Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Tình hình xuất nhập khẩu xăng dầu của Việt Nam

Việt Nam là nước nhập khẩu ròng dầu thô cũng như các sản phẩm xăng dầu. Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan, năm 2020, Việt Nam nhập khẩu 11,7 triệu tấn dầu thô, trị giá 3,8 tỷ USD. Cùng năm, Việt Nam xuất khẩu 4,7 triệu tấn dầu thô, thu về 1,6 tỷ USD. Như vậy, Việt Nam nhập siêu 7,1 triệu tấn dầu thô, với giá trị 2,2 tỷ USD.

Tương tự, nhập khẩu sản phẩm xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2020 là 8,3 triệu tấn (trị giá 3,3 tỷ USD), trong khi xuất khẩu 2,3 triệu tấn (0,98 tỷ USD), nhập siêu 2,3 tỷ USD.

Tổng cộng nhập siêu dầu thô và xăng dầu các loại của Việt Nam năm 2020 lên đến hơn 13 triệu tấn, giá trị là 4,5 tỷ USD.

Sáu tháng đầu năm (tính đến ngày 15/6), Việt Nam tiếp tục nhập siêu 2,7 triệu tấn dầu thô, 2,7 triệu tấn xăng dầu với giá trị tương ứng là 1,2 tỷ USD và 1,4 tỷ USD, đưa tổng nhập siêu dầu thô và xăng dầu lên 2,6 tỷ USD.

Tuy lượng dầu thô và xăng dầu nhập siêu tính đến 15/6 chỉ lần lượt là 38% và 45% lượng nhập siêu trong cả năm 2020 tính theo tấn, nhưng tính theo USD thì mức nhập siêu tương đương 52% và 61% của lượng nhập siêu năm 2020. Có sự khác biệt này do giá xăng dầu tăng mạnh nửa đầu năm nay.

Tác động tiêu cực

Là nước nhập khẩu ròng cả dầu thô và xăng dầu, nên kinh tế Việt Nam sẽ bị thiệt hại khi giá dầu thô tăng lên, bởi dầu thô là một trong những hàng hóa đầu vào cơ bản và quan trọng của nền kinh tế. Giá một hàng hóa nhập khẩu như dầu thô và xăng dầu gia tăng sẽ làm tăng chi phí đầu vào của nền kinh tế, làm gia tăng áp lực lên giá cả. Áp lực giá cả tăng, trong khi thu nhập không có triển vọng cải thiện đáng kể trong năm nay do đại dịch hoành hành, từ đó ảnh hưởng ngược trở lại đà tăng tăng trưởng GDP trong năm nay.

Mặt khác, giá nhập khẩu dầu thô và xăng dầu các loại tăng cũng góp phần làm tăng thâm hụt thương mại, từ đó gây áp lực lên tỷ giá VND/USD.

Tuy nhiên, mức độ tác động tiêu cực lên nền kinh tế Việt Nam có thể không thực sự lớn, bởi mức tăng tuyệt đối của nhập siêu dầu thô và xăng dầu trong năm nay sẽ không quá lớn, dự báo khoảng 5,7 tỷ USD.

So với con số tổng giá trị nhập siêu dầu thô và xăng dầu năm 2020 là 4,5 tỷ USD, có thể thấy, nếu giá dầu thô trong nửa năm còn lại không tăng quá mạnh so với dự báo (73,64 USD/thùng vào cuối năm 2021), thì mức tăng nhập siêu về dầu thô và xăng dầu năm 2021 so với năm 2020 cũng chỉ là 1,2 tỷ USD (5,7 tỷ USD - 4,5 tỷ USD).

Với con số 1,2 tỷ USD so với quy mô GDP khoảng 268 tỷ USD (năm 2020), tức chiếm chưa đến 0,5%, thì dù giá dầu thô có tăng mạnh trong năm nay cũng không tác động tiêu cực đáng kể lên kinh tế Việt Nam.

Tác động tích cực

Ở chiều ngược lại, giá dầu thô và xăng dầu tăng lại là một điều tốt cho thu ngân sách. Nhà nước không chỉ thu về ngân sách từ việc khai thác và bán dầu thô, mà còn thu gián tiếp qua các loại thuế, phí lên xăng dầu các loại.

Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, thu ngân sách từ dầu thô tiếp tục suy giảm mạnh trong những năm qua, chỉ đạt 34.500 tỷ đồng năm 2020, chiếm 2,7% tổng thu ngân sách trong cùng năm. Trong khi đó, thu thuế, phí xăng dầu, có giá trị nhỏ hơn so với thu từ dầu thô, cũng sẽ chỉ tăng lên chừng độ một vài ngàn tỷ đồng nếu giá dầu thô năm nay tăng mạnh như dự báo.

Do vậy, giả sử lượng dầu thô xuất khẩu và lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước không thay đổi đáng kể, thì có thể ước tính, tác động của giá dầu thô tăng lên thu ngân sách nhà nước cũng chỉ 1 - 2% tổng thu ngân sách. Nếu tính cả những tác động tiêu cực của sự tăng giá dầu thô lên mức tiêu thụ xăng dầu trong nước, cũng như xu hướng giảm sản lượng dầu thô khai thác trong nước và xuất khẩu, thì tất nhiên, tác động tích cực này sẽ nhỏ hơn.

Kết luận

Việc giá dầu thô tăng sẽ có tác động tích cực hay tiêu cực đến kinh tế Việt Nam phụ thuộc vào góc nhìn.

Nếu nhìn từ góc độ toàn bộ nền kinh tế, thì giá dầu thô tăng sẽ gây ra một số thiệt hại, nhưng ước tính thiệt hại này trong năm 2021 không lớn so với GDP.

Ngược lại, nếu nhìn từ góc độ thu ngân sách nhà nước, thì giá dầu thô tăng là một điều có lợi. Tuy nhiên, do sản lượng dầu thô khai thác và xuất khẩu của Việt Nam có xu hướng giảm liên tục bởi trữ lượng khai thác giảm, nên nhiều khả năng, giá dầu thô tăng cũng chỉ cải thiện nhẹ thu ngân sách nhà nước. Mặt khác, do thu ngân sách còn phụ thuộc vào các hoạt động kinh tế và nguồn thu từ các lĩnh vực khác, nên khi nền kinh tế bị ảnh hưởng tiêu cực từ giá dầu thô tăng, thì thu ngân sách cũng sẽ chịu ảnh hưởng một phần. Do đó, tác động ròng của giá dầu thô tăng lên thu ngân sách có thể không thay đổi đáng kể.

Tóm lại, xét một cách tổng thể, giá dầu thô tăng có hại hơn là có lợi cho cả nền kinh tế Việt Nam, song thiệt hại dự báo không đáng kể trong năm nay.

Việt Nam là nước xuất khẩu dầu thô, song nguồn xăng dầu thành phẩm chỉ đủ cung cấp khoảng 60-70% nhu cầu. Giá xăng dầu trong nước đang điều hành liên thông với thế giới.

Năm ngoái, trong khi nguồn cung xăng dầu trong nước mới đáp ứng được 70%, Việt Nam vẫn phải xuất đi 3,1 triệu tấn dầu thô rồi nhập về gần 10 triệu tấn dầu.

Khai thác dầu thô ngày một giảm

Năm 2021, Việt Nam khai thác gần 11 triệu tấn dầu thô, trong đó 9,1 triệu tấn từ các mỏ trong nước, và gần 1,9 triệu tấn khai thác từ các mỏ nước ngoài mà PVN hợp tác, đầu tư. 6 năm qua, sản lượng khai thác trong nước liên tục giảm, nếu tính bình quân, mỗi năm sản lượng giảm một triệu tấn.

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Phần giảm chủ yếu do khai thác trong nước giảm mạnh. Khai thác dầu thô ngày càng khó khăn hơn trước do việc gia tăng trữ lượng (hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu khí tại các bể/mỏ mới để bù vào sản lượng khai thác hàng năm) giảm đáng kể. Ví dụ, nếu quy đổi ra dầu, gia tăng trữ lượng đạt tới 40,5 triệu tấn năm 2015 thì ba năm sau còn 12 triệu và năm 2021 là 4,6 triệu tấn.

Ngoài ra, theo số liệu của Bộ Công Thương, dầu khí mới phát hiện cũng đang có xu hướng giảm. Nếu giai đoạn 2011-2015 có 24 phát hiện dầu khí mới thì 5 năm sau đó chỉ có 7, tại các mỏ Kèn Bầu, Sói Vàng, Mèo Trắng Đông...

Các hợp đồng dầu khí được ký mới hay việc đầu tư nguồn lực cho tìm kiếm, thăm dò cũng giảm so với thời kỳ trước. Theo Bộ Công Thương, chỉ có 3 hợp đồng được ký mới trong 2016 - 2020, giảm 7 lần so với trước đó 5 năm.

Tại các mỏ dầu khí chủ lực (Bạch Hổ, Sư Tử Đen, Sư Tử Vàng...), việc khai thác đang ở giai đoạn giảm sản lượng hoặc độ ngập nước cao, tiềm ẩn rủi ro. Còn các mỏ mới tìm kiếm được gần đây quy mô nhỏ, nằm ở các khu vực địa chất, địa lý phức tạp, vùng nước sâu khó tiếp cận và cần đầu tư lớn, rủi ro cao.

Vì sao Việt Nam xuất khẩu dầu thô rồi lại nhập về?

Hai phần ba lượng dầu thô khai thác trong nước dành để cung ứng tại thị trường nội địa, cho nhà máy lọc dầu Dung Quất - đơn vị có công suất thiết kế sản xuất 6,5 triệu tấn một năm. Phần còn lại được xuất bán.

Năm ngoái, Việt Nam xuất đi 3,1 triệu tấn dầu thô, nhưng cũng nhập về 9,9 triệu tấn để lọc. Với sản lượng dầu thô nhập về, chủ yếu cũng sử dụng cho hai nhà máy lọc dầu là Nghi Sơn và Dung Quất, trong đó nhà máy Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu.

Điều này cũng lý giải vì sao từ năm 2018, thời điểm nhà máy này vận hành thương mại, lượng dầu thô nhập khẩu của Việt Nam hàng năm tăng hơn gấp đôi.

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Lý do khiến Việt Nam là quốc gia khai thác dầu thô, xuất khẩu nhưng vẫn phải nhập dầu thô về lọc, theo các chuyên gia, chủ yếu để tối ưu hóa kỹ thuật, kinh tế và hiệu quả hoạt động của các nhà máy lọc dầu.

Thực tế, dầu thô có nhiều chủng loại, đặc tính khác nhau, như dầu ngọt, dầu nhẹ, dầu nặng... Mỗi loại dầu sẽ sản xuất ra các sản phẩm thành phẩm như xăng, dầu diesel, dầu hoả, mazut... và các sản phẩm hoá dầu khác.

Mỗi nhà máy lọc dầu được thiết kế công nghệ sử dụng loại dầu thô khác nhau. Chẳng hạn, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn sử dụng 100% dầu thô nhập khẩu từ vùng vịnh, loại dầu khai thác trên sa mạc, đá phiến.

Còn Nhà máy lọc dầu Dung Quất được thiết kế để tiêu thụ dầu thô khai thác từ mỏ Bạch Hổ. Tuy nhiên, vài năm qua lượng khai thác dầu từ mỏ này ngày càng sụt giảm, trong khi số dầu khai thác từ các mỏ khác lại không tối ưu hoá với công nghệ của nhà máy, nên họ phải nhập thêm dầu thô phù hợp để về lọc. Nhà máy này cũng thử nghiệm được việc pha dầu thô nhập từ nước ngoài với giá thấp (tỷ lệ pha 20%) vẫn cho ra sản phẩm tốt, đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Ngoài ra, việc nhập khẩu này trong nhiều trường hợp có lợi về giá so với mua dầu thô từ nguồn trong nước. Việc tăng tỷ lệ dầu nhập khẩu đưa vào chế biến giúp nhà máy này đa dạng nguồn nguyên liệu sản xuất trong bối cảnh nguồn dầu thô từ mỏ Bạch Hổ và dầu nội địa khác ngày càng suy giảm sản lượng.

Dầu thô của Việt Nam khai thác, nhất là từ mỏ Bạch Hổ, là loại dầu ngọt, lượng lưu huỳnh thấp (thường <0,5%), nên có thể xuất bán với giá cao hơn nguồn dầu từ khu vực Trung cận Đông.

Nhìn chung, việc xuất khẩu dầu thô đem lại hiệu quả kinh tế, nguồn thu lớn cho ngân sách Nhà nước.

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Bốn tháng đầu năm nay, PVN khai thác hơn 3,6 triệu tấn dầu thô. Nhờ giá dầu thô trên thị trường thế giới tăng, khoản thu ngân sách từ xuất bán dầu thô tháng 4 đạt 6.600 tỷ đồng. Lũy kế 4 tháng đầu năm, khoản này đạt 24.100 tỷ đồng, tăng gần gấp đôi cùng kỳ và bằng 85% dự toán năm.

"Trong cơ chế thị trường, nếu bán được dầu thô lúc giá cao và mua lại được lúc giá tốt, vừa đóng góp nguồn thu cho ngân sách, vừa tối ưu hoá kinh doanh của doanh nghiệp. Hoặc lúc dư thừa mà không sử dụng được thì phải bán đi, không trữ được... Việc khai thác rồi vừa xuất bán, vừa nhập khẩu dầu thô về chế biến là bình thường ", một chuyên gia nhận xét.

Xăng dầu tiêu thụ trong nước lấy từ đâu?

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Việt Nam hiện có hai nhà máy lọc dầu là Dung Quất và Nghi Sơn, cung ứng mỗi năm 10-13 triệu m3, tấn xăng, dầu thành phẩm các loại. Hai nhà máy này hiện cung ứng khoảng 70% nhu cầu tiêu dùng nhu cầu xăng, dầu trong nước, trong đó tỷ trọng cung ứng của Nghi Sơn khoảng 35%, có thời điểm lên tới 40%.

Ngoài ra còn một số nhà máy khí ngưng tụ (condensate) như PVOil Phú Mỹ, Đông Phương, Sài Gòn Petro... có công suất sản xuất trên 600.000 m3, tấn một năm.

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Với nhu cầu tiêu dùng cả nước mỗi năm 20,5-21 triệu m3, tấn, nguồn cung từ sản xuất trong nước đáp ứng 70% cầu tiêu dùng cả nước, nên 30% cầu còn lại vẫn phải nhập khẩu xăng dầu thành phẩm từ các nước.

Các thị trường nhập khẩu xăng dầu thành phẩm chủ yếu của Việt Nam là Đông Nam Á (Singapore, Malaysia, Thái Lan...), Hàn Quốc, Trung Quốc. Đây là những thị trường Việt Nam có thể tận dụng ưu đãi thuế nhập khẩu từ các hiệp định thương mại tự do đã ký.

Bình quân 6 năm qua (2016-2020), mỗi năm Việt Nam nhập khẩu 11,5 triệu m3, tấn xăng dầu thành phẩm các loại. Xu hướng nhập khẩu giảm đáng kể vào năm 2021, với 6,9 triệu m3, tấn khi nguồn cung ứng từ các nhà máy lọc dầu trong nước tăng lên đáng kể.

Thị trường xuất khẩu dầu thô của Việt Nam

Đồ hoạ: Tạ Lư

Tuy nhiên, đầu năm 2022, Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn cắt giảm công suất vì khó khăn tài chính khiến sản lượng xăng dầu nhập khẩu tăng lên do phải bù đắp nguồn cung thiếu hụt từ nhà máy này. Dự kiến năm nay lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu khoảng 7,4 triệu m3, tấn, tăng khoảng 1 triệu tấn so với kế hoạch trước đó.

Trong khi nhập về một phần ba tổng nhu cầu tiêu thụ cả nước, Việt Nam cũng xuất khẩu bình quân hơn 2 triệu tấn các sản phẩm xăng dầu, mà chủ yếu là sản phẩm từ hoá dầu, đi các nước. Thị trường nhập khẩu các mặt hàng này lớn nhất từ Việt Nam là Campuchia, chiếm gần 30% tổng lượng xuất khẩu. Kế đến là Singapore 20%, Trung Quốc hơn 10%...

Giá xăng Việt Nam ở đâu so với thế giới?