Phương pháp STAR trong phỏng vấn

Tin tức - Nguồn từ Internet

Khi làm trong ngành tuyển dụng , hẳn mỗi doanh nghiệp sẽ có được những công cụ để đánh giá về con người, kinh nghiệm và các mức độ phù hợp của ứng viên có phù hợp với công ty hay không. Ở vào vị trí tuyển dụng nên biết và sử dụng một trong nhiều công cụ tuyển dụng hiệu quả, trong đó có công cụ: STAR hoặc STARL.

Vậy công cụ STAR là gì? Đó chính là công cụ có thể giúp nhà tuyển dụng chỉ ra những câu hỏi để có sự hiểu biết về ứng viên. Kỹ thuật này còn có thể gọi với cái tên khác là STARL.

Trong đó STAR có nghĩa là:

S: Situation – Hoàn cảnh T: Task – Nhiệm vụ A: Action – hành động

R: Result – Kết quả

Mục tiêu chính của công cụ này đó chính là đưa ra cái nhìn đối với nhà tuyển dụng về hành vi ứng xử của một người trong quá khứ và dự báo hành vi trong tương lai của ứng viên. Công cụ STAR giúp chúng ta hướng ứng viên vào bài toán mà chúng ta cần họ giải hoặc là tìm hiểu xem họ đã giải những bài toán nào trong quá khứ. Do đó, chúng ta có 2 cách áp dụng khi sử dụng công cụ này.

Cách 1: Tìm hiểu những gì xảy ra trong quá khứ tức có nghĩa là chúng ta sẽ gợi ý cho ứng viên để họ đưa ra những bài toán họ đã gặp phải.

Chúng ta đưa ra những bài toán mà chúng ta cần trong công việc tương lai. Sau đó, chúng ta đưa ra những câu hỏi để tìm hiểu xem họ đã làm gì trong quá khứ và họ đã đạt được những thành tích gì. Tuy nhiên, khi áp dụng cách này, chúng ta cần phải áp dụng những kỹ thuật để chống nối dối và phải hiểu thật sự bên trong của mỗi ứng viên là gì. Một số kỹ thuật giúp nhà tuyển dụng phát hiện ra ứng viên của mình nói dối bao gồm: Phát hiện nói dối qua ngôn ngữ hình thể, trạng thái cảm xúc, cử chị giao tiếp khi bị kết tội, nội dung câu hỏi, Cách diễn đạt câu nói, trạng thái tâm lý, dấu hiệu tổng hợp.

Cách 2: Chúng ta sẽ chuẩn bị trước một số tình huống, yêu cầu, kết quả mong đợi và đưa cho ứng viên để họ giải ngay lúc đó.

Sau khi đưa cho họ những tình huống và kết quả mong đợi, chúng ta sẽ chấm điểm ngay sau khi ứng viên trả lời. Tuy nhiên, cách này sẽ khiến ứng viên trở nên thụ động hơn vì họ không biết chúng ta sẽ đưa ra tình huống gì, phụ thuộc vào chúng ta và không biết chúng ta phải mong đợi gì ở tình huống mà chúng ta đưa cho họ. Và những gì họ trả lời sẽ khá thật vì họ không hề có sự chuẩn bị trước. Tuy nhiên, trong một số tình huống áp lực, có thể nhiều ứng viên tài năng sẽ bị sàn lọc. Do đó, cũng rất cần những kỹ thuật khác để kiểm tra lại như kỹ thuật đánh giá sự đam mê.

 

Phương pháp STAR trong phỏng vấn

Nguồn ảnh: coonggu.com

Vậy, các câu hỏi cần đặt trong khi phỏng vấn theo công cụ này là như thế nào?

Cách 1:

·       S (Situation): Hãy kể về tình huống mà bạn đã từng gặp phải?

·       T (Task) : Những nhiệm vụ/ công việc mà bạn đã từng được yêu cầu trước đó?

·       A (Activity): Những công việc nào bạn đã từng làm?

·       R (Result): Mức độ thành công những công việc bạn đã làm đó là gì?

·       L (learn) : Từ đó, bạn đã rút ra được những bài học gì từ tình huống mà bạn đã gặp?

Cách 2:

·       S (Situation) : Chúng tôi có tình huống này…- nêu tình huống chuẩn bị

·       T( Task): Từ tình huống, nhiệm vụ của bạn là…

·       A (Activity): Nếu là bạn trong tình huống này thì bạn sẽ giải quyết như thế nào?

·       R (Result) : Và bạn dự đoán kết quả mà bạn mong muốn khi xử lý tình huống này ra sao?

Vậy chúng ta cần phải quan tâm điều gì ở mỗi chữ của công cụ STAR, lấy ví dụ cụ thể như sau:

·       S (Situation): Hãy xem xét, đánh giá xem ứng viên của bạn mới được tuyển dụng có làm được việc hay không? Ví dụ, nếu tuyển một nhân viên trợ lý hành chính làm việc bán thời gian thì anh/cô ta có quán xuyến được công việc trong một văn phòng có 10 nhân viên hay không? Nếu có thì tiếp tục. Nếu không thì dừng ở bước này. Cần phải có kỹ thuật phân tích lời nói dối và nói thật của ứng viên.

·       T (Task): Ở bước này, đưa một chức vụ cụ thể, một vị trí cụ thể để đánh giá. Ví dụ, ứng viên có khả năng trợ giúp bộ phân kế toán trong việc xuất hóa đơn và thu thập số liệu hay không, và hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao liên quan đến việc hỗ trợ hoạt động của văn phòng hay không Nếu có thì tiếp tục bước 3, nếu không thì dừng lại, nói lời tạm biệt với ứng viên.

·       A (Action): Nhân viên mới nói rằng trước đó đã làm công việc hành chính ở một văn phòng có mười nhân viên cũng như đã trợ giúp bộ phận kế toán xuất hóa đơn và thu thập số liệu, vậy anh/cô ta cũng có thể thay thế các tập tài liệu giấy bằng các tập tin lưu trên máy vi tính được chứ? Nếu câu trả lời là Có, tiếp tục bước thứ tư. Nếu câu trả lời là Không, cũng phải nói tạm biệt với ứng viên.

·       R (Result) : Nhân viên mới có thể hoàn thành những trách nhiệm chính của anh/cô ấy trong vòng 20 giờ hoặc ít hơn không? Anh/cô ta đã từng làm được điều này trước đó phải không? Nếu câu trả lời là Có, chào mừng anh/cô ta gia nhập đội ngũ nhân viên. Nếu câu trả lời là Không, không còn cách nào khác mà phải nói lời từ biệt và chào mừng ứng viên khác.

Hệ thống STAR chứng minh rằng thái độ và ứng xử, kinh nghiệm trong quá khứ của ứng viên sẽ dự báo thái độ ứng xử trong tương lai cũng như mức độ và khả năng hoàn thành, gặt hái được thành công trong công việc của ứng viên. Giúp nhà tuyển dụng đánh giá được một cái nhìn tổng quan về ứng viên của mình và có sự lựa chọn thích hợp nhất cho vị trí tuyển dụng.

Theo Timviecnhanh.com

Tìm hiểu thêm về

Dịch Vụ Hợp Thức Hóa Lao Động

Bạn gặp khó khăn để đưa ra câu trả lời ngắn gọn cho các câu hỏi phỏng vấn? Bạn không chắc chắn làm thế nào để chia sẻ thành tích của mình trong một cuộc phỏng vấn mà không có vẻ gì là khoe khoang?

Phương pháp trả lời phỏng vấn STAR có thể giúp ích cho bạn. Sử dụng phương pháp trả lời câu hỏi phỏng vấn này cho phép bạn cung cấp các ví dụ cụ thể hoặc bằng chứng rằng bạn có kinh nghiệm và kỹ năng cho công việc hiện tại.

Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Sử dụng kỹ thuật phỏng vấn STAR là “chìa khóa” chinh phục nhà tuyển dụng

STAR là viết tắt của (S) Tình huống, (T) Nhiệm vụ, (A) Hành động, (R) Kết quả. Sử dụng chiến lược này đặc biệt hữu ích để trả lời các câu hỏi tập trung vào năng lực, thường bắt đầu bằng các cụm từ như “Kể về một lần bạn…” và “Chia sẻ một ví dụ khi mà …”

Bài viết này sẽ mô tả chi tiết về kỹ thuật trả lời phỏng vấn STAR và ví dụ về cách sử dụng nó một cách hiệu quả. Hãy cùng JobsGO tìm hiểu về kỹ thuật này nhé.

1. Kỹ thuật STAR trong phỏng vấn là gì?

Phương pháp trả lời phỏng vấn STAR là cách trả lời các câu hỏi phỏng vấn hành vi. Các câu hỏi phỏng vấn về hành vi là những câu hỏi về cách bạn ứng xử trong những tình huống cụ thể. Nhà tuyển dụng thường dùng kỹ thuật này nhằm xác định các kỹ năng và phẩm chất của các ứng viên.

Một số ví dụ về câu hỏi hành vi:

  • Hãy kể cho tôi nghe về một lần bạn phải hoàn thành một nhiệm vụ được giao trong thời gian rất gấp.
  • Bạn sẽ làm gì khi một thành viên trong nhóm từ chối hoàn thành công việc được giao?
  • Nếu được giao một nhiệm vụ không nằm trong khả năng của mình, bạn sẽ làm gì?

Hiện nay, khá nhiều nhà tuyển dụng xây dựng câu hỏi phỏng vấn của họ dựa trên kỹ thuật STAR. Tuy nhiên, ứng viên cũng có thể sử dụng kỹ thuật phỏng vấn STAR để chuẩn bị cho các câu hỏi phỏng vấn hành vi và thể hiện được năng lực bản thân một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Bí quyết chọn trang phục trong buổi phỏng vấn  

2. Các bước trả lời câu hỏi phỏng vấn với kỹ thuật STAR

STAR là cụm từ viết tắt của bốn khái niệm chính. Mỗi khái niệm là một bước ứng viên có thể sử dụng để trả lời một câu hỏi phỏng vấn về hành vi. Bằng cách áp dụng lần lượt từng bước, ứng viên sẽ có thể cung cấp câu trả lời hoàn chỉnh. Các khái niệm trong từ viết tắt bao gồm:

Situation (Tình huống)

Đầu tiên, hãy mô tả bối cảnh mà bạn đã thực hiện một công việc hoặc đối mặt với một thách thức trong công việc. Ví dụ: bạn gặp khó khăn khi thực hiện một dự án nhóm, hoặc bạn có xung đột với đồng nghiệp. Tình huống này có thể được rút ra từ kinh nghiệm làm việc, vị trí tình nguyện hoặc bất kỳ sự kiện liên quan nào khác. Mô tả càng cụ thể càng tốt.

Task (Nhiệm vụ)

Tiếp theo, hãy mô tả trách nhiệm của bạn trong tình huống đó. Ví dụ như bạn phải giúp nhóm của mình hoàn thành một dự án trong thời hạn ngắn, giải quyết xung đột với đồng nghiệp hoặc đạt được mục tiêu bán hàng.

Action (Hành động)

Sau đó, bạn mô tả cách bạn đã hoàn thành nhiệm vụ hoặc nỗ lực để đáp ứng thách thức gặp phải trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Hãy tập trung vào những gì bạn đã làm, hơn là những gì nhóm, sếp hoặc đồng nghiệp của bạn đã làm. (Mẹo: Thay vì nói, “Chúng tôi đã làm abc”, hãy nói “Tôi đã làm abc.”)

Result (Kết quả):

Cuối cùng, giải thích kết quả được tạo ra bởi hành động của bạn. Sẽ rất hữu ích nếu bạn nhấn mạnh những gì bạn đã hoàn thành hoặc những gì bạn đã học được.

Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Trở thành “ngôi sao” trong cuộc phỏng vấn với kỹ thuật ” STAR” đỉnh cao

3. Cách chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn với kỹ thuật STAR

Vì bạn sẽ không biết trước những kỹ thuật phỏng vấn mà người phỏng vấn sẽ sử dụng, bạn nên chủ động chuẩn bị trước một số tình huống từ những công việc bạn đã đảm nhiệm.

Trước tiên, hãy lập danh sách các kỹ năng hoặc kinh nghiệm cần thiết cho công việc bạn đang ứng tuyển. Sau đó, hãy xem xét các ví dụ cụ thể về những dịp bạn thể hiện những kỹ năng đó trong quá khứ. Đối với mỗi ví dụ, hãy sắp xếp câu trả lời theo đúng 4 bước: tình huống (S), nhiệm vụ (T), hành động (A) và kết quả (R).

Dù bạn chọn tình huống nào, hãy đảm bảo rằng chúng liên quan chặt chẽ đến công việc bạn đang phỏng vấn và nhấn mạnh vào những kỹ năng cần thiết cho công việc đó. Bạn cũng có thể xem qua câu trả lời ví dụ bằng cách sử dụng kỹ thuật STAR dưới đây.

Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Phương pháp STAR trong phỏng vấn
Ví dụ cụ thể sử dụng kỹ thuật STAR trong cuộc phỏng vấn

Câu hỏi phỏng vấn:

Bạn sẽ làm gì khi một thành viên trong nhóm từ chối hoàn thành công việc được giao?

Câu trả lời ví dụ:

Khi có xung đột hoặc vấn đề trong nhóm, tôi luôn cố gắng hết sức để đứng lên hòa giải và dẫn dắt cả nhóm nếu cần. Tôi nghĩ kỹ năng giao tiếp của mình giúp tôi trở thành một nhà lãnh đạo và người điều hành hiệu quả.

Ví dụ, một lần, khi tôi đang thực hiện dự án nhóm, hai thành viên trong nhóm bị kéo vào một cuộc tranh cãi, cả hai đều từ chối hoàn thành phần việc của mình. Cả hai đều không hài lòng với khối lượng công việc được giao, vì vậy tôi đã sắp xếp một cuộc họp nhóm để chúng tôi phân bổ lại tất cả các nhiệm vụ giữa các thành viên. Điều này khiến mọi người hài lòng hơn với công việc và nâng cao hiệu quả làm việc, và dự án của chúng tôi cuối cùng đã thành công hơn mong đợi.

Xem thêm: 15 câu hỏi phỏng vấn tài chính ngân hàng và câu trả lời

Kết:

Câu hỏi tình huống là một cơ hội giúp bạn đạt được điểm cộng trong mắt nhà tuyển dụng, đặc biệt khi bạn có thể tận dụng nó nhằm thể hiện điểm mạnh cũng như kinh nghiệm của bản thân. Với kỹ thuật STAR, JobsGO chúc bạn sẽ tự tin hoàn thành tốt lần phỏng vấn tiếp theo!