Sung huyết tĩnh là gì

A- A+

Suy tim sung huyết là tình trạng trái tim suy yếu, làm giảm chức năng bơm máu, khiến tim không thể đáp ứng được đủ nhu cầu oxy của cơ thể. Đây được xem con đường chung cuối cùng của các bệnh lý về tim mạch như bệnh động mạch vành, cao huyết áp, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, dị tật tim bẩm sinh…

Suy tim sung huyết là gì?

Suy tim sung huyết hay còn gọi là suy tim mạn, suy tim ứ huyết, suy tim là bệnh lý mạn tính xảy ra khi tim hoạt động không còn hiệu quả, co bóp không đủ lượng máu đến các cơ quan và mô trong cơ thể.  

Theo vị trí thì suy tim sung huyết được chia thành suy tim trái, suy tim phải và suy tim toàn bộ:

- Suy tim trái là tình trạng tâm thất trái hoạt động kém hiệu quả khiến máu ứ lại tâm thất trái và máu từ phổi đổ về tâm nhĩ trái khó khăn hơn gây ứ máu tại phổi.

- Suy tim phải là tình trạng tâm thất phải hoạt động kém hiệu quả dẫn đến giảm bơm máu lên phổi, gây ứ máu tại tâm thất phải và cản trở máu trở về tim phải.

- Suy tim toàn bộ là tình trạng suy yếu chức năng ở cả tim phải và tim trái.

Triệu chứng của suy tim sung huyết

Dấu hiệu suy tim sung huyết thường gặp bao gồm khó thở, mệt mỏi, ho khan, phù do tim suy yếu, lượng máu bơm ra khỏi tim và lượng máu quay trở về từ các tĩnh mạch giảm sút (nhất là các tĩnh mạch chi dưới). Cụ thể như sau:

- Khó thở: thường tăng lên khi người bệnh nằm xuống, khiến người bệnh thường phải kê cao gối để ngủ.

- Mệt mỏi: do các bộ phận của cơ thể không được cung cấp đủ oxy để hoạt động, mệt mỏi tăng lên khi người bệnh làm việc gắng sức.

- Ho khan: ho từng tràng liên tục, thường ảnh hưởng tới giấc ngủ. Nếu ho khạc ra chất nhầy có bọt lẫn máu cần sớm đi khám bởi đó có thể là dấu hiệu của phù phổi cấp.

- Phù: ứ trệ dịch ở các bộ phận của cơ thể dẫn tới phù chi dưới với biểu hiện rõ nhất là sưng mắt cá chân, bàn chân. Nghiêm trọng hơn có thể gây phù gan, phù phổi cấp, suy thận…

- Đi tiểu thường xuyên vào ban đêm

Ngoài ra, một số người có thể gặp phải triệu chứng suy tim khác như tăng cân đột ngột, chán ăn, buồn nôn, đau ngực, chóng mặt, lú lẫn… Ban đầu các triệu chứng thường xuất hiện khi bạn gắng sức, theo thời gian tình trạng suy tim tiến triển nặng dần khiến các triệu chứng có thể xuất hiện ngay cả khi bạn nghỉ ngơi.

TPCN Ích Tâm Khang giúp hỗ trợ điều trị suy tim, giảm triệu chứng khó thở, mệt mỏi, ho, phù, làm chậm lại tiến trình suy tim và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Ích Tâm Khang là sản phẩm duy nhất có hiệu quả được kiểm chứng lâm sàng và được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế. Hãy gọi cho chúng tôi theo số 0983.103.844 để nhận được tư vấn

Sung huyết tĩnh là gì

Suy tim sung huyết là tình trạng suy giảm chức năng bơm máu của tim

Điều trị suy tim sung huyết

Mục tiêu trong điều trị Suy tim sung huyết là làm giảm triệu chứng, giảm tần suất nhập viện và kéo dài tuổi thọ cho người bệnh. Tùy thuộc vào mức độ bệnh và các triệu chứng mà người bệnh đang gặp phải, một số phương pháp điều trị suy tim sau đây có thể được thực hiện:

Thay đổi lối sống

Đây là biện pháp được áp dụng đầu tiên cho điều trị suy tim sung huyết ở mọi mức độ. Bạn có thể thực hiện lối sống khoa học bằng cách tập luyện thể dục thể thao đều đặn 30 phút mỗi ngày với các bài tập thể dục cho người suy tim. Kết hợp với chế độ ăn tăng cường chất xơ, hạn chế muối và các thức ăn có nhiều dầu mỡ; kiểm soát tốt cân nặng; tránh căng thẳng, làm việc quá sức.

Xem thêm: Chế độ ăn hợp lý nhất cho người bệnh suy tim

Sử dụng thuốc trị suy tim

Có rất nhiều nhóm thuốc có thể chỉ định cho người bệnh suy tim nhằm kiểm soát các triệu chứng bệnh. Trong đó, các thuốc điều trị suy tim thường dùng bao gồm:

- Thuốc lợi tiểu: nhằm loại bỏ bớt dịch dư thừa trong cơ thể.

- Thuốc trợ tim: giúp làm tăng khả năng co bóp của tế bào cơ tim.

- Thuốc hạ áp: nhóm chẹn kênh canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc chẹn beta, ức chế thụ thể Angio -tensin II…

Nếu mức độ suy tim của bạn đã trở nên trầm trọng, suy tim không đáp ứng với thuốc điều trị thì bác sĩ có thể chỉ định phẫu thuật để sửa chữa những tổn thương tại tim. Khi tim tổn thương nghiêm trọng mà không thể sửa chữa được thì ghép tim được xem là lựa chọn cuối cùng giúp kéo dài thời gian sống của người bệnh.

Suy tim sung huyết có thể gây ra nhiều ảnh hưởng tới sức khỏe của người bệnh, nhưng sự tiến bộ của y học hiện đại đã từng bước đưa người bệnh đến với nhiều giải pháp điều trị hiệu quả hơn. Rất nhiều người bệnh suy tim đã quản lý tốt bệnh của mình với giải pháp kết hợp giữa Đông và Tây y trong điều trị bằng cách sử dụng thêm những sản phẩm hỗ trợ. 

Trong đó nổi bật nhất là TPCN Ích Tâm Khang - sản phẩm đầu tiên và duy nhất có kiểm chứng lâm sàng bài bản chứng minh hiệu quả. Theo nghiên cứu này, Ích Tâm Khang cho hiệu quả làm giảm các triệu chứng suy tim (khó thở, mệt mỏi, ho, phù, đau thắt ngực, đánh trống ngực, hồi hộp) và giảm tần suất nhập viện vì suy tim tiến triển, giảm cholesterol máu. Kết quả nghiên cứu Ích Tâm Khang được đăng tải trên Tạp chí Quốc tế, đem lại sự thay đổi không nhỏ cho cuộc sống của người bệnh suy tim. 

Xem thêm: Nghiên cứu hiệu quả của Ích Tâm Khang với người bệnh tim mạch

Dưới đây là chia sẻ của một người bệnh suy tim độ 4 đã cải thiện được chức năng tim, hồi phục sức khỏe và trở lại với cuộc sống bình thường:

Anh Sơn (Việt Trì) chia sẻ kinh nghiệm điều trị suy tim độ 4 hiệu quả

Hy vọng với bài viết trên đây, bạn đã hiểu rõ hơn suy tim sung huyết là gì và có cho mình hướng điều trị phù hợp. Chỉ cần không bỏ cuộc và kiên trì với điều trị, bạn hoàn toàn có thể chung sống hòa bình với căn bệnh này!

Theo nguồn: medicinenet

*Thực phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Đáp ứng của sản phẩm nhanh hay chậm còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, cơ địa của mỗi người và sự kiên trì trong quá trình sử dụng

Rối loạn tuần hoàn và rối loạn cân bằng dịch có thể gây ra những tổn thương như: phù, sung huyết, xuất huyết, sốc và 3 tổn thương có liên hệ mật thiết với nhau là huyết khối, huyết tắc và nhồi máu. Các tổn thương này rất thường gặp và là nguyên nhân chính gây ra các tử vong, thí dụ như sốc tim, nhồi máu cơ tim, xuất huyết não, huyết tắc phổi...

PHÙ (EDEMA):

Định nghĩa

Là sự ứ đọng 1 lượng dịch bất thường trong mô kẽ gian bào hoặc trong khoang cơ thể.

Phân biệt 2 loại phù :

Phù viêm: do tăng tính thấm thành mạch. Dịch ứ đọng ở đây gọi là dịch xuất (exudate) hay còn gọi là dịch phù viêm, có hàm lượng protein cao ? 3g%, tỉ trọng > 1,020.

Phù không do viêm: do các thay đổi huyết động học, làm gia tăng lực đẩy dịch từ trong lòng mạch vào khoảng kẽ. Dịch ứ đọng gọi là dịch thấm (transudate), có hàm lượng protein thấp <3g%, tỉ trọng < 1,012. Đây là loại phù sẽ được đề cập dưới đây

Cả hai loại phù đều có thể ở dạng lan tỏa hay khu trú. Sự ứ đọng dịch khu trú trong các khoang màng phổi, bao tim và màng bụng được gọi là tràn dịch màng phổi, tràn dịch màng tim và tràn dịch màng bụng (còn gọi là cổ trướng).

Cơ chế bệnh sinh

Theo định luật Starling, sự trao đổi dịch giữa khoang kẽ và khoang trong lòng mạch chịu sự tác động của áp lực thủy tĩnh và áp lực thẩm thấu của cả hai khoang này, trong đó áp lực thủy tĩnh (ALTT) trong lòng mạch và áp lực thẩm thấu keo (ALTTK) của huyết tương giữ vai trò chính.

Ở đầu tiểu động mạch của hệ mao mạch, ALTT là 35 mmHg, giảm dần đến 12 - 15 mmHg tại đầu tiểu tĩnh mạch. Trái lại, ALTTK tại đầu tiểu động mạch là 20-25mmHg và chỉ tăng lên chút ít tại đầu tiểu tĩnh mạch do sự thoát dịch. Kết quả, dịch sẽ được đẩy từ lòng mạch vào mô kẽ ở phần mao mạch phía đầu động mạch sau đó phần lớn sẽ được hút trở lại ở phía đầu tĩnh mạch, một phần nhỏ sẽ được dẫn lưu vào các mạch bạch huyết. (Hình 1)

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 1: Cơ chế trao đổi dịch giữa khoang mạch và mô kẽ

Như vậy, phù không do viêm có thể xảy ra do các nguyên nhân sau:

Tăng ALTT trong lòng mạch.

Giảm ALTTK của huyết tương.

Giảm dẫn lưu vào mạch bạch huyết.

Tăng ALTT (hydrostatic pressure): có thể tăng cục bộ hoặc toàn bộ.

Áp lực thủy tĩnh tăng cục bộ: tĩnh mạch chi dưới bị tắc do huyết khối làm tăng áp lực thủy tĩnh, gây ra phù chi dưới. Xơ gan làm tăng áp lực thủy tĩnh trong tĩnh mạch cửa, gây ra tràn dịch màng bụng, còn gọi là cổ trướng. (Hình 2A)

Áp lực thủy tĩnh tăng toàn bộ: suy tim ứ huyết làm tăng áp lực thủy tĩnh trong toàn bộ hệ tĩnh mạch, gây ra phù phổi và toàn thân.

Giảm áp lực thẩm thấu keo của huyết tương (colloid osmotic pressure):

Áp lực thẩm thấu keo của huyết tương giảm khi nồng độ protein trong huyết tương giảm, gây ra phù toàn thân. Protein huyết tương giảm có thể do:

Tăng thất thoát: hội chứng thận hư.

Giảm tổng hợp: xơ gan, suy dinh dưỡng nặng thể Kwashiokor.

Tắc mạch bạch huyết: làm cản trở sự dẫn lưu dịch kẽ vào trong mạch bạch huyết, kết quả gây ra phù. Thí dụ:

Phù chân voi trong bệnh nhiễm giun chỉ (filiriasis), do giun chỉ gây tắc nghẽn mạch bạch huyết vùng bẹn. (Hình 2B)

Phù cánh tay do các hạch nách bị nạo bỏ trong phẫu thuật cắt điều trị ung thư vú.

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 2: Tràn dịch màng bụng và tràn dịch tinh mạc (A); Phù chân voi bên phải (B)

Hình thái tổn thương

Đại thể:

Mọi mô và cơ quan đều có thể bị phù nhưng thường gặp nhất ở 3 nơi: mô dưới da (thường ở chi dưới), phổi, não. Các tạng bị phù thường to, mềm và nặng hơn bình thường, mầu có thể nhạt hoặc đậm hơn bình thường; trên diện cắt thường có dịch phù chảy ra. Mô dưới da bị phù sẽ lõm xuống khi ấn ngón tay vào. (Hình 3 A, B)

Vi thể:

Mô kẽ bị phù có hình ảnh của 1 cấu trúc lỏng lẻo do ứ đọng dịch phù. Trong phù phổi, dịch phù làm dầy vách phế nang và thoát vào trong lòng các phế nang (Hình 3C). Trong phù não, dịch phù chen giữa các sợi thần kinh và quanh các mạch máu.

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 3: Đại thể và vi thể của phù mô dưới da chi dưới (A,B);

Phù phổi do suy tim, lòng phế nang ứ dịch phù mầu hồng (C).

SUNG HUYẾT

Định nghĩa

Là tình trạng gia tăng quá mức lượng máu chứa trong mô - cơ quan.

Hình thái tổn thương

Phân biệt 2 loại sung huyết

Sung huyết động (active hyperemia):

Là sự gia tăng quá mức lượng máu vào hệ thống mao mạch do sự giãn nở các động mạch và tiểu động mạch. Nguyên nhân của giãn nở này có thể do tác động của các chất trung gian hóa học (như trong viêm cấp tính) hoặc do kích thích thần kinh vận mạch. Sung huyết động sẽ làm tăng chuyển hóa tế bào tại chỗ dẫn đến sự tăng nhiệt độ, sung huyết động mức độ nặng có thể gây ra phù do ứ đọng dịch xuất thanh huyết. Vì vậy các mô - cơ quan bị sung huyết động sẽ có mầu đỏ rực, nóng và sưng.

Thí dụ: đỏ da trong viêm da, đỏ mặt mắc cỡ.

Sung huyết tĩnh (passive hyperemia= congestion):

Còn gọi là ứ huyết, là tình trạng ứ máu trong hệ mao mạch và các tiểu tĩnh mạch do sự dẫn lưu máu tĩnh mạch về tim bị cản trở.

Các mô - cơ quan bị sung huyết tĩnh có mầu đỏ xẫm do ứ máu nghèo oxy, sưng to do ứ đọng dịch thấm trong mô kẽ. Tình trạng thiếu oxy có thể dẫn đến hoại tử tế bào - mô.

Sung huyết tĩnh thường gặp nhất và có biểu hiện rõ rệt nhất tại phổi và gan.

Sung huyết tĩnh ở phổi: thường do suy tim trái, hẹp van 2 lá. Máu tĩnh mạch phổi về tim bị cản trở làm phổi bị sung huyết; phổi có mầu nâu xẫm, rắn. Dưới KHV, các mao mạch của vách phế nang giãn rộng, thường có tổn thương nội mô làm thoát hồng cầu vào lòng phế nang. Vì vậy trong lòng phế nang có các "tế bào suy tim" (heart failure cell) tức là các đại thực bào phế nang chứa nhiều sắc tố hemosiderin trong bào tương, kết quả của hoạt động phân hủy hemoglobin của hồng cầu được thực bào. (Hình 4)

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 4: A.Sung huyết tĩnh ở phổi kéo dài, lòng phế nang có các "tế bào suy tim" (mũi tên). B. Tế bào suy tim ở độ phóng đại lớn, bào tương ứ đầy hemosiderin.

Sung huyết tĩnh ở gan: thường do suy tim phải, làm cản trở sự dẫn lưu máu từ tĩnh mạch trên gan về tim. Kết quả gan sưng to, mầu đỏ xẫm; khi cắt ngang có hình ảnh "gan hạt cau" (Hình 5A), gồm các đám thẫm mầu (tương ứng với các trung tâm tiểu thùy bị ứ huyết hoại tử) xen kẽ với các đám nhạt mầu (tương ứng với các vùng tế bào gan còn bình thường hoặc thoái hóa mỡ). Dưới KHV, các xoang mao mạch gan giãn rộng do ứ huyết; do tình trạng thiếu oxy ở trung tâm tiểu thùy nặng hơn vùng quanh khoảng cửa nên các tế bào gan ở vùng trung tâm thường bị hoại tử trước trong khi các tế bào gan quanh khoảng cửa vẫn còn tương đối bình thường hoặc chỉ bị thoái hóa mỡ. (Hình 5B)

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 5: Hình ảnh "gan hạt cau" (A); trên vi thể, hoại tử tế bào gan ở quanh tĩnh mạch trung tâm tiểu thuỳ(*) nặng hơn vùng quanh khoảng cửa (mũi tên) (B)

XUẤT HUYẾT (HEMORRHAGE):

Định nghĩa

Là tình trạng máu toàn phần thoát ra ngoài lòng mạch.

Nguyên nhân

Các chấn thương gây đứt vỡ thành mạch.

Bệnh lý thành mạch: phình mạch, xơ vữa động mạch, viêm mạch máu.

Bệnh lý cầm máu - đông máu: các bệnh giảm tiểu cầu máu, bệnh ưa chảy máu.

Hình thái tổn thương

Phân biệt 2 loại xuất huyết:

Xuất huyết ngoại: máu chảy ra ngoài cơ thể theo các đường khác nhau: chảy máu mũi, xuất huyết tiêu hóa, chảy máu đường sinh dục, v.v.

Xuất huyết nội: máu thoát ra khỏi lòng mạch nhưng vẫn còn nằm trong cơ thể. Máu có thể tích tụ trong các khoang tự nhiên gây ra tràn máu màng tim, tràn máu màng phổi, tràn máu màng bụng, tràn máu bao khớp. Máu có thể xâm nhập vào các mô dưới da và niêm mạc; biểu hiện dưới nhiều dạng khác nhau như đốm xuất huyết, ban xuất huyết, bầm máu, ổ máu tụ (Hình 6).

Dưới KHV, biểu hiện của xuất huyết là sự hiện diện của hồng cầu bên ngoài mạch máu.

Hậu quả của xuất huyết:

Tùy thuộc số lượng máu bị mất, tốc độ xuất huyết và vị trí xuất huyết:

Thí dụ: xuất huyết nhanh và nhiều ( > 20% thể tích máu) có thể gây ra tình trạng sốc giảm thể tích và tử vong; cùng lượng máu mất nhưng xuất huyết trong não sẽ có hậu quả nặng hơn xuất huyết dưới da.

Sung huyết tĩnh là gì

Hình 6: Các đốm xuất huyết dưới niêm mạc ruột già do bệnh giảm tiểu cầu máu (A); xuất huyết dưới màng cứng do chấn thương sọ não (B).

Xem tiếp: Tổn thương huyết quản- huyết (P2)

Bệnh viện Nguyễn Tri Phương - Đa khoa Hạng I Thành phố Hồ Chí Minh

Sung huyết tĩnh là gì
  facebook.com/BVNTP

Sung huyết tĩnh là gì
  youtube.com/bvntp