Mang thai 7 tháng là bao nhiêu tuần năm 2024

Thai nhi ở tháng thứ 7 của thai kỳ có diện mạo mắt mũi rõ ràng. Thời gian này, mẹ thường cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng. Để khắc phục tình trạng này, mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng và massage đúng cách để ngăn ngừa đau lưng nhé.

Em bé trong thai kỳ tháng thứ 7 có diện mạo mắt mũi rõ ràng và lúc này đã có thể nghe được nhịp tim của bé. Thời gian này, mẹ sẽ cảm thấy bụng căng cứng, việc cử động cũng trở nên khó khăn hơn. Nhiều mẹ bị táo bón và đau lưng, vì vậy mẹ nên ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ, có tư thế đúng, massage đúng cách để tránh đau lưng nhé.

Mang thai tháng thứ 7 – Giai đoạn giữa thai kỳ

Lúc này em bé sẽ phát triển rất nhanh, bên cạnh những thay đổi của cơ thể, sự khó chịu vì kích thước bụng tăng lên, mẹ cũng đang rất hồi hộp chờ từng ngày bé ra đời. Mẹ có thể tham khảo về kinh nghiệm rặn sinh con được dễ dàng hơn.

Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ 7

Tuần 25

Trong giai đoạn này, chiều ngang của bé sẽ bắt đầu phát triển mạnh hơn, vì thế làn da nhăn nheo của bé sẽ dần trở nên mịn màng hơn. Tóc trên đầu thai nhi cũng đang mọc nhiều hơn và nếu mẹ có thể nhìn thấy bên trong tử cung sẽ nhận biết được màu tóc bé màu gì và chúng dày hay mỏng.

Tuần 26

Ở tuần thứ 26, thai nhi đã có thể nghe được giọng nói của bố mẹ khi hai người đang trò chuyện với nhau, đã có thể tự hít vào phổi và thở ra một lượng nước ối nhỏ và điều đó hoàn toàn giúp ích cho quá trình phát triển phổi của thai nhi.

Tuần 27

Tuần 27, nhiều mô não phát triển, bộ não của thai nhi đang hoạt động tích cực.

Thai nhi lúc này cũng đã biết nhắm mắt và mở mắt, đã có thể mút một ngón tay nào đó. Vị giác của thai nhi cũng đang phát triển, nhận biết được vị ngọt, vị đắng. Có đôi lúc mẹ cũng cảm thấy thai nhi đang nấc cụt.

Giai đoạn này cơ thể mẹ khá nặng nề vì thế mẹ áp dụng phương thức để ăn vào con hạn chế vào mẹ.

Tuần 28

Tuần 28, thai nhi có trọng lượng khoảng 1000gr, chiều dài 35cm. Thai nhi đã có thể chớp mắt, thị lực cũng rất phát triển, có thể nhìn thấy ánh sáng qua tử cung của mẹ. Não cũng hình thành thêm hàng triệu tế bào mới. Lớp mỡ đã dần tích dưới da để giữ ấm cho cơ thể khi bé chào đời.

Mang thai 7 tháng là bao nhiêu tuần năm 2024
Hình ảnh thai nhi tháng thứ 7

Những sự thay đổi của mẹ trong tháng thai kỳ thứ 7

Ở tháng thứ 7, bụng mẹ bầu bắt đầu to hơn, và mẹ có thể gặp phải một số tình trạng sau, nhưng mẹ đừng quá lo lắng.

  • Gặp khó khăn khi đi lại, vì thai nhi phát triển chèn ép lên bàng quang và chân của mẹ.
  • Do bụng nhô cao, lưng bị uốn cong nên những cơn đau lưng ở tháng thứ 7 bắt đầu làm mẹ mệt mỏi. Đau thắt lưng do áp lực từ thai nhi gây ra cho vùng thắt lưng tăng lên và cũng do chính cân nặng của mẹ.
  • Các cơ tử cung bắt đầu giãn ra, thai nhi chèn ép nhiều hơn lên các bộ phận trong cơ thể vì thế mẹ có thể gặp phải các cơn co thắt ở cửa mình và bụng bị gò cứng nhiều hơn.
  • Mẹ có thể cảm thấy nóng ngay cả trong thời tiết lạnh, đôi khi còn bị đổ mồ hôi và mẹ bầu sẽ cảm thấy khó thở vì việc trao đổi chất trong cơ thể mẹ tăng lên khiến nhiệt độ tăng.
  • Đi tiểu nhiều hơn do thai nhi càng lớn thì trọng tâm của cơ thể càng dịch chuyển xuống phía dưới gây áp lực lên bàng quang.
  • Ngực của mẹ sẽ trở nên mềm mại hơn, nặng hơn, các mạch máu xuất hiện dày đặc hơn, núm vú cũng sẫm màu hơn và xuất hiện sữa non.
  • Chân tay mẹ bị sưng phù bởi việc tăng cung cấp máu. Vì thế, mẹ bầu cần có một tứ thế nằm phù hợp để dễ chịu hơn khi ngủ. Mẹ đừng quên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng để có thai kỳ hoàn hảo.

Kết thúc giai đoạn thai kỳ tháng thứ 7 mẹ sẽ cảm thấy mình nặng nề hơn, và mẹ không nên ra ngoài hay du lịch trong thời gian dài. Việc đau bụng dưới và xuất huyết là dấu hiệu của sinh non, mẹ nên đi khám 2 tuần 1 lần để chuẩn bị tiếp cho giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 8.

Mẹ cần biết

  • Uống sữa bầu khi nào là đúng và tốt cho thai nhi?
  • 4 cách giúp mẹ bầu phân biệt chính xác rỉ ối và són tiểu
  • Bệnh hậu sản và những điều mẹ cần biết (Phần 1)
  • Cách giúp mẹ giảm đau sau sinh mổ và những điều mẹ cần lưu ý
  • Làm thế nào để phòng ngừa bị rỉ ối ở mẹ bầu?
  • Bài tập thể dục dành cho Mẹ bầu
  • Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 9
  • Giai đoạn thai kỳ: Tháng thứ 8

Kết thúc giai đoạn thai kỳ tháng thứ 7 mẹ sẽ cảm thấy mình nặng nề hơn, và mẹ không nên ra ngoài hay du lịch trong thời gian dài. Việc đau bụng dưới và xuất huyết là dấu hiệu của sinh non, mẹ nên đi khám 2 tuần 1 lần để chuẩn bị tiếp cho giai đoạn thai kỳ – Tháng thứ 8.

Điều bố có thể làm: Nên bắt đầu sắm những vật dụng cần thiết cho em bé sắp chào đời. Những đồ cần thuê nên đặt thuê trước cho yên tâm. Bố nên trò chuyện với em bé trong bụng, massage giúp mẹ đỡ đau hông và lưng, đồng thời cùng mẹ tận hưởng thời gian thư giãn. Ngoài ra, bố cũng nên tích cực tham gia các lớp học làm cha mẹ.