bài ở từng lớp 1, 2, 3. Nhiệm vụ 2 : Thảo luận nhóm. Các nhóm thảo luận, ghi chép ý kiến về những vấn đề sau : - Liệt kê mục tiêu chương trình môn TN -XH mới (về kiến thức, kỹ năng và thái độ). - Hệ thống hoá nội dung chương trình môn TN -XH lớp 1,2,3 theo bảng sau : TT Chủ đề Lớp 1 Lớp 2 Lớp 3 1 Con người & ………………….. ………………….. ………………….. sức khoẻ ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. 2 Xã hội ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. 3 Tự nhiên ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. ………………….. - Nội dung SGK môn Tự nhiên và Xã hội được cấu trúc thành những chủ đề nào ? - Mỗi chủ đề ở mỗi lớp có bao nhiêu bài ? - Nêu cách trình bày một bài học. Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì ? 9 Bản thảo 17/4/2005
  16. Nhiệm vụ 3 : Làm việc cả lớp - Đại diện các nhóm trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của SV. Đánh giá 1: Làm rõ sự mở rộng dần kiến thức qua so sánh chủ đề Xã hội trong SGK TN-XH các lớp 2, 3. 2: Nêu những mạch nội dung chính trong từng chủ đề của môn TN-XH. 3: Hãy điền chữ G (giống nhau) và chữ K (khác nhau) vào trước các câu dưới đây cho phù hợp. SGK môn Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 giống và khác nhau ở những điểm nào ? … a) Khổ sách … b) Cách trình bày chủ đề … c)Tỉ lệ giữa kênh chữ và kênh hình … d) Cách trình bày một bài học … đ) Số lượng các ký hiệu chỉ dẫn các hoạt động học tập … e) Ngôn ngữ giao tiếp trong SGK HOẠT ĐỘNG 3 : TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN KHOA HỌC LỚP 4,5 (1 tiết) Thông tin cho hoạt động 3 1. Quan điểm xây dựng chương trình 1.1. Chương trình lấy các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ trong tự nhiên làm yếu tố cốt lõi. Bởi vậy, việc tổ chứccho HS học tập phải đảm bảo: - Tạo điều kiện cho HS tiếp cận với thiên nhiên. - Hướng dẫn HS quan sát và thực nghiệm có mục đích, có ý thức. - Bước đầu bồi dưỡng cho HS quan điểm và phương pháp tư duy khoa học . 1.2. Tích hợp nội dung giáo dục sức khoẻ với nội dung khoa học; chú trọng kĩ năng thực hành, nhằm giúp các em không chỉ có kiến thức về dinh dưỡng, vệ sinh cơ thể, bảo vệ môi trường sống và phòng ngừa bệnh tật mà còn biết thực hiện những hành vi có lợi cho sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. 1.3. Gắn liền những kiến thức khoa học với thực tiễn đời sống xã hội ở địa phương. Cụ thể là: - Khai thác kinh nghiệm sống của HS, của gia đình và cộng đồng. - Dành thời gian hợp lí cho các bài học những nội dung liên quan trực tiếp đến các vấn đề của địa phương (tài nguyên, môi trường, nghề nghiệp,…). 2. Mục tiêu 10 Bản thảo 17/4/2005
  17. 1.1. Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: - Sự trao đẩt chất, nhu cầu dinh dưỡng và sự lớn lên của cơ thể người; cách phòng tránh một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm. - Sự trao đổi chất, sự sinh sản của động vật và thực vật. - Đặc điểm và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. 1.2. Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: - Ứng xử phù hợp với các vấn đề về sức khoẻ của bản thân, gia đình và cộng đồng. - Quan sát và làm một số thí nghiệm, thực hành khoa học đơn giản gần gũi với đời sống, sản xuất. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập, biết tìm thông tin để giải đáp. - Diễn đạt những hiểu biết bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ… - Phân tích, so sánh, rút ra những dấu hiệu chung và riêng của một số sự vật, hiện tượng đơn giản trong tự nhiên. 1.3. Hình thành và phát triển ở HS những thái độ và thói quen: - Tự giác thực hiện các quy tắc giữ vệ sinh, an toàn cho bản thân, gia đình và cộng đồng. - Ham hiểu biết khoa học, có ý thức vận dụng những kiến thức đã học vào đời sống. - Yêu thiên nhiên, con người, đất nước, yêu cái đẹp; có ý thức và hành vi bảo vệ môi trường xung quanh. 3. Cấu trúc của chương trình Chương trình môn Khoa học gồm các chủ đề sau: - Con người và sức khoẻ: Sự trao đổi chất, nhu cầu các chất dinh dưỡng của cơ thể người; sự sinh sản, sự lớn lên và phát triển ở cơ thể người; Cách phòng chống một số bệnh thông thường và bệnh truyền nhiễm; Cách sử dụng thuốc an toàn. - Vật chất và năng lượng: Tính chất và ứng dụng của một số chất, một số vật liệu và dạng năng lượng thường gặp trong đời sống và sản xuất. - Thực vật và động vật: Sự trao đổi chất và sự sinh sản của cây xanh và một số động vật. - Môi trường và tài nguyên thiên nhiên: Ảnh hưởng qua lại giữa con người và môi trường; Một số biện pháp bảo vệ môi trường tự nhiên. 4. Sách giáo khoa. 4.1. Cấu trúc nội dung SGK môn Khoa học các lớp 4,5 gồm các chủ đề với số lượng các bài học được phân phối ở bảng sau: Con người Vật chất Môi trường Các chủ đề Thực vật Số bài và năng và tài Số bài và sức và động ôn tập, SGK các lớp nguyên học mới khỏe lượng vật kiểm tra thiên nhiên Lớp 4 19 37 14 0 60 10 11 Bản thảo 17/4/2005
  18. Lớp 5 21 25 11 9 61 9 4.2. Cách trình bày SGK môn Khoa học lớp 4, 5 về hình thức có một số đặc điểm tương tự như SGK Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 (khổ sách, kênh hình, cách trình bày bài học...). Tuy nhiên, do những đặc điểm riêng của môn học, có một số điểm khác là: - Số lượng kênh hình trong mỗi bài học giảm đi, kênh chữ được gia tăng hơn. Phần cung cấp thông tin cho HS trong mục “Bạn cần biết” bổ sung một nguồn thông tin quan trọng thay thế cho số lượng kênh hình bị giảm đi. - Các lệnh trong bài đòi hỏi HS phải làm việc từ những kiến thức thực tế, thí nghiệm, thực hành nhiều hơn. - Các hoạt động để tìm tòi, phát hiện tri thức mới được định hướng rõ ràng hơn và thường theo thứ tự: Khám phá J Nhận biết JVận dụng . Nhiệm vụ. Nhiệm vụ 1 : Làm việc cá nhân: 1. SV đọc các tài liệu sau : - Phần thông tin cho hoạt động 3. - Chương trình môn Khoa học ( Trang 54-57, chương trình tiểu học mới ). - SGV môn Khoa học các lớp 4, 5. 2. SV đọc SGK môn Khoa học các lớp 4, 5, tìm hiểu và so sánh với SGK Tự nhiên và Xã hội các lớp 1, 2, 3 về các vấn đề: - Các kí hiệu chỉ dẫn hoạt động học tập của HS. - Vai trò của kênh hình, kênh chữ trong SGK. - Các câu hỏi, các lệnh, trò chơi...trong các bài học ở lớp 4, 5. Nhiệm vụ 2 : SV ghi chép ý kiến cá nhân về những vấn đề sau : - Liệt kê mục tiêu chương trình môn Khoa học mới (Về kiến thức, kỹ năng và thái độ). - Hệ thống hoá nội dung chương trình môn Khoa học mới ở lớp 4, lớp 5 theo bảng : TT Lớp 4 5 Chủ đề 1 Con người và sức khoẻ ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… 2 Vật chất và năng lượng ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… 12 Bản thảo 17/4/2005
  19. ………………………… ………………………… 3 Thực vật và động vật ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… 4 Môi trường và tài nguyên ………………………… ………………………… ………………………… ………………………… - Nêu cách trình bày một bài học. Cách trình bày như vậy có ưu điểm gì ? Nhiệm vụ 3 : Làm việc cả lớp - Một số SV trình bày ý kiến trước lớp. - GV nhận xét và hoàn thiện phần trả lời của SV. Đánh giá 1. Đánh dấu x vào trước những ý đúng. Chủ đề nào của môn Tự nhiên và Xã hội được tiếp tục phát triển trong môn Khoa học ? … a) Con người và sức khoẻ … b) Xã hội. … c) Tự nhiên 2. Nội dung Giáo dục sức khoẻ được thể hiện như thế nào trong chương trình môn Khoa học? 3. Lấy ví dụ một bài học bất kỳ để chứng minh cho trình tự các hoạt động học tập: Khám phá J Nhận biết JVận dụng . HOẠT ĐỘNG 4 : TÌM HIỂU CHƯƠNG TRÌNH VÀ SÁCH GIÁO KHOA MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ LỚP 4,5 (1tiết) Thông tin cho hoạt động 4 1. Quan điểm xây dựng chương trình. 1.1. Chương trình chọn yếu tố cốt lõi là hoạt động của con người và những thành tựu của hoạt động đó trong không gian và thời gian. Vì vậy, chương trình gồm hai phần cơ bản sau: - Thời gian và tiến trình lịch sử dân tộc: những hiểu biết cơ bản, ban đầu về một số sự kiện, hiện tượng và những nhân vật lịch sử điển hình, một số thành tựu văn hoá tiêu biểu đánh dấu sự phát triển của lịch sử dân tộc (phần Lịch sử). 13 Bản thảo 17/4/2005
  20. - Không gian với những điều kiện và hoạt động chủ yếu của con người hiện nay: những hiểu biết ban đầu, cơ bản về dân cư, điều kiện sống, các hoạt động kinh tế, văn hoá của địa phương, đất nước Việt Nam và một vài đặc điểm tiêu biểu của một số quốc gia, châu lục trên thế giới (phần Địa lí). 1.2. Gắn với địa phương: Chương trình dành khoảng 10-15% tổng số thời gian học cho nội dung tìm hiểu địa phương. Những nội dung này có thể thực hiện như sau: - Với những bài học Lịch sử, Địa lí có nội dung phản ánh những đặc trưng của địa phương, nên dành thời gian cho HS tìm hiểu, liên hệ thực tế kĩ hơn so với HS ở nơi khác. - Tạo điều kiện cho HS đi tham quan một hoặc hai địa điểm ở địa phương để HS có thể thu được những thông tin cần thiết cho bài học Lịch sử và Địa lí. Trường hợp GV không thể đưa HS đi tham quan, nên mời người có am hiểu lĩnh vực kiến thức liên quan đến nội dung bài học nói chuyện với HS. 2. Mục tiêu của chương trình. 2.1. Cung cấp cho HS một số kiến thức cơ bản ban đầu và thiết thực về: - Các sự kiện, hiện tượng, nhân vật lịch sử tiêu biểu tương đối có hệ thống theo dòng thời gian của lịch sử Việt Nam từ buổi đầu dựng nước cho tới nay. - Các sự vật, hiện tượng và các mối quan hệ địa lí đơn giản ở Việt Nam và một số quốc gia trên thế giới 2.2. Bước đầu hình thành và phát triển ở HS những kĩ năng: - Quan sát sự vật, hiện tượng, thu thập, tìm kiếm tư liệu lịch sử, địa lí từ các nguồn khác nhau. - Nêu thắc mắc, đặt câu hỏi trong quá trình học tập và chọn thông tin để giải đáp. - Nhận biết đúng các sự vật, sự kiện, hiện tượng lịch sử và địa lí. - Trình bày lại kết quả học tập bằng lời nói, bài viết, hình vẽ, sơ đồ … - Vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống. 2.3. Góp phần bồi dưỡng và phát triển ở HS những thái độ và thói quen. - Ham học hỏi, ham hiểu biết thế giới xung quanh các em. - Yêu thiên nhiên, con người, quê hương, đất nước. - Tôn trọng, bảo vệ cảnh quan thiên nhiên và văn hoá gần gũi với HS. 3. Cấu trúc của chương trình. Chương trình Lịch sử và Địa lí bao gồm 2 phần: Lich sử và Địa lí. Cấu trúc như vậy nhằm làm rõ đặc trưng của Lịch sử và Địa lí. Khi tiến hành bài học chương trình này, GV cần tăng cường kết hợp nội dung gần nhau của hai phần, có thể bằng nhiều cách: - Thay đổi thứ tự nội dung của một trong hai phần. Ví dụ: Nội dung “Bản đồ và cách sử dụng; bản đồ địa hình Việt Nam của phần Địa lí sẽ được học trước khi học phần Lịch sử. - Liên hệ những kiến thức gần nhau giữa hai phần. Ví dụ: Khi dạy học nội dung “ Thiên nhiên và hoạt động của con người ở vùng đồng bằng”, GV liên hệ với nội dung “Lý do nhà Lý dời đô ra Thăng Long”… 14 Bản thảo 17/4/2005


Page 2

YOMEDIA

Giáo trình "Phương pháp dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học" gồm có 2 chủ đề lớn và được chia thành 2 phần. Trong phần 1 sau đây sẽ trình bày đến bạn đọc chủ đề 1 với một số vấn đề chung về dạy học môn Tự nhiên và Xã hội, Khoa học, Lịch sử và Địa lí ở tiểu học. Mời bạn cùng tham khảo.

21-09-2015 1278 79

Download

Phương pháp dạy học kể chuyện trong dạy học khxh ở TH

Giấy phép Mạng Xã Hội số: 670/GP-BTTTT cấp ngày 30/11/2015 Copyright © 2009-2019 TaiLieu.VN. All rights reserved.