Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất

Lời giải chính xác cho câu hỏi: “Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng” cùng với kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi hay nhất do Top lời giải biên soạn là những tài liệu học tập vô cùng bổ ích dành cho thầy cô và các bạn học sinh.

Câu hỏi: Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng

Trả lời:

Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.

Xem thêm:

>>> Thành phần chất hữu cơ của đất có đặc điểm gì?

Kiến thức vận dụng để trả lời câu hỏi

1. Khái niệm về đất

Đất là 1 lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã bị phong hóa kết hợp với thành phần hữu cơ. Thực vật phát triển trên đất, vì vậy đất là một trong những yếu tố căn bản đối với nông nghiệp. Với con người và hầu hết các sinh vật trên cạn, đất là thành phần tối quan trọng của địa quyển. Mặc dù chỉ là một lớp rất mỏng so với kích thước Trái đất, song đất lại là môi trường mà trên đó tạo ra lương thực thực phẩm cho hầu hết các sinh vật.

Đất được tạo thành do sự phong hóa đá mẹ, đây là một quá trình tự nhiên bao gồm các quá trình địa chất, thủy văn và sinh học kết hợp lại. Đất được phân thành các tầng theo độ sâu. Sự phân tầng này là sản phẩm của quá trình chuyển hóa hóa học trong đất, quá trình sinh học - bao gồm sự tạo thành và phân hủy sinh khối sinh vật.

Đất là thực thể tự nhiên được tạo thành từ sự kết hợp của sáu yếu tố là đá mẹ, sinh vật (gồm động vật và thực vật), khí hậu địa hình, nước và thời gian. Các loại đá cấu tạo nên vỏ trái đất,dưới tác dụng của khí hậu, địa hình, nước, sinh vật, trải qua một thời gian dài, dần dần bị phá vỡ, vụn ra thành đất. Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng khi có loài người, thì con người là yếu tố đặc biệt quan trọng tác động đến sự hình thành và thái hóa của đất.

Đất là một hệ mở hệ này thường xuyên trao đổi chất và năng lượng với khí quyển, thủy quyển và sinh quyển. Trên quan điểm sinh thái học và môi trường, có thể xem đất là một cơ thể sống vì trong nó có nhiều sinh vật khác như: vi khuẩn nấm, tảo, thực vật, động vật. Do đó, đất cũng tuân thủ các quy luật sống: phát sinh, phát triển, thái hóa, già cỗi.

2. Thành phần của đất

Các thành phần chính của đất là: chất khoáng, nước, không khí, mùn và các loại sinh vật từ vi sinh vật cho đến côn trùng, chân đốt v.v...

Đất có cấu trúc hình thái rất đặc trưng, xem xét một phẫu diện đất có thể thấy sự phân tầng cấu trúc từ trên xuống dưới như sau:

Tầng thảm mục và rễ cỏ được phân huỷ ở mức độ khác nhau.

Tầng mùn thường có mầu thẫm hơn, tập trung các chất hữu cơ và dinh dưỡng của đất.

Tầng rửa trôi do một phần vật chất bị rửa trôi xuống tầng dưới.

Tầng tích tụ chứa các chất hoà tan và hạt sét bị rửa trôi từ tầng trên.

Tầng đá mẹ bị biến đổi ít nhiều nhưng vẫn giữ được cấu tạo của đá.

Tầng đá gốc chưa bị phong hoá hoặc biến đổi.

Mỗi một loại đất phát sinh trên mỗi loại đá, trong điều kiện thời tiết và khí hậu tương tự nhau đều có cùng một kiểu cấu trúc phẫu diện và độ dày.

Thành phần khoáng của đất bao gồm ba loại chính là: khoáng vô cơ, khoáng hữu cơ và chất hữu cơ. Khoáng vô cơ là các mảnh khoáng vật hoặc đá vỡ vụn đã và đang bị phân huỷ thành các khoáng vật thứ sinh. Chất hữu cơ là xác chết của động thực vật đã và đang bị phân huỷ bởi quần thể vi sinh vật trong đất. Khoáng hữu cơ chủ yếu là muối humat do chất hữu cơ sau khi phân huỷ tạo thành. Ngoài các loại trên, nước, không khí, các sinh vật và keo sét tác động tương hỗ với nhau tạo thành một hệ thống tương tác các vòng tuần hoàn của các nguyên tố dinh dưỡng nitơ, photpho, v.v…

Các nguyên tố hoá học trong đất tồn tại dưới dạng hợp chất vô cơ, hữu cơ có hàm lượng biến động và phụ thuộc vào quá trình hình thành đất. Thành phần hoá học của đất và đá mẹ ở giai đoạn đầu của quá trình hình thành đất có quan hệ chặt chẽ với nhau. Về sau, thành phần hoá học của đất phụ thuộc nhiều vào sự phát triển của đất, các quá trình hoá, lý, sinh học trong đất và tác động của con người.

3. Quá trình hình thành đất

Sự hình thành đất là một quá trình lâu dài và phức tạp, có thể chia các quá trình hình thành đất thành ba nhóm: Quá trình phong hoá, quá trình tích luỹ và biến đổi chất hữu cơ trong đất, quá trình di chuyển khoáng chất và vật liệu hữu cơ trong đất. Tham gia vào sự hình thành đất có các yếu tố: Đá gốc, sinh vật, chế độ khí hậu, địa hình, thời gian. Các yếu tố trên tương tác phức tạp với nhau tạo nên sự đa dạng của các loại đất trên bề mặt thạch quyển. Bên cạnh quá trình hình thành đất, địa hình bề mặt trái đất còn chịu sự tác động phức tạp của nhiều hiện tượng tự nhiên khác như động đất, núi lửa, nâng cao và sụt lún bề mặt, tác động của nước mưa, dòng chảy, sóng biển, gió, băng hà và hoạt động của con người.

Trả lời câu hỏi:

1/ Quan sát hình 2, cho biết đất bao gồm những thành phần nào. Thành phần nào chiếm tỉ lệ lớn nhất trong đất tốt?

2/ Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng

Trả lời:

1/ Đất bao gồm nhiều thành phần: chất khoáng, chất hữu cơ, không khí và nước. Hạt khoáng chiếm tỉ lệ lớn nhất và chiếm 45%

2/ Chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng vì: là nguồn thức ăn dồi dào, cung cấp những chất cần thiết cho các thực vật tồn tại trên mặt đất.

Tìm kiếm google: Giải sách giáo khoa Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải sgk Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức | Giải bài tập Lịch Sử và Địa Lí 6 Kết nối tri thức;

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất

Các bài giải cùng bộ sách:

Bài 23 Sự sống trên Trái Đất – Kết nối tri thức

Bài 24 Rừng nhiệt đới – Kết nối tri thức

Bài 25 Sự phân bố các đới thiên nhiên trên Trái Đất – Kết nối tri thức

              Fanpage:  PageHoahocthcs

♥Cảm ơn bạn đã xem: Tại sao chất hữu cơ chiếm tỉ lệ nhỏ trong đất nhưng lại có ý nghĩa quan trọng đối với cây trồng

Ngày đăng: 21:48 14-08-2021 | 889 lượt xem

Đất đóng vai trò quyết định trong canh tác nông nghiệp. Đất màu mỡ, phù hợp với cây trồng thì cây mới phát triển tươi tốt, cho năng suất và chất lượng cao. Các yếu tố để đánh giá đất canh tác nông nghiệp thường là: độ phì, mùn, chất hữu cơ, hệ vi sinh vật,…

Vậy, trong những yếu tố trên, mùn và chất hữu cơ đóng vai trò gì và có ảnh hưởng đến cũng như cây trồng như thế nào? Chúng ta hãy cùng tìm hiểu trong bài viết này nhé.

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất

Nội dung bài viết

[☓]

1. Chất hữu cơ

1.1. Chất hữu cơ trong đất là gì

Chất hữu cơ là yếu tố chủ yếu giúp phân biệt đá mẹ và đất. Tính chất và số lượng các chất hữu cơ trong đất có tác động lớn đến quá trình hình thành đất, là yếu tố quyết định các đặc tính hóa, lý, sinh và độ phì nhiêu của đất. Có thể chia các loại chất hữu cơ trong đất thành 2 phần:

  • Chất hữu cơ chưa bị phân giải: vẫn còn nguyên hình thể như rễ, thân, lá cây, xác động vật.
  • Chất hữu cơ phân giải: bao gồm mùn và các hợp chất khác.

1.2. Nguồn gốc chất hữu cơ trong đất

Trong tự nhiên, nguồn chất hữu cơ duy nhất của đất là tàn tích sinh vật như xác các loài động, thực vật và vi sinh vật. Trong canh tác nông nghiệp, còn có một nguồn bổ sung chất hữu cơ cho đất khác là phân hữu cơ.

1.3. Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong đất

Quá trình tổng hợp chất hữu cơ trong đất là quá trình biến hóa xác hữu cơ thành mùn và chất hữu cơ. Đây là một quá trình phức tạp, có sự tham gia trực tiếp của một vào loại động vật, hệ vi sinh vật, không khí và nước.

Cụ thể, xác động, thực vật trên đất hoặc trong các tầng đất được vi sinh vật tác động làm mất đi cấu tạo, hình dạng vốn có, phân giải thành những hoạt chất dễ hòa tan. Một phần các hoạt chất này sẽ được khoáng hóa hoàn toàn, tạo thành nước, một số loại ký và các hợp chất khoáng đơn giản chứa nhiều chất dinh dưỡng cung cấp cho lớp thực vật. Một phần khác sẽ được hệ vi sinh vật xử lý để tổng hợp protein, gluxit , lipit và một số hợp chất hữu cơ khác để nuôi cơ thể chúng. Sau khi vi sinh vật này chết lại được phân hủy tiếp. Phần còn lại sẽ được tổng hợp thành những chất hữu cơ đa phân tử, có cấu tạo phức tạp – hay còn được gọi là chất mùn. Những chất mùn nãy vẫn có khả năng bị khoáng hóa.

Theo đó, xác hữu cơ vào đất sẽ được hai quá trình tác động. Đó là: quá trình mùn hóa xác hữu cơ và quá trình khoáng hóa xác hữu cơ. Hai quá trình này tồn tại song song, tùy vào khí hậu, điều kiện đất và thành phần xác sinh vật mà một trong hai quá trình trên chiếm ưu thế.

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất
Phân gà hữu cơ vi sinh giúp cải tạo hữu cơ cho đất

2. Mùn và quá trình mùn hóa

2.1. Mùn và quá trình mùn hóa là gì?

Mùn là hợp chất hữu cơ đa phân tử có cấu tạo phức tạp. Phân tử của mùn gồm nhiều đơn vị cấu tạo. Mỗi đơn vị cấu tạo lại có nhiều đơn vị nhỏ khác như nhân vòng, mạch nhánh. Các đơn vị này bao gồm nhiều nhóm định chức khác nhau và đều có tính axit.

Mùn hóa là quá trình tổng hợp các sản phẩm từ quá trình phân giải xác hữu cơ để hình thành hợp chất mùn.

2.2. Thành phần của mùn

Mùn gồm 2 phần:

Thành phần không tan: xác hữu cơ chưa phân giải và hợp chất humic

Thanh phần hoà tan: axit mùn như axit humic và axit fulvic.

  • Axit Humic: không hoà tan trong nước và axit vô cơ, có thành phần nguyên tố chủ yếu là C, H, O, N. Tùy vào loại đất, thành phần hóa học của xác sinh vật, điều kiện mùn hoá và phương pháp tách acid humic mà hàm lượng các nguyên tố này khác nhau. Axit humic tồn tại ở dạng gel nhưng dễ bị phân tách thành dạng phân tử trong dung dịch kiềm. Vì có dạng gel nên axit humic có khả năng hấp thụ tốt. Axit humic  có tính đệm cao nên đất giàu axit humic sẽ có độ pH cao hơn.
  • Axit Fulvic: Là một loại axits mùn màu vàng, dễ tan trong nước, kiềm loãng hoặc axit. Giống với axit humic, axit fulvic có hàm lượng thành phần nguyên tố hóa học khác nhau ở những loại đất khác nhau. Axit fulvic hình thành do sự biến đổi từ axit humic hoặc từ quá trình mùn hóa xác hữu cơ.
  • Hợp chất Humic: Là thành phần không hòa tan của mùn, bao gồm các axit mùn và có liên kết chặt chẽ với phần vô cơ trong đất. Humin là nhóm chứa nhiều hợp chất hữu cơ, được phân biệt nhờ tính chất không hòa tan trong cả môi trường axit và lẫn môi trường kiềm.

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất
Phân gà hữu cơ tăng cường chất hữu cơ và mùn trong đất

3. Vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất

3.1. Ðối với quá trình hình thành và tính chất đất

  • Là yếu tố cơ bản phân biệt đất với đá mẹ. Sự tích lũy chất hữu cơ và mùn trong đất gắn liền với sự phát sinh đất.
  • Là yếu tố hình thái quan trọng mà qua nó biết được độ phì nhiêu của đất.
  • Chất hữu cơ và mùn cải thiện trạng thái kết cấu đất, ảnh hưởng đến toàn bộ tính chất vật lý của đất như tính thấm và giữ nước, nồng độ khí, hấp thu nhiệt và giữ nhiệt. Đất càng giàu chất hữu cơ và mùn thì các tính chất vật lý trên sẽ càng được cải thiện theo hướng có lợi cho việc trồng trọt thuận lợi cho cây trồng phát triển cũng như dễ dàng làm đất hơn.
  • Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hóa học trong đất, nâng cao điều kiện oxi hóa, gắn liền với sự di chuyển và phản ứng của các nguyên tố vô cơ. Do đó, chất hữu cơ giúp đất tăng khả năng hấp thu và giữ chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm cho đất.

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất
 Xem thêm: Phân Gà Hữu Cơ Dạng Bột Mịn

3.2. Cung cấp dinh dưỡng cho vi sinh vật và cây trồng

  • Chất hữu cơ chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng như N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố đa, vi lượng, đặc biệt là N. Vì vậy chất hữu cơ vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên, vừa là nơi dự trữ dinh dưỡng lâu dài cho cây trồng cũng như vi sinh vật trong đất.
  • Là nguồn cung CO2 lớn cho thực vật quang hợp.
  • Chứa một vài chất có hoạt tính sinh học như chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin,… kích thích sự sinh trưởng và phát triển của bộ rễ, nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào trễ rễ, tổng hợp dinh dưỡng…

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất
 Xem thêm: Phân Gà Hữu Cơ Dạng Viên Nén

3.3. Duy trì và bảo vệ đất

  • Chất hữu cơ cung cấp một loạt hợp chất kháng sinh cho cây trồng chống lại sâu bệnh hại. Đất giàu mùn và chất hữu cơ là môi trường rất tốt để các vi sinh vật đất hoạt động.
  • Tăng cường hoạt động phân giải của vi sinh vật, là chất xúc tác cho sự phân giải thuốc bảo vệ thực vật trong đất.
  • Cố định và hạn chế các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm khả năng ảnh hưởng của chất độc đối với thực vật

Phân gà hữu cơ Nhật Bản nhập khẩu 100% tốt cho đất và cây trồng

Qua đây, có thể thấy vai trò của chất hữu cơ và mùn trong đất là đặc biệt quan trọng. Nếu bà con không chọn được vùng đất giàu chất hữu cơ thì cũng có thể bổ sung chất hữu cơ bằng cách bón phân hữu cơ, phân vi sinh cho đất. Bà con có thể tham khảo các loại phân gà hữu cơ, phân hữu cơ khoáng tốt cho cây trồng của Công ty Đắc Việt – công ty chuyên cung cấp phân hữu cơ nhật bản.

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất
 Xem Ngay: Bảng Giá Phân Hữu Cơ Tại Đắc Việt

Để được tư vấn nhanh chóng, hãy gọi ngay số Hotline/Zalo: 09.6869.4544 hoặc liên hệ Website: phanhuuconhat.com nhé!

Vì sao chất hữu cơ quan trọng nhất