Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Nếu vẫn chưa tìm được câu trả lời cho chính mình thì hãy đọc bài viết dưới đây để biết liệu “sinh viên có nên đi làm thêm để trang trải tài chính hay không” nhé!

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

1. Sinh viên có nên đi làm thêm?

Sinh viên không kém, ngược lại họ rất giỏi, nhưng chỉ giỏi khi làm chủ được chính mình.
Làm thêm hiện nay là công việc mà các bạn gen Z lựa chọn để thực hiện trong quỹ thời gian có hạn của mình. Đây không chỉ là những công việc giúp họ quản lý tốt hơn về tài chính mà còn là bước đệm khá tốt cho tương lai sau này.

1.1. Những điểm tích cực của sinh viên khi đi làm thêm

Trước khi trở lại với câu hỏi trên, chắc hẳn các bạn luôn muốn trở thành một ứng viên
xuất sắc trong các lĩnh vực mà mình theo đuổi? Và tất nhiên rồi, CV sẽ là yếu tố không thể thiếu trong bất kỳ một buổi phỏng vấn xin việc nào. Câu hỏi đặt ra là, bạn sẽ lấy kinh nghiệm làm việc ở đâu để điền vào CV của mình nếu như bạn là một sinh viên mới ra trường? Làm sao để nhà tuyển dụng chú ý đến bạn nếu kinh nghiệm trong CV chỉ là vài dòng tiểu sử.

Nếu rơi vào trường hợp này thì bạn sẽ làm gì để chinh phục những HR khó tính nhất đây? Có lẽ lúc này các bạn sẽ ao ước một lần được quay trở lại thời sinh viên và đi làm thêm để tích lũy cho mình kinh nghiệm làm việc điền vào CV dù ít hay nhiều.

Với việc đặt tình huống như trên, ta có thể đưa ra được những điểm tích cực của việc đi làm thêm khi còn là sinh viên như sau:

Đầu tiên, việc đi làm thêm sẽ giúp bạn có thêm thu nhập, thậm chí là dư giả tài chính để trang trải cho sinh hoạt và cuộc sống sinh viên của mình. Đôi khi, bạn có thể dùng chính số tiền mình làm ra để phụ giúp đỡ đần cha mẹ.

Thứ hai, đi làm thêm là cơ hội giúp bạn có được những trải nghiệm thực tế thật tuyệt vời mà nếu không thử thì có lẽ bạn sẽ không bao giờ có được.

Cho dù công việc bạn đang làm đó là gì đi chăng nữa: dù bạn có làm nhân viên bưng bê, phục vụ ở các quán cà phê thì đó cũng sẽ là quãng thời gian quý báu. Bởi bạn đã có cơ hội bước chân vào ngành dịch vụ cũng như có cơ hội được tiếp xúc và thấu hiểu tính chất của công việc, tâm lý của khách hàng. Từ đó làm nền tảng có ích cho bạn trong công việc và cuộc sống sau này.

Đó là minh chứng cho việc nếu bạn không đi làm thêm thì mọi thứ bạn có được sẽ chỉ là kiến thức trên sách vở mà thôi.

Thứ ba, đi làm thêm sẽ giúp bạn có kinh nghiệm làm việc thực tế mà không một trường đại học nào làm được tốt hơn thế.

Tuy nhiên, lựa chọn việc làm thêm phải theo đúng chuyên ngành bạn đang theo học hoặc
phù hợp với định hướng ra trường của bạn, như vậy đó sẽ là cách mà bạn vừa có kinh nghiệm làm việc cho mình vừa làm bước đệm khá vững chắc sau khi ra trường.

Thứ tư, đi làm thêm khi còn là sinh viên sẽ giúp bạn mở rộng được mối quan hệ của mình.

Việc bạn có duyên gặp gỡ được bất cứ ai trong đời, đặc biệt là trong “ngành” sẽ là nhân tố quan trọng quyết định tới những ngã rẽ cuộc đời của bạn. Không nơi nào giúp bạn có cơ hội gặp gỡ các anh chị đi trước có nhiều kinh nghiệm trong nghề như là việc bạn đi làm thêm. Họ sẽ là kim chỉ nam, là hình mẫu, là chuẩn mực, là nơi giúp bạn có được cách học tập tốt nhất khi đi làm.

Không những vậy, việc bạn biết cách giữ những mối quan hệ này sẽ tạo cơ hội việc làm hấp dẫn cho bản thân.

Với những lợi ích từ việc đi làm trên, ta có thể thấy việc đi làm thêm khi đang là sinh viên không hề xấu mà ngược lại là có ý nghĩa rất lớn đến hiện tại và tương lai. Bởi thực tế thì sẽ không ai muốn khi đi xin việc mà lại bị từ chối vì những câu cửa miệng của nhà tuyển dụng vì lý do “em rất tốt nhưng chị rất tiếc vì em thiếu những trải nghiệm thực tế cho bản thân mình” hay “kinh nghiệm làm việc của em chưa thực sự ấn tượng và phù hợp với bên chị” cả.

1.2. Những điểm hạn chế của sinh viên khi đi làm thêm

Tuy nhiên, có những vấn đề luôn tồn tại hai mặt song song, và việc đi làm thêm cũng không phải là một ngoại lệ. Có tích cực thì cũng sẽ có những điểm hạn chế còn

tồn tại. Vậy, đâu là những hạn chế của việc đi làm thêm mà sinh viên cần chú ý?

Việc đi làm thêm khiến sinh viên dễ bị “cuốn”

Điều này hoàn toàn chính xác bởi bạn sẽ trải qua cảm giác sở hữu tiền thậm chí là nhiều tiền trong tay, được thoải mái cho những ước muốn và nhu cầu cá nhân của mình. Chính lý do này đã khiến cho động lực kiếm tiền nhiều hơn của bạn thôi thúc bạn một cách mạnh mẽ hơn bao giờ hết và rồi, bạn quyết định bỏ bê việc học trên trường để có thể đi làm thêm.

Chắc chắn những ai đã và đang trải qua thời sinh viên không hề xa lạ với khá nhiều trường hợp đang học nhưng xin phép giảng viên về sớm để có thể kịp giờ làm. Thực tế thì có lẽ bất kể một giảng đường đại học nào cũng có.

Làm thêm khiến sinh viên bị “đuối”

Dù là công việc trí óc hay chân tay, thì khi đi làm chắc chắn là bạn sẽ phải bỏ công bỏ sức, tâm huyết của mình vào đó. Nghĩa là khi bạn lao lực đủ lớn, vượt quá giới hạn của bản thân trong một khoảng thời gian sẽ phát sinh trường hợp bị “đuối”, và khi mà đã đuối thì sẽ chẳng mấy để tâm tới bất cứ việc gì chứ đừng nói đến việc tập trung bài vở.

Học hành chểnh mảng

Học đại học sẽ rất nhàn nếu bạn biết cân đối, nhưng cũng sẽ rất cực nếu bạn không cân
bằng được nó. Việc đi làm thêm với tần suất lớn khiến bạn trở nên mệt mỏi trong chính công việc và cuộc sống của mình, sức khỏe ít nhiều sẽ bị ảnh hưởng. Chính vì lý do này mà bạn có thể delay với bài tập lớn nhỏ hay các kỳ thi tới gần. Điều này giải thích cho việc khi bạn quá đam mê với việc làm thêm thì bài vở hay học hành sẽ không còn ở vị trí ưu tiên nữa.

Như vậy, việc làm thêm khi là sinh viên vừa có những ưu điểm nhưng lại có những hạn chế mà khó tránh khỏi. Vậy, suy cho cùng thì sinh viên có nên đi làm thêm để trang trải tài chính hay không?

2. Những điều nên nhớ khi sinh viên muốn đi làm thêm

Câu trả lời cho việc làm thêm là cần thiết và nên làm, nó sẽ tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi cá nhân. Tuy nhiên, để không tồn đọng những mặt hạn chế, các bạn nên bỏ túi những lưu ý sau:

Xác định chỉ làm thêm khi bạn thực sự dành thời gian cho nó

Nếu thời gian rảnh của bạn không quá nhiều thì việc làm thêm là không hợp lý. Bởi sẽ không một tổ chức nào nhận nhân viên chỉ làm việc quá ngắn hạn cả.

Lựa chọn việc làm thêm phù hợp với quỹ thời gian bản thân có

Nếu như bạn có thời gian rảnh thì hãy lựa chọn công việc tương thích với quãng thời gian đó. Điều này không những giúp bạn quản lý được thời gian của mình, mà còn giúp

bạn cân đối được việc học và làm một cách có hiệu quả nhất.

Đối với gen Z hiện nay thì Freelancer sẽ là những sự lựa chọn được khuyến khích hơn cả. Tuy nhiên, công việc này đòi hỏi bạn phải có một nền tảng vững chắc và kỹ năng sẵn có của mình.

Hãy ghi nhớ rằng, mục tiêu của bạn khi là sinh viên là học tập chứ không phải để kiếm tiền

Đây chỉ là công việc làm thêm, đồng nghĩa với việc nó chưa phải là công việc gắn bó
với tương lai của bạn lâu dài. Vì thế, việc làm thêm sẽ không phải là mục tiêu chính mà bạn hướng đến. Điều bạn cần quan tâm và hoàn thành một cách xuất sắc chính là việc học tập khi ngồi trên giảng đường đại học.

Hãy lựa chọn việc làm thêm phù hợp với chuyên ngành bạn theo đuổi

Việc làm thêm sẽ có ích hơn rất nhiều khi đó là việc làm có lợi cho chuyên ngành của bạn. Lúc này, nó sẽ không gói gọn ở thu nhập nữa mà còn là công việc giúp bạn trau

dồi kinh nghiệm và phát triển kỹ năng của mình.

Trên đây là những chia sẻ về vấn đề “sinh viên có nên đi làm thêm để trang trải tài chính hay không?” Hy vọng rằng, với những dòng chia sẻ này, các bạn sinh viên đều đã có được đáp án cho riêng mình cũng như xác định được việc làm thêm nào là phù hợp nhất.

Câu chuyện có nên đi làm thêm khi còn đang  học đại học luôn là vấn đề nan giải đặt ra cho các bạn sinh viên hiện nay.

Hầu hết các bạn sinh viên cũng đã từng phải suy nghĩ, cân nhắc xem có nên đi làm thêm khi còn đang học đại học hay không? Bởi đi làm thêm lúc đó đối với nhiều bạn sinh viên không chỉ vì yếu tố kinh tế mà còn rất nhiều các yếu tố khác tác động đến. Hãy cùng đọc bài viết dưới đây và quyết định xem bạn nên hay không nên đi làm thêm khi còn đang học đại học.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Khi đi làm thêm bạn sẽ được gì?

Bạn sẽ có thêm một khoản thu nhập : đi làm thêm sẽ giúp cho bạn có thêm một khoản thu nhập hàng tháng và có đủ khả năng chi tiêu cho bản thân mà không phải xin sự trợ giúp từ gia đình.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Mở rộng các mối quan hệ: khi đi làm thêm bạn sẽ có cơ hội mở rộng các mối quan hệ. Bạn quen càng nhiều người liên quan đến công việc làm thêm của bạn thì bạn sẽ càng có nhiều cơ hội để có một công việc tốt trong tương lai.

Rèn luyện kỹ năng quản lý thời gian: khi đi làm thêm bạn sẽ phải tự biết sắp xếp và quản lý thời gian của bản thân một cách hiệu quả sao cho có thể hoàn thành việc học tập ở trường cũng như việc làm thêm. Bạn sẽ trở nên bận hơn nhưng qua đó bạn sẽ học được cách trân trọng thời gian.

Rèn luyện sự năng động cho bản thân: vừa đi học vừa đi làm sẽ khiến bạn phải tự rèn luyện cho mình sự năng động cần thiết để có thể cùng một lúc làm nhiều việc sao cho vẫn đảm bảo được kết quả tốt.

Học cách nhận biết giá trị của đồng tiền: khi đã đi làm bạn sẽ thực sự hiểu được giá trị của đồng tiền mà bố mẹ mình phải vất vả mới kiếm ra được. Khi phải đối mặt với những khó khăn áp lực từ ông chủ và lỡ làm sai sẽ bị trừ lương bạn mới thấy quý trọng những đồng tiền mà mình làm ra.

Giúp bạn học hỏi được nhiều kinh nghiệm: khi làm thêm bạn sẽ có sự va vấp với thực tế và được trải nghiệm muôn mặt của cuộc sống. Đó là vốn quý mà việc làm thêm mang đến cho bạn.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Giúp bạn phát hiện ra những khả năng tiềm ẩn của bản thân: môi trường làm thêm sẽ giúp cho bạn khám phá được những khả năng tiềm ẩn cũng như nhận thức được chính mình để tự có biện pháp điều chỉnh bản thân.

Làm đẹp hơn CV của bạn: khi viết kinh nghiệm đi làm thêm vào CV chắc chắn bạn sẽ nhận được sự chú ý hơn từ nhà tuyển dụng nhất là khi phải cạnh tranh với nhiều ứng viên khác.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Khi đi làm thêm bạn sẽ mất gì?

Không tập trung vào học tập: vì thời gian dành cho việc học tập và nghiên cứu của bạn sẽ bị chia sẻ và chi phối bởi công việc nên kết quả học tập của bạn có thể sẽ tụt dốc.

Sức khỏe giảm sút: khi phải làm cùng một lúc nhiều việc bạn sẽ không có đủ thời gian để nghỉ ngơi khiến cho cơ thể dần sẽ trở nên mệt mỏi hơn.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Dễ mắc vào cạm bẫy lừa đảo: do luật pháp ở nước ta chưa có những quy định cụ thể nên mới có tình trạng sinh viên bị các trung tâm giới thiệu việc làm lừa đảo hoặc bị các nơi nhận việc quỵt tiền.

Rất khó khăn trong việc kiếm được công việc parttime ổn định và hiệu quả: đa phần các bạn đều có xu hướng muốn tìm những công việc làm thêm có liên quan đến ngành học để có thể vừa đi làm vừa tích lũy kiến thức, kinh nghiệm cho công việc sau này. Nhưng trên thực tế bạn sẽ rất khó kiếm được những công việc phù hợp như vậy.

Sinh viên có nên đi làm thêm không vì sao

Có nên đi làm thêm khi học đại học

Rất dễ lâm vào tình trạng chán nản: khi đi làm thêm bạn sẽ nhanh chóng cảm thấy chán nản bởi bạn sẽ bị gò bó vào khung thời gian nhất định với những quy tắc của người đi làm.

Những lưu ý cho các bạn khi chọn việc làm thêm

Công việc parttime rất đa dạng các bạn nên chọn cho mình một công việc phù hợp, vừa bổ trợ cho chuyên ngành mà mình đang theo học, vừa nâng cao kỹ năng vừa có thêm thu nhập.

Sinh viên năm thứ nhất không nên đi làm thêm. Bạn chỉ nên đi làm thêm khi đã làm chủ được bản thân. Phải sắp xếp được thời gian hợp lý trong kỳ nghỉ hè cũng như trong năm học thì hãy đi làm thêm

Nhiều bạn đi làm thêm chỉ vì mục đích kiếm tiền. Điều đó không sai nhưng nó không phù hợp với nhiệm vụ mà bạn cần thực hiện. Với những bạn gia đình khó khăn thì hãy cân nhắc thật kỹ để chọn lựa công việc làm thêm phù hợp và dù trong hoàn cảnh nào đi chăng nữa, hãy cố gắng đặt yếu tố kinh nghiệm lên trên vấn đề tiền bạc.

Trước khi quyết định đi làm thêm khi còn đang học đại học bạn hãy đặt lên bàn cân và suy nghĩ xem mình sẽ được những gì và phải đánh đổi những gì. Để có thêm những thông tin hữu ích cho công việc bạn hãy truy cập vào website http://Yourjobs.vn