Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện

TS. Nguyễn Thị Hồng Miên

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện

Chiến thắng Điện Biên Phủ là chiến thắng của chủ nghĩa yêu nước, ý chí bất khuất, kiên cường của dân tộc Việt Nam được hun đúc qua hàng nghìn năm lịch sử. Chiến dịch Điện Biên Phủ là trận “quyết chiến chiến lược” lớn nhất giữa ta và Pháp. Thắng lợi oanh liệt của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đánh dấu đỉnh cao của nghệ thuật quân sự Việt Nam, là một điển hình xuất sắc trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, thể hiện sự lãnh đạo đúng đắn của Đảng về chỉ đạo chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và chiến thuật.

Từ đầu tháng 12/1953, thực dân Pháp tăng cường lực lượng quân đội, phương tiện chiến tranh, chiếm đóng Điện Biên Phủ, xây dựng Điện Biên Phủ thành tập đoàn cứ điểm mạnh nhất Đông Dương với 10 trung tâm đề kháng lại chia ra thành 49 cứ điểm phòng thủ kiên cố liên hoàn trang bị hỏa lực mạnh yểm trợ lẫn nhau; có 2 sân bay Mường Thanh và Hồng Cúm để lập cầu hàng không. Đến thượng tuần tháng 3/1954, tổng số binh lực của địch lên đến 17 tiểu đoàn với 16.200 tên, phần lớn là các đơn vị tinh nhuệ. Với hệ thống công sự vững chắc, lực lượng cơ động mạnh, binh khí kỹ thuật đầy đủ, hiện đại. Pháp- Mĩ coi Điện Biên Phủ là “Pháo đài bất khả xâm phạm”; là “cái máy nghiền khổng lồ”, “cái bẫy để nghiền nát chủ lực Việt Minh”.

Trước âm mưu và hành động của địch, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp, thông qua kế hoạch tác chiến của Bộ Tổng Tư lệnh và quyết định mở chiến dịch lịch sử Điện Biên Phủ với ý chí “quyết chiến, quyết thắng”. Một trong những yếu tố làm nên thắng lợi của chiến dịch Điện Biên Phủ là sự sáng tạo về chiến thuật tiến công tiêu diệt địch. Chiến thuật “Vây, lấn, tấn, diệt” là một sáng tạo hết sức độc đáo của quân đội ta trong trận chiến Điện Biên Phủ. Vây chặt, lấn sâu, tiến công không ngừng, phá hủy công sự địch, triệt viện binh và tiếp tế, tiêu diệt hoàn toàn cứ điểm và cụm cứ điểm trên chiến trường Điện Biên Phủ. Với cách đánh “đánh chắc, tiến chắc”, xây dựng trận địa chiến hào từ xa tiến vào gần, ta thực hiện “vây lấn” tập đoàn cứ điểm địch từ ngoài vào trong, lần lượt tiêu diệt từng cụm cứ điểm, tiến tới tiêu diệt hoàn toàn quân địch. Cách đánh này đã phát huy lợi thế của trận địa tiến công, tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng với quy mô lớn, tiến hành “trói địch lại”, đánh “bóc vỏ”. Và với cách đánh này, ta hạn chế được những thế mạnh của quân Pháp là pháo binh, máy bay và chiến hào, đồng thời khoét sâu vào những mặt yếu cơ bản của chúng là ý chí và tiếp tế bảo đảm vật chất, vốn là nhược điểm cốt tử của quân Pháp ở tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt” trong trận chiến Điện Biên phủ của ta bắt đầu là sử dụng chiến thuật đào hào vây lấn. Bộ đội ta đã rất sáng tạo, biết biến chiến hào từ “vật tĩnh”, là phương tiện phòng hộ thành “vật động”, thành vũ khí tiến công. Chiến hào cứ dài dần theo bước tiến quân. Bộ đội đánh tới đâu, chiến hào theo tới đó. Địch phát hiện, phản kích, tìm cách lấp chiến hào, bộ đội ta giáng trả. Khi địch rút, quân ta lại đào chiến hào để tiến công tiếp. Đây là một công việc được tiến hành rất tỉ mỉ, chu đáo. Bộ đội ta đã xây dựng hai loại giao thông hào: một là loại giao thông hào trục, dùng cho việc cơ động bộ binh, cơ động pháo binh, vận chuyển thương binh, hình thành một đường vòng rộng, vây quanh trận địa ở phân khu trung tâm của địch; hai là loại giao thông hào tiếp cận của bộ binh, xuất phát từ vị trí trú quân của các đơn vị trong rừng đổ ra cánh đồng Mương Thanh, cắt ngang giao thông hào trục, tiến vào những vị trí địch mà ta định tiêu diệt. Các loại giao thông hào thường có độ sâu khoảng 1,7 m (lút đầu người), đáy hào trục rộng 1,2 m, đáy hào bộ binh rộng 0,6 mét. Dọc giao thông hào bộ binh, có đầy đủ hố phòng pháo, hầm trú ẩn, hào chiến đấu và ụ súng để đối phó với những cuộc phản kích của địch. Mỗi mét đường hào được hình thành là cả sự đánh đổi bằng mồ hôi, xương máu của các chiến sĩ ta. Đối với quân pháp, chiến hào của ta là nỗi kinh hoàng của chúng. Nhiều binh lính lê dương đóng quân ở Điện Biên Phủ lúc bấy giờ, sau này kể lại rằng: “Ban ngày nghe tiếng súng nổ, họ không sợ bằng ban đêm, nằm dưới lô cốt nghe âm vang từ tiếng xẻng đào đất của “Quân đội Việt Minh” đang đưa chiến hào tiến lại gần, quây chặt lấy vị trí của họ, cứ tưởng chừng như có cả một gọng kìm khổng lồ đang bóp chặt lại”.

Ngay từ đợt tiến công thứ nhất (từ 13/3/1954 đến 17/3/1954), tiêu diệt các cứ điểm Him Lam, Độc Lập, Bản Kéo, ta đã đào các công sự và hình thành những chiến hào tiến lên phía trước, đến tận hàng rào dây thép gai các cứ điểm của địch. Sau chiến thắng đợt 1, bộ đội ta tiếp tục xây dựng hệ thống trận địa tiến công, gồm các đường hào trục, đường hào nhánh để vận chuyển và cơ động lực lượng, hệ thống trận địa tiến công và xuất phát xung phong các trung đoàn, cùng rất nhiều hầm trú ẩn, hầm chỉ huy tiến áp sát, bao vây xung quanh tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Đến cuối tháng 3-1954, trận địa tiến công và bao vây của ta được xây dựng đã căn bản hoàn thành, trong đó các tuyến xuất phát tiến đánh các cụm cứ điểm phía đông và phía tây được chuẩn bị chu đáo.

Chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt” đươc ra đời trong đợt tiến công 2 (từ 13/3/1954 đến 17/3/1954), ta đồng loại tiến công các cao điểm phía Đông phân khu Trung tâm. Trong số những trận đánh đó, trận đánh ở các cứ điểm 106, 105 và 206 thể hiện sự sáng tạo về cách đánh, tạo nên sức mạnh áp đảo để đánh thắng quân địch. Trong trận đánh cứ điểm 106 (đêm 01/4/1954), ta đào các chiến hào vào sát hàng rào của địch, khi pháo chi viện hỏa lực, các chiến sĩ bí mật vận động theo chiến hào tiến sát hàng rào thứ nhất, diệt các ụ súng của địch, rồi bất ngờ tiến vào trong cứ điểm, tiêu diệt gọn quân địch trong vòng 30 phút. Trận đánh cứ điểm 106 thắng lợi đã đánh đấu sự ra đời của chiến thuật “vây, lấn, tấn, diệt”.  Tại trận đánh cứ điểm 105, một trong những cứ điểm quan trọng bảo vệ cho sân bay Mường Thanh, ta thực hiện xây dựng trận địa tiến công, bao vây cứ điểm và đào hào cắt sân bay Mường Thanh. Trận địa tiến công và bao vây của ta triển khai từ phía đông thông sang phía tây. Với chuẩn bị chu đáo và tinh thần chiến đấu anh dũng, từ đêm ngày 18/4 đến sáng 19/4, bộ đội ta hoàn toàn làm chủ trận địa, diệt và bắt hơn 100 tên địch. Trong trận đánh cứ điểm 206 (cách sân bay Mường Thanh 100m về phía tây), ta đã xây dựng trận địa tiến công theo các phương pháp đào trườn, đào dũi kết hợp với đào ngầm, sử dụng các “con cúi” rơm, bó đót, bao cát để che đỡ trước mặt và hai bên sườn cùng các phương tiện chống hầm để lấn dần vào cứ điểm. Đêm 22/4, sau hơn 2 giờ chiến đấu, ta làm chủ cứ điểm 206. Trận đánh thắng lợi góp phần cùng các đơn vị bạn thắt chặt vòng vây, khống chế và triệt đường tiếp tế của địch, tạo thế cho chiến dịch phát triển chuyển sang đợt 3, tổng công kích, tiến tới tiêu diệt toàn bộ quân địch ở Điện Biên Phủ.

Như vậy, “Vây, lấn, tấn, diệt” là phương pháp chiến thuật do bộ đội ta sáng tạo ra trong quá trình đánh địch ở Điện Biên Phủ, có ý nghĩa chiến dịch, được vận dụng để thực hiện phương châm “đánh chắc, tiến chắc”, đảm bảo sự chắc thắng trong tiến công địch. Sự sáng tạo về chiến thuật chính là yếu tố quan trọng làm nên chiến thắng Điện Biên Phủ lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu: “Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, mối quan hệ giữa chiến lược, nghệ thuật chiến dịch và phương pháp chiến thuật hết sức rõ rệt. Có chiến lược đúng mới có thể có nghệ thuật chiến dịch và phương pháp chiến thuật đúng. Nhưng chỉ có chiến lược đúng cũng chưa đủ, phải có nghệ thuật chiến dịch đúng và phương pháp chiến thuật đúng mới bảo đảm giành được thắng lợi trong chiến tranh …’’.( Đại tướng Võ Nguyên Giáp, Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, 2004)

TÀI LIỆU THAM KHẢO

  1. Chiến thắng Điện Biên Phủ, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2004.
  2. Điện Biên Phủ, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội, 2004.

3. Lịch sử cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945-1954, tập V, Nxb Quân đội nhân dân Việt Nam, 1992.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện
Chiều 7/5/1954, lá cờ "Quyết chiến - Quyết thắng" của Quân đội nhân dân Việt Nam tung bay trên nóc hầm tướng De Castries, đánh dấu thời khắc của chiến thắng Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa cầu”. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Điện Biên Phủ - vị trí chiến lược quan trọng

Điện Biên Phủlà một thung lũng lòng chảo rộng lớn ở phía Tây vùng núi Tây Bắc, có chiều dài khoảng 20 km, rộng từ 6 - 8 km; cách Hà Nội khoảng 500 km, cách Luang Prabang (Lào) khoảng 190 km theo đường chim bay. Theo đánh giá của tướng H.Navarre và các nhà quân sự Pháp - Mỹ, thì “Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng đối với chiến trường Đông Dương và cả miền Đông Nam Á, nằm trên trục giao thông nối liền các miền biên giới của Lào, Thái Lan, Miến Điện (Myanmar) và Trung Quốc”. "Điện Biên Phủ là một cánh đồng rộng lớn nhất, đông dân và giàu có nhất vùng Tây Bắc". Từ Điện Biên Phủ, quân Pháp có thể bảo vệ được Lào, rồi từ đó đánh chiếm lại các vùng đã mất ở Tây Bắc trong những năm 1952 - 1953 và tạo điều kiện thuận lợi để tiêu diệt các sư đoàn chủ lực của ta.

Đánh giá Điện Biên Phủ là một vị trí chiến lược quan trọng bậc nhất ở Đông Dương, nên sau khi đánh chiếm Điện Biên Phủ vào ngày 20/11/1953, quân Pháp không ngừng tăng thêm binh lực, vũ khí, trang thiết bị quân sự, xây thêm nhiều công sự, đồn lũy và các loại vật tư khác. Được sự giúp đỡ của Mỹ về cố vấn, trang bị kỹ thuật, kinh tế, Pháp đã xây dựng Điện Biên Phủ thành một tập đoàn cứ điểm quân sự mạnh nhất Đông Dương. Tính đến tháng 3/1954, tại Điện Biên Phủ đã có 12 tiểu đoàn và 7 đại đội bộ binh, 3 tiểu đoàn pháo binh, 1 đại đội xe tăng, 1 phi đội máy bay thường trực (14 chiếc). Sau này trong quá trình chiến dịch, quân Pháp tăng viện thêm 4 tiểu đoàn, 2 đại đội lính dù, tổng cộng có 17 tiểu đoàn, phần lớn đều là lính tinh nhuệ. Ngoài ra còn có các quân chủng pháo binh, công binh, thiết giáp, phân đội hỏa pháo. Tổng số quân tăng lên hơn 16.000 người và 300 máy bay vận tải tiếp tế, có sự chi viện của không quân Mỹ.

Về phía ta, việc quân Pháp nhảy dù tái chiếm Điện Biên Phủ không làm đảo lộn kế hoạch tác chiến chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 của Bộ Tổng Tư lệnh Quân đội Nhân dân Việt Nam, ngay cả trên hướng Tây Bắc. Trên các hướng đã được xác định, khối chủ lực vẫn mở các cuộc tiến công đúng như kế hoạch, gây cho quân Pháp nhiều thiệt hại và bị động đối phó. Tại Hội nghị phổ biến nhiệm vụ quân sự và kế hoạch tác chiến Đông Xuân 1953 - 1954 diễn ra cùng thời điểm quân Pháp nhảy dù xuống Điện Biên Phủ, Tổng Tư lệnh, Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho rằng, “địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ là để che chở cho Lai Châu và Thượng Lào bị uy hiếp. Như vậy là bị động phân tán lực lượng để đối phó với ta. Vô luận rồi đây, địch tình thay đổi thế nào, địch nhảy dù xuống Điện Biên Phủ căn bản là có lợi cho ta”.

Các đòn tiến công chiến lược quan trọng của ta trong Đông Xuân 1953 - 1954 đã buộc khối cơ động của địch phải phân tán đối phó trên nhiều hướng, tạo điều kiện thuận lợi cho quân và dân Việt Nam thực hiện trận quyết chiến chiến lược Điện Biên Phủ.

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện
17h30 phút ngày 13/3/1954, Đại tướng Tổng tư lệnh Võ Nguyên Giáp ra lệnh nổ súng tấn công tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ. Ảnh: TTXVN

Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng

Ngày 6/12/1953, Bộ Chính trị quyết định mở Chiến dịch Điện Biên Phủ với bí danh Trần Đình, nhất trí thông qua phương án tác chiến của Tổng Quân ủy. Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Tư lệnh kiêm Bí thư Đảng ủy, đồng chí Hoàng Văn Thái - Tham mưu trưởng, Lê Liêm - Chủ nhiệm Chính trị, Đặng Kim Giang - Chủ nhiệm Cung cấp.

Với khẩu hiệu “Tất cả cho tiền tuyến, tất cả để chiến thắng!”, cả nước dồn sức cho chiến trường Điện Biên Phủ. Bộ Chính trị và Tổng Quân ủy đã quyết định tập trung 4 đại đoàn bộ binh, 1 đại đoàn công pháo với tổng quân số trên 40.000 quân. Các đơn vị bộ đội chủ lực nhanh chóng tập kết, ngày đêm bạt rừng, xẻ núi mở đường, kéo pháo, xây dựng trận địa, sẵn sàng tiến công địch. Trên 260.000 dân công, thanh niên xung phong bất chấp bom đạn, hướng về Điện Biên bảo đảm hậu cần phục vụ chiến dịch... Đến đầu tháng 3/1954, công tác chuẩn bị mọi mặt cho chiến dịch đã hoàn thành.

Tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ có tất cả 49 cứ điểm, được chia làm 3 phân khu. Trên chiến trường, ta mở 3 đợt tiến công vào Điện Biên Phủ. Đợt 1 của chiến dịch Điện Biên Phủ mở màn ngày 13/3/1954, với trận tiêu diệt cụm cứ điểm Him Lam thuộc vòng ngoài Phân khu Bắc của tập đoàn cứ điểm. Đợt 2 diễn ra ngày 30/3/1954, đánh vào phân khu trung tâm. Đợt 3 chiến dịch diễn ra ngày 1/5 và kết thúc ngày 7/5/1954, đánh chiếm các cứ điểm phía Đông và tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

Sau 56 ngày đêm chiến đấu, vượt qua muôn vàn gian khổ, “gan không núng, chí không mòn”, đến chiều ngày 7/5/1954, ta chiếm sở chỉ huy của địch, tướng Đờ Cát cùng toàn bộ Bộ Tham mưu và binh lính tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ phải ra hàng. Lá cờ “quyết chiến, quyết thắng” của quân đội ta tung bay trên nóc hầm chỉ huy của địch. Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng!

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện
Máy bay B26 của Pháp tại mặt trận Điện Biên Phủ bị lực lượng pháo phòng không 37mm của quân ta bắn rơi. Ảnh: TTXVN

Khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh

Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, đỉnh cao của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp đã khẳng định đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo của Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh là đường lối kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kỳ tự lực cánh sinh, đã phát huy cao độ truyền thống yêu nước, ý chí chiến đấu vì độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam. Chiến thắng Điện Biên Phủ đi vào lịch sử của dân tộc ta như một Bạch Đằng, một Chi Lăng, hay một Đống Đa trong thế kỷ XX và đi vào lịch sử thế giới như một chiến công chói lọi đột phá thành trì của hệ thống nô dịch thuộc địa kiểu cũ của chủ nghĩa đế quốc.

Thắng lợi của cuộc tiến công chiến lược Đông Xuân 1953 - 1954 mà đỉnh cao làchiến thắng Điện Biên Phủđã khẳng định sức mạnh to lớn của Nhân dân Việt Nam. Có thể nói, thực dân Pháp và can thiệp Mỹ đã hoàn toàn bất ngờ trước sức mạnh của Quân đội Nhân dân Việt Nam, trước việc “Việt Minh” có đủ lương thực và vũ khí để chiến đấu liên tục trong suốt gần 2 tháng trên địa bàn hiểm trở, xa hậu cứ, trước việc xuất hiện của trọng pháo trên trận địa đỉnh núi…

Chiến thắng Điện Biên Phủ đã nâng cao vị thế của Việt Nam trên trường quốc tế, buộc thực dân Pháp phải ngồi vào bàn Hội nghị cùng ký Hiệp định Geneva chấm dứt cuộc chiến tranh xâm lược (1945 - 1954) ở Đông Dương, miền Bắc nước ta được hoàn toàn giải phóng. Hiệp định Geneva đã tạo được cục diện mới, tạo tiền đề và cơ sở pháp lý rất quan trọng để dân tộc ta tiến hành cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước (1954 - 1975).

Trong chiến dịch Điện Biên Phủ Nam 1954, quân đội Việt Nam thực hiện
Chiến thắng Điện Biên Phủ vĩ đại năm 1954 để lại cho chúng ta nhiều bài học sâu sắc, có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng trong giai đoạn hiện nay. Một trong những bài học sâu sắc, to lớn nhất, đó là: Phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, “cả nước đồng lòng, toàn dân chung sức”, “tất cả vì tiền tuyến, tất cả để chiến thắng”. Trong ảnh: Đảng ta đã huy động được một lực lượng lớn dân công, đảm bảo hậu cần cho chiến thắng Ðiện Biên Phủ. Ảnh: Tư liệu TTXVN

Cho đến nay, thế giới vẫn đặt câu hỏi vì sao một đất nước nhỏ bé và lạc hậu, vừa thoát ra khỏi ách thực dân gần 100 năm lại có thể đánh thắng hai cường quốc là Pháp và Mỹ, tại sao Pháp lại thua. Ph.Leclerc, một Đại tướng giỏi của quân đội Pháp, cũng đã nói một cách cô đọng và rõ ràng bài học thất bại của Pháp rằng: “Người ta không thể nào dùng sức mạnh để phá tan chủ nghĩa dân tộc Việt Nam”.

Mc.Namara - nguyên Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ thừa nhận: “Sức mạnh sâu thẳm nhất của một dân tộc không nằm ở mũi nhọn quân sự, mà ở sự đoàn kết của dân tộc”, “Chúng ta đánh giá thấp sức mạnh của chủ nghĩa dân tộc thúc đẩy một dân tộc đấu tranh và hy sinh cho lý tưởng và các giá trị của nó…”.

Chiến thắng Điện Biên Phủ là sự cộng hưởng của sức mạnh dân tộc và thời đại, sự lãnh đạo sáng suốt của Đảng là nhân tố cơ bản tạo nên sức mạnh Việt Nam, bản sắc văn hóa giữ nước Việt Nam mà nền tảng là lòng yêu nước. Các nhân tố đó tiếp tục là sức mạnh bảo đảm cho sự thành công của công cuộc xây dựng Tổ quốc Việt Nam XHCN vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh.

Chiến trường Điện Biên Phủ - Ngày ấy, bây giờ