Vì sao có trăng máu

TPO - Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Trái Đất che phủ ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng. Hiện tượng này đôi khi được gọi là Trăng máu vì khi đó Mặt Trăng có màu đỏ rực giống như máu. Vì sao Mặt Trăng lại có màu như thế khi nguyệt thực toàn phần xảy ra? 

1. Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi nào? 

Vì sao có trăng máu
Bầu khí quyển Trái Đất đóng vai trò như một "kính lọc".

Hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất và Mặt Trăng đứng thẳng hàng với nhau, trong đó Trái Đất đứng giữa. Vì vậy, hiện tượng này chỉ xảy ra vào những ngày trăng tròn. Khác với nhật thực, nguyệt thực có thể nhìn thấy ở bất cứ nơi nào đang là ban đêm trên Trái Đất và có thể quan sát dễ dàng bằng mắt thường. 

2. Khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, mặt trăng có màu đỏ

Vì sao kích thước Trái Đất hoàn toàn có thể che kín được Mặt Trời nhưng khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra, Mặt Trăng không bị tối đi hoàn toàn mà sẽ chuyển từ màu cam sáng tới màu đỏ rực?

Vì sao có trăng máu
Mặt Trăng nằm gần đường chân trời có cảm giác lớn hơn bình thường. Ảnh minh họa.

Theo lý giải của các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra là do ánh sáng Mặt Trời đã “lượn” qua bầu khí quyển Trái Đất và phản chiếu lên Mặt Trăng. Trong hành trình đó, ánh sáng sẽ bị lọc bởi không khí và khói bụi trên Trái Đất. Ánh sáng có bước sóng ngắn sẽ bị lọc ra, chỉ còn lại ánh sáng có bước sóng dài đến được Mặt Trăng. Trong đó, ánh sáng đỏ có bước sóng dài nhất nên khi hiện tượng nguyệt thực toàn phần xảy ra Mặt Trăng có màu đỏ. 

Một số bất thường trên Trái Đất có thể làm cho Mặt Trăng có màu đỏ hơn. Đó có thể là núi lửa phun trào khiến cho một lượng bụi lớn được “phóng” vào bầu khí quyển. Lúc này, bầu khí quyển Trái Đất sẽ “lọc” ánh sáng mạnh hơn khiến cho màu đỏ của Mặt Trăng thêm đậm. 

Khi nguyệt thực toàn phần xảy ra, nếu Mặt Trăng nằm gần đường chân trời thì sẽ có hình ảnh lớn hơn. Đây là ảo giác do mắt người “so sánh” kích thước Mặt Trăng với các vật nhỏ hơn như tòa nhà, lùm cây, dãy núi khiến chúng ta có cảm giác Mặt Trăng lớn hơn bình thường.  

Dạo gần đây, dân tình đang nổi rần rần với cơn sốt phòng vé với bộ phim “Tiệc trăng máu”. Nhưng bạn có biết không chỉ là tên phim, trăng máu còn là một hiện tượng có thật ngoài thiên nhiên? Mặt trăng máu là gì? Chúng ta sẽ cùng nhau khám phá hiện tượng thiên nhiên kỳ thú này nhé!

Hiện tượng Mặt trăng máu là gì?

Trăng máu là một hiện tượng tự nhiên khá ấn tượng của vệ tinh tự nhiên lớn nhất của Trái Đất. Vậy hiện tượng Mặt trăng máu là gì? Hiện tượng huyết nguyệt có gây hủy diệt cho Trái Đất và loài người như các tôn giáo vẫn cảnh báo hay không?

Vì sao có trăng máu

Mặt trăng máu là gì? – Huyết nguyệt là điềm báo ngày tận thế?

Mặt trăng máu là một tên gọi khác của hiện tượng Nguyệt thực toàn phần. Đây là một hiện tượng thiên văn tự nhiên xảy ra trong một số điều kiện nhất định giữa vị trí của Trái Đất, Mặt trăng và Mặt trời. Trăng máu xảy ra khi Mặt trăng đi vào vùng tối của Trái Đất che ánh sáng từ Mặt trời.

Lúc này, Mặt trăng, Trái Đất là Mặt trời cùng nằm trên một đường thẳng. Bề mặt của Mặt trăng chuyển thành đỏ cam (nhìn từ Trái Đất có màu đỏ rực như máu) khi nguyệt thực diễn ra.

>>> Có thể bạn quan tâm: Mặt trăng mọc hướng nào? [Giải đáp] 101+ thắc mắc về Mặt trăng <<<

Khi xảy ra huyết nguyệt, Mặt trăng có màu gì?

Tại sao khi nguyệt thực, bề mặt của Mặt trăng lại có màu đỏ? Màu sắc này được tạo ra do hiện tượng khúc xạ ánh sáng tạo ra. Các tia sáng từ Mặt trời sẽ được bầu khí quyển của Trái Đất phản chiếu. Chúng đến với bề mặt của Mặt trăng và tạo nên màu đỏ, đỏ cam.

Vì sao có trăng máu

Màu sắc của Mặt trăng khi trăng máu là do khí quyển Trái Đất lọc ánh sáng Mặt trời

Mặt trăng và các ngôi sao không thể tự phát sáng. Chúng nhận ánh sáng từ Mặt trời và phản chiếu tới mắt con người. Khi xảy ra hiện tượng trăng máu, Trái Đất sẽ che đi mất nguồn ánh sáng đó khiến chúng thay đổi màu sắc.

Khi xảy ra huyết nguyệt, khí quyển của địa cầu giống như một thấu kính lọc. Ánh sáng Mặt trời khi chiếu xuống Trái Đất, Mặt trăng có 7 màu cơ bản. 7 màu này là màu sắc của cầu vồng mà chúng ta thường thấy.

Khí quyển của Trái Đất sẽ loại bỏ và ngăn cản những ánh sáng xanh với bước sóng ngắn. Chỉ có màu đỏ và cam với bước sóng dài mới có thể đi qua khí quyển Trái Đất tới được Mặt trăng. Điều này khiến Mặt trăng nhuộm một màu đỏ như máu.

Khi xảy ra hiện tượng Nguyệt thực, từ Trái Đất có thể quan sát các màu sắc khác nhau. Nó sẽ chuyển dần từ màu xám, cam rồi mới sang màu đỏ (hổ phách).

Vì sao có trăng máu

Màu sắc của Mặt trăng trong kỳ Trăng máu – Huyết nguyệt

Ý nghĩa của Mặt trăng máu là gì?

Trăng máu (huyết nguyệt) xuất hiện cùng với quá trình Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất di chuyển quanh nhau. Cho đến khi thiên văn phát triển, người ta mới lý giải được hiện tượng này. Đây là một hiện tượng tự nhiên rất bình thường. Tuy  nhiên, từ xa xưa các tôn giáo lại cho rằng đây là biểu tượng của việc diệt vong.

Vậy Huyết nguyệt có phải là ngày tận thế hay không?

Các nhà khoa học của NASA cho biết, họ chưa từng thấy điều độc hại nào đến với hành tinh khi Huyết nguyệt xuất hiện. Việc cho rằng trăng máu là tận thế là một quan niệm sai lầm. Tất cả những ý kiến này chỉ khiến cho hiện tượng thiên nhiên này trở nên huyễn hoặc hơn.

Vì sao có trăng máu

Nguyệt thực là hiện tượng xảy ra theo chu kỳ

Ý nghĩa của Mặt trăng máu là gì? – Không phải là một lời nhắn nhủ từ Thượng đế hoặc một đấng tối cao nào, Trăng máu chỉ là một hiện tượng tự nhiên bình thường. Nó chỉ đơn giản là một hiện tượng tự nhiên mà con người có thể quan sát, theo dõi bằng mắt thường.

||Xem thêm: Năm ánh sáng là gì? 1 năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Một số hiện tượng thú vị khác của Mặt trăng

Bên cạnh huyết nguyệt, bạn còn có thể từng nghe thấy trăng xanh, trăng đen, siêu trăng? Thực tế chúng là gì sẽ được lý giải ngay sau đây.

Vì sao có trăng máu

Trăng máu là một hiện tượng tự nhiên đẹp

Hiện tượng trăng đen

Đây là thuật ngữ được sử dụng để gọi hiện tượng trăng non lần thứ 2 trong tháng. Theo các nhà khoa học, hiện tượng này xảy ra khi các phần được Mặt trăng chiếu sáng rơi vào bóng của Trái Đất. Điều này làm cho mắt  người không thể quan sát được.

Mỗi mùa trong năm sẽ có 3 kỳ trăng non. Nhưng trong mùa hè năm 2020 thì tại Bắc Bán cầu lại xuất hiện 4 mùa trăng non. Trong giai đoạn này, Mặt trăng là một màu đen hoàn toàn. Đây được coi là dịp thuận lợi để các nhà thiên văn học quan sát các ngôi sao, chùm sao, hoặc tìm kiếm các giải ngân hà,…

Hiện tượng trăng xanh

Cùng với câu hỏi Mặt trăng máu là gì thì nhiều người cũng thắc mắc Trăng xanh là gì? Trăng xanh là một khái niệm chỉ hiện tượng trăng tròn không khớp trong năm.

Vì sao có trăng máu

Một số hiện tượng khác của Mặt trăng

Thông thường, mỗi năm sẽ có 12 lần trăng tròn (tức là mỗi tháng 1 lần trăng tròn). Nhưng sau 2 hoặc 3 năm lại có thêm 1 lần trăng tròn trong năm. Trăng xanh là cụm từ chỉ kỳ Mặt trăng dư thừa trong năm này. Chính xác là khoảng 2,7 năm sẽ xuất hiện trăng xanh một lần.

Và cái tên này của Mặt trăng không hề có liên quan gì đến màu sắc của nó. Thực tế, trăng xanh có thể mang màu đỏ nhạt. Nó còn có thêm nhiều tên khác như trăng tròn cá tầm, trăng tròn đỏ,…

Siêu trăng là gì?

Siêu trăng là hiện tượng xảy ra khi Mặt trăng di chuyển tới khoảng cách gần Trái Đất. Quỹ đạo của Mặt trăng quanh Trái Đất là hình oval, vị trí Mặt trăng và Trái Đất gần nhau, kích thước của hành tinh này khi quan sát từ Trái Đất sẽ lớn hơn.

Siêu trăng (Siêu Mặt trăng) có thể sáng hơn hơn tới 30% và có kích thước lớn hơn đến 14%. Những con số này được so sánh với lúc Mặt trăng ở vị trí điểm viễn địa (xa Trái Đất nhất).

||Xem thêm: Siêu trăng là gì?

Vì sao có trăng máu

Siêu trăng xảy ra khi Mặt trăng nằm tại điểm cực cận với địa cầu

Hiện tượng Nhật thực 

Đây là hiện tượng thiên văn trái ngược với Nguyệt thực. Nó cũng xảy ra khi Mặt trăng, Mặt trời và Trái Đất thẳng hàng với nhau. Để có thể xảy ra hiện tượng Nhật thực hoặc Trăng máu, Mặt trăng phải đi qua mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất (vì quỹ đạo của Mặt trăng lệch 5o so với mặt phẳng Trái Đất – Mặt trời).

Vị trí của ba vật thể này sẽ có chút thay đổi theo từng hiện tượng. Nguyệt thực là khi Trái Đất nằm giữa Mặt trời và Mặt trăng. Còn Nhật thực sẽ xảy ra khi Mặt trăng nằm giữa hai đối tượng còn lại.

Hiện tượng “siêu trăng”, trăng máu, “trăng xanh” trong năm 2021

Năm 2021 sẽ có 3 lần diễn ra hiện tượng ‘siêu trăng’.

Siêu trăng đầu tiên xuất hiện vào ngày 27-4, được đặt tên là “Super Pink Moon” (siêu trăng hồng). Tuy nhiên, Mặt trăng sẽ không có màu hồng như tên gọi. Sở dĩ nó được gán màu hồng vì có một loài hoa màu hồng thường nở vào dịp trăng tròn tháng 4.

Một tháng sau, ngày 26-5 sẽ đón lần siêu trăng thứ 2 trong năm và trùng hợp thời điểm diễn ra nguyệt thực toàn phần. Lúc này Mặt trăng sẽ chuyển sang màu cam đỏ trong khoảng 15 phút, được gọi là hiện tượng “trăng máu”. Khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam, sẽ có cơ hội chiêm ngưỡng hiện tượng “siêu trăng máu” hiếm hoi này.

Siêu trăng cuối cùng trong năm rơi vào ngày 24-6. Lần siêu trăng này cũng không kém phần đặc biệt khi nó diễn ra chỉ sau thời điểm hạ chí 3 ngày. Không những thế, đây còn là lần trăng tròn có vị trí thấp nhất trên bầu trời trong năm nay.

Năm 2021 cũng sẽ đón 1 lần “trăng xanh”. Nó thực chất không có màu xanh, mà chỉ là tên gọi cho một hiện tượng hiếm gặp. Thông thường, trăng xanh dùng để chỉ lần trăng tròn thứ 2 trong cùng 1 tháng dương lịch. Tuy nhiên, những người làm nông nghiệp còn định nghĩa trăng xanh theo mùa.

Mỗi mùa trong năm thường có 3 lần trăng tròn, nhưng đôi khi sẽ có 1 mùa có đến 4 lần trăng tròn. Khi này, lần trăng tròn thứ 3 trong mùa cũng sẽ được gọi là trăng xanh. Cả 2 loại trăng xanh kể trên đều diễn ra theo chu kỳ 7 lần/19 năm.

Lần trăng xanh trong năm 2021 là trăng xanh theo mùa, diễn ra vào ngày 22-8. Đây là trăng tròn thứ 3 trong mùa hè năm 2021 (từ ngày 21-6 đến 22-9).

Mặt trăng tuy là hành tinh gần với Trái Đất nhưng vẫn còn là một dấu chấm hỏi để loài người khám phá thêm. Hy vọng sau bài viết này, bạn đã có lời giải đáp cho thắc mắc “Mặt trăng máu là gì”. Đừng quên theo dõi kienthuctonghop.vn để cập nhật những thông tin thú vị về vũ trụ nhé!

Bài viết liên quan khác:

Nguồn: Kiến thức tổng hợp