Đào tạo nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro năm 2024

Nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro, đây chắc chắn là vấn đề quá quen thuộc và không còn xa lạ đối với các doanh nghiệp. Đặc biệt là các doanh nghiệp quan tâm đến yếu tố con người, sức khỏe và môi trường, cũng như những bạn làm nghề an toàn. Đây là công cụ chính giúp nâng cao điều kiện an toàn và sức khỏe nghề nghiệp tại nơi làm việc.

Nhưng để xác định chính xác tất cả các mối nguy, rủi ro từ đó đưa ra các biện pháp cải thiện hiệu quả thì không phải doanh nghiệp nào, người làm về an toàn nào cũng có thể làm được.

Đào tạo nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro năm 2024

( Hình ảnh minh họa về các mối nguy)

Muốn làm một nhân viên an toàn đảm bảo không xảy ra tai nạn lao động và các hậu quả ngoài ý muốn thì việc nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro là những bước vô cùng quan trọng, điều đầu tiên để bảo vệ con người tránh khỏi những rủi ro, tai nạn bất ngờ có nguy cơ xảy ra trong quá trình hoạt động, sản xuất. Vậy để có thể đánh giá chính xác những mối nguy, rủi ro thì bạn cần phải làm gì, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay sau đây.

Điều đầu tiên bạn cần làm để có thể đánh giá rủi ro tốt thì bạn phải hiểu được tất cả các khái niệm cơ bản diễn ra xung quanh hoạt động của con người, những mối nguy, rủi ro như:

– Rủi ro là Tổ hợp của khả năng xảy ra của một sự cố nguy hại hay sự phơi nhiễm và mức độ nghiêm trọng của các tổn thương hay bệnh tật có thể có do các sự kiện hay sự phơi nhiễm.

– Đánh giá rủi ro là quá trình ước lượng mức độ rủi ro có từ các mối nguy, có xem xét đến các biện pháp kiểm soát hiện có và quyết định xem rủi ro đó có thể chấp nhận được hay không.

Mục đích của việc đánh giá rủi ro?

Xác định và nhận biết tất cả các mối nguy tiềm ẩn có thể xảy ra trong quá trình hoạt động, sản xuất, kinh doanh của nhà máy. Nhằm phân tích đánh giá những rủi ro đối với sức khỏe và an toàn của con người, từ đó đưa ra những biện pháp kiểm soát các rủi ro đã phát sinh hoặc có nguy cơ phát sinh ở mức độ có thể chấp nhận được hoặc không thể chấp nhận được.

Đào tạo nhận diện mối nguy đánh giá rủi ro năm 2024

Những bước cơ bản về nhận diện mối nguy và đánh giá rủi ro mà bạn phải biết?

Bước 1: Để có thể nhận diện chính xác một mối nguy trước tiên phải xác định được phạm vi hay khu vực giới hạn cần đánh giá rủi ro.

Bước 2: Cần xác định chính xác nhóm công việc hoặc hoạt động diễn ra xung quanh phạm vi hoặc khu vực có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và sự an toàn của con người. Bao gồm tất cả các hoạt động thường xuyên và không thường xuyên.

Bước 3: Sau khi xác định được chính xác nhóm các công việc thường xuyên tại khu vực đó, bạn cần tiến hành nhận diện các mối nguy và rủi ro có thể xảy ra, dựa vào bảng diễn giải mối nguy phù hợp với từng công việc cụ thể của nhà máy, phải đưa ra và nhận diện được, đối với từng công việc sẽ xuất hiện những rủi ro, mối nguy nào có thể xảy ra ở hiện tại hoặc trong tương lai ảnh hưởng trực tiếp tới con người.

Bước 4: Với từng mối nguy và rủi ro mà bạn đã xác định được dựa trên các công việc cụ thể, thì nhà máy đã áp dụng những biện pháp cải thiện nào rồi, nếu chưa có thì bạn cần phải bổ sung biện pháp kiểm soát cho từng rủi ro để hạn chế tối đa các mối nguy và biện pháp kiểm soát các rủi ro dựa vào các cấp độ sau:

– Loại bỏ: chúng ta có thể loại bỏ hoàn toàn mối nguy hiểm được không? Nếu không thể loại bỏ phải có phương án kiểm soát rủi ro để mối nguy không thể xảy ra.

– Thay thế: sử dụng phương pháp ít rủi ro hơn và thay thế cho rủi ro đang có.

– Biện pháp kĩ thuật để giảm thiểu rủi ro.

– Các tín hiệu, biển cảnh báo, hay các biện pháp kiểm soát hành chính.

– Các thiết bị bảo hộ cá nhân.

Bước 5: Tiến hành đánh điểm đối với từng mối nguy và xác định rủi ro không thể chấp nhận được.

Tùy vào công việc sản xuất, hoạt động của từng doanh nghiệp, nhà máy sẽ có những các thức tính điểm khác nhau. Thông thường cách tính điểm sẽ dựa vào công thức sau:

Mức rủi ro = Điểm hậu quả x Điểm tần suất x Điểm khả năng bị phơi nhiễm

Trong đó:

– Điểm hậu quả: là hậu quả của rủi ro đó đối với con người là như thế nào, tùy theo mức độ nặng nhẹ có thể xảy ra thì đánh điểm cao nhất là 10. – Điểm tần suất tiếp xúc : là tần xuất xảy ra như thế nào, xảy ra liên tục, thường xuyên, thỉnh thoảng, ít khi và hiếm khi cũng đánh điểm theo thang điểm 10.

– Điểm khả năng phơi nhiễm/ khả năng xảy ra: Dựa vào trang thiết bị kiểm soát và khả năng quản lý để tính điểm theo thang điểm 10.

Vậy là đã hoàn thành các bước cơ bản đánh giá và nhận diện mối nguy có thể xảy ra đối với từng nhóm công việc chính có thể gây thương tích và ảnh hưởng tới con người.

Tầm quan trọng của việc đánh giá rủi ro đối với một doanh nghiệp?

– Phòng ngừa tai nạn lao động xảy ra và hạn chế những tổn thương ảnh hưởng tới sức khỏe con người.

– Dự đoán được các tai nạn có thể xay ra từ đó đưa ra được những biện pháp khắc phục hợp lý.

– Quản lý an toàn lao động một cách có hiệu quả trong hoạt động sản xuất

– Xây dựng được một hệ thống an toàn lao động tại doanh nghiệp hướng tới phát triển bền vững.

Với những chia sẻ trên đây Open End Training hi vọng các doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về việc đánh giá cũng như thực hiện tốt đánh giá rủi ro tại nơi làm việc, xóa bỏ hoặc hạn chế thấp nhất những mối nguy có thể xảy ra đến trong công việc hay hoạt động sản xuất. Hãy kiểm soát rủi ro, mối nguy để tăng năng suất lao động, giảm tai nạn lao động và bảo vệ an toàn cho con người.