Hộ gia đình chính sách là gì năm 2024

Trước đó, ngày 7/7/2023, UBND thành phố Hà Nội đã ban hành Quyết định 3541/QĐ-UBND phê duyệt phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố, thay thế Quyết định 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013.

Theo đó, giá bán lẻ nước sạch sinh hoạt được điều chỉnh tăng theo 2 lộ trình: Từ ngày 1/7/2023 đến ngày 31/12/2023 và từ ngày 1/1/2024 đến ngày 31/12/2024; áp dụng với từng nhóm khách hàng sử dụng nước khác nhau.

Đáng chú ý, theo Quyết định 3541/QĐ-UBND, thành phố có chính sách hỗ trợ người dân thuộc đối tượng gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo.

Theo đó, áp mức giá nước sạch là 5.973 đồng/m3 - giữ nguyên theo mức giá nước sạch tại Quyết định 38/2013/QĐ-UBND ngày 19/9/2013 cho 10m3 đầu tiên ở cả 2 lộ trình tăng giá nước.

Nhằm tổ chức thực hiện phương án điều chỉnh giá nước sạch sinh hoạt trên địa bàn thành phố, UBND thành phố chỉ đạo Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp danh sách người có công với cách mạng đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Pháp lệnh số 02/2020/UBTVQH14 ngày 9/12/2020 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội gửi UBND các quận, huyện, thị xã để tổ chức thực hiện và danh sách điều chỉnh (nếu có) theo quy định.

Sở Y tế xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch trên địa bàn thành phố theo quy định tại Thông tư số 41/2018/TT-BYT ngày 14/12/2018 của Bộ Y tế ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và quy định kiểm tra, giám sát chất lượng nước sạch sử dụng cho mục đích sinh hoạt và các pháp luật chuyên ngành liên quan; định kỳ 6 tháng và cuối năm báo cáo UBND thành phố về kết quả thực hiện.

Sở Tài chính chủ trì rà soát, tham mưu thành lập Tổ công tác thẩm định phương án giá nước sạch theo lộ trình cho giai đoạn tiếp theo, trình UBND thành phố xem xét trên cơ sở đề xuất của các đơn vị cấp nước.

UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo Phòng Lao động, Thương binh- Xã hội và UBND xã, phường, thị trấn căn cứ danh sách người có công với cách mạng do Sở Lao động, Thương binh và Xã hội cung cấp, thực hiện công khai danh sách theo các hộ gia đình chính sách, hộ nghèo, cận nghèo và phối hợp, cung cấp danh sách gửi các đơn vị cấp nước trước ngày 20/7/2023.

Trường hợp điều chỉnh danh sách thì kịp thời công khai và cung cấp danh sách để đơn vị cấp nước thực hiện thu đúng đối tượng theo quy định...

Sự cống hiến, hy sinh của các anh hùng liệt sĩ, người có công (NCC) với cách mạng cho độc lập, tự do của dân tộc là vô giá, không thể so sánh, quy đổi với bất kỳ giá trị vật chất nào. Chính vì vậy, việc chăm sóc thương binh, gia đình liệt sĩ và NCC là nghĩa vụ, trách nhiệm và niềm vinh dự của các cấp, các ngành, các tổ chức xã hội và của tất cả mọi người.

.................................................................................................................................................................................................................................

Nhân kỷ niệm 76 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ (27/7/1947 - 27/7/2023), Tỉnh ủy - HĐND - UBND - Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh đã thành lập 7 đoàn đến thăm các Mẹ Việt Nam anh hùng và NCC tiêu biểu tại các huyện, thị, thành phố trong tỉnh.

Bên cạnh đó, Sở LĐ-TB&XH cũng đã chỉ đạo Phòng LĐ-TB&XH các huyện, thị, thành phố tổ chức nhiều hoạt động thể hiện sự tri ân của Đảng, Nhà nước đối với NCC với cách mạng như: thắp nến tri ân tại các nghĩa trang, họp mặt ôn lại truyền thống, giải quyết các chế độ chính sách đúng với quy định hiện hành, thăm và tặng quà…

Đặc biệt, dịp 27/7 năm nay, Bạc Liêu có trên 19.160 NCC được nhận quà của Trung ương và địa phương với tổng kinh phí trên 8,6 tỷ đồng.

.................................................................................................................................................................................................................................

TRIỂN KHAI KỊP THỜI, HIỆU QUẢ CÁC CHÍNH SÁCH ƯU ĐÃI

Vì công cuộc thống nhất đất nước, vì hạnh phúc của toàn dân, cùng với cả nước, Bạc Liêu có hơn 12.560 người con đã anh dũng hy sinh, hơn 6.000 người đã để lại một phần xương máu trên chiến trường, trên 2.500 người hoạt động kháng chiến và con đẻ của họ bị nhiễm chất độc hóa học, trên 1.310 người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù đày…

Hiện toàn tỉnh có trên 71.000 người được công nhận và giải quyết chế độ ưu đãi NCC với cách mạng và gần 11.000 người hưởng trợ cấp hàng tháng. Thời gian qua, tỉnh đã tập trung triển khai thực hiện tốt các chính sách NCC do Chính phủ và các bộ, ngành Trung ương ban hành. Đơn cử, năm 2020 Bạc Liêu đã sớm hoàn thành Đề án hỗ trợ cải thiện nhà ở đối với NCC với cách mạng theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ. Kết quả, có gần 5.110 căn nhà tình nghĩa đã được xây dựng cho các hộ gia đình chính sách, NCC; đồng thời, tỉnh vận động các doanh nghiệp và nhà hảo tâm đóng góp quỹ An sinh xã hội địa phương, từ đó triển khai hỗ trợ những hộ gia đình chính sách khó khăn về nhà ở phát sinh ngoài Đề án 22 được hơn 2.060 căn nhà tình nghĩa, với tổng kinh phí trên 86 tỷ đồng.

Hộ gia đình chính sách là gì năm 2024
Đoàn cán bộ lãnh đạo tỉnh thăm, tặng quà cho thương binh Nguyễn Văn Bộ (xã Phong Thạnh, TX. Giá Rai) nhân kỷ niệm Ngày Thương binh - Liệt sĩ năm 2023. Ảnh: T.T

Hiện nay, tỉnh đang tiếp tục rà soát nhu cầu hỗ trợ nhà ở cho NCC và thân nhân NCC với cách mạng giai đoạn 2021 - 2025. Qua thống kê, hiện có hơn 3.490 căn nhà của hộ gia đình chính sách, NCC cần được hỗ trợ, trong đó hơn 1.800 căn xuống cấp trầm trọng phải xây mới, 1.686 căn cần sửa chữa. Ngoài việc tranh thủ sự hỗ trợ của Trung ương, các cấp, các ngành, địa phương trong tỉnh cũng đã quyên góp, vận động doanh nghiệp, mạnh thường quân để hỗ trợ xây dựng những căn nhà cấp thiết nhất. Cụ thể năm 2022, toàn tỉnh đã vận động xây dựng trên 260 căn, sửa chữa 14 căn nhà cho NCC.

SÔI NỔI CÁC PHONG TRÀO “ĐỀN ƠN ĐÁP NGHĨA”

Ngoài chính sách ưu đãi cố định, thì phong trào “Đền ơn đáp nghĩa” ở Bạc Liêu ngày càng lan tỏa sâu rộng không chỉ trong các ngành, các cấp chính quyền mà còn nhận được sự ủng hộ, đồng hành của người dân, doanh nghiệp. Hiện nay, các đơn vị ban, ngành, đoàn thể, địa phương trong tỉnh đều thực hiện hoạt động nhận đỡ đầu suốt đời 59 Mẹ Việt Nam anh hùng với số tiền hỗ trợ ít nhất 1 triệu đồng/người/tháng. Không chỉ hỗ trợ tiền, các đơn vị còn thường xuyên đến thăm hỏi sức khỏe, động viên tinh thần các Mẹ nhân các dịp lễ, tết, hoặc gia đình có việc đột xuất. Tương tự, 114 thương binh hạng 1/4, 2/4 hiện đang sống trên địa bàn tỉnh có mức sống trung bình, hoặc đột xuất gặp khó khăn đều được các cấp, các ngành, địa phương quan tâm, hỗ trợ kịp thời. Bên cạnh đó, ngoài việc thực hiện chế độ chi điều dưỡng tại gia đình cho gần 2.220 NCC với số tiền trên 3,2 tỷ đồng, mới đây, các địa phương cũng đã kịp thời cấp thẻ bảo hiểm y tế cho trên 29.000 NCC, thân nhân NCC.

Hộ gia đình chính sách là gì năm 2024
Sở LĐ-TB&XH phối hợp với Bệnh viện Đa khoa Thanh Vũ Medic Bạc Liêu khám tầm soát bệnh cho người có công với cách mạng. Ảnh: H.T

Với mục tiêu bảo đảm các gia đình chính sách có cuộc sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân tại địa phương, các cấp ủy đảng, chính quyền, ban, ngành, đoàn thể trong tỉnh đều chủ động xây dựng phong trào Đền ơn đáp nghĩa phù hợp với đơn vị, đảm bảo thiết thực, hiệu quả. Đơn cử như lực lượng vũ trang, đoàn viên - thanh niên trong tỉnh thường xuyên tổ chức các hoạt động hành quân về vùng căn cứ, về nguồn để tặng quà, đóng góp ngày công sửa chữa nhà, cải tạo vườn tạp, ruộng rẫy sản xuất cho các gia đình chính sách. Hay ở huyện Đông Hải, Câu lạc bộ “Uống nước nhớ nguồn một ngàn đồng” đến nay đã đóng góp gần 1,4 tỷ đồng để xây dựng, sửa chữa mộ Mẹ Việt Nam anh hùng, sửa chữa nhà bia liệt sĩ, xây nhà tình nghĩa, tặng tủ thờ cho gia đình chính sách; Câu lạc bộ “Tấm lòng nhân đạo, hạt gạo nghĩa tình” đã vận động được gần 2,2 tấn gạo và trên 110 triệu đồng, nhằm chăm lo, giúp đỡ các hộ gia đình chính sách có hoàn cảnh khó khăn, ốm đau, neo đơn…

Hiện tất cả 64/64 xã, phường, thị trấn trong tỉnh đều đã được công nhận và tiếp tục duy trì là xã, phường, thị trấn làm tốt công tác thương binh - liệt sĩ và NCC. Phát huy kết quả trên, thời gian tới, ngoài triển khai kịp thời, hiệu quả các chính sách ưu đãi của Trung ương, tỉnh sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động đền ơn đáp nghĩa; quan tâm đến công tác giáo dục - đào tạo, dạy nghề, vay vốn, tạo việc làm cho những NCC và con em của họ; giúp đỡ thiết thực và có hiệu quả các gia đình chính sách về vật chất, tinh thần nhằm duy trì được mục tiêu: các gia đình có công với nước đều có mức sống ngang bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú.