Bố trí giằng chéo như thế nào là phù hợp

Bạn đã nắm được hệ giằng mái nhà công nghiệp là gì chưa, bạn có biết giằng mái nhà công nghiệp cần những gì, và chi tiết vai cột nhà công nghiệp ra sao không. Hãy cùng tin xây dựng khám phá những thông tin trong bài viết này để có thêm kiến thức cho riêng mình nhé.

  • Vải địa kỹ thuật là gì? Địa chỉ bán vải địa kỹ thuật uy tín,…
  • Cấu tạo mái ngói, cấu tạo mái fibrô xi măng, cấu tạo mái tôn
  • Cốt đai có tác dụng gì? Cách bố trí cốt đai trong dầm ra sao…
  • Một vài lưu ý khi chọn mua đèn led tủ quần áo?
  • Cột thép nhà công nghiệp

Hệ giằng mái nhà công nghiệp gồm các thanh giằng được bố trí trong phạm vi từ cánh phía dưới dàn trở lên trên. Hệ giằng mái được bố trí nằm trong các mặt phẳng cánh phía trên dàn, mặt phẳng cánh phía dưới dàn và mặt phẳng đứng khoảng giữa các dàn. Hệ giằng mái đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc đảm bảo tính ổn định cho toàn bộ hệ thống kết cấu mái nhà.

Nội dung của trang

  • Vai trò của hệ giằng mái là gì
  • Cấu tạo của hệ giằng mái nhà công nghiệp
    • Hệ giằng ngang
      • Hệ giằng cánh trên được áp dụng trong các trường hợp sau:
      • Hệ giằng cánh dưới được sử dụng trong các trường hợp sau:
    • Hệ giằng đứng
  • Hệ giằng chi tiết vai cột nhà công nghiệp

Vai trò của hệ giằng mái là gì

Dưới đây là một số vai tròn của hệ giằng mái nhà. Hãy cùng tin xây dựng tham khảo xem vai trò của chúng là gì nhé.

  • Hệ giằng mái giúp đảm bảo độ chịu lực, giúp mái nhà không bị biến dạng theo phương dọc nhà.
  • Giúp tăng sự truyền tải trọng theo phương dọc nhà xưởng.
  • Tăng sự ổn định hay còn làm giảm chiều dài tính toán phía ngoài mặt phẳng cho các cấu kiện chịu nén khác như thanh giàn, cột.
  • Tạo điều kiện thuận lợi, mang lại sự an toàn trong quá trình thi công và lắp dựng nhà xưởng.

Cấu tạo của hệ giằng mái nhà công nghiệp

Hệ giằng mái nhà công nghiệp bao gồm 2 bộ phận chính đó là : hệ giằng ngang và hệ giằng đứng.

Hệ giằng ngang

Hệ giằng ngang được bố trí ở mặt phẳng cánh trên và bố trí ở mặt phẳng cánh dưới trong kết cấu chịu lực mái để tăng tính ổn định cho mái nhà.

Hệ giằng cánh trên được áp dụng trong các trường hợp sau:

  • Mái được lợp bằng các tấm nhẹ (như tôn); mái lợp panen nhưng có sử dụng cầu trục nâng lớn và làm việc ở chế độ nặng.
  • Nhà có cửa mái phải chịu nhiệt trong thời gian dài
  • Nhà được lợp bằng panen nhưng có cầu trục nhẹ và panen sẽ đóng vài trò như một hệ giằng mái.
  • Giằng mái được làm bằng thép hình rỗng lõi và được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối chịu nhiệt độ. Nếu như đoạn khối nhiệt độ quá dài sẽ có thể bố trí thêm 1 giằng ở giữa nữa.

Bạn có quan tâm: Cấu tạo mái ngói, cấu tạo mái fibrô xi măng, cấu tạo mái tôn

Hệ giằng cánh dưới được sử dụng trong các trường hợp sau:

  • Để đảm bảo sự ổn định chung của cả mái nhà, giúp tăng cường độ cứng thanh cánh dưới đồng thời tăng cả độ cứng chung của mái nhà khi có sử dụng cẩu trục làm việc nặng.
  • Khi giàn mái được làm bằng bê tông cốt thép (BTCT), hệ giằng mái sẽ được bố trí ở hai đoạn giới hạn khối nhiệt độ.
  • Khi giàn mái bằng thép, hệ giằng mái sẽ được bố trí theo chu vi khối nhiệt độ. Nếu nhà có nhiều nhịp, có thể bỏ bớt đi một hệ giằng dọc của hai nhịp liền kề.
Bố trí giằng chéo như thế nào là phù hợp
Hệ giằng mái nhà công nghiệp, chi tiết vai cột nhà công nghiệp

Hệ giằng đứng

Hệ giằng đứng được sử dụng để tăng cường độ ổn định theo chiều dọc của hệ giàn mái. Hệ giằng mái theo chiều đứng có thể được bố trí ở ngay đầu hoăc ở giữa kết cấu mang lực mái. Nếu như chiều cao đầu của dầm hay giàn mái lớn hơn 0,8m thì bạn cần phải có giằng đầu dầm dạng liên tục hoặc gián đoạn. (Lưu ý khi sử dụng kết cấu đỡ hoặc kết cấu mang lực mái thì không cần).

Khi nhịp nhà ( L >=24m ) sẽ cần thêm hệ giằng mái đứng giữa các giàn (hay một vài giằng tùy theo nhịp của gian), sẽ có dạng liên tục hoặc bán liên tục (giằng chéo kết hợp với thanh chống)

Hệ giằng chi tiết vai cột nhà công nghiệp

Hệ giằng đứng chi tiết vai cột nhà công nghiệp ở cột có vai trò bảo đảm cho nhà công nghiệp không bị biến dạng dọc bởi lực gió và lực hãm của cầu trục.

Hệ giằng đứng ở cột thường được sử dụng bằng thép và sẽ được đặt ở khoảng giữa đoạn có khối nhiệt độ cao (khối khe lún), có hình dạng dấu nhân hoặc kiểu cổng.

Giằng cột dạng dấu nhân này thường được sử dụng khi bước cột B = 6m hay B = 12m, và chiều cao lên đến đỉnh cột (Hc =) đối với nhà không có cầu trục, hoặc đến đỉnh ray (Hr = 12,6m) đối với những loại nhà có cầu trục.

Giằng cột dạng kiểu cổng thường được sử dụng khi bước cột B = 12m hay B = 18m, và chiều cao đến đỉnh cột (Hc) hay chiều cao đến đỉnh ray (Hr) = 14,6m hoặc khi cần phải có lối đi bên dưới.
Nếu như trong nhà có cầu trục, khi chiều cao của phần cột trên lớn hơn 3m. Bạn cần phải bố trí hệ giằng cột trên tại hai đầu của khối nhiệt độ và tại vị trí bố trí hệ giằng cột dưới.

Liên kết hệ giằng vai cột nhà công nghiệp vào các cột bằng cách hàn các bản thép chờ.

Bố trí giằng chéo như thế nào là phù hợp
Liên kết hệ giằng vai cột nhà công nghiệp vào các cột bằng cách hàn các bản thép chờ.

Trên đây là toàn bộ những thông tin về Hệ giằng mái nhà công nghiệp, chi tiết vai cột nhà công nghiệp mà chúng tôi muốn gửi đến bạn. Cảm ơn bạn đã quan tâm đến tin xây dựng. Hẹn gặp bạn ở những chia sẻ tiếp theo nhé.