Trong quá trình tập luyện thể dục thể thao nếu thấy sức khỏe không bình thường em cần phải làm gì

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi ThS.BS Vũ Thị Tuyết Mai - Bác sĩ Nội Tim mạch - Trung tâm Tim mạch - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Central Park.

Tập thể dục và hoạt động thể chất là những cách tuyệt vời để cảm thấy tốt hơn, tăng cường sức khỏe và tận hưởng cuộc sống.

Tập thể dục có thể ngăn tích tụ mỡ thừa và duy trì giảm cân. Khi hoạt động thể chất, đốt cháy calo, hoạt động càng mạnh, càng nhiều calo bị đốt cháy.

Thật tuyệt vời nếu đi đến phòng tập thường xuyên, nhưng đừng lo lắng nếu bạn không thể có nhiều thời gian trống tập luyện mỗi ngày. Tập thể dục với lượng hoạt động bất kỳ tốt hơn là không có gì cả. Để gặt hái những lợi ích của việc tập thể dục, chỉ cần hoạt động tích cực hơn trong ngày - đi cầu thang bộ thay vì thang máy hoặc làm việc nhà. Sự kiên định chính là chìa khóa.

Không quan trọng cân nặng hiện tại của bạn là bao nhiêu, hoạt động thể chất tích cực thúc đẩy lượng Lipoprotein tỷ trọng cao [HDL] – mỡ máu tốt và giảm triglyceride, Lipoprotein tỷ trọng thấp [LDLc] không lành mạnh, tác dụng kép này giúp máu lưu thông dễ dàng và giảm nguy cơ bệnh tim mạch.

Tập thể dục thường xuyên giúp phòng ngừa hoặc kiểm soát rất nhiều vấn đề sức khỏe, bao gồm:

Do đó cũng giúp cải thiện chức năng nhận thức và giảm nguy cơ tử vong do mọi nguyên nhân.

Thể dục thúc đẩy sự tự tin

Hoạt động thể chất kích thích các chất khác nhau trong não có thể khiến bạn cảm thấy hạnh phúc, thư giãn và ít lo lắng hơn.

Bạn cũng có thể thấy bản thân và ngoại hình ổn hơn khi bạn tập thể dục thường xuyên, có thể thúc đẩy sự tự tin của bạn và nâng cao lòng tự trọng của bạn.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện sức mạnh cơ bắp của bạn và tăng sức bền của bạn.

Tập thể dục tăng vận chuyển oxy và chất dinh dưỡng đến các mô của bạn và giúp hệ thống tim mạch của bạn hoạt động hiệu quả hơn. Và khi tình trạng tim và phổi của bạn được cải thiện, bạn có nhiều năng lượng hơn để giải quyết công việc hàng ngày.

Hoạt động thể chất thường xuyên giúp bạn có giấc ngủ nhanh hơn, ngon giấc hơn và sâu hơn. Chỉ không nên tập thể dục quá gần với giờ lên giường, nếu không bạn sẽ có quá nhiều năng lượng và trằn trọc khó ngủ.

Hoạt động thể chất thường xuyên có thể cải thiện mức năng lượng và tăng sự tự tin về ngoại hình của bạn, điều này có thể thúc đẩy đời sống tình dục của bạn.

Nhưng thậm chí còn nhiều hơn thế. Hoạt động thể chất thường xuyên có thể tăng cường hưng phấn cho phụ nữ. Và những người đàn ông tập thể dục thường xuyên ít gặp vấn đề về rối loạn cương dương hơn những người đàn ông không tập thể dục.

Tập thể dục và hoạt động thể chất thật thú vị với cơ hội để thư giãn, tận hưởng ngoài trời hoặc đơn giản là tham gia vào các hoạt động khiến bạn hạnh phúc. Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với gia đình hoặc bạn bè trong một môi trường xã hội vui vẻ.

Vì vậy, tham gia một lớp học khiêu vũ, đi bộ đường dài hoặc tham gia một đội bóng đá. Hãy tìm một hoạt động thể chất mà bạn thích, và chỉ cần làm điều đó. Hãy thử một cái gì đó mới, hoặc làm một cái gì đó cùng bạn bè hoặc gia đình.

Hoạt động thể chất cũng có thể giúp bạn kết nối với bạn bè

Đối với hầu hết người trưởng thành khỏe mạnh, Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ khuyến nghị:

  • Thực hiện các động tác aerobic vừa ít nhất 150 phút một tuần hoặc 75 phút động tác aerobic mạnh mỗi tuần. Các hướng dẫn đề nghị bạn mở rộng bài tập này ra suốt cả tuần. Ví dụ như chạy, đi bộ hoặc bơi lội. Ngay cả hoạt động thể chất nhẹ nhẹ cũng hữu ích, và những hoạt động tích lũy trong suốt cả ngày sẽ tăng thêm lợi ích cho sức khỏe.
  • Tập các bài tập các nhóm cơ chính ít nhất 02 lần một tuần, ví dụ như kết hợp nâng tạ tự do, sử dụng máy tạ hoặc huấn luyện thể trọng.

Hãy mở rộng các hoạt động ra cả tuần. nếu bạn muốn giảm cân, đạt những các mục tiêu tập thể dục cụ thể hoặc nhận được nhiều lợi ích hơn nữa, bạn có thể cần tăng các động tác aerobic vừa của mình lên 300 phút hoặc hơn một tuần.

Bạn nên thăm khám bác sĩ trước khi bắt đầu một chương trình tập thể dục mới, đặc biệt là nếu bạn có bất kỳ lo ngại nào về thể lực của mình, đã không tập thể dục trong một thời gian dài, có các vấn đề sức khỏe mãn tính, như bệnh tim, tiểu đường hoặc viêm khớp.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn Mayoclinic

5 chỉ số đánh giá sức khỏe bạn cần ghi nhớ và kiểm tra thường xuyên

XEM THÊM:

Tập thể dục thể thao luôn là một trong những phương pháp rèn luyện sức khỏe được nhiều người biết đến với vô vàn lợi ích. Thế nhưng, không có nghĩa là càng tập nhiều thì càng tốt. Việc vận động quá sức hay tập thể dục quá sức có thể phản tác dụng, khiến cơ thể phải đối mặt với nhiều tác hại nguy hiểm.

Phụ thuộc vào thể trạng, lứa tuổi hay loại hình tập luyện của mỗi người mà định nghĩa vận động, tập thể dục quá sức sẽ có sự khác nhau nhất định.

  • Nhìn chung, một người trưởng thành mỗi tuần nên dành ra 5 giờ để tập luyện ở cường độ trung bình và khoảng 2,5 giờ ở cường độ cao.
  • Ngoài ra, đối với trẻ em và trẻ đang trong độ tuổi vị thành niên từ 6 – 17 tuổi nên tập luyện ít nhất 3 lần/tuần, mỗi lần khoảng 60 phút.

Như vậy, các trường hợp tập nhiều hơn mức trung bình được coi là vận động quá sức. Tuy nhiên, như đã nói, định nghĩa này có thể phụ thuộc vào thể trạng của từng người.

Để biết được mình có đang tập thể thao quá sức hay không, bạn có thể dựa vào một số dấu hiệu dưới đây:

  • Có cảm giác kiệt sức sau khi tập: đây chính là dấu hiệu rõ nhất cho thấy cơ thể bạn đang không đủ năng lượng.
  • Ngủ không sâu giấc, thất thường: bạn thấy khó ngủ, ngủ không sâu giấc và mệt mỏi ủ rũ khi thức dậy. Điều này có nghĩa cơ thể bạn đang có quá nhiều cortisol – một loại hormon căng thẳng được giải phóng khi bạn tập luyện thể dục thể thao quá mức.
  • Có cảm giác chán nản: tập luyện đúng cách và vừa phải sẽ giúp cơ thể giải phóng endorphin tạo cảm giác vui vẻ, hạnh phúc. Tuy nhiên, khi cường độ tập luyện quá cao và không có đủ thời gian để cơ thể phục hồi giữa các bài tập sẽ dẫn đến cảm giác buồn bã, chán nản.
  • Dễ bị bệnh: nếu bạn là người có hệ miễn dịch tốt nhưng sau thời gian tập thể dục thường xuyên lại hay mắc các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm thì đây cũng có thể là một trong những dấu hiệu cho thấy chế độ luyện tập của bạn đang không hợp lý.
  • Dễ cáu gắt
  • Khả năng phối kết hợp kém
  • Ham muốn tình dục suy giảm

Ham muốn tình dục suy giảm ở người vận động quá sức

2.1 Nhịp tim bất thường

Các nhà khoa học đã chỉ ra rằng việc tập luyện những môn thể thao đòi hỏi sức bền thường xuyên có thể dẫn đến tình trạng “ngộ độc tim” – những thay đổi vĩnh viễn ở cấu trúc cơ tim.

Những thay đổi đó là nguyên nhân dẫn đến hiện tượng nhịp tim bất thường [arrhythmia] và gia tăng nguy cơ đột quỵ do trụy tim. Theo nghiên cứu được công bố năm 2013 của Tạp chí Tim mạch châu Âu đã cho thấy việc lạm dụng, tập thể dục quá mức có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của hệ tim mạch, đặc biệt là ở những người có tiền sử gia đình mắc chứng nhịp tim bất thường.

2.2 Suy giảm hệ miễn dịch

Cortisol là một loại hormone được tiết ra tại tuyến thượng thận trong quá trình bị áp lực về mặt thể chất. Hormone này kích thích sự sản sinh glucose mới [gluconeogenesis] tại gan, đồng thời hỗ trợ quá trình phân giải protein trong cơ diễn ra hiệu quả hơn.

Về nguyên tắc, đây là điều hoàn toàn tốt. Tuy nhiên, mới đây các nhà khoa học đã chứng minh những bất lợi mà cortisol mang lại thậm chí còn vượt quá lợi ích của nó.

Hiệu ứng ức chế miễn dịch của cortisol giúp làm giảm tình trạng tấy đỏ, sưng tấy nhưng lại khiến cho người sở hữu hàm lượng cortisol cao phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao.

Hệ miễn dịch suy giảm nếu vận động quá sức

2.3 Xương yếu đi

Do sự can thiệp của cortisol đến sức khỏe xương khớp, người vận động quá sức có thể phải đối mặt với nguy cơ đau ốm cao, thậm chí nguy cơ nằm liệt giường cũng cao gấp đôi so với người bình thường. Khi trong máu có sự xuất hiện của hormone cortisol, mô xương được tích lũy ít hơn so với mô xương bị phân hủy. Điều này khiến cho tình trạng rạn, nứt xương ở những người này cũng dễ xảy ra hơn.

Mật độ xương giảm đi chắc chắn sẽ dẫn đến các bệnh lý về xương nghiêm trọng khác như viêm khớp, loãng xương. Chắc chắn đây sẽ là nỗi ám ảnh kinh hoàng đối với những người tập thể thao quá sức khi về già.

2.4 Ảnh hưởng đến sức khỏe tâm thần

Theo nghiên cứu, những người thường xuyên vận động quá sức có chỉ số sinh hóa [biochemical markers] tương đương với người mắc chứng trầm cảm mạn tính. Không chỉ tương đồng về sự biến đổi quá trình tiết trytophan và serotonin mà cả người bị trầm cảm và người tập thể dục quá mức đều có những biểu hiện về hành vi giống nhau như dễ cáu gắt, mất ngủ, động lực kém.

Thống kê của Đại học Kỹ thuật Munich cho thấy nguy cơ trầm cảm ở các vận động viên tập luyện quá sức tăng đến 20%.

Khi sức khỏe có dấu hiệu bất thường, mọi người nên đến gặp bác sĩ

Có thể thấy, việc tập thể thao quá mức không chỉ gây ra những ảnh hưởng tiêu cực về mặt thể chất mà còn cả tinh thần. Trong quá trình tập luyện, nếu thấy bất kỳ triệu chứng kể trên nào thì cần dừng tập luyện để cơ thể có thời gian phục hồi. Sau đó, lên kế hoạch tập luyện sao cho phù hợp nhất để thể dục thể thao có thể phát huy đúng những ích lợi của mình.

Bài viết tham khảo nguồn: Webmd.com

XEM THÊM:

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề