Vốn ngoài ngân sách nhà nước là gì năm 2024

Theo khoản 19 Điều 4 Luật Ngân sách nhà nước 2015, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách là quỹ do cơ quan có thẩm quyền quyết định thành lập, hoạt động độc lập với ngân sách nhà nước, nguồn thu, nhiệm vụ chi của quỹ để thực hiện các nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

2. Điều kiện quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được hỗ trợ từ ngân sách nhà nước

- Ngân sách nhà nước không hỗ trợ kinh phí hoạt động cho các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách.

- Căn cứ khả năng của ngân sách nhà nước, quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được cơ quan có thẩm quyền xem xét hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước khi đáp ứng đủ các điều kiện:

+ Được thành lập và hoạt động theo đúng quy định của pháp luật;

+ Có khả năng tài chính độc lập;

+ Có nguồn thu, nhiệm vụ chi không trùng với nguồn thu, nhiệm vụ chi của ngân sách nhà nước.

(Khoản 2, 3 Điều 12 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)

3. Chế độ báo cáo của quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

- Quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách và cơ quan quản lý quỹ phải thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước và quy định của Nghị định 163/2016/NĐ-CP về lập, chấp hành, quyết toán, kiểm toán ngân sách nhà nước đối với phần vốn ngân sách nhà nước hỗ trợ.

- Hằng năm, cơ quan quản lý quỹ do trung ương quản lý báo cáo Bộ Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Chính phủ để báo cáo Quốc hội cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách nhà nước;

Cơ quan quản lý quỹ do địa phương quản lý báo cáo Sở Tài chính tình hình thực hiện kế hoạch tài chính, kế hoạch tài chính năm sau và quyết toán thu, chi quỹ để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân để báo cáo Hội đồng nhân dân cấp tỉnh cùng với báo cáo dự toán và quyết toán ngân sách địa phương.

- Cơ quan quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách ở trung ương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính báo cáo Chính phủ để giải trình với Quốc hội khi có yêu cầu;

Cơ quan quản lý quỹ tài chính ngoài ngân sách ở địa phương có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với Sở Tài chính báo cáo Ủy ban nhân dân cấp tỉnh để giải trình với Hội đồng nhân dân cùng cấp khi có yêu cầu.

(Khoản 4, 5, 6 Điều 12 Nghị định 163/2016/NĐ-CP)

4. Lập kế hoạch tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách

Việc lập kế hoạch tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách được quy định tại khoản 7 Thông tư 342/2016/TT-BTC như sau:

- Cơ quan trực tiếp quản lý quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách lập kế hoạch thu, chi tài chính quỹ và nhu cầu hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách nhà nước (nếu có) theo quy định tại khoản 3, 4 và khoản 5 Điều 12 Nghị định 163/2016/NĐ-CP, gửi cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp để tổng hợp cùng với dự toán ngân sách nhà nước hằng năm của cơ quan quản lý cấp trên trực tiếp;

- Cơ quan dự toán cấp I tổng hợp nhu cầu hỗ trợ vốn điều lệ từ ngân sách (nếu có) vào dự toán ngân sách nhà nước và lập báo cáo riêng về kế hoạch thu, chi tài chính các quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách thuộc phạm vi quản lý, gửi cơ quan tài chính cùng cấp;

- Bảo hiểm xã hội Việt Nam lập kế hoạch thu, chi tài chính quỹ bảo hiểm xã hội, quỹ bảo hiểm y tế, quỹ bảo hiểm thất nghiệp và nhu cầu hỗ trợ từ ngân sách nhà nước theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và bảo hiểm thất nghiệp.

Diễm My

Nội dung nêu trên là phần giải đáp, tư vấn của chúng tôi dành cho khách hàng của THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Nếu quý khách còn vướng mắc, vui lòng gửi về Email [email protected].

1. Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 của Chính phủ quy định giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công sử dụng ngân sách nhà nước từ nguồn kinh phí chi thường xuyên quy định:

“Điều 4. Nguồn kinh phí thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công

1. Nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên trong các lĩnh vực sự nghiệp và các hoạt động kinh tế theo quy định của Luật ngân sách nhà nước, trong đó:

  1. Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của các bộ, cơ quan trung ương từ nguồn ngân sách trung ương;
  1. Kinh phí thực hiện giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu cung cấp sản phẩm, dịch vụ công của địa phương từ nguồn ngân sách địa phương.”

- Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 của Bộ Tài chính quy định chi tiết việc sử dụng vốn nhà nước để mua sắm nhằm duy trì hoạt động thường xuyên của cơ quan nhà nước, đơn vị thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị-xã hội, tổ chức chính trị xã hội-nghề nghiệp, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội-nghề nghiệp quy định:

“Điều 2. Phạm vi điều chỉnh

2. Nguồn kinh phí mua sắm tài sản, hàng hóa, dịch vụ, gồm:

  1. Nguồn chi thường xuyên ngân sách nhà nước theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước được cơ quan có thẩm quyền giao trong dự toán chi ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị (bao gồm cả nguồn bổ sung trong năm);

…”

Theo đó, nguồn kinh phí ngân sách nhà nước chi thường xuyên thực hiện cung ứng sản phẩm, dịch vụ công (giao nhiệm vụ, đặt hàng hoặc đấu thầu) theo quy định tại Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 và mua sắm tài sản, hàng hoá dịch vụ theo quy định tại Thông tư số 58/2016/TT-BTC ngày 29/3/2016 thực hiện theo quy định của Luật ngân sách nhà nước.

Ngoài ra, tại Điều 1 và Điều 2 Nghị định số 32/2019/NĐ-CP ngày 10/4/2019 và Thông tư số Thông tư số 58/2016/TT-BTC (được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 68/2022/TT-BTC ngày 11/11/2022 của Bộ Tài chính đã quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng.

2. Về nội dung câu hỏi của độc giả liên quan đến khái niệm, phạm vi vốn nhà nước ngoài đầu tư công.

- Theo quy định tại Điểm 44 Điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước; vốn tín dụng do Chính phủ bảo lãnh; vốn vay được bảo đảm bằng tài sản của Nhà nước; vốn đầu tư phát triển của doanh nghiệp nhà nước; giá trị quyền sử dụng đất.

- Điểm 22 Điều 4 Luật Đầu tư công quy định: Vốn đầu tư công quy định tại Luật này bao gồm: vốn ngân sách nhà nước; vốn từ nguồn thu hợp pháp của các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập dành để đầu tư theo quy định của pháp luật.

Theo đó, đề nghị độc giả nghiên cứu các quy định nêu trên để xác định nguồn vốn theo quy định.

Ngoài ra, Bộ Kế hoạch và Đầu tư là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Đầu tư công; Luật Đấu thầu; Bộ Xây dựng là cơ quan chủ trì soạn thảo Luật Xây dựng (Tại khoản 4, điều 1 Luật số 62/2020/QH14 sửa đổi, bổ sung Điều 7, Luật Xây dựng số 50/2014/QH13 có nhắc đến khái niệm vốn nhà nước ngoài đầu tư công “b) Đối với dự án sử dụng vốn nhà nước theo quy định của pháp luật có liên quan (sau đây gọi là dự án sử dụng vốn nhà nước ngoài đầu tư công), chủ đầu tư là cơ quan, tổ chức được người quyết định đầu tư giao quản lý, sử dụng vốn để đầu tư xây dựng”). Do đó, về “nguồn vốn nhà nước ngoài đầu tư công”, đề nghị bạn đọc hỏi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Xây dựng để có hướng dẫn cụ thể.

Vốn ngân sách nhà nước bao gồm những gì?

- Theo quy định tại Điểm 44 Điều 4 của Luật Đấu thầu: Vốn nhà nước bao gồm vốn ngân sách nhà nước; công trái quốc gia, trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương; vốn hỗ trợ phát triển chính thức, vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ; vốn từ quỹ phát triển hoạt động sự nghiệp; vốn tín dụng đầu tư phát triển ...

Quỹ tài chính Nhà nước ngoài ngân sách gồm những gì?

12 quỹ tài chính nhà nước ngoài ngân sách đang làm thủ tục giải thể, sắp xếp lại gồm: Quỹ Hỗ trợ các hoạt động ngoại giao phục vụ kinh tế, Quỹ Hỗ trợ vận động cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, Quỹ Bảo trì đường bộ trung ương, Quỹ Hỗ trợ người nhiễm HIV/AIDS, Quỹ Hỗ trợ sắp xếp và phát triển DN, Quỹ Bảo vệ môi ...

Ngân sách nhà nước do đâu mà có?

Ngân sách nhà nước phải được quyết định và sử dụng bởi các cơ quan chính phủ có thẩm quyền liên quan trong một thời hạn nhất định (thông thường là một năm). Từ đó, Quốc hội, với tư cách là người đại diện cho toàn bộ người dân sẽ phải quyết định về ngân sách nhà nước trước khi Chính phủ đưa ra thi hành trên thực tế.

Nguồn vốn vay ODA là gì?

Hỗ trợ phát triển chính thức (hay ODA, viết tắt của cụm từ Official Development Assistance), là một hình thức đầu tư nước ngoài. Gọi là Hỗ trợ vì các khoản đầu tư này thường là các khoản cho vay không lãi suất hoặc lãi suất thấp với thời gian vay dài. Đôi khi còn gọi là viện trợ.