Cách xử lý khi trẻ ném đồ

Trẻ nhỏ trong giai đoạn dưới 2 tuổi rất thích khám phá, tìm hiểu các món đồ xung quanh mình. Chính vì vậy, nhiều bà mẹ than thở không hiểu sao con thích ném đồ, quát tháo hay nói nhẹ nhàng bé đều không nghe. 

Mới đây, chị Phạm Hiền (Mẹ em bé Rofi, sống tại Hà Nội) đã chia sẻ một đoạn clip dạy con cực bổ ích với chủ đề ''Làm sao để bé không ném đồ'' thu hút sự quan tâm của các bà mẹ đang nuôi con nhỏ. 

Làm gì khi con thích ném đồ

Theo chị Hiền, thông thường khi thấy con ném đồ, các mẹ sẽ hét lên (con sẽ tưởng là làm như vậy rất vui) hoặc là quát con sao con hư thế, cứ bực mình là ném vậy (bố mẹ đang dán nhãn cho con và con sẽ nghe y nguyên là khi tức giận là sẽ ném đồ). Vậy phải làm thế nào?

Theo bà mẹ 1 con, vấn đề này có thể chia ra làm 2 giai đoạn:

- Trẻ từ 0-2 tuổi, là độ tuổi con thích khám phá, tò mò về mọi thứ, con muốn biết khi ném mọi vật thì chuyện gì sẽ xảy ra. Đây là giai đoạn con rèn luyện kĩ năng cầm nắm nên để con thoải mái khám phá trong môi trường an toàn. Ngoài ra bố mẹ nên dạy con công dụng của từng đồ vật, cái gì có thể ném, cái gì không thể. Ví dụ như bảo con rằng đây là điều khiển tivi, con muốn ném thì mẹ cho con quả bóng, bóng sẽ ném vào rổ nhé. 

Bố mẹ không nên cấm cản con quá nhiều trong thời gian này, vì càng cấm cản trong giai đoạn này thì giai đoạn về sau sẽ càng bùng nổ.

- Từ 2 tuổi trở đi thì nhận thức của con đã rất tốt rồi, lúc này con ném đồ do muốn gây sự chú ý hoặc thể hiện cảm xúc của bản thân, bố mẹ hãy làm theo 3 bước sau:

Bước 1: Gọi tên cảm xúc, ví dụ như mẹ hiểu cảm xúc của con lúc này, vì con đang tức giận nên con ném như thế đúng không.

Bước 2: Cho con biết hậu quả và cảm xúc của bố mẹ như thế nào. Ví dụ như con ném điều khiển là không xem được tivi nữa rồi, con ném làm bạn gấu bông đau đấy, mẹ sẽ buồn đấy.

Bước 3: Đưa ra lời khuyên. Ví dụ như nếu con ném đồ chơi thì mẹ sẽ cất đi và con không được chơi trong 1 tuần nữa. 

Cuối cùng, nếu mẹ nói con không nghe thì phải kiên quyết ngồi xuống trước mặt con, nhìn thẳng vào mắt bé và nói: "Đồ chơi là để chơi, không phải để ném''.

Cách xử lý khi trẻ ném đồ

Chị Phạm Hiền và con trai.

Chia sẻ thêm về cách dạy con của mình, chị Hiền cho biết khi con được 6 tháng, chị đã áp dụng các cách trên cho bé: ''Mình cho con ném thoải mái, dạy con ném bóng, ném bowling, ném tất vào giỏ. Đấy là giai đoạn con nhạy cảm với việc ném. Trong phương pháp Montessori, trẻ có các giai đọan nhạy cảm.

Đấy là giai đoạn con dễ dàng học 1 thứ nào đó mà không cần phải cố gắng nhiều. Vậy nên theo quan điểm của mình, cứ cho con thoả mãn giai đoạn đó thì sau con sẽ bình thường, còn càng cấm bé sẽ càng bùng nổ trong giai đoạn sau.

Khi thấy con ném đồ không kệ con mà hãy hướng cho bé làm đúng. Dưới 2 tuổi con làm theo bản năng, ném đồ thường do con chưa biết diễn đạt cảm xúc. Thế nên mục đích của những cách làm trên là hướng con đến những điều đúng đắn. Khi con đã thành thạo kỹ năng ném rồi, biết cái gì nên ném, cái gì không thì con sẽ không ném linh tinh nữa.

Nếu biết con cầm điện thoại ném sẽ nguy hiểm thì hãy để điện thoại xa tầm tay của con. Trên 2 tuổi con bắt đầu hiểu chuyện hơn thì lúc đó bố mẹ phải uốn nắn theo cách khác".

Cách xử lý khi trẻ ném đồ

https://afamily.vn/con-duoi-2-tuoi-thich-nem-do-dac-thi-hay-lam-dieu-nay-be-khong-chi-nghich-dau-ma-co-ly-do-ca-day-20211216141428132.chn

Theo Nhịp Sống Việt Copy link

Link bài gốc Lấy linkhttp://nhipsongviet.toquoc.vn/tim-kiem.htm?keywords=Con+d%c6%b0%e1%bb%9bi+2+tu%e1%bb%95i+th%c3%adch+n%c3%a9m+%c4%91%e1%bb%93+%c4%91%e1%ba%a1c+th%c3%ac+h%c3%a3y+l%c3%a0m+%c4%91i%e1%bb%81u+n%c3%a0y%2c+b%c3%a9+kh%c3%b4ng+ch%e1%bb%89+ngh%e1%bb%8bch+%c4%91%c3%a2u+m%c3%a0+c%c3%b3+l%c3%bd+do+c%e1%ba%a3+%c4%91%e1%ba%a5y!

Clip cận cảnh sinh thường em bé nặng 4kg khiến nhiều người mẹ bật khóc, giây phút đau đớn và thiêng liêng nhất cuộc đời

Hãy chỉ cho mình một em bé chưa từng cắn, đẩy, đánh, giật hay ném đồ. Mình sẽ chỉ cho bạn một con lợn biết bay.

Rất nhiều phụ huynh lo lắng về những hành vi này, thậm chí mắng phạt con khi con còn quá nhỏ. Tất cả những hành vi này là bình thường và là 1 phần của sự phát triển của những em bé. Không nên ngay lập tức đánh giá nó là nghịch ngợm, hư hỏng hay phản ánh cách nuôi dạy con cái của cha mẹ có vấn đề.

Đối với hầu hết trẻ em, những hành vi này đơn giản là một biểu hiện cho thấy sự đi xuống của nhịp sinh học. Mà nguyên nhân chính thường là:
– Thất vọng (vì không thể có một thứ gì đó hoặc làm một cái gì đó, hoặc bị buộc phải làm gì đó mà con không muốn làm)
– Cảm thấy buồn bã, bất an (như là khi có thêm em, chuyển nhà mới hoặc bắt đầu đi học mầm non)
– Bộ não non nớt, thiếu kiểm soát xung động
– Bộ não non nớt, không có khả năng kiểm soát cảm xúc mạnh mẽ
– Bộ não non nớt, không có khả năng hiểu về hậu quả của hành vi
– Bộ não non nớt, thiếu sự đồng cảm
– Không thể đối phó được khi ai đó xâm phạm không gian riêng của con
– Không có hoạt động thể chất/vận động đầy đủ, không giải toả được năng lượng thông qua trò chơi thể chất hoặc chơi tự do.
– Mệt mỏi, kích thích quá mức (do xem quá nhiều trên màn hình điện tử, hoặc ăn quá nhiều đồ ngọt)
– Muốn được người lớn chú ý và kết nối
– Đơn giản là muốn thử và “trải nghiệm” cảm giác vật lý, đặc biệt đúng với việc cắn
– Vì cha mẹ nuôi dạy con quá nghiêm khắc, độc đoán, kiểm soát
– Vì con đang học theo và mô hình hoá lại hành vi của cha mẹ. Hoặc người lớn/trẻ em khác thường ở gần con. (VD bố mẹ thường đánh con, con sẽ học cách đánh người khác)

Cách dễ nhất để đối phó với đánh, cắn, đẩy hay ném là tìm ra nguyên nhân thật sự của hành vi. Một khi bạn đã xác định được yếu tố gây kích hoạt các hành vi này, thì bước đầu tiên là cố gắng tránh những yếu tố đó càng xa càng tốt.

Quan trọng đó là hãy quan sát và nhận diện những tín hiệu cảm xúc của con. Bằng cách gần gũi, kết nối và dành nhiều thời gian hơn để chơi, tận hưởng niềm vui cùng con thì những hành vi này sẽ giảm đi đáng kể.
Hãy cho phép con được tự do kiểm soát nhiều hơn các hoạt động thường ngày, tự do lựa chọn và tự chăm sóc bản thân (trong giới hạn cho phép) – những điều này cũng giúp ích rất nhiều cho con.

Vậy thì chìa khoá ở đây là gì? LÀ CHÍNH SỰ THAY ĐỔI CỦA BỐ MẸ.

Phản ứng của bố mẹ và hành vi của bố mẹ khi con có những cư xử có tính dữ dằn sẽ quyết định bạn có thể “dập tắt” hành vi đó hay không. Hãy nhớ rằng bạn đang làm mẫu cho con bạn những hành vi mà bạn muốn thấy từ chúng, có nghĩa là bố mẹ rất cần phải BÌNH TĨNH, TỬ TẾ và TÔN TRỌNG mọi lúc mọi nơi. Nếu bạn la hét, đánh đòn, time-out… nguy cơ duy trì chu kỳ diễn ra những hành vi này ở con trong những năm tới là rất cao.

Một khi bạn đã bình tĩnh, hãy đáp lại con với sự quan tâm thật sự và đầy đủ. Đặt điện thoại xuống, dừng trò chuyện với người khác, tạm ngưng việc đang làm dở và TẬP TRUNG vào con. Không có gì khác nữa.

Tại thời điểm đó, lưu ý hãy giữ cho con và những người xung quanh không xảy ra những tình huống hay vật thể nguy hiểm. Bình tĩnh và nói với con đơn giản về những gì chúng đã làm sai và tại sao.

Bạn có thể nói:
– “Con không được đánh Xoài, như vậy làm bạn ấy đau và bạn ấy đang khóc.”
– “Con đang cắn mẹ, mẹ thật sự đau, con không được cắn người khác”
– “Dừng lại, con không nên ném đồ chơi trên sàn, đồ chơi sẽ vỡ và hỏng”

Tiếp sau đó, hãy nói với trẻ về cảm xúc và giúp con gọi tên các cảm xúc đó:
– “Mẹ biết con không thích bạn ấy cầm bình nước của con, và con có thể tức giận nhưng không nên đánh người khác”.
– “Con có cảm thấy vui khi cắn mẹ không? Con có bị đau răng không?”
– “Con cảm thấy chán không muốn chơi nữa phải không?”

Cuối cùng, hãy giúp trẻ tìm ra biện pháp để giải quyết, thay thế và dễ chấp nhận hơn:
– “Con có thể đến và đấm vào cái đệm này nếu con muốn”
– “Mẹ cho con một miếng táo để con cắn nhé?”
– “Mình ra ngoài đi dạo một chút, hoặc xuống sân chơi ném bóng nhé?”

Điều quan trọng là, khi chúng ta trả lời một cách NHẸ NHÀNG, nó hoàn toàn có thể ngăn con làm các việc tương tự vào ngày hôm sau. Cho tới khi não bộ phát triển đầy đủ hơn, bố mẹ có thể tạm yên tâm vì những hành vi như thế không lặp lại nữa. Theo thời gian, với sự NHẤT QUÁN trong cư xử và phản ứng của bố mẹ, con sẽ học được cách ứng xử đúng và những hành vi trên sẽ chấm dứt. Nó có thể mất vài ngày, vài tuần, vài tháng thậm chí vài năm. Tuỳ vào sự kiên trì của bố mẹ và tính khí, nhận thức của đứa trẻ.

Có 3 điều thực sự sẽ giúp loại bỏ những hành vi nói trên mãi mãi đó là: THỜI GIAN, SỰ KIÊN NHẪN & SỰ HIỂU BIẾT.