Bài tập kinh tế vi mô chương 2 về đồ thị

BÀI TẬP CHƯƠNG 2Môn: Kinh tế Vi môGiảng viên: Hoàng Hương GiangLớp: QTKD40Nhóm 11Bài 10*:[D]: Q= -5P + 70[S]: Q= 10P + 10a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằngQD=QS -5P + 70=10P +10 15P = 60 P=4 đvtVậy giá cân bằng P=4 đvt và sản lượng cân bằng Q=50 đvspVẽ đồ thị:b. Hệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng P=4:ED= a× = -5× = -0,4TR= P×QTa thấy: |ED| < 1 => cầu co giãn ít, P và TR đồng biến. Do đó, để tăng doanh thu cần ápdụng chính sách tăng giá bán của sản phẩm.c. P*=3, khi đó:QS= 10×3+10 = 40QD= -5×3+70 = 55Ta thấy: QD > QS => Trên thị trường xảy ra hiện tượng vượt cầuc. P*=5, khi đó:QS= 10×5+10 = 60QD= -5×5+70 = 45Số sản phẩm thừa = QS-QD=60 - 45=15 đvspSố tiền chính phủ cần chi = P*×15=5×15=75 đvte. Cung giảm 50% so với trước => Đường cung mới: QS’=0.5×[10P+10]=5P+5Cầu không đổi: QD= -5P+70QS’= QD 5P+5 = -5P+70 P’= 6,5 đvtDo đó, mức giá cân bằng mới P’=6,5 đvtSản lượng cân bằng mới Q’=37,5 đvspBài 11*:QD= 10 - Pa. Đường cung và cầu về táob. Thị trường cân bằng:QD = QS2 10 – P/2 = 7 P = 6 ngàn đồng/kgVậy giá táo năm nay là 6 ngàn đồng/kgc. Hệ số co giãn của cầu tại mức giá năm nay:ED = × = × =Mức giá bán táo năm ngoái: Q1 = 8 = 10 – P/2 P1 = 4 [ngàn/kg]Ta có:+ Thu nhập của người trồng táo năm ngoái là: TR1 = 4000×8× = 32 tỉ đồng+ Thu nhập của người trồng táo năm nay là: TR2 = 6000×7× = 42 tỉ đồngDo đó, thu nhập năm nay của người trồng táo cao hơn năm ngoái .d. Vì táo là sản phẩm không thể tồn trữ và sản lượng táo mỗi năm là cố định nên cunghoàn toàn không co giãn. Do đó, nếu chính phủ đánh thuế mỗi kg táo là 500đồng thìmức giá cân bằng và sản lượng cân bằng vẫn giữ nguyên, lúc này, người chịu toàn bộmức thuế chính là người sản xuất.Bài 12*:Ta có :QD =600-0,4P [*]a. Nếu P= 1.200 đ/SP => T=?+ Thay P=1.200 vào [*] QD = 600-0,4P=120 SP+ Tổng doanh thu hàng tuần của cửa hàng là :TR = P × QD= 120×1.200 = 144.000 [đ]b. Nếu QD = 400 thì P=?Thay QD =400 vào [*]Ta có : 400= 600-0,4P => P =500 [đ/sp]c. Ta có tổng doanh thu :TR = P× QD  TR = P × [600-0,4P]= -0,4P2 + 600P [**]Khảo sát hàm số [**]+ TR’= -0,8P + 600+ Cho TR’=0  P=750PTR’TR750+0225.000 T max =225.000 khi P=750Để doanh thu đạt giá trị cực đại thì giá phải là 750/ spd. Tại mức giá P=500 đ/sp thì ta có QD=400 [ Thế vào phương trình *]Hệ số co dãn : ED = a ×= -0,4 ×= -0,5Vì |ED| = 0,5 < 1 nên cầu co dãn ít. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần tănggiá để tăng doanh thu [ theo lý thuyết]Kiểm chứng:Khi P=500 => QD = 400 => TR = 200.000 đKhi tăng giá từ P=500 lên P= 600 thì khi đó QD= 360 => TR =216.000 đe. P=1.200 đ/sp =>QD =120 [ Thế vào phương trình *]Hệ số co dãn : ED = a ×= - 0,4 × = -4Vì |ED| = 4 >1 nên cầu co dãn nhiều. Trong trường hợp này doanh nghiệp cần ápdụng chính sách giảm giá để tăng thu nhập,doanh thuBài 13*:[D]: P= -Q + 120 => Q= -P + 120[S]: P= Q + 40 => Q= P – 40a. Biểu diễn hàm số cung và cầu trên đồ thị:b. Thị trường cân bằng: QS = QD P – 40 = -P + 120 2P = 160 P = 80 đvt Q = 40 đvspDo đó, mức giá cân bằng là 80 đvt, sản lượng cân bằng là 40 đvspc. P*= 90đ/SPKhi đó: QS = 90 – 40 = 50 SPQD = -90 + 120 = 30 SPTa thấy: QS > QD => Trên thị trường xảy ra hiện tượng vượt cungd. Chính phủ đánh thuế vào sản phẩm làm cho lượng cân bằng giảm xuống Q*= 30 SPGọi t là phần đánh thuế của chính phủ. Khi chính phủ đánh thuế thì giá sẽ tăng tức làcung sẽ tăng nên: PS’ = PS + tTa có: Ps’ = PD  PS + t = -Q* + 120 t = 20 đvt/spSuy ra: Ps’ = 90 đvtPhần thuế người tiêu dùng chịu là: Ps’ – P* = 90 – 80 = 10 đvt/spPhần thuế người sản xuất chịu là: t – 10 = 20 – 10 = 10 đvt/spBài 14*:Theo đề bài khi Py tăng 20% => Qx giảm 15%, Qz tăng 10%a/ Hệ số co giãn chéo:Exy = = = -0,75Eyz = = = 0,5b/ Vì Exy = -0,75 < 0 hay xu hướng thay đổi 2 đại lượng này ngược chiều nhau nên X vàY là 2 mặt hàng bổ sung. Vd: xe & xăngVì Eyz = 0,5 > 0 hay xu hướng thay đổi 2 đại lượng này cùng chiều nhau nên Y và Z là2 mặt hàng thay thế. Vd: Cơm & phởBài 15*:a. Thị trường cân bằngQS=QD 5000 + 100P = 50000 – 200P300P = 45000P = 150=>Q = 20000Vậy thị trường cân bằng tại mức giá P = 150 [đvt], sản lượng cân bằng Q = 20000[đvsp]b. Cầu trong nước: QDD= 30000 – 150PCầu xuất khẩu: QXK= 20000 – 50PCầu xuất khẩu giảm 40% => QXK’= 12000 – 30PQD’ = QDD + QXK’ = [30000 -150P] + [12000 – 30P]= 42000 – 180PThị trường cân bằng khi:QS=QD’ 5000+100P = 42000-180P P’=132,14 đvt Q’ =18214,8 đvspVậy mức giá cân bằng mới là 132,14 đvt và sản lượng cân bằng mới là 18214,8 đvspc. P’= P+t =P+6QS’= 5000+100P’= 5000+100×[P+6]= 5600+100P+Cân bằng thị trườngQD=QS’50000-200P=5600+100P P2=148 đvt Q2= 20400 đvsp+Giá người bán nhận sau khi đánh thuếPS = P2 – t =148 – 6 = 142 [đvt]+Phần thuế người bán chịu:T1 = P1 PS =150 – 142 = 8 đvt/đvsp+Thuế người mua chịu:T2 = P1 – P2 = 150 – 148 = 2 đvt/đvspBài 16*:[D]: Q= -4P + 120[S]: Q= 5P + 30a.QS = QD 5P + 30 = -4P + 120 9P = 90 P=10 đvt = 10.000 đồngDo đó, mức giá cân bằng P=10.000 đồngSản lượng cân bằng Q= 80 đvsp = 8.000.000 sản phẩmHệ số co giãn của cầu tại mức giá cân bằng:ED= -4× = -0,5b. Giá sản phẩm A sau khi nhập khẩu là:P1= 5 + 5×20% + 5×30% = 7,5 đvt = 7.500 đồngVì mức giá nhập khẩu nhỏ hơn mức giá cân bằng trong nước nên giá cân bằng mới khicó nhập khẩu chính là giá nhập khẩu => P=7.500 đồngLượng cầu trong nước: QD= -4×7,5 + 120 = 90 đvsp = 9.000.000 sản phẩmLượng cung trong nước: QS= 5×7,5 + 30 = 67,5 đvsp = 6.750.000 sản phẩmKhối lượng nhập khẩu: QNK = QD – QS = 22,5 đvsp = 2.250.000 sản phẩmc. Chính phủ áp dụng biện pháp định ngạnh nhập khẩu [quota] là 18 đvsp, tức là nhậpkhẩu tối đa là 18 thì sản lượng cung trong nước sẽ bổ sung thêm 18 đvsp từ nhập khẩu,vậy khi đó tổng hàm cung mới trong nước là:QS’ = 5P + 30 + 18= 5P + 48Thị trường cân bằng : QS’ = QD 5P + 48 = -4P + 120 9P = 72 P = 8 đvtKhối lượng sản xuất trong nước: QS” = 5×8 + 30 = 70 đvsp = 7.000.000 sản phẩmd. Giá SP trước khi xuất khẩu [hay giá thị trường nội địa]: P 1= 14 – 2 = 12 đvt =12.000đLượng cung trong nước: QS1= 5×12 + 30 = 90 đvsp = 9.000.000 sản phẩmLượng cầu trong nước: QD1= -4×12 + 120 = 72 đvsp = 7.200.000 sản phẩmLượng hàng xuất khẩu: QXK= 90 – 72 = 18 đvsp = 1.800.000 sản phẩmPXuất khẩu[S]E0STT[D]QBẢNG PHÂN CÔNG CÔNG VIỆC NHÓM 11HỌ VÀ TÊNMSSVCÔNG VIỆC1Nguyễn Hoàng Thi Thơ15534010100862345678Nguyễn Hoài ThươngTrần Thị ThươngTrần Thị Hoài ThươngĐào Thị ThùyNguyễn Huỳnh Mỹ TiênNguyễn Văn TiênLê Minh Trí1553401010087155340101008815534010100891553401010090155340101009115534010100921553401010099Nhóm trưởng+làm bài 10+tổnghợp bài+kiểm tra kết quả vàchỉnh sửa+đánh máy+in và gửimail cho côKhông tham gia làm bài tậpLàm bài 16Làm+đánh máy bài 12Làm bài 13Làm bài 11Làm bài 14+15

BÀI TẬP KINH TẾ VI MÔ CHƯƠNG 2

  1. Nguyên nhân nào dưới đây làm giảm lượng cầu đối với mặt hàng cá tươi

  1. Giá thịt bò tăng

  2. Giá của cá tươi giảm

  3. Giá thịt gà giảm

  4. Sản lượng đánh bắt cá giảm

  5. Tất cả đều sai

  1. Khi giá xăng tăng cao thì đường cầu dịch vụ xe bus ở TP.HCM thay đổi theo hướng nào?

  1. Chuyển dọc theo đường cầu

  2. Dịch chuyển đường cầu

  3. Dịch chuyển đường cầu sang phải

  4. Dịch chuyển đường cầu sang trái

  5. Tất cả đều sai

  1. Khi hệ số co giãn của cầu theo giá ED < -1, giá tăng sẽ làm cho tổng doanh thu:

  1. Tăng

  2. Giảm

  3. Không xác định

  4. Không thay đổi

  5. Tất cả đều sai

  1. Lượng cung của hàng hóa và dịch vụ phổ biến có mối liên hệ nghịch chiều với giá

  1. Yếu tố nào sau đây làm dịch chuyển đường cầu:

  1. Giá các yếu tố chi phí sản xuất

  2. Chính sách thuế và trợ cấp của chính phủ

  3. Mức giá kỳ vọng

  4. Giá của hàng hóa liên quan

  5. Tất cả đều sai

  1. Nếu hệ số co giãn của cầu theo thu nhập là -0.2, hàng hóa đó được xem là:

  1. Hàng hóa cao cấp

  2. Hàng hóa xa xỉ

  3. Hàng hóa thứ cấp

  4. Hàng hóa thiết yếu

  5. Tất cả đều sai

  1. Khi cầu tăng và cung giảm sẽ làm cho mức giá và sản lượng cân bằng:

  1. Giá và sản lượng đều tăng

  2. Giá và sản lượng đều giảm

  3. Giá không xác định và sản lượng tăng

  4. Giá tăng và sản lượng không xác định

  5. Giá giảm và sản lượng tăng

  1. Khi chính phủ tiến hành trợ giá cho nhà sản xuất thì:

  1. Nhà sản xuất được lợi

  2. Người tiêu dùng được lợi

  3. Chính phủ được lợi

  4. Cả a và b đều sai

  5. Cả a và b đều đúng

  1. Đối với độ co giãn của cầu hàng hóa lâu bền trong ngắn hạn như thế nào so với dài hạn

  1. Lớn hơn

  2. Nhỏ hơn

  3. Như nhau

  4. Không xác định

  5. Tất cả đều sai

  1. Giá trần [giá tối đa] thường dẫn đến:

  1. Dư thừa hàng hóa

  2. Thiếu hụt hàng hóa

  3. Cân bằng thị trường

  4. Lợi ích của người sản xuất tăng

  5. Tất cả đều đúng

  1. Cung về sản phẩm X hoàn toàn co giãn. Vậy khi có chương trình quảng cáo làm dịch chuyển đường cầu thì Ed tại điểm cân bằng mới sẽ là:

  1. Lớn hơn Ed tại điểm cân bằng cũ

  2. Không thay đổi

  3. = Es

  4. Nhỏ hơn Ed tại điểm cân bằng cũ

  1. Cho A là hàng hóa cấp thấp. Trong điều kiện các yếu tố khác không đổi, nếu thu nhập của người tiêu dùng giảm xuống thì đường cầu về hàng hóa A theo giá sẽ:

  1. Dịch chuyển sang trái

  2. Dịch chuyển sang phải

  3. Không dịch chuyển

  4. Tất cả đều sai

  1. Khi giá hàng hóa Y là 8 thì lượng cầu hàng hóa X là 10, khi giá hàng hóa Y là 6 thì lượng cầu hàng hóa X là 12. Vậy X và Y là hai sản phẩm:

  1. Thay thế

  2. Bổ sung

  3. Vừa thay thế lẫn bổ sung

  4. Không thể kết luận

  1. Hàng hóa X có hàm số cầu và cung lần lượt là Qd = -2P + 500 và Qs = 3P + 200. Chính phủ đánh thuế làm sản lượng cân bằng giảm 30 đơn vị so với sản lượng ban đầu. Vậy mức thuế là:

  1. t = 20

  2. t = 25

  3. t = 30

  4. Số khác

  1. Trên thị trường một sản phẩm thông thường được coi là cạnh tranh hoàn hảo, khi thu nhập người tiêu dùng giảm trong khi chi phí sản xuất của các doanh nghiệp cũng giảm thì kết luận:

  1. P giảm, Q chưa biết

  2. P và Q cùng giảm

  3. P và Q cùng tăng

  4. Q giảm, P chưa biết

  1. NHẬN ĐỊNH ĐÚNG SAI, GIẢI THÍCH

  1. Hàng hóa xa xỉ là hàng hóa có độ co giãn lớn hơn 0.

  2. Iphone 6 có độ co giãn nhiều hơn Samsung Galaxy S6 trong ngắn hạn

  3. Khi giá mặt hàng thay thế hay bổ sung của hàng hóa X thay đổi thì tất nhiên đường cầu sản phẩm X sẽ thay đổi.

  4. Chính sách thuế luôn mang lại tổn thất cho xã hội

  5. Đường giới hạn khả năng sản xuất thể hiện quy luật khan hiếm

  6. Muối ăn là hàng hóa cấp thấp.

  1. Cho biết tình hình số liệu của mặt hàng xe máy trong năm 2009 ở Việt Nam như sau:

P [USD/chiếc]

QD

QS

800

600

200

900

400

400

1000

200

600

1100

0

800

  1. Xác định hàm cầu và hàm cung

  2. Tìm độ co giãn của cầu và cung tại mức P = 800, QD = 600, QS = 800

  3. Tìm mức giá và sản lượng cân bằng của thị trường hàng hóa này

2. Phương trình đường cung và cầu của sản phẩm X được cho như sau:

QD = 160 -50P , QS = 30P + 16

  1. Tính giá và lượng cân bằng trên thị trường sản phẩm X.

  2. Giả sử Chính phủ qui định mức giá là 2,3 đvtt/sf. Xác định lượng sản phẩm dư thừa hoặc thiếu hụt [nếu có]. Trong trường hợp này Chính phủ cần dự liệu mức ngân sách là bao nhiêu để mức giá nói trên được thực hiện. Tính số thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất, người tiêu dùng và tổn thất xã hội gánh chịu.

  3. Giả sử Chính phủ qui định mức thuế là 0,4 đvtt/sf. Xác định mức thuế người tiêu dùng, nhà sản xuất gánh chịu. Số tiền Chính phủ thu được là bao nhiêu? Tính số thay đổi trong thặng dư của nhà sản xuất, người tiêu dùng và tổn thất xã hội gánh chịu.

3. Nếu hàm cung thị trường sản phẩm X là P = 4Q/3 + 4 và độ co giãn của cung ở điểm cân bằng là 3/2 và của cầu là – 2/3. Hãy xác định:

  1. Hàm cầu tuyến tính thị trường sản phẩm X.

  2. Xác định giá và lượng cân bằng sản phẩm X trên thị trường.

  3. Giả sử Chính phủ trợ cấp để tăng lượng hàng hóa thêm 3 đơn vị ở mỗi mức giá, thì mức trợ cấp cho mỗi đơn vị sản phẩm sẽ là bao nhiêu?

4. Số liệu giả thiết về cung, cầu đối với bếp nướng bánh mì như sau:

P

[giá, ngàn đồng/chiếc]

Lượng cầu

[ngàn chiếc]

Lượng cung

[ngàn chiếc]

10

10

3

12

9

4

14

8

5

16

7

6

18

6

7

20

5

8

a.Vẽ và viết phương trình đường cầu và đường cung, xác định giá và lượng cân bằng [bằng đồ thị và tính toán].

b. Xác định lượng dư thừa hoặc thiếu hụt tại mức giá 12.000 đ và 20.000 đ. Mô tả sự biến động của giá trong hai trường hợp.

c. Cái gì sẽ xảy ra với đường cầu về bếp nướng bánh mì khi giá bánh mì tăng? Giải thích bằng đồ thị sự thay đổi của giá và lượng cân bằng.

d. Sự phát minh ra lò nướng bánh mì là thứ được coi là phương pháp mới tốt hơn sẽ tác động thế nào đến đường cầu của bếp nướng bánh mì? Giá và lượng cân bằng sẽ thay đổi như thế nào? Giải thích bằng đồ thị.

e. Giả sử ở mỗi mức giá lượng cung tăng lên 1.000 chiếc. Tính giá và lượng cân bằng mới.

f. Giả sử chính phủ đánh thuế 1.000 đ/1bếp nướng bánh mì bán được, số lượng bếp bán được sẽ thay đổi như thế nào? [sử dụng số liệu ở câu e]

5. Cầu và cung về bơ thực phẩm có hàm: QD = 60-2P và QS = P-15, trong đó: P tính bằng đồng/100kg, Q tính bằng 100kg.

      1. Giá và lượng bơ cân bằng bao nhiêu?

      2. Hạn hán xảy ra ở nơi sản xuất bơ, làm đường cung dịch chuyển đến QS = P-30, cầu vẫn giữ nguyên, giá và lượng bơ cân bằng mới bao nhiêu?

      3. Giả sử chính phủ trợ cấp cho người sản xuất 2,5 đồng/100kg, thì bao nhiêu bơ được sản xuất? Người tiêu dùng trả giá bao nhiêu?

6. Giả sử hàm số cầu và hàm số cung về café trên thị trường Việt Nam như sau:

QD = 4700 – 100P và QS = 200 + 50P [ P: ngàn đồng.kg, Q: tấn]

  1. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng của café?

  2. Để đảm bảo mua đủ lượng café thừa hằng năm khi mức giá tăng lên 32.000 đồng/kg thì chính phủ cần phải mua bao nhiêu café và chi ra bao nhiêu tiền?

  3. Nếu chính phủ đánh mức thuế 600 đồng/kg thì giá và sản lượng cân bằng café lúc này thay đổi như thế nào? Ai là người chịu thuế? Mức thuế bao nhiêu?

7. Cho hàm tổng cầu là QD = 2500 – 150P. Trong đó cầu xuất khẩu là Qxk = 1000 – 100P. Hàm cung trong nước là Qs = 1500 + 200P. Hãy:

a. Xác định mức giá và sản lượng cân bằng?

b. Tính hệ số co giãn cung và cầu?

c. Trong năm do tình hình kinh tế suy thoái nên làm giảm cầu xuất khẩu 20% và giảm cung nội địa 10%. Hãy xác định lại mức giá và sản lượng cân bằng.

d. Từ câu c, nếu Chính phủ đánh thuế 500 đồng/sp. Tính sản lượng và mức giá cân bằng mới và hãy tính mức tổn thất từ việc đánh thuế này.

The End

Video liên quan

Chủ Đề