Top 10 công ty công nghệ thông tin việt nam năm 2022

(TBTCO) - Ngày 10/9, tại Hà Nội, Hiệp hội Phần mềm và dịch vụ công nghệ thông tin (CNTT) Việt Nam (VINASA) tổ chức lễ công bố và vinh danh TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022. Theo thống kê, tổng doanh thu năm 2021 của các doanh nghiệp được vinh danh TOP 10 năm nay đạt 162.333 tỷ đồng, tương đương 7 tỷ USD, chiếm 51% doanh thu của toàn ngành.

Được phát động từ ngày 28/4, chương trình năm nay đã nhận được sự ủng hộ và tham gia đông đảo của các doanh nghiệp với 147 đề cử trong 20 lĩnh vực từ 92 doanh nghiệp. Ngày 23/7, Hội đồng đánh giá do TS. Mai Liêm Trực làm Chủ tịch và 25 thành viên gồm các đại diện từ Bộ Thông tin và Truyền thông, Bộ Công thương, Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Y tế, các trường đại học, các công ty tư vấn và kiểm toán quốc tế, các chuyên gia CNTT và đại diện các cơ quan báo chí ngành CNTT đã nhất trí lựa chọn 101 đề cử xứng đáng vinh danh TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 tại 18 lĩnh vực.

Theo số liệu thống kê, tổng doanh thu năm 2021 của các doanh nghiệp được vinh danh TOP 10 năm nay đạt 162.333 tỷ đồng, tương đương 7 tỷ USD, chiếm 51% doanh thu của toàn ngành phần mềm và dịch vụ CNTT Việt Nam, với tổng số nhân sự 175.601 người. Hầu hết các doanh nghiệp CNTT lớn của Việt Nam đều có tên trong danh sách này.

Top 10 công ty công nghệ thông tin việt nam năm 2022
Top 10 doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam 2022 chiếm 51% doanh thu toàn ngành. Ảnh: T.T

Chìa khóa của công cuộc chuyển đổi số là các nền tảng số. Các doanh nghiệp công nghệ số có sứ mệnh, trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các sản phẩm, giải pháp hiệu quả, chất lượng cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Phát biểu tại sự kiện, Thứ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông Nguyễn Huy Dũng cho rằng, các doanh nghiệp CNTT Việt Nam đã khẳng định được thương hiệu, đảm nhận các sứ mệnh tiên phong nghiên cứu, phát triển các nền tảng số. Các doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo về công nghệ số hãy bắt tay vào giải quyết các bài toán của Việt Nam bằng công nghệ số, bằng các mô hình vận hành đột phá, rồi từ Việt Nam đi ra thế giới. Chìa khóa của công cuộc chuyển đổi số là các nền tảng số. Các doanh nghiệp công nghệ số có sứ mệnh, trách nhiệm phát triển các nền tảng chuyển đổi số quốc gia, cung cấp các sản phẩm, giải pháp hiệu quả, chất lượng cho chính phủ số, kinh tế số và xã hội số.

Chương trình TOP 10 doanh nghiệp CNTT từ năm nay cũng được đổi mới với một hình thức thể hiện mới, để không chỉ vinh danh, mà còn kể những câu chuyện về nỗ lực, sáng tạo, sự chuyển đổi của doanh nghiệp số và tạo cảm hứng cho sự phát triển triển của các doanh nghiệp, không chỉ trong ngành CNTT mà còn cả các doanh nghiệp khác trong nền kinh tế.

Sau lễ vinh danh, danh sách và ấn phẩm giới thiệu TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022 sẽ tiếp tục được VINASA giới thiệu đến các cơ quan của Chính phủ, bộ, ban, ngành, tỉnh, thành phố và trên 5.000 cơ quan, đơn vị, tổ chức, doanh nghiệp ứng dụng CNTT lớn trên toàn quốc; các doanh nghiệp, hiệp hội, thương vụ, tổ chức xúc tiến thương mại tại 100 quốc gia và nền kinh tế trong mạng lưới hợp tác quốc tế của VINASA. Nhân dịp này, Ban tổ chức TOP 10 doanh nghiệp CNTT Việt Nam 2022, đã quyết định thành lập, lựa chọn và trao chứng nhận Doanh nghiệp CNTT nghìn tỷ cho 15 doanh nghiệp lớn có doanh thu từ 1.000 tỷ đồng trở lên.

Tấn Minh

Ngày 5/7, tại Hà Nội, Công ty Cổ phần Báo cáo Đánh giá Việt Nam (Vietnam Report) chính thức công bố Top 10 Công ty công nghệ uy tín năm 2022.

Bảng xếp hạng đã được thực hiện một cách khách quan, độc lập và căn cứ theo kết quả đánh giá năng lực tài chính doanh nghiệp, uy tín doanh nghiệp trên truyền thông và khảo sát ý kiến từ một số đối tượng nghiên cứu cùng các bên liên quan thực hiện trong tháng 6/2022. Top 10 Công ty công nghệ uy tín năm 2022 được công bố theo 2 danh sách.

Cụ thể, Top 10 Công ty công nghệ thông tin-viễn thông uy tín năm 2022 bao gồm: Tập đoàn Công nghiệp-Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần FPT-Tập đoàn FPT, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam, Tổng Công ty Dịch vụ Viễn Thông, Tổng Công ty Viễn thông Mobifone, Công ty Cổ phần Tập đoàn Công nghệ CMC, Công ty CP Hanel, Công ty Cổ phần Công nghệ và Truyền thông Việt Nam, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Một thành viên Thông tin Điện tử Hàng Hải Việt Nam, Công ty Cổ phần Viễn thông Hà Nội.

Song song đó, danh sách Top 10 Công ty công nghệ cung cấp dịch vụ, giải pháp phần mềm và tích hợp hệ thống uy tín năm 2022 gồm:Công ty Trách nhiệm hữu hạn Phần mềm FPT Công ty CP Misa, Công ty Hệ thống Thông tin FPT, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Tổng Công ty Công nghệ và Giải pháp CMC, Công ty Cổ phần Công nghệ Công nghiệp Bưu chính Viễn thông, Công ty Cổ phần Viễn thông-Tin học Bưu điện, Công ty Cổ phần Công nghệ-Viễn thông Elcom, Công ty Trách nhiệm hữu hạn Giải pháp Phần mềm Tường Minh, Công ty Cổ phần Đầu tư Thương mại và Phát triển Công nghệ FSI, Công ty Cổ phần Dịch vụ Công nghệ Tin học HPT.

Đánh giá tổng quan thị trường công nghệ thông tin viễn thông Việt Nam, ông Vũ Đăng Vinh, Tổng giám đốc Vietnam Report cho hay bức tranh kinh tế trong những tháng đầu năm 2022 đã có gam màu sáng. Đại dịch COVID-19 về cơ bản được kiểm soát và hoạt động sản xuất kinh doanh của đa số doanh nghiệp đã trở lại trạng thái bình thường.

Báo cáo của Tổng cục Thống kê mới đây đã ghi nhận rằng GDP quý 2 năm 2022 ước tính tăng 7,72% so với cùng kỳ năm trước, cao nhất trong giai đoạn 10 năm trở lại đây. GDP 6 tháng đầu năm 2022 tăng 6,42%, cao hơn tốc độ tăng 5,74% của 6 tháng đầu năm 2021 và cải thiện đáng kể so với tốc độ tăng 2,04% của 6 tháng đầu năm 2020.

[Viettel tiếp tục đứng đầu xếp hạng công ty CNTT-Viễn thông uy tín nhất]

Trong mức tăng chung của toàn nền kinh tế, ngành công nghệ thông tin tiếp tục duy trì được đà tăng trưởng. Năm 2021 tổng doanh thu ngành công nghệ thông tin và viễn thông đạt 136,153 tỷ USD, tăng 9% so với năm 2020. Số lượng doanh nghiệp công nghệ số tại Việt Nam trong năm 2021 đạt 64.000 doanh nghiệp, tăng 9,5% so với năm 2020. Về doanh thu công nghệ thông tin viễn thông trong 5 tháng năm 2022 ước đạt 57 tỷ USD, tăng 8,5% so với cùng kỳ năm 2021.

Với sự tăng trưởng doanh thu trong những tháng đầu năm 2022 lạc quan như vậy, ngành công nghệ thông tin và viễn thông được kỳ vọng sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh vào những tháng cuối năm nhờ lực đẩy từ làn sóng chuyển đổi số đang diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu đầu tư công nghệ... giúp cải thiện hiệu quả hoạt động vận hành và giảm thiểu chi phí sản xuất trên mọi lĩnh vực.

Dự báo của Công ty Cổ phần Tập đoàn IDC - đơn vị chuyên cung cấp dữ liệu thị trường về công nghệ thông tin cho thấy đầu tư vào chuyển đổi số toàn cầu vẫn đang tăng với tốc độ tăng trưởng kép hàng năm (CAGR) dự báo đạt 15,5% trong giai đoạn 2020-2023.

Với kết quả khảo sát của Vietnam Report, các doanh nghiệp và chuyên gia trong ngành công nghệ thông tin và viễn thông đều nhận định rằng triển vọng 6 tháng cuối năm 2022 ngành công nghệ sẽ tiếp tục tăng trưởng mạnh mẽ, quá trình chuyển đổi số diễn ra sâu rộng và một cách toàn diện, tới từng ngóc ngách của đời sống kinh tế-xã hội Việt Nam hiện nay.

Thêm vào đó, nỗ lực và quyết tâm cao độ của Chính phủ trong việc thúc đẩy “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025 định hướng đến năm 2030” cũng được coi là một xung lực quan trọng đối với tăng trưởng của ngành công nghệ thông tin trong giai đoạn tới đây.

Để có thể đạt được các mục tiêu của chương trình này, với sứ mệnh quốc gia - các doanh nghiệp công nghệ thông tin Việt Nam cần nỗ lực không ngừng, nâng tầm năng lực hướng tới tiêu chuẩn toàn cầu. Dưới góc độ vi mô, đánh giá năng lực nói chung và năng lực chuyển đổi số nói riêng, các doanh nghiệp trong ngành cần có một chiến lược rõ ràng và chặt chẽ, bám sát các xu hướng thế giới.

Khảo sát của Vietnam Report thực hiện trong tháng 6/2022 đưa ra một số điểm mới trong cơ hội, thách thức cũng như xu hướng nhằm gợi ý các doanh nghiệp công nghệ có thể vững vàng “cưỡi gió, đạp sóng” trong bối cảnh kinh tế thế giới đang chuyển dần sang một chu kỳ mới với nhiều biến động./.