Thuê dịch vụ của cá nhân không kinh doanh

Cá nhân bán tài sản cho doanh nghiệp có cần mua hóa đơn bán lẻ không? Doanh nghiệp có phải thanh toán chuyển khoản trả cho cá nhân hay không?

Tình huống: Khi một cá nhân bán tài sản như máy móc, xe ô tô … cho doanh nghiệp, nếu doanh nghiệp có nhu cầu hóa đơn mua tài sản để đăng ký sử dụng tài sản theo quy định, thì cá nhân đó có được cơ quan thuế cấp hóa đơn lẻ cho họ không? và để chi phí khấu hao tài sản đó được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp có cần phải chuyển khoản trả tiền mua tài sản của cá nhân đó không?

      Đây là tình huống mà kế toán rất hay gặp phải trong quá trình thực hiện công việc của mình. Để giải đáp những vướng mắc này, Đại lý thuế A&T Quảng Ninh xin được chia sẻ như sau:

      Theo Khoản 1 Điều 11 Thông tư số 39/2014/TT-BTC  quy định về đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế như sau:

“a) Tổ chức không phải là doanh nghiệp nhưng có hoạt động kinh doanh (bao gồm cả hợp tác xã, nhà thầu nước ngoài, ban quản lý dự án) …

b) Hộ, cá nhân kinh doanh;

c) Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp nộp thuế GTGT theo phương pháp trực tiếp theo tỷ lệ % nhân với doanh thu.

d) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in thuộc loại rủi ro cao về thuế;

đ) Doanh nghiệp đang sử dụng hóa đơn tự in, đặt in có hành vi vi phạm về hóa đơn bị xử lý vi phạm hành chính về hành vi trốn thuế, gian lận thuế“.

      Và theo Khoản 1 Điều 13 Thông tư số 39/2014/TT-BTC  hướng dẫn về việc cấp hóa đơn do Cục Thuế đặt in như sau:

“1. Cơ quan thuế cấp hóa đơn cho các tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh nhưng có phát sinh hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cần có hóa đơn để giao cho khách hàng.

     Trường hợp tổ chức không phải là doanh nghiệp, hộ và cá nhân không kinh doanh bán hàng hóa, dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế giá trị gia tăng hoặc thuộc trường hợp không phải kê khai, nộp thuế giá trị gia tăng thì cơ quan thuế không cấp hóa đơn.”

      Mặt khác, tại Khoản 3 Điều 5 Thông tư số 219/2013/TT-BTC quy định các trường hợp không phải kê khai, tính nộp thuế GTGT như sau:

“3. Tổ chức, cá nhân không kinh doanh, không phải là người nộp thuế GTGT bán tài sản.

Ví dụ 16: Ông A là cá nhân không kinh doanh bán 01 ô tô 4 chỗ ngồi cho ông B với giá là 600 triệu đồng thì ông A không phải kê khai, tính thuế GTGT đối với số tiền bán ô tô thu được”.

-> Căn cứ theo quy định trên thì cá nhân khi bán tài sản:

– TH1: Nếu cá nhân không kinh doanh: thì thuộc đối tượng không phải kê khai, không phải nộp thuế GTGT đối với số tiền bán tài sản thu được, cơ quan thuế sẽ không cấp hóa đơn lẻ.

– TH2: Nếu là cá nhân kinh doanh: thì phải kê khai, nộp thuế GTGT, người mua được cơ quan thuế (chi cục thuế nơi kinh doanh) cấp hóa đơn lẻ.

      để chi phí khấu hao tài sản đó được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN thì doanh nghiệp có cần phải chuyển khoản trả tiền mua tài sản của cá nhân đó không?

      Chúng ta cùng tìm hiểu 2 trường hợp sau:

TH1: Nếu doanh nghiệp mua tài sản của cá nhân không kinh doanh:

Căn cứ Thông tư 78/2014/TT-BTC tại Điểm 2.2, Điểm 2.4, Khoản 2, Điều 6 quy định như sau:

“2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:

2.2. Chi khấu hao tài sản cố định thuộc một trong các trường hợp sau:

……

b) Chi khấu hao đối với tài sản cố định không có giấy tờ chứng minh được thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp (trừ tài sản cố định thuê mua tài chính).

……

2.4. Chi phí của doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ (không có hóa đơn, được phép lập Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ mua vào theo mẫu số 01/TNDN kèm theo Thông tư này) nhưng không lập Bảng kê kèm theo chứng từ thanh toán cho người bán hàng, cung cấp dịch vụ trong các trường hợp:

……

– Mua đồ dùng, tài sản, dịch vụ của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh trực tiếp bán ra;

……

      Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực.       Doanh nghiệp mua hàng hóa, dịch vụ được phép lập Bảng kê tính vào chi phí được trừ nêu trên không bắt buộc phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Trường hợp giá mua hàng hóa, dịch vụ trên bảng kê cao hơn giá thị trường tại thời điểm mua hàng thì cơ quan thuế căn cứ vào giá thị trường tại thời điểm mua hàng, dịch vụ cùng loại hoặc tương tự trên thị trường xác định lại mức giá để tính lại chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế.”

      Vậy để chi phí khấu hao tài sản của doanh nghiệp được tính vào chi phí được trừ thì doanh nghiệp cần phải có những chứng từ sau:

– Bảng kê thu mua hàng hóa dịch vụ mẫu số 01-TNDN ban hành theo Thông tư 78/2014/TT-BTC. Doanh nghiệp ký và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của hóa đơn.

– Chứng từ thanh toán cho người bán, doanh nghiệp có thể thanh toán bằng tiền mặt hoặc tiền gửi ngân hàng ( Vì không có hóa đơn)

– Hợp đồng mua bán tài sản( công chứng)

– Biên bản bàn giao tài sản.

– Giấy chuyển nhượng quyền sở hữu sang tên công ty ( đối với ô tô, xe máy…)

– Chứng minh thư phô tô của chủ tài sản

-> Trường hợp này doanh nghiệp chuyển khoản hoặc trả tiền mặt cho cá nhân bán tài sản thì chi phí vẫn được tính vào chi phí hợp lý.

TH2: Nếu doanh nghiệp mua tài sản của cá nhân kinh doanh:

Theo Khoản 1, Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/06/2014 của Bộ Tài Chính quy định về “Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế”:

“…..

1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:

a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;

b) Khoản chi có đủ hóađơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.

c) Khoản chi nếu có hóađơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.

Đối với các hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ đã thanh toán bằng tiền mặt phát sinh trước thời điểm Thông tư này có hiệu lực thi hành thì không phải điều chỉnh lại theo quy định tại Điểm này…”

-> Trường hợp này doanh nghiệp bắt buộc phải chuyển khoản trả cho cá nhân bán tài sản đó thì chi phí khấu hao đó mới được tính vào chi phí hợp lý.

Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh nhưng có doanh thu đến mức phải nộp thuế thì phải nộp thuế theo quy định.

Quy định này được nêu rõ tại Thông tư 40/2021/TT-BTC, cụ thể:

* Người nộp thuế (đối tượng áp dụng)

Điều 2 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định rõ người nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập cá nhân gồm:

(1) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là cá nhân cư trú có hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ thuộc tất cả các lĩnh vực, ngành nghề sản xuất, kinh doanh theo quy định của pháp luật, bao gồm cả một số trường hợp sau đây:

- Hành nghề độc lập trong những lĩnh vực, ngành nghề được cấp giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật;

- Hoạt động đại lý bán đúng giá đối với đại lý xổ số, đại lý bảo hiểm, đại lý bán hàng đa cấp của cá nhân trực tiếp ký hợp đồng với doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp;

- Hợp tác kinh doanh với tổ chức;

- Sản xuất, kinh doanh nông nghiệp, lâm nghiệp, làm muối, nuôi trồng, đánh bắt thủy sản không đáp ứng điều kiện được miễn thuế theo quy định của pháp luật về thuế GTGT, thuế TNCN;

- Hoạt động thương mại điện tử, bao gồm cả trường hợp cá nhân có thu nhập từ sản phẩm, dịch vụ nội dung thông tin số theo quy định của pháp luật về thương mại điện tử.

(2) Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có hoạt động sản xuất, kinh doanh tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu trên lãnh thổ Việt Nam;

(3) Cá nhân cho thuê tài sản;

(4) Cá nhân chuyển nhượng tên miền internet quốc gia Việt Nam “.vn”;

(5) Tổ chức hợp tác kinh doanh với cá nhân;

(6) Tổ chức, cá nhân khai thuế thay, nộp thuế thay cho cá nhân;

(7) Doanh nghiệp xổ số, doanh nghiệp bảo hiểm, doanh nghiệp bán hàng đa cấp trả thu nhập cho cá nhân trực tiếp ký hợp đồng đại lý bán đúng giá đối với xổ số, bảo hiểm, bán hàng đa cấp.

* Mức doanh thu phải nộp thuế

Khoản 2 Điều 4 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu từ hoạt động sản xuất, kinh doanh trong năm dương lịch từ 100 triệu đồng trở xuống thì thuộc trường hợp không phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Nói cách khác, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân.

Đồng thời khoản 3 Điều 4 Thông tư này cũng nêu rõ hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo hình thức nhóm cá nhân, hộ gia đình thì mức doanh thu từ 100 triệu đồng/năm trở xuống để xác định cá nhân không phải nộp thuế được xác định cho 01 người đại diện duy nhất của nhóm cá nhân, hộ gia đình trong năm tính thuế.

Nghĩa là, doanh thu để xác định nghĩa vụ nộp thuế không được chia bình quân cho số lượng thành viên mà xác định cho 01 người đại diện của nhóm cá nhân, hộ gia đình.

Tóm lại, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nếu có doanh thu trong năm dương lịch trên 100 triệu đồng phải nộp thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân theo quy định, không phân biệt có hay không có đăng ký kinh doanh

Cách tính số thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp

Thông tư 40 quy định công thức chung để xác định số thuế mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thay vì mỗi phương pháp tính thuế sẽ có một công thức riêng như quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC. Điều này giúp hộ, cá nhân kinh doanh thuận lợi hơn trong việc xác định số thuế mà mình phải nộp, cụ thể:

Khoản 3 Điều 10 Thông tư 40/2021/TT-BTC quy định công thức tính thuế giá trị gia tăng và thuế thu nhập cá nhân mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp như sau:

Thuế giá trị gia tăng phải nộp = Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng x Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng

Thuế thu nhập cá nhân phải nộp = Doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân x Tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân

Trong đó:

(1) Tỷ lệ thuế giá trị gia tăng và tỷ lệ thuế thu nhập cá nhân theo hướng dẫn tại Phụ lục I ban hành kèm Thông tư 40/2021/TT-BTC. Trong đó, cần lưu ý:

- Nếu hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh hoạt động nhiều lĩnh vực, ngành nghề thì hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh thực hiện khai và tính thuế theo tỷ lệ thuế tính trên doanh thu áp dụng đối với từng lĩnh vực, ngành nghề.

Trường hợp hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không xác định được doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề hoặc xác định không phù hợp với thực tế kinh doanh thì cơ quan thuế thực hiện ấn định doanh thu tính thuế của từng lĩnh vực, ngành nghề theo quy định pháp luật về quản lý thuế.

- Cơ sở kinh doanh (gồm cả hộ, cá nhân kinh doanh) tính thuế giá trị gia tăng theo phương pháp tỷ lệ % trên doanh thu được giảm 20% mức tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng khi thực hiện xuất hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ được giảm thuế giá trị gia tăng (áp dụng kể từ ngày 01/02/2022 đến hết ngày 31/12/2022).

(2) Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân quy định cụ thể như sau:

- Doanh thu tính thuế giá trị gia tăng và doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh là doanh thu bao gồm thuế (trường hợp thuộc diện chịu thuế) của toàn bộ tiền bán hàng, tiền gia công, tiền hoa hồng, tiền cung ứng dịch vụ phát sinh trong kỳ tính thuế từ các hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ, bao gồm cả:

+ Các khoản thưởng, hỗ trợ đạt doanh số, khuyến mại.

+ Chiết khấu thương mại, chiết khấu thanh toán, chi hỗ trợ bằng tiền hoặc không bằng tiền.

- Các khoản trợ giá, phụ thu, phụ trội, phí thu thêm được hưởng theo quy định.

- Các khoản bồi thường vi phạm hợp đồng, bồi thường khác (chỉ tính vào doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân).

Khi tính thuế hộ, cá nhân kinh doanh phải lưu ý doanh thu khác mà hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh được hưởng không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền đều phải tính thuế.

Kết luận: Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không đăng ký kinh doanh vẫn phải nộp thuế nếu có doanh thu chịu thuế.

Quy định phải thu thuế đối với trường hợp trên là chính xác, chỉ có điều doanh thu trong năm mà hộ, cá nhân kinh doanh phải nộp thuế vẫn được giữ ở mức 100 triệu đồng/năm như quy định cũ trong khi đó giá cả tăng, mức giảm trừ gia cảnh đã điều chỉnh tăng thì mức doanh thu phải nộp thuế chưa thật sự phù hợp.

Trường hợp cần tư vấn về thuế, phí cũng như các vướng mắc pháp lý khác trong quá trình kinh doanh hãy gọi ngay đến tổng đài 1900.6192 để được tư vấn.

>> Hướng dẫn thủ tục thành lập kinh doanh hộ cá thể mới nhất